Thiết kế bài dạy lớp 2 - Trường Tiểu Học Lê Hữu Trác - Tuần 33

Thiết kế bài dạy lớp 2 - Trường Tiểu Học Lê Hữu Trác - Tuần 33

I. Mục tiêu:

Ở tiết học này. HS:

- Đọc rành mạch toàn bài; biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.

 - Hiểu nội dung: Truyện ca ngợi người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ, chí lớn, giàu lòng yêu nước, căm thù giặc (trả lời được CH 1, 2, 4, 5). HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 4.

 - KNS: Tự nhận thức; Xác định giá trị bản thân; Đảm nhận trách nhiệm; Kiên định.

 II. Đồ dùng dạy - học:

- Tranh minh họa trong bài tập đọc. Bảng phụ ghi sẵn từ, câu, đoạn cần luyện đọc. Truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng.

 

doc 27 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 901Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 2 - Trường Tiểu Học Lê Hữu Trác - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày ........ tháng ..... năm 2012 
Môn: TẬP ĐỌC
Tiết 97 + 98 	Bài: BÓP NÁT QUẢ CAM
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này. HS:
- Đọc rành mạch toàn bài; biết đọc rõ lời nhân vật trong câu chuyện.
- Hiểu nội dung: Truyện ca ngợi người thiếu niên anh hùng Trần Quốc Toản tuổi nhỏ, chí lớn, giàu lòng yêu nước, căm thù giặc (trả lời được CH 1, 2, 4, 5). HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 4.
- KNS: Tự nhận thức; Xác định giá trị bản thân; Đảm nhận trách nhiệm; Kiên định.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh họa trong bài tập đọc. Bảng phụ ghi sẵn từ, câu, đoạn cần luyện đọc. Truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng.
III. Các hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số, HS hát đầu giờ.
2. Kiểm tra:
-Gọi học sinh đọc thuộc lòng bài thơ Tiếng chổi tre và trả lời các câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét, đánh giá. 
3. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài:
- Treo tranh và hỏi: Tranh vẽ ai? Người đó đang làm gì?
- Đó chính là Trần Quốc Toản. Bài tập đọc Bóp nát quả cam sẽ cho các con hiểu thêm về người anh hùng nhỏ tuổi này.
HĐ 2. HDHS luyện đọc:
- Hát tập thể.
- 2 HS lần lượt lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- HS nêu kết quả quan sát, nhận xét.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- Giáo viên đọc mẫu lần 1.
- Theo dõi và đọc thầm theo.
- HDHS luyện đọc câu kết hợp giải nghĩa từ khó.
+ Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo câu.
- HS đọc nối tiếp theo câu.
+ HDHS đọc từ khó: Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài. GV nghe HS nêu, GV ghi bảng và luyện đọc đúng cho HS.
- HS nêu và luyện đọc cá nhân, đồng thanh (nếu nhiều HS đọc sai): Giả vờ mượn, ngang ngược, xâm chiếm, đủ điều, quát lớn, tạm nghỉ, cưỡi cổ, nghiến răng, trở ra,...
- HDHS luyện đọc đoạn, kết hợp giải nghĩa từ.
+ Gợi ý HS chia đoạn.
- HS chia 4 đoạn.
+ Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1. 
- HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1. 
+ Gợi ý HS nêu câu dài, khó trong khi đọc. GV HDHS luyện đọc.
- HS nêu và luyện đọc cá nhân, nhóm:
Đợi từ sáng đến trưa,/ vẫn không được gặp,/ cậu bèn liều chết/ xô mấy người lính gác ngã chúi,/ xăm xăm xuống bến.//
Ta xuống xin bệ kiến Vua, không kẻ nào được giữ ta lại (giọng giận dữ). Quốc Toản tạ ơn Vua,/ chân bước lên bờ mà lòng ấm ức:// “Vua ban cho cam quý/ nhưng xem ta như trẻ con,/ vẫn không cho dự bàn việc nước”.// Nghĩ đến quân giặc đang lăm le đè đầu cưỡi cổ dân mình,/ cậu nghiến răng,/ hai bàn tay bóp chặt.//
+ Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 2.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 2. 
+ Yêu cầu 1 HS đọc chú giải.
- 1 HS đọc chú giải.
- Yêu cầu HS đọc bài theo cặp.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân.
- Các nhóm cử cá nhân thi đọc cá nhân, các nhóm thi đọc nối tiếp, đọc đồng thanh một đoạn trong bài.
- Nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3, 4.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
Tiết 2
HĐ 3: HDHS tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn, bài. Kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
- HS đọc thầm từng đoạn, bài. Kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
- Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta?
- Giặc giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta.
- Thái độ của Trần Quốc Toản như thế nào?
- Trần Quốc Toản vô cùng căm giận.
- Trần Quốc Toản xin gặp vua để làm gì?
- Trần Quốc Toản gặp Vua để nói hai tiếng: Xin đánh.
- Quốc Toản nóng lòng muốn gặp Vua như thế nào? (HSKG)
- Đợi từ sáng đến trưa, liều chết xô lính gác, xăm xăm xuống bến.
- Câu nói của Trần Quốc Toản thể hiện điều gì?
- Trần Quốc Toản rất yêu nước và vô cùng căm thù giặc.
- Trần Quốc Toản đã làm điều gì trái với phép nước?
- Xô lính gác, tự ý xông xuống thuyền.
- Vì sao sau khi tâu Vua “xin đánh” Quốc Toản lại tự đặt gươm lên gáy?
- Vì cậu biết rằng phạm tội sẽ bị trị tội theo phép nước.
- Vì sao Vua không những tha tội mà còn ban cho Trần Quốc Toản cam quý?
- Vì Vua thấy Trần Quốc Toản còn nhỏ mà đã biết lo việc nước.
- Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam vì điều gì?
- Vì bị Vua xem như trẻ con và lòng cămgiận khi nghĩ đến quân giặc khiến Trần Quốc Toản nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt làm nát quả cam.
- Con biết gì về Trần Quốc Toản?
- Trần Quốc Toản là một thiếu niên yêu nước./ Trần Quốc Toản là thiếu niên nhỏ tuổi nhưng chí lớn./ Trần Quốc Toản còn nhỏ tuổi nhưng có chí lớn, biết lo cho dân, cho nước./
HĐ 4. HDHS luyện đọc lại.
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Gợi ý HS nêu cách đọc toàn bài, từng đoạn.
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc cá nhân, nhóm.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm, cá nhân đọc tốt.
4. Củng cố, dặn dò.
- Gọi 3 học sinh đọc truyện theo hình thức phân vai (người dẫn chuyện, vua, Trần Quốc Toản).
- Giới thiệu truyện Lá cờ thêu 6 chữ vàng để học sinh tìm đọc, dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe và đọc thầm theo.
- HS đọc và nêu cách đọc toàn bài, từng đoạn:
+ Giọng người dẫn chuyện: nhanh, hồi hộp.
+ Giọng Trần Quốc Toản khi nói với lính gác cản đường: giận dữ, khi nói với nhà vua: dòng dạc.
+ Lời nhà vua: khoan thai, ôn tồn.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc cá nhân, nhóm.
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- HS đọc theo kiểu phân vai.
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: TOÁN 
Tiết 161 	Bài: ÔN TẬP VỀ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1000
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Biết đọc, viết các số có ba chữ số.
- Biết đếm thêm một số đơn vị trong trường hợp đơn giản.
- Biết so sánh các số có ba chữ số.
- Nhận biết số bé nhất, số lớn nhất có ba chữ số.
- Bài tập cần làm: Bài 1 (dòng 1,2,3 ); Bài 2 (a,b); Bài 4; Bài 5.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Viết trước lên bảng nội dung bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Yêu cầu 2 HS lên bảng chữa bài 4.
- Nhận xét, đánh giá. 
3. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài:
- Các em đã được học đến số nào?
- Trong giờ học này, các em sẽ được ôn luyện về các số trong phạm vi 1000.
HĐ 2. Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1 dòng 1,2,3. Dòng 4, 5 khuyến khích HSKG.
- Nêu yêu cầu của bài tập, sau đó cho HS tự làm bài.
- Yêu cầu: Tìm các số tròn chục trong bài.
- Tìm các số tròn trăm có trong bài.
- Số nào trong bài là số có 3 chữ số giống nhau?
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 2 a,b. Ý c khuyến khích HSKG.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu cả lớp theo dõi nội dung phần a.
- Điền số nào vào ô trống thứ nhất?
- Vì sao?
- Yêu cầu HS điền tiếp vào các ô trống còn lại của phần a, sau đó cho HS đọc tiếp các dãy số này và giới thiệu: Đây là dãy số tự nhiên liên tiếp từ 380 đến 390.
- Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại và chữa bài.
Bài 3 khuyến khích HSKG:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Những số ntn thì được gọi là số tròn trăm?
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi 1 HS đọc bài làm của mình trước lớp.
Bài 4:
- Hãy nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bà, sau đó giải thích cách so sánh:
534 . . . 500 + 34
909 . . . 902 + 7
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 5:
-Đọc từng yêu cầu của bài và yêu cầu HS viết số vào bảng con.
- Nhận xét bài làm của HS.
4. Củng cố, dặn dò.
- Tuyên dương những HS học tốt, chăm chỉ, phê bình, nhắc nhở những HS còn chưa tốt. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng thực hiện.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Số 1000.
- Lắng nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
- Làm bài vào vở bài tập. 2 HS lên bảng làm bài, 1 HS đọc số, 1 HS viết số.
- Đó là 250 và 900.
- Đó là số 900.
- Số 555 có 3 chữ số giống nhau, cùng là 555.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Bài tập yêu cầu chúng ta điền số còn thiếu vào ô trống.
- Điền 382.
- Vì đếm 380, 381, sau đó đến 382.
- Thực hiện theo HD của GV.
- HS tự làm các phần còn lại và chữa bài.
- Bài tập yêu cầu chúng viết các số tròn trăm vào chỗ trống.
- Là những số có 2 chữ số tận cùng đều là 0 (có hàng chục và hàng đơn vị cùng là 0)
- Làm bài theo yêu cầu, sau đó theo dõi và nhận xét bài làm của bạn.
- So sánh số và điền dấu thích hợp.
- Thực hiện.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- HS thực hiện.
a. 100, b. 999, 	c. 1000
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: ĐẠO ĐỨC
Tiết 33 	BÀI DANH CHO ĐỊA PHƯƠNG
THỰC HÀNH GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP SẠCH ĐẸP
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Nhận biết việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp là góp phần làm cho môi trường nhà trường thêm thân thiện, tích cực.
- Rèn thói quen giữ trường lớp sạch đẹp.
- GD HS chăm vệ sinh trường lớp.
- KNS: Tự nhận thức; Xác định giá trị; tự phục vụ.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Dụng cụ vệ sinh trường, lớp.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Vì sao phải giữ gìn trường lớp sạch đẹp?
- Em làm gì để giữ gìn trường lớp sạch đẹp?
- Nhận xét, đánh giá. 
3. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. Trò chơi:" Tìm đôi"
- GV để cây hoa dân chủ lên bàn.
- HD chơi: Mỗi HS bốc 1 phiếu. Mỗi phiếu là một câu hỏi hoặc câu trả lời. Sau khi bốc phiếu, mỗi HS đọc phiếu và đi tìm bạn có phiếu tương ứng với mình. Đôi nào tìm được nhau đung và nhanh thì đôi đó thắng cuộc.
- Gv nhận xét, đánh giá
* Kết luận: Giữ gìn trường lớp sạch đẹp là bổn phận của mỗi HS để các em được sinh hoạt, học tập trong môi trường trong lành.
HĐ 3. Thực hành làm sạch đẹp lớp học 
- Lớp mình đã sach, đẹp chưa?
* Kết luận: Mỗi HS cần tham gia làm các việc cụ thể, vừa sức mình để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
4. Củng cố, dặn dò.
- Vì sao phải giữ gìn trường lớp sạch đẹp?
- Thường xuyên giữ trường lớp sach đẹp.
- Nhận xét tiết học.
- HS nêu ý kiến cá nhân.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá, điều chỉnh hành vi thái độ của cá nhân.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Mười HS tham gia chơi: Ví dụ:
HS 1: Nếu em làm dây mực ra bàn....
HS 2: ...Thì em sẽ lấy khăn lau sạch.
HS 1: Nếu em thấy bạn ăn quà vứt rác ra sân
HS 2: ...Thì em nhắc bạn nhặt rác bỏ vào thùng rác.
...
- Lắng nghe bình chọn.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- HS quan sát lớp học, nhận xét.
- Lắng nghe, ghi nhớ và thực hiện.
- HS thực hành dọn vệ sinh lớp học của m ... chỉnh.
- 1 HS đọc đề bài.
- Đội Một trồng được 530 cây.
- Số cây đội Hai nhiều hơn đội Một là 140 cây.
- Thực hiện phép tính cộng:
	530 + 140
Bài giải.
Số cây đội Hai trồng được là:
	530 + 140 = 670 (cây)
	 Đáp số: 670 cây.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Tìm x.
- Thực hiện.
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: THỦ CÔNG 
Tiết 33 	Bài: ÔN TẬP, THỰC HÀNH THI KHÉO TAY
 LÀM ĐỒ CHƠI THEO Ý THÍCH
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Ôn tập, củng cố được kiến thức, kĩ năng làm thủ công lớp 2.
- Làm được ít nhất một sản phẩm thủ công đã học.
- Với HS khéo tay:
+ Làm được ít nhất hai sản phẩm thủ công đã học.
+ Có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo.
- KNS: Tự phục vụ; lắng gnhe tích cực; Xác định giá trị.
II. Đồ dùng dạy học: 
 - GV: Bài mẫu các loại hình đã học.
 - HS : Giấy, kéo, hồ dán, bút màu.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Nhận xét, đánh giá. 
3. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. HD ôn tập:
- Từ đầu năm học các con đã được học làm những đồ chơi nào.
- Con có thể nêu lại các bước làm một đồ chơi mà con thích không.
HĐ 3. Thực hành: 
- Yêu cầu thực hành thi khéo tay làm đồ chơi theo ý thích.
 - Quan sát giúp đỡ HS còn lúng túng..
HĐ 3. Đánh giá sản phẩm:
- Cho HS trưng bày sản phẩm.
- Nhận xét đánh giá sản phẩm.
4. Củng cố, dặn dò.
- Chuẩn bị giấy thủ công bài sau tiếp tục làm đồ chơi theo ý thích.
- Nhận xét tiết học.
- Hợp tác cùng GV.
- Lắng nghe và rút kinh nghiệm.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Gấp tên lửa, máy bay phản lực, máy bay đuôi rời, thuyền phẳng đáy có mui, không mui, làm dây xúc xích, làm đồng hồ, làm vòng, làm con bướm.
- Nêu: Gấp thuyền phẳng đáy không mui có 3 bước
- HS thực hành làm đồ chơi theo ý thích.
- Thực hiện theo HD.
- Trưng bày sản phẩm.
- Nhận xét, bình chọn.
- Lắng nghe và thực hiện.
Thứ sáu ngày ........ tháng ..... năm 2012 
Môn: CHÍNH TẢ 
Tiết 64 	Bài: LƯỢM 
I. Mục tiêu
Ở tiết học này, HS:
- Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng 2 khổ thơ theo thể thơ 4 chữ.
- Làm được BT2 a / b.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Giấy A3 to và bút dạ. Bài tập 2 viết sẵn lên bảng.
III. Các hoạt động dạy - học: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số, HS hát đầu giờ.
2. Kiểm tra:
- Gọi HS lên bảng viết các từ theo lời GV đọc: cô tiên, tiếng chim, chúm chím, cầu khiến.
- Nhận xét, đánh giá. 
3. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài:
- Giờ Chính tả hôm nay các con sẽ nghe đọc và viết lại hai khổ thơ đầu trong bài thơ Lượm và làm các bài tập chính tả phân biệt s/x; in/iên.
HĐ 2. Hướng dẫn viết chính tả.
a. HD tìm hiểu bài viết.
- GV đọc đoạn thơ.
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng hai khổ thơ đầu.
- Đoạn thơ nói về ai?
- Chú bé liên lạc ấy có gì đáng yêu, ngộ nghĩnh?
b. Hướng dẫn cách trình bày
- Đoạn thơ có mấy khổ thơ?
- Giữa các khổ thơ viết như thế nào?
- Mỗi dòng thơ có mấy chữ?
- Nên bắt đầu viết từ ô thứ mấy cho đẹp?
c. Hướng dẫn viết từ khó
- GV đọc cho HS viết các từ: loắt choắt, thoăn thoắt, nghênh nghênh, đội lệch, huýt sáo.
- Chỉnh sửa lỗi cho HS.
d. Đọc cho HS viết chính tả.
- Lưu ý HS ngồi đúng tư thế khi viết, nghe đọc hết ý, hết câu mới viết,
e. Đọc cho HS soát lỗi.
g. Thu vở, chấm bài.
- Thu 7 - 8 vở chấm, nhận xét, chữa lỗi.
HĐ 3. Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm.
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
- GV kết luận về lời giải đúng.
4. Củng cố, dặn dò.
- Dặn HS về nhà làm tiếp bài tập 3. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Hát tập thể.
- 2 HS lên bảng viết. HS dưới lớp viết vào nháp.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Theo dõi.
- 2 HS đọc bài, cả lớp theo dõi bài.
- Chú bé liên lạc là Lượm.
- Chú bé loắt choắt, đeo chiếc xắc, xinh xinh, chân đi nhanh, đầu nghênh nghênh, đội ca lô lệch và luôn huýt sáo.
- Đoạn thơ có 2 khổ.
- Viết để cách 1 dòng.
- 4 chữ.
- Viết lùi vào 3 ô.
- 3 HS lên bảng viết.
- HS dưới lớp viết bảng con.
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- HS nghe - viết chính tả.
- HS soát lỗi, ghi lỗi ra lề bằng bút chì.
- Lắng nghe chữa lỗi.
- Đọc yêu cầu của bài tập.
- Mỗi phần 3 HS lên bảng làm, HS dưới lớp làm vào Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
a. hoa sen; xen kẽ
ngày xưa; say sưa
cư xử; lịch sử
b. con kiến, kín mít
cơm chín, chiến đấu
kim tiêm, trái tim
Thi tìm tiếng theo yêu cầu.
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: TẬP LÀM VĂN
Tiết 33 	Bài: ĐÁP LỜI AN ỦI. KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
-Biết đáp lời an ủi trong các tình huống giao tiếp đơn giản Bài tập 1, bài tập 2.
-Viết được một đoạn văn ngắn kể về việc làm tốt của bạn em hoặc em (bài tập 3).
- GD học sinh có ý thức tự giác, tích cực trong học tập. 
- KNS: Giao tiếp: Ứng xử văn hóa; Lắng nghe tích cực. 
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Tranh minh hoạ bài tập 1.
- Viết tình huống bài tập 1,2.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Yêu cầu 2 cặp HS lên thực hành hỏi đáp theo các tình huống bài tập 2 tiết trước.
- Nhận xét, đánh giá. 
3. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. Nội dung bài mới:
*Bài 1: 
- Gọi HS nêu yêu cầu tiết học.
- Treo tranh.
+ Tranh vẽ những ai ? Họ đang làm gì?
+ Các bạn đã nói với nhau những gì?
- Yêu cầu HS nói lời đáp khác thay cho lời của bạn.
- Nhận xét, đánh giá.
* Bài 2.
- Yêu cầu HS đọc lại các tình huống.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận sắm vai các tình huống.
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
- Nhận xét đánh giá.
* Bài 3:
- Nêu yêu cầu: Hằng ngày chúng ta làm rất nhiều việc tốt hãy kể lại cho các bạn cùng nghe.
- Yêu cầu trình bày trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò.
- Chúng ta cần đáp lại lời an ủi một cách lịch sự.
- Nhận xét tiết học.
- 2 cặp HS thực hành.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
* Hãy nhắc lại lời an ủi và lời đáp của các nhân vật trong tranh.
- Tranh vẽ hai học sinh, một bạn ốm đang nằm trên giường, một bạn đến thăm bạn bị ốm.
- HS1: Đừng buồn, bạn sắp khỏi rồi.
- HS2: Cảm ơn bạn.
+ Bạn tốt quá./ Cảm ơn bạn đã chia sẻ với mình./ Có bạn đến thăm mình cũng đỡ nhiều rồi./ Cảm ơn bạn.
- Nhận xét, bổ sung.
* Nói lời đáp của em trong các tình huống sau:
- Các nhóm thảo luận nhóm đôi sắm vai 3 tình huống.
a. Con xin cảm ơn cô./ Con cảm ơn cô ạ. Lần sau con sẽ cố gắng nhiều hơn./ Con cảm ơn cô nhất định con sẽ cố gắng.
 b. Cảm ơn bạn./ Có bạn chia sẻ mình cũng thấy đỡ tiếc rồi./ Cảm ơn bạn, nhưng mình nghĩ nó sẽ biết đường về.
c. Cảm ơn bà, cháu cũng mong là ngày mai nó sẽ về.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
* Viết một đoạn văn ngắn 3,4 câu kể về việc làm tốt của em hoặc bạn em.
- Suy nghĩ về việc tốt mà mình đã làm để kể.
- Làm bài vào vở theo HD
+ Việc làm tốt của em ( của bạn em ) là việc gì.
+ Việc đó diễn ra vào lúc nào.
+ Em ( bạn em ) đã làm việc ấy ntn? Kể rõ hành động, việc làm cụ thể để làm rõ việc làm tốt.
+ Kết quả của việc làm đó.
+ Em ( bạn em ) cảm thấy thế nào sau khi làm việc đó.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: TOÁN
Tiết 165 	Bài: ÔN TẬP VỀ PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA.
I. Mục tiêu
Ở tiết học này, HS: 
- thuộc bảng nhân và bảng chia 2,3,4,5 để tính nhẩm.
- Biết tính giá trị của biểu thức có hai dấu phép tính ( trong đó có một dấu nhân hoặc chia; nhân, chia trong phạm vi bảng tính đã học.)
- Biết tìm số bị chia, tích.
- Biết giải bài toán có một phép nhân.
- Bài tập cần làm: Bài 1 (a ); Bài 2 (dòng 1); Bài 3; Bài 5.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ, phấn màu.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Yêu cầu 2 HS lên bảng chữa bài 4, 5.
- Nhận xét, đánh giá. 
3. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
HĐ 2. Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1a; ý b khuyến khích HSKG.
- Nêu yêu cầu của bài tập, sau đó cho HS tự làm bài.
- Yêu cầu HSKG làm tiếp phần b.
- Yêu cầu HS nêu cách tính nhẩm của từng con tính.
- Nhận xét bài làm của HS.
Bài 2 dòng 1; dòng 2 khuyến khích HSKG.
- Nêu yêu cầu của bài và cho HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện của từng biểu thức trong bài.
- Nhận xét bài của HS và cho điểm.
Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- HS lớp 2A xếp thành mấy hàng?
- Mỗi hàng có bao nhiêu HS?
- Vậy để biết tất cả lớp có bao nhiêu HS ta làm như thế nào?
- Tại sao lại thực hiện phép nhân 3 x 8?
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 4: khuyến khích HSKG.
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời.
- Vì sao em biết được điều đó?
- Hình b đã khoanh vào một phần mấy số hình tròn, vì sao em biết điều đó?
Bài 5:
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS tự làm bài và nêu cách làm của mình.
4. Củng cố, dặn dò.
- Về nhà có thể làm thêm các bài tập còn lại trong bài. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- HS làm bài trên bảng.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe và xác định nhiệm vụ tiết học.
- Làm bài vào vở bài tập. HS nối tiếp nhau đọc bài làm phần a của mình trước lớp, mỗi HS chỉ đọc 1 phép tính.
- 4 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 4 HS vừa lên bảng lần lượt trả lời.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS đọc đề bài.
- Xếp thành 8 hàng.
- Mỗi hàng có 3 HS.
- Ta thực hiện phép tính nhân 3x8.
- Vì có tất cả 8 hàng, mỗi hàng có 3 HS, như vậy 3 được lấy 8 lần nên ta thực hiện phép tính nhân 3 x 8.
Bài giải
	Số học sinh của lớp 2A là:
	 3 x 8 = 24 (học sinh)
	 Đáp số: 24 HS.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Hình nào được khoanh vào một phần ba số hình tròn?
- Hình a đã được khoanh vào một phần ba số hình tròn.
- Vì hình a có tất cả 12 hình tròn, đã khoanh vào 4 hình tròn.
- Hình b đã khoanh vào một tư số hình tròn, vì hình b có tất cả 12 hình tròn, đã khoanh vào 3 hình tròn.
- Tìm x.
- Nhắc lại cách tìm số bị chia, thừa số.
- Lắng nghe và thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 33.doc