Thiết kế bài dạy lớp 2 - Trường Tiểu Học Lê Hữu Trác - Tuần 31

Thiết kế bài dạy lớp 2 - Trường Tiểu Học Lê Hữu Trác - Tuần 31

I. Mục tiêu:

Ở tiết học này, HS:

- Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ rõ ý; đọc rõ lời nhân vật trong bài.

 - Hiểu nội dung: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật (trả lời được các CH 1, 2, 3, 4).

 - Tích hợp giáo dục: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật, với thiếu nhi Việt Nam và tình cảm của thiếu nhi Việt Nam đối với Bác.

-KNS: Tự nhận thức; lắng nghe tích cực; hợp tác trong nhóm nhỏ.

 II. Đồ dùng dạy-học:

- Tranh minh họa nội dung bài trong SGK.

 

doc 29 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 916Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 2 - Trường Tiểu Học Lê Hữu Trác - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày ....... tháng 04 năm 2012 
Môn: TẬP ĐỌC
Tiết 91 + 92 	 Bài: CHIẾC RỄ ĐA TRÒN
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và cụm từ rõ ý; đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Hiểu nội dung: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật (trả lời được các CH 1, 2, 3, 4).
- Tích hợp giáo dục: Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật, với thiếu nhi Việt Nam và tình cảm của thiếu nhi Việt Nam đối với Bác.
-KNS: Tự nhận thức; lắng nghe tích cực; hợp tác trong nhóm nhỏ.
II. Đồ dùng dạy-học:
- Tranh minh họa nội dung bài trong SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số, HS hát đầu giờ.
2. Kiểm tra: 
- 2, 3 học sinh đọc thuộc lòng bài thơ Cháu nhớ Bác Hồ, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu: 
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. HDHS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
- Hát tập thể.
- HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung đoạn đọc.
- Lắng nghe, điều chỉnh và bổ sung.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Cho HS quan sát tranh minh họa.
- Giáo viên đọc mẫu cả bài.
- Quan sát tranh.
- Lắng nghe và đọc thầm theo.
- HDHS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ khó.
+ Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo câu.
+ HDHS đọc từ khó. Gợi ý HS nêu từ khó, dễ lẫn khi đọc.
- HS đọc nối tiếp theo câu.
- Nêu từ khó đọc: ngoằn ngoèo, vườn, tần ngần, cuốn,
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc đoạn, kết hợp giải nghĩa từ.
+ Gợi ý HS chia đoạn.
- HS chia 3 đoạn.
+ Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1.
+ HDHS đọc cau khó kết hợp giải nghĩa từ.
 Gợi ý HS nêu cách ngắt nghỉ hơi cho đúng trong các câu:
+ Đến gần cây đa,/ Bác chợt thấy một chiếc rễ đa nhỏ/ và dài ngoằn ngoèo nằm trên mặt đất.//
- Học sinh luyện đọc các câu dài.
+ Nói rồi,/ Bác cuộn chiếc rễ thành 1 vòng tròn/ và bảo chú cần vụ buộc nó tựa vào 2 cái cọc,/ sau đó mới vùi 2 đầu rễ xuống đất.//
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 2.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 2.
- Yêu cầu HS đọc chú giải.
- Học sinh đọc chú giải trong bài.
- Cho HS luyện theo cặp.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc giữa cá nhan và các nhóm.
- cá nhân, các nhóm cử đại diện thi đọc (đoạn).
- Cho HS đọc đồng thanh.
- HS đọc đồng thanh.
Tiết 2
HĐ 3. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài
- Cho HS đọc thầm từng đoạn và cả bài kết hợp thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi.
Câu 1: Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác bảo chú cần vụ làm gì?
- HS đọc thầm từng đoạn và cả bài kết hợp thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi.
- Bác bảo chú cần vụ cuốn chiếc rễ lại, rồi trồng cho nó mọc tiếp.
Câu 2: Bác hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa như thế nào?
- Cuộn lại thành một vòng tròn.
- Buộc tựa vào 2 cái cọc, sau đó vùi 2 đầu rễ xuống đất.
Câu 3: Chiếc rễ đa ấy trở thành 1 cây đa có hình dáng như thế nào?
- Cây đa có hình dáng vòng tròn.
Câu 4: Các bạn nhỏ thích chơi trò gì bên cây đa?
- Các bạn nhỏ vào thăm nhà Bác thích chui qua, chui lại vòng lá tròn được tạo nên từ chiếc rễ đa.
- Câu 5 (HSKG)
- Giúp học sinh nắm vững yêu cầu bài tập từ câu chuyện trên nói một câu về tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi, 1 câu về tình cảm của Bác Hồ đối với mỗi vật xung quanh.
- Học sinh khá, giỏi phát biểu.
- Nhận xét.
Chốt ý đúng:
+ Bác Hồ rất yêu quý thiếu nhi
- Lắng nghe, ghi nhớ.
+ Những vật bé nhỏ nhất cũng được Bác nâng niu
 - Chốt ý: Nêu nội dung bài. Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật
- Giáo dục: Việc làm của Bác Hồ đã nêu tấm gương sáng về việc nâng niu, gìn giữ vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên, góp phần phục vụ cuộc sống của con người.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
HĐ 4. HDHS luyện đọc lại 
- GV đọc mẫu toàn bài.
- Gợi ý HS nêu cách đọc toàn bài.
- Gợi ý HS nêu cách đọc từng đoạn trong bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Cho HS thi đọc cá nhân, nhóm.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Lắng nghe và đọc thầm theo
- Nêu cách đọc toàn bài: 
+ Giọng người kể chậm rãi.
+ Giọng Bác: ôn tồn, dịu dàng.
+ Giọng chú cần vụ: ngạc nhiên.
- Nêu cách đọc từng đoạn.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 2, 3 nhóm đọc phân vai thi đua.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Về rèn đọc thêm ở nhà. Chuẩn bị tiết kể chuyện: Chiếc rễ đa tròn.
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: TOÁN
Tiết 151 	Bài: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
Ở tiết học này, HS:
- Biết cách làm tính cộng ( không nhớ ) Các số trong phạm vi 1000, cộng có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán về nhiều hơn 
- Biết tính chu vi hình tam giác.
- Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 2 (cột 1,3); Bài 4; Bài 5.
- KNS: Tư duy sáng tạo; quản lý thời gian; hợp tác.
II. Đồ dùng dạy-học:
- GV: Bảng phụ.
- HS: Vở.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra: 
- Gọi HS lên bảng làm bài tập sau:
Đặt tính và tính:
a) 456 + 123 	547 + 311
b) 234 + 644	735 + 142
c) 568 + 421 	781 + 118
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu: 
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2.Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1:
- Yêu cầu HS tự làm bài, gọi 1 HS đọc bài trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 2 cột 1, 3:
- Yêu cầu HS tự đặt tính và thực hiện phép tính.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ trong SGK, sau đó trả lời câu hỏi:
+ Hình nào được khoanh vào số con vật?
+ Vì sao em biết điều đó?
+ Hình b đã khoanh vào một phần mấy số con vật ? Vì sao em biết điều đó?
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Gợi ý HS phân tích đề toán và vẽ sơ đồ:
+ Con gấu nặng bao nhiêu kg?
+ Con sư tử nặng như thế nào so với con gấu ? (Vì con sư tử nặng hơn con gấu nên đoạn thẳng biểu diễn số cân nặng của sư tử cần vẽ dài hơn đoạn thẳng biểu diễn số cân nặng của gấu).
+ Để tính số cân nặng của sư tử, ta thực hiện phép tính gì?
- Yêu cầu HS viết lời giải bài toán.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 5.
- Gọi 1 HS đọc đề bài toán 5.
- Hãy nêu cách tính chu vi của hình tam giác?
- Yêu cầu HS nêu độ dài các cạnh của hình tam giác ABC.
- Vậy chu vi của hình tam giác ABC là bao nhiêu cm?
- Nhận xét và đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà có thể làm thêm các bài tập còn lại torgn bài. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp.
- Lắng nghe, điều chỉnh và bổ sung.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- 1 HS đọc bài trước lớp. Bạn nhận xét.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- HS đặt tính và thực hiện phép tính. Sửa bài, bạn nhận xét.
- HS quan sát hình vẽ trong SGK
+ Hình a được khoanh vào số con vật.
+ Vì hình a có tất cả 8 con voi, đã khoanh vào 2 con voi.
+ Hình b đã khoanh vào một phần ba số con vật vì hình b có tất cả 12 con thỏ, đã khoanh tròn vào 4 con thỏ.
- Lắng nghe và sửa sai (nếu có).
- HS nêu đề bài.
 210 kg
Gấu: I	 I 18 kg 
 Sư tử: I	 I	 I
 ? kg 
- Thực hiện phép cộng: 210 + 18
- 1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Sư tử nặng là:
210 + 18 = 228 ( kg )
 Đáp số: 228 kg.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
-Tính chu vi hình của tam giác.
-Chu vi của một hình tam giác bằng tổng độ dài các cạnh của hình tam giác đó.
- Cạnh AB dài 300cm, cạnh BC dài 400cm, cạnh CA dài 200cm.
- Chu vi của hình tam giác ABC là: 300cm + 400cm + 200cm = 900cm.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
Môn : ĐẠO ĐỨC
Tiết 31 	Bài: BẢO VỆ LOÀI VẬT CÓ ÍCH
(tiết 2)
I. Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Kể được ích lợi của các loài vật quen thuộc đối với đời sống con người.
 - Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích.
- Yêu quý và biết làm những việc phù hợp với khả năng để bảo vệ loài vật có ích ở nhà, ở trường và ở nơi công cộng.
*HSKG: Biết nhắc nhở bạn bè cùng tham gia bảo vệ loài vật có ích.
- Tích hợp, lồng ghép giáo dục TTHCM: Yêu quý và biết làm những công việc phù hợp khả năng để bảo vệ và chăm sóc các loài vật có ích.
-KNS: Đảm nhận trách nhiệm để bảo vệ loài vật có ích.
II. Đồ dùng dạy-học:
- Tranh ảnh trong SGK
- các tình huống
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra: 
- Gọi HS lên bảng đọc ghi nhớ bài tiết 1.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu: 
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. Xử lí tình huống
- Chia nhóm yêu cầu HS thảo luận với nhau để tìm cách ứng xử với tình huống được giao, sau đó sắm vai đóng lại tình huống và cách ứng xử được chọn trước lớp.
+ Tình huống 1: Minh đang học thì Cường đến rủ đi bắn chim.
+ Tình huống 2: Vừa đến giờ Hà phải giúp mẹ cho gà ăn thì 2 bạn Ngọc và Trâm sang rủ Hà đến nhà Mai xem bộ quần áo mới của Mai
+ Tình huống 3: Trên đường đi học về Lan nhìn thấy một con mèo con bị ngã xuống rãnh nước.
+Tình huống 4: Con lợn nhà em mới đẻ ra một đàn lợn con. 
* Kết luận: Mỗi tình huống có cách ứng xử khác nhau nhưng luôn thể hiện được tình yêu đối với các loài vật có ích 
HĐ 3. Liên hệ thực tế.
- Yêu cầu HS kể một vài việc làm cụ thể em đã làm hoặc chứng kiến về bảo vệ loài vật có ích.
- Nhận xét: Khen ngợi những HS đã biết bảo vệ các loài vật có ích .
4. Củng cố, dặn dò: 
- Cần có ý thức bảo vệ các loài vật có ích trong cuộc sống hàng ngày. Tuyên truyền và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện và chăm sóc vật nuôi, bảo vệ, bảo tồn thú hoang dã, quý hiếm
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Lắng nghe, điều chỉnh và bổ sung.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- 4 nhóm thực hành thảo luận, sau đó sắm vai trước lớp.
- Sau mỗi nhóm trình bày các nhóm khác bổ sung.
+ Minh khuyên Cường không nên bắn chim, vì chim bắt sâu bảo vệ mùa màng và tiếp tục ngồi học bài.
+ Hà cần cho gà ăn xong mới đi cùng các bạn họăc từ chối đi vì còn phải cho gà ăn.
+ Lan cần vớt con mèo lên mang về nhà chăm sóc và tìm xem nó là mèo nhà ai để trả lại cho chủ.
+ Em cần cùng gia đình chăm sóc đàn lợn để chúng khoẻ mạnh hay ăn chóng lớn.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Một số HS kể trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét về hành vi được nêu.
*HSKG ... 
I. Mục tiêu
Ở tiết học này, HS:
- Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi.
- Làm được bài tập 2a / b.
-KNS: Lắng nghe tích cực; quản lý thời gian; hợp tác.
II. Đồ dùng dạy-học:
- GV: Bảng phụ, phấn màu.
- HS: Vở.
III. Các hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số, HS hát đầu giờ.
2. Kiểm tra: 
- Gọi 3 HS lên bảng. Mỗi HS tìm 3 từ ngữ.
- Tìm 3 từ ngữ có tiếng chứa âm đầu r/d/g, 3 từ có tiếng chứa dấu hỏi/ dấu ngã.
- Yêu cầu HS dưới lớp viết vào bảng.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu: 
- Trong giờ Chính tả này, các em nghe viết 1 đoạn trong bài Cây và hoa bên lăng Bác. Sau đó, làm một số bài tập chính tả phân biệt r/d/gi, dấu hỏi/ dấu ngã.
HĐ 2. Hướng dẫn viết chính tả 
a) Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết
- GV đọc bài lần 1.
- Gọi 2 HS đọc bài.
- Đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở đâu?
- Những loài hoa nào được trồng ở đây?
- Mỗi loài hoa có một vẻ đẹp riêng nhưng tình cảm chung của chúng là gì?
b) Hướng dẫn cách trình bày
- Bài viết có mấy đoạn, mấy câu?
- Câu văn nào có nhiều dấu phẩy nhất, con hãy đọc to câu văn đó?
- Chữ đầu đoạn văn được viết như thế nào?
- Tìm các tên riêng trong bài và cho biết chúng ta phải viết như thế nào?
c) Hướng dẫn viết từ khó
- Nêu cho cô các từ ngữ mà em thấy khó và viết dễ lẫn trong bài.
- Yêu cầu HS viết các từ này vào bảng lớp, bảng con..
- Chữa cho HS nếu sai.
d) Đọc cho HS viết chính tả.
- Lưu ý HS về tư thế ngồi viết, cách trình bày, quy tắc viết hoa,
- Đọc cho HS viết chính tả.
e) Đọc cho HS soát lỗi.
- Đọc cho HS soát lỗi.
g) Chấm bài.
- Thu 10 vở chấm điểm và nhận xét.
HĐ 3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả 
Bài 2
- Trò chơi: Tìm từ.
- Chia lớp thành 2 nhóm. Mỗi nhóm có một nhóm trưởng cầm cờ. Khi GV đọc yêu cầu nhóm nào phất cờ trước sẽ được trả lời. Trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai trừ 5 điểm.
- Tổng kết trò chơi, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà viết lại những chữ đã viết sai. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Hát tập thể.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Lắng nghe, điều chỉnh và bổ sung.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
-Theo dõi.
- 2 HS đọc bài.
- Cảnh ở sau lăng Bác.
- Hoa đào Sơn La, sứ đỏ Nam Bộ, hoa dạ hương, hoa mộc, hoa ngâu.
- Chúng cùng nhau toả hương thơm ngào ngạt, dâng niềm tôn kính thiêng liêng theo đoàn người vào lăng viếng Bác.
- Có 2 đoạn, 3 câu.
- Trên bậc tam cấp, hoa dạ hương chưa đơm bông, nhưng hoa nhài trắng mịn, hoa mộc, hoa ngâu kết chùm đang toả hương ngào ngạt.
- Viết hoa, lùi vào 1 ô.
- Chúng ta phải viết hoa các tên riêng: Sơn La, Nam Bộ. Viết hoa chữ Bác để tỏ lòng tôn kính.
- HS nêu: Sơn La, khoẻ khoắn, vươn lên, Nam Bộ, ngào ngạt, thiêng liêng,
- 3 HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào nháp.
- Lắng nghe, thực hiện.
- HS lắng nghe và viết bài chính tả.
- Lắng nghe và soát lỗi.
- Lắng nghe, điều chỉnh, sửa sai.
- HS chơi trò chơi.
Đáp án: 
a) dầu, giấu, rụng.
b) cỏ, gỡ, chổi.
- Cùng GV nhận xét, bình chọn.
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: TẬP LÀM VĂN 
Tiết 31 	Bài: ĐÁP LỜI KHEN NGỢI - TẢ NGẮN VỀ BÁC HỒ
I. Mục tiêu: 
 Ở tiết học này, HS:
- Đáp lại được lời khen ngợi theo tình huống cho trước; quan sát ảnh Bác Hồ, trả lời được các câu hỏi về ảnh Bác. Viết được một vài câu ngắn về ảnh Bác Hồ.
- GD học sinh: Biết ơn và kính yêu Bác Hồ. 
-KNS: Giao tiếp: Ứng xử văn hóa; ra quyết định.
II. Đồ dùng dạy-học:
- Ảnh Bác Hồ.
- Bảng phụ viết tình huống bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra: 
- Yêu cầu HS kể và trả lời câu hỏi về câu chuyện : Qua suối
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu: 
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. HDHS làm bài tập.
Bài 1: 
- Yêu cầu đọc lại tình huống 1.
- Khi con quét dọn nhà cửa sạch sẽ, được cha mẹ khen.
VD: Con quét nhà sạch quá! Hôm nay con giỏi lắm. Khi đó con đáp lại lời khen như thế nào?
+ Khi đáp lại lời khen ta cần có giọng nói, thái độ như thế nào?
- Yêu cầu thảo luận nhóm đôi để nói lời đáp cho các tình huống b,c.
- Yêu cầu các nhóm trình bày trước lớp.
- Nhận xét - đánh giá.
Bài 2.
- Yêu cầu quan sát ảnh Bác Hồ.
- Ảnh Bác thường được treo ở đâu?
- Trông Bác như thế nào: Râu, tóc, vầng trán, đôi mắt ?
- Con hứa gì với Bác Hồ?
- Yêu cầu các nhóm nói về ảnh Bác theo các câu hỏi.
- Gọi HS trình bày.
- Nhận xét đánh giá.
Bài 3:
- Yêu cầu viết bài vào vở.
- Gọi 1 số HS trình bày.
4. Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà tập nói lời đáp.
- Nhận xét tiết học.
- HS kể lại câu chuyện, trả lời câu hỏi.
- Lắng nghe, điều chỉnh và bổ sung.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
* Nói lời đáp của em trong những trường hợp sau:
a, Em quét nhà cửa sạch sẽ, được cha mẹ khen.
- HS thi đua nói lời đáp.
+ Con cảm ơn bố mẹ./ Con đã làm gì giúp được bố mẹ đâu ạ./ Có gì đâu ạ./ Từ nay con sẽ quét nhà thường xuyên giúp bố mẹ.
- Nhận xét, bổ sung.
- Khi đáp lời khen cần nói với giọng vui vẻ, phấn khởi nhưng khiêm tốn, tránh tỏ ra kiêu căng.
b, Bạn mặc áo đẹp thế./ Bạn mặc bộ quần áo này trông rất xinh.
+ Bạn lại khen mình rồi./ Thế ư, cảm ơn bạn.
c, Cháu ngoan quá!./ Cháu thật tốt bụng.
+ Không có gì đâu ạ./ Cháu sợ những người sau vấp ngã.
* Quan sát ảnh Bác Hồ được treo trên bảng lớp học, trả lời các câu hỏi.
- Ảnh Bác được treo trên tường, bên trên bảng lớp.
- Râu Bác dài, tóc Bác bạc phơ, vầng trán cao và đôi mắt sáng ngời, nụ cười đôn hậu.
- Con hứa với Bác sẽ chăm ngoan làm theo lời Bác dạy.
- Thảo luận nhóm đôi 
- Trình bày trước lớp.
- Nhận xét - bổ sung.
* Dựa vào câu trả lời ở bài 2 viết một đoạn văn từ 3 đến 5 câu nói về ảnh Bác Hồ.
- Viết bài, đọc bài viết.
- Lắng nghe, thực hiện.
Môn: TOÁN
Tiết 155 	Bài: TIỀN VIỆT NAM
I. Mục tiêu
Ở tiết học này, HS:
- Biết nhận biết đơn vị thường dùng của tiền việt Nam là đồng.
- Nhận biết được một số loại giấy bạc: 100 đồng 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.
- Biết thực hành đổi tiền trong trường hợp đơn giản.
- Bài tập cần làm: Bài 1; 2; 4.
- KNS: Xác định giá trị; ra quyết định; tư duy sáng tạo; quản lý thời gian.
II. Đồ dùng dạy-học:
- GV: Các tờ giấy bạc loại 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng. Các thẻ từ ghi 100đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.
- HS: Vở.
III. Các hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra: 
- Gọi HS lên bảng chữa bài 4 tiết trước.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu: 
- Trong bài học này, các em sẽ được học về đơn vị tiền tệ của Việt Nam và làm quen với 1 số tờ giấy bạc trong phạm vi 1000.
HĐ 2. Giới thiệu các loại giấy bạc trong phạm vi 1000 đồng.
- Giới thiệu: Trong cuộc sống hằng ngày, khi mua bán hàng hóa, chúng ta cần phải sử dụng tiền để thanh toán. Đơn vị thường dùng của tiền Việt Nam là đồng. Trong phạm vi 1000 đồng có các loại giấy bạc: 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.
- Yêu cầu HS tìm tờ giấy bạc 100 đồng.
- Hỏi: Vì sao con biết là tờ giấy bạc 100 đồng?
- Yêu cầu HS lần lượt tìm các tờ giấy bạc loại 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng, sau đó nêu đặc điểm của các tờ giấy bạc này tương tự như với tờ 100 đồng.
HĐ 3. Luyện tập, thực hành.
Bài 1:
- Nêu bài toán: Mẹ có 1 tờ giấy bạc loại 200 đồng. Mẹ muốn đổi lấy loại giấy bạc 100 đồng. Hỏi mẹ nhận được mấy tờ giấy bạc loại 100 đồng?
- Vì sao đổi 1 tờ giấy bạc loại 200 đồng lại nhận được 2 tờ giấy bạc loại 100 đồng?
- Yêu cầu HS nhắc lại kết quả bài toán. 
- Có 500 đồng đổi được mấy tờ giấy bạc loại 100 đồng?
- Vì sao?
- Tiến hành tương tự để HS rút ra: 1000 đồng đổi được 10 tờ giấy bạc loại 100 đồng.
Bài 2:
- Gắn các thẻ từ ghi 200 đồng như phần a lên bảng.
- Nêu bài toán: Có 3 tờ giấy bạc loại 200 đồng. Hỏi có tất cả bao nhiêu đồng?
- Vì sao?
- Gắn thẻ từ ghi kết quả 600 đồng lên bảng và yêu cầu HS tự làm tiếp bài tập.
b) Có 3 tờ giấy bạc loại 200 đồng và 1 tờ giấy bạc loại 100 đồng. Hỏi có tất cả bao nhiêu đồng?
c) Có 3 tờ giấy bạc, trong đó có 1 tờ loại 500 đồng, 1 tờ loại 200 đồng, 1 tờ loại 100 đồng. Hỏi có tất cả bao nhiêu đồng?
d) Có 4 tờ giấy bạc, trong đó có 1 tờ loại 500 đồng, 2 tờ loại 200 đồng, 1 tờ loại 100 đồng. Hỏi có tất cả bao nhiêu đồng?
Bài 3:
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- Muốn biết chú lợn nào chứa nhiều tiền nhất ta phải làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Các chú lợn còn lại, mỗi chúng chứa bao nhiêu tiền?
- Hãy xếp số tiền có trong mỗi chú lợn theo thứ tự từ bé đến lớn.
Bài 4:
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài và nhận xét.
- Hỏi: Khi thực hiện các phép tính với số có đơn vị kèm theo ta cần chú ý điều gì?
4. Củng cố, dặn dò: 
- Giáo dục HS ý thức tiết kiệm tiền.
- Về nhà có thể làm thêm các bài tập còn lại trong bài. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng làm bài. Bạn nhận xét.
- Lắng nghe, điều chỉnh và bổ sung.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- HS quan sát các tờ giấy bạc loại 100 đồng, 200 đồng, 500 đồng, 1000 đồng.
- Lấy tờ giấy bạc 100 đồng.
- Vì có số 100 và dòng chữ “Một trăm đồng”.
- Thực hiện với sự hỗ trợ của GV.
- Quan sát hình trong SGK và suy nghĩ, sau đó trả lời: Nhận được 2 tờ giấy bạc loại 100 đồng.
- Vì 100 đồng + 100 đồng = 200 đồng
- 200 đồng đổi được 2 tờ giấy bạc loại 100 đồng.
- 500 đồng đổi được 5 tờ giấy bạc loại 100 đồng.
- Vì 100 đồng + 100 đồng +100 đồng + 100 đồng + 100 đồng = 500 đồng.
- Quan sát hình.
- Có tất cả 600 đồng.
- 200 + 200 + 200 = 600 đồng.
- Có tất cả 700 đồng vì:
200 + 200 + 200 + 100 = 700 đồng.
- Có tất cả 800 đồng vì:
 500 + 200 + 100 = 800 đồng.
- Có tất cả 1000 đồng vì:
 500 + 200 + 200 + 100 = 1000 đồng.
- Tìm chú lợn chứa nhiều tiền nhất.
- Ta phải tính tổng số tiền có trong mỗi chú lợn, sau đó so sánh các số này với nhau.
- Chú lợn chứa nhiều tiền nhất là chú lợn D, chứa 800 đồng.
- A chứa 500 đồng, B chứa 600 đồng, C chứa 700 đồng,
- 500 đồng < 600 đồng < 700 đồng < 800 đồng.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Ta cần chú ý ghi tên đơn vị vào kết quả tính.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Lắng nghe, thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 31.doc