Thiết kế bài dạy lớp 2 - Trường Tiểu Học Lê Hữu Trác - Tuần 12

Thiết kế bài dạy lớp 2 - Trường Tiểu Học Lê Hữu Trác - Tuần 12

I.Mục tiêu:

Ở tiết học này, HS:

- Biết tìm x trong bài tập dạng x - a = b (với a, b là các số không quá hai chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính (biết cách tìm số bị trừ khi biết hiệu và số trừ)

- Vẽ được đoạn thẳng, xác định điểm là giao của hai đoạn thẳng cắt nhau và đặt tên của hai điểm đó.

+ Bài tập cần làm: Bài 1 (a, b, d, e), Bài 2 (cột 1, 2, 3), Bài 4.

- KNS: Tư duy sáng tạo; quản lý thời gian; hợp tác; tìm kiếm và xử lý thông tin.

II.Đồ dùng dạy - học:

- Bảng nhóm.

 

doc 28 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 919Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 2 - Trường Tiểu Học Lê Hữu Trác - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ hai
Môn: TOÁN
Tiết 56 	Bài: TÌM SỐ BỊ TRỪ
I.Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Biết tìm x trong bài tập dạng x - a = b (với a, b là các số không quá hai chữ số) bằng sử dụng mối quan hệ giữa thành phần và kết quả của phép tính (biết cách tìm số bị trừ khi biết hiệu và số trừ)
- Vẽ được đoạn thẳng, xác định điểm là giao của hai đoạn thẳng cắt nhau và đặt tên của hai điểm đó.
+ Bài tập cần làm: Bài 1 (a, b, d, e), Bài 2 (cột 1, 2, 3), Bài 4.
- KNS: Tư duy sáng tạo; quản lý thời gian; hợp tác; tìm kiếm và xử lý thông tin.
II.Đồ dùng dạy - học: 
- Bảng nhóm.
III. Hoạt động dạy học:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra.
- Kiểm tra sự chuẩn bị cho tiết học của học sinh.
- Nhận xét, đánh giá.
HĐ 1. Giới thiệu bài:
-Viết lên bảng phép trừ 10 - 6 = 4. Yêu cầu HS gọi tên các thành phần trong phép tính trừ.
-Nêu vấn đề: Muốn tìm số bị trừ chưa biết ta làm thế nào. Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài: Tìm số bị trừ chưa biết.
2. Bài mới
HĐ 2. HDHS tìm số bị trừ.
Bước 1. Thao tác với đồ dùng trực quan. GV gắn 10 ô vuông lên bảng như SGK và hỏi: Có bao nhiêu ô vuông?
Nêu bài toán 1: Có 10 ô vuông bớt đi 4 ô vuông (tách ra 4 ô vuông). Hỏi còn lại bao nhiêu ô vuông?
- Làm thế nào để biết còn lại 6 ô vuông?
GV ghi bảng: 10 - 4 = 6.
- Hãy nêu tên các thành phần và kết quả trong phép tính: 10 - 4 = 6 (HS nêu GV gắn thanh thẻ ghi tên gọi).
Bài toán 2: Có một mảnh giấy được cắt làm 2 phần. Phần thứ nhất có 4 ô vuông. Phần thứ 2 có 6 ô vuông. Hỏi lúc đầu tờ giấy có bao nhiêu ô vuông?
- Làm thế nào để biết có 10 ô vuông?
GV ghi bảng: 10 = 6 + 4
Bước 2: Giới thiệu cách tính
- Nêu: Gọi số ô vuông ban đầu chưa biết là x. Số ô vuông bớt đi là 4. Số ô vuông còn lại là 6. Hãy đọc cho cô phép tính tương ứng để tìm số ô vuông còn lại.
+Để tìm số ô vuông ban đầu chúng ta làm gì?
- Khi HS trả lời, GV ghi bảng x = 6 + 4
+Số ô vuông ban đầu là bao nhiêu?
- Yêu cầu HS đọc lại phần tìm x trên bảng.
+x là gì trong phép tính x - 4 = 6?
+6 gọi là gì trong phép tính x - 4 = 6?
+ 4 gọi là gì trong phép tính x - 4 = 6?
+ Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?
GV ghi bảng: Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
- Gọi nhiều HS nhắc lại qui tắc.
HĐ 3. HD Luyện tập, thực hành.
Bài 1. (bỏ câu c, g)
- Nêu yêu cầu của bài.
2 HS lên bảng làm lớp làm ở bảng con.
- Gọi HS nêu lại cách tính của mình.
GV nhận xét, đánh giá.
Bài 2. GV vẽ sẵn bài ở bảng phụ và hỏi:
+Bài toán yêu cầu gì?
+Ô trống cần điền là số gì?
- 1 HS nhận xét bài trên bảng của bạn.
- GV nhận xét ghi điểm.
Bài 4. 
- Muốn vẽ đoạn thẳng qua 2 điểm cho trước ta làm thế nào.
- Chúng ta dùng gì để ghi tên các điểm ?
HS làm bài vào vở bài tập.
- GV quan sát HS vẽ, hỗ trợ HS có khó khăn tỏng học tập.
4. Củng cố, dặn dò 
- Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?
- Nêu cách tính của: x - 9 = 18
- Về nhà học thuộc quy tắc và có thể thực hiện thêm các phần bài tập còn lại.
- Nhận xét tiết học.
- Hợp tác cùng GV.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- Có 10 ô vuông.
- Còn lại 6 ô vuông.
- Thực hiện phép tính 10 - 4 = 6.
 10 - 4 = 6
Số bị trừ Số trừ Hiệu
- Lúc đầu tờ giấy có 10 ô vuông.
- Thực hiện phép tính:
6 + 4 = 10.
x - 4 = 6.
+Thực hiện phép tính 6 + 4.
- Là 10.
x - 4 = 6 
 x = 6 + 4	
 x = 10
+ Là số bị trừ chưa biết.
+ Là hiệu.
+ Là số trừ.
+ Lấy hiệu cộng với số trừ.
- HS đọc qui tắc trên bảng.
- Tìm x.
 x - 4 = 8 x - 9 = 18
 x = 8 + 4 x = 18 + 9
 x = 12 x = 27
+Điền số thích hợp vào ô trống.
+Hiệu và số bị trừ.
- HS làm bài vào vở 1 HS làm vào bảng phụ.
- HS nhận xét - tự sửa bài.
- Đặt thước và dùng bút nối 2 điểm lại với nhau.
- Dùng chữ cái in hoa.
- Thực hiện.
- Nêu.
- Thực hiện.
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: TẬP ĐỌC
Tiết 34+35 	Bài: SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA 
I.Mục tiêu:
Ở tiết học này, học sinh:
Biết ngắt nghỉ hơi đúng ở câu có nhiều dấu phẩy.
- Hiểu ND: Tình cảm yêu thương sau nặng của mẹ dành cho con. ( trả lời được CH 1,2,3,4) 
+ Học sinh khá, giỏi trả lời được CH5.
GD học sinh biết vâng lời cha mẹ, yêu thương cha mẹ.
 KNS: Xác định giá trị; thể hiện sự cảm thông; hợp tác; lắng nghe tích cực.
II.Đồ dùng dạy - học: 
GV: Tranh minh hoạ SGK.
HS: Xem bài trước.
III. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số, HS hát đầu giờ.
2. Kiểm tra:
- Cho 3 HS đọc bài “Cây xoài của ông em” và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
-GV nhận xét, đánh giá.
3.Bài mới:
HĐ 1. Giới thiệu bài: 
Yêu cầu HS xem tranh minh họa chủ điểm Cha mẹ và tranh minh họa bài đọc Cây vú sữa. Giới thiệu nhanh về chủ điểm, giới thiệu bài: Vú sữa là loại trái cây rất thơm ngon của miền Nam (kết hợp giới thiệu qua tranh). Vì sao có loại cây này ? Truyện Sự tích cây vú sữa mà các em đọc đưa ra cách giải thích nguồn gốc của loại cây ăn quả rất đặc biệt này.
HĐ 2. HDHS Luyện đọc 
- Giáo viên đọc mẫu lần 1.
- HDHS đọc từ khó.
+ Yêu cầu HS phát hiện từ khó, đọc từ khó, GV ghi bảng: căng mịn, xòa, gieo trồng,
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp câu.
- HDHS chia đoạn. 
-HDHS đọc đoạn, kết hợp giải nghĩa từ:
+ HDHS đọc câu khó.
+Yêu cầu HS đọc theo đoạn lần 1.
+ HDHS giải nghĩa từ: HD giải nghĩa từ mới, ghi bảng: vùng vằng, la cà, mỏi mắt chờ mong,
+Yêu cầu HS đọc theo đoạn lần 2.
- Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
- Cho HS thi đọc cá nhân, nhóm.
-Nhận xét, đánh giá.
-Cả lớp đồng thanh toàn bài
- Hát tập thể.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- Lắng nghe và đọc thầm theo.
-HS luyện đọc từ khó cá nhân.
- Đọc nối tiếp theo câu.
- HS chia đoạn.
- HS đọc cá nhân.
- HS đọc theo đoạn lần 1.
-Đọc giải nghĩa từ.
- HS đọc theo đoạn lần 2.
-HS trong nhóm đọc với nhau.
-Đại diện nhóm thi đọc.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Lớp đọc đồng thanh.
Tiết 2 (Chuyển tiết)
HĐ 3. HDHS tìm hiểu bài
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn, bài, kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.
-Nội dung bài nói lên điều gì ?
-Nhận xét chốt ý.
HĐ 4. HDHS luyện đọc lại
- GV đọc mẫu.
- Gợi ý HS nêu cách đọc đoạn, bài.
- HDHS đọc từng đoạn trong bài.
-Cho HS luyện đọc lại từng đoạn bài.
- Yêu cầu HS thi đọc cá nhân, nhóm.
-Nhận xét tuyên dương.
4. Củng cố, dặn dò 
-Nội dung bài nói lên điều gì ? 
- Đọc bài ở nhà, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Học sinh thực hiện đọc thầm đoạn, bài thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.
-HS trả lời: Tình cảm yêu thương sau nặng của mẹ dành cho con. 
- Lắng nghe và đọc thầm theo.
- HS nêu cách đọc đoạn, bài.
- Lắng nghe và thực hiện.
- HS luyện đọc theo nhóm.
-Thi đọc toàn bài
- Tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ với con.
- Lắng nghe và thực hiện.
 Thứ ba 
Môn: TOÁN
Tiết 57 	Bài: 13 TRỪ ĐI MỘT SỐ: 13 - 5
I. Mục tiêu
- Biết các thực hiện phép trừ dạng 13 -5, lập được bảng 13 trừ đi một số.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 13 - 5.
+ Bài tập cần làm: Bài 1 (a), Bài 2, Bài 4.
- KNS: Tư duy sáng tạo; hợp tác; lắng nghe tích cực.
II.Đồ dùng dạy - học: 
- Que tính.
III. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra.
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau:
HS 1. Đặt tính và thực hiện phép tính: 
32 - 8, 42 - 18.
HS 2. Tìm x: x - 14 = 62 x - 13 = 30.
Hỏi: Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?
- Gọi 2 HS nhận xét bài trên bảng của bạn
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới.
HĐ 1. Giới thiệu. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ học các phép tính trừ có dạng 13 trừ đi một số. 13 - 5.
HĐ 2. Giới thiệu phép trừ: 13 - 5
Bước 1. Nêu vấn đề.
-GV gắn lên bảng thẻ 1 chục que tính và 3 que tính rời và hỏi: Kiểm tra lại cho cô xem có bao nhiêu que tính?
-GV nêu: Có 13 que tính, bớt đi 5 que tính. Hỏi còn bao nhiêu que tính?
Để biết còn lại bao nhiêu que tính ta phải làm gì?
- Viết lên bảng: 13 - 5 = ?
Bước 2: Tìm kết quả
+GV chọn cách hợp lý nhất hướng dẫn lại cho cả lớp làm theo
+Có bao nhiêu que tính tất cả?
- Đầu tiên cô bớt 3 que tính rời trước. Để bớt được 2 que tính nữa cô tháo một bó thành 10 que tính rời. Bớt 2 que tính còn lại 8 que tính.
+Vậy 13 trừ 5 còn mấy que tính?
- Viết lên bảng: 13 - 5 = 8.
Bước 3: Đặt tính và thực hiện phép tính.
- Yêu cầu 1 HS lên bảng đặt tính sau đó nêu lại cách làm của mình.
- Yêu cầu nhiều HS nhắc lại cách trừ.
HĐ 3. Lập bảng công thức 13 trừ đi một số.
- GV treo bảng phụ các công thức 13 trừ đi một số.
- GV chia lớp làm hai nhóm, mỗi nhóm thực hiện 3 phép tính. Đại diện nhóm báo cáo kết quả, GV ghi kết quả vào bảng.
HĐ 4. Luyện tập thực hành.
Bài 1. (bỏ câu b) Nêu yêu cầu của bài 1a. HS tự nhẩm tìm kết quả. Gọi HS báo cáo kết quả, GV ghi kết quả vào phép tính.
- Ở mỗi cột tính ở phần a thì các phép cộng và phép trừ có mối quan hệ gì với nhau?
Bài 2. Nêu đề bài.
- HS làm bài vào vở và nêu cách tính.
Bài 4.
- Gọi 1 HS đọc đề bài và tóm tắt.
- Bán đi nghĩa là thế nào?
- HS tự giải bài tập vào vở. 1 HS giải bài tập trên bảng phụ.
4. Củng cố, dặn dò 
- Gọi vài HS đọc thuộc bảng trừ: 13 trừ đi một số.
- Về nhà học thuộc bảng công thức trên.
- Nhận xét tiết học.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Nhận xét, bổ sung (nếu có).
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- Có 13 que tính.
- Thực hiện phép trừ 13 - 5.
- Thao tác trên que tính.
+Có 13 que tính (có 1 bó que tính và 3 que tính rời).
+Bớt 2 que tính nữa.
+Còn 8 que tính.
+13 - 5 = 8.
+Trừ từ phải sang trái. 3 không trừ được 5, lấy 13 trừ 5 bằng 8, viết 8 nhớ 1. 1 trừ 1 bằng 0.
- HS thao tác trên que tính.
- Nối tiếp nhau (theo bàn hoặc tổ) thông báo kết quả của các phép tính. Mỗi HS chỉ nêu 1 phép tính.
- HS học thuộc bảng công thức.
13 - 4 = 9		13 - 9 = 4
- Tính nhẩm
- HS nối tiếp nhau (theo bàn hoặc tổ) nêu kết quả.
- Lấy tổng trừ đi số hạng này thì được số hạng kia.
- Tính.
- HS làm bài và trả lời câu hỏi.
- Cả lớp đọc thầm.
- Bán đi nghĩa là bớt đi.
- HS làm bài vào vở. 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở kiểm tra.
- Thực hiện.
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: CHÍNH TẢ (Nghe - Viết)
Tiết 23	 Bài: SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA
I.Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
Nghe - viết c ...  mỗi câu sau đây?
 a, Chăn màn, quần áo được xếp gọn gàng.
 b, Giường tủ, bàn ghế được kê ngay ngắn.
 c, Giầy dép, mũ nón được để đúng chỗ.
- HS nêu
Môn: THỦ CÔNG
Tiết 12 	 Bài: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ GẤP HÌNH.
I.Mục tiêu:
Ở tiết học này, học sinh:
- Củng cố được kiến thức, kĩ năng gấp hình đã học.
- Gấp được ít nhất một hình để làm đồ chơi.
- Với học sinh khéo tay: Gấp được ít nhất hai hình để làm đồ chơi. Hình gấp cân đối.
- KNS: Xác định giá trị; tự nhận thức bản thân; tự phục vụ; hợp tác; lắng nghe tích cực.
II.Đồ dùng dạy - học: 
- GV: Các mẫu gấp hình của bài 1đến bài 5.
- HS: Dụng cụ học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt dộng của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Kiểm tra chuẩn bị đồ dùng phục vụ học tập của học sinh.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới.
HĐ 1. Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu của tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. Ôn tập các bước của quy trình gấp các hình đã học.
- GV gọi HS nhắc lại tên các hình gấp và cho học sinh quan sát lại các mẫu gấp hình tên lửa, máy bay phản lực, máy bay đuôi rời, thuyền phẳng đáy không mui, thuyền phẳng đáy có mui.
- Gợi ý học sinh nêu lại quy trình gấp các hình đã được học.
HĐ 3. Thực hành gấp các hình đã học.
- Học sinh thực hiện gấp một trong các hình đã được học. Học sinh khéo tay gấp được hai hình trở lên (hình gấp cân đối).
- Trong quá trình học sinh gấp hình, giáo viên quan sát khuyến khích những em gấp đẹp, đúng yêu cầu, giúp đỡ, uốn nắn những học sinh còn lúng túng.	
HĐ 4. Trưng bày sản phẩm.
- HS trưng bày sản phẩm.
- GV nêu các tiêu chí đánh giá.
- HS thực hiện đánh giá, bình chọn sản phẩm.
- Nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố, dặn dò 
- Giáo viên nhắc lại quy trình thực hiện gấp từng hình¸ Có thể kết hợp thao tác gấp cho học sinh thao tác theo.
- Nhận xét ý thức chuẩn bị và tinh thần thái độ làm bài kiểm tra của học sinh.
- Dặn chuẩn bị cho tiết sau.
- Hợp tác cùng GV.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS nêu quy trình.
- Thao tác cùng nhóm bạn và hỗ trợ của GV.
- Trưng bày sản phẩm.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
 Thứ sáu 
Môn: TẬP LÀM VĂN
ÔN LUYỆN TẬP ĐỌC 
(Do điều chỉnh không dạy tiết Gọi điện)
I. Mục tiêu.
Ở tiết học này, học sinh:
-Đọc đúng rõ ràng các đoạn (bài) tập đọc đã học trong 8 tuần đầu. (phát âm rõ, tốc độ đọc khoảng 35 tiếng / phút ). Hiểu ND chính của từng đoạn , nội dung của cả bài; trả lời được câu hỏi về nội dung bài tập đọc. Thuộc khoảng 2 đoạn ( hoặc bài ) thơ đã học .
- Học sinh khá giỏi đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 35 tiếng / phút).
II. Đồ dùng dạy học :
- Phiếu viết tên bài tập đọc.
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức: 
- - Chuyển tiết.
2.Kiểm tra: 
- Kiểm tra sự chuẩn bị cho tiết học của HS.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài ôn tập
HĐ 1.Giới thiệu bài:
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng. 
HĐ 2. Luyện đọc.
- Nêu yêu cầu từng học sinh lên bốc thăm, đọc bài tập đọc và trả lời câu hỏi.
- Đặt phiếu ghi tên các bài tập đọc lên bàn.
- Sửa lỗi đọc sai cho HS.
- Gợi ý HS nêu cách đọc đoạn, bài.
- Nêu từng câu hỏi ứng với nội dung bài đọc.
4.Củng cố dặn dò: 
- Về nhà đọc lại các bài tập đọc đã học tỏng tuần 10 và 11.
- Nhận xét tiết học.
-Hát.
- Hợp tác cùng GV.
- Lắng nghe và nhắc lại.
- Đọc một trong những bài tập đọc đã học trong tuần 10 và 11.
- Học sinh lên bốc thăm. Đọc lại bài 2 phút rồi mới đọc bài.
- Đọc bài - kết hợp trả lời câu hỏi.
- Sửa sai (nếu có trong khi đọc).
- Thực hiện.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Lắng nghe, thực hiện.
Môn: TOÁN
Tiết 60 	Bài: LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu:
Ở tiết học này, HS:
- Thuộc bảng 13 trừ đi một số.
- Thực hiện phép trừ dạng 33 - 5; 53 - 15.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 53 - 15.
+ Bài tập cần làm: Bài 1, Bài 2, Bài 4.
- KNS: Tư duy sáng tạo; hợp tác; quản lý thời gian.
II.Đồ dùng dạy - học: 
 - Bảng nhóm, que tính.
III. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức.
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị cho tiết học của HS.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới.
HĐ 1. Giới thiệu bài: Tiết học toán hôm nay chúng ta học bài luyện tập về dạng toán 13 - 5, 33 - 5, 53 - 15.
HĐ 2. HD luyện tập.
Bài 1. Nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả.
Bài 2: Nêu yêu cầu của bài.
+Khi đặt chúng ta phải chú ý điều gì?
- Yêu cầu 3 HS lên bảng làm bài mỗi em 2 phép tính. Cả lớp làm bài vào vở.
- Yêu cầu 3 HS trên bảng nêu rõ cách đặt tính và thực hiện các phép tính sau.
33 - 8, 63 - 35, 83 - 27.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3. Dành cho HS khá giỏi. GV viết một cột tính lên bảng và HD HS cách làm: 33 - 9 - 4 =
- Ở dạng tính này ta phải thực hiện tính như thế nào?
- Gọi 1 HS nêu cách làm (có thể cho HS đặt tính và tính ra vở nháp).
- Tương tự với: 33 - 13 = 20.
- Yêu cầu HS so sánh:
 33 - 9 - 4 và 33 - 13.
Kết luận: Vì 4 + 9 = 13 nên 33 - 4 - 9 bằng 33 - 13 (trừ liên tiếp các số hạng bằng trừ đi tổng)
- HS tự làm nốt các cột tính vào vở.
- Gọi HS nêu kết quả
Bài 4. 
- Gọi HS đọc đề bài.
+Phát cho nghĩa là thế nào?
- Muốn biết còn bao nhiêu quyển vở ta phải làm gì? Các em suy nghĩ và tự giải bài vào vở
- Gọi 1 HS đọc chữa bài.
- HD nhận xét, ghi điểm.
4. Củng cố, dặn dò 
- Về chuẩn bị que tính và xem trước bài 14 - 8. 
- Nhận xét tiết học.
- Hợp tác cùng GV.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- Tính nhẩm.
- HS làm bài sau đó nối tiếp nhau (theo bàn hoặc theo tổ) đọc kết quả từng phép tính.
- Đặt tính rồi tính.
+Chú ý sao cho đơn vị viết thẳng cột đơn vị, chục thẳng cột với chục.
- Làm bài vào vở, sau đó đổi chéo vở kiểm tra. Nhận xét bài trên bảng của bạn về cách đặt tính và thực hiện tính.
- 3 HS lần lượt trả lời.
- Lớp nhận xét.
- HS làm bài vào vở và đổi chéo vở để kiểm tra.
- Đọc đề bài.
+Phát cho nghĩa là bớt đi, lấy đi.
-HS tự giải vào vở, 1 HS lên bảng giải.
- Nhận xét, bổ sung.
Giải.
Số quyển vở còn lại là:
63 - 48 = 15(quyển)
 Đáp số: 15 quyển.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
Môn: TẬP VIẾT
Tiết 12 	Bài: CHỮ HOA K
I.Mục tiêu:
 Viết đúng chữ hoa K ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ ), chữ và câu ứng dụng: Kề (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ ) Kề vai sát cánh ( 3 lần ).
*HSKG viết đúng và đủ các dòng (tập viết ở lớp) trên trang vở tập viết 2.
- Thái độ: GDHS có ý thức kiên chì, cẩn thận, chính xác trong việc rèn chữ.
- KNS: Lắng nghe tích cực; thể hiện sự tự tin.
II.Đồ dùng dạy - học: 
 -GV: Chữ hoa K. Bảng phụ viết sẵn câu ứng dụng.
-HS: Vở Tập viết 2, tập một, bảng con
III. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức: 
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu viết bảng con: I, Ích.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
HĐ 1. Giới thiệu bài: Bài hôm nay các em tập viết chữ hoa K và câu ứng dụng.
HĐ 2. HD viết chữ hoa:
* Quan sát mẫu:
- Chữ hoa K gồm mấy nét? 
- Viết mẫu chữ hoa K vừa viết vừa nêu cách viết:
+ Nét 1 và nét 2 giống chữ I. Nét từ giao điểm đường ngang 5 và đường dọc 5 viết nét móc xuôi trái, đến khoảng giữa thân chữ thì lượn vào trong tạo vòng xoắn nhỏ, rồi viết tiếp nét móc ngược phải. Điểm dừng bút ở giao điểm đường ngang 2 đường dọc 6.
- Em có nhận xét gì về độ cao các nét?
- Yêu cầu viết bảng con
- Nhận xét, sửa sai.
HĐ 3 . HD viết câu ứng dụng:
- Mở phần bảng phụ viết câu ứng dụng.
- Yêu cầu HS đọc câu ứng dụng.
- Em hiểu gì về nghĩa của câu này?
Quan sát chữ mẫu :
Kề vai sát cánh 
ȁȁȁȁȁȁ
ȁȁȁȁȁȁ
- Nêu độ cao của các chữ cái?
- Vị trí dấu thanh đặt như thế nào ?
- Khoảng cách các chữ như thế nào ?
- Viết mẫu chữ “Kề” ( bên chữ mẫu).
* HD viết chữ “ Kề ” vào bảng con.
- Nhận xét, sửa sai.
HĐ 4. HD viết vở tập viết: 
- Yêu cầu HS nêu yêu cầu viết, cho HS viết bài. 
- Theo dõi, hướng dẫn thêm cho một số em viết chậm. 
- Chấm bài, nhận xét.
Chấm chữa bài: 
- Thu 5 - 7 vở chấm bài.
- Nhận xét bài viết.
4. Củng cố, dặn dò.
- Dặn về nhà viết lại những chữ viết chưa đúng, chưa đẹp. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng viết.
- Nhận xét, điều chỉnh.
- Nhắc lại tiêu đề bài.
* Quan sát chữ mẫu.
- Chữ hoa K gồm 3 nét: 
- Cao 5 đơn vị, rộng 5 đơn vị (gồm 6 đường kẻ ngang và 6 đường kẻ dọc).
- Viết bảng con 2 lần.
- Kề vai sát cánh.
- 2, 3 HS đọc câu ứng dụng.
- Chỉ sự đoàn kết bên nhau để gánh vác một công việc.
- Quan sát, nhận xét.
- Chữ cái có độ cao 2,5 li: k, h.
- Chữ cái có độ cao 1,5 li: t.
- Chữ cáicó độ cao 1 li: ê, v, a, c, n. Riêng chữ s có nét xoắn nhô lên trên dòng kẻ.
- Dấu sắc đặt trên a ở chữ sát, dấu huyền trên ê dấu sắc trên a ở chữ cánh.
- Các chữ cách nhau một con chữ o.
- Quan sát, nhận xét.
- Viết bảng con 2 lần.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- Viết bài trong vở tập viết theo đúng mẫu chữ đã qui định.
*HSKG viết đúng và đủ các dòng (tập viết ở lớp) trên trang vở tập viết 2.
- Lắng nghe và thực hiện.
SINH HOẠT LỚP
I. Đánh giá tình hình tuần 12:
 * Nề nếp: - Đi học đầy đủ, đúng giờ.Chưa trật tự nghe giảng cao.
 * Học tập: 
- Hoàn thành chương trình tuần 12, có học bài và làm bài trước khi đến lớp.
- HS yếu tiến bộ chậm, chưa tích cực chuẩn bị bài và tự học . 
 * Văn thể mỹ:
- Thực hiện hát đầu giờ, giữa giờ và cuối giờ nghiêm túc.
- Thực hiện vệ sinh hàng ngày trong các buổi học.
II. Kế hoạch tuần 13:
 * Nề nếp:
- Tiếp tục duy trì SS, nề nếp ra vào lớp đúng quy định.
- Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép.
 * Học tập:
- Tiếp tục thi đua học tập tốt, hoa điểm 13 chào mừng các ngày lễ lớn.
- Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB tuần 13
- Tích cực tự ôn tập kiến thức, chú ý công tác bồi khá, nâng kém.
- Tổ trực duy trì theo dõi nề nếp học tập và sinh hoạt của lớp.
 * Vệ sinh:
- Thực hiện VS trong và ngoài lớp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.
 * Hoạt động khác:
- Nhắc nhở HS tham gia Kế hoạch nhỏ, heo đất và tham gia đầy đủ các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Tiếp tục thực hiện giữ gìn mơi trường xanh - sạch - đẹp.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 12.doc