I. Mục tiêu:
- Ôn lại kiến thức đã học về thời gian.
- Vận dụng các điều đã học để làm bài tập.
II. Các hoạt động dạy - học :
1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài.
2. Hoạt động 2: Hướng dẫn tự học.
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác và làm các bài từ 1 đến 3 - Vở BT trang 43,sau đó chữa bài với các hình thức khác nhau.
3. Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò.
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Học sinh về nhà học bài và làm bài.
Thứ hai ngày tháng năm 2010 Toán (ôn) LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Ôn lại kiến thức đã học về thời gian. - Vận dụng các điều đã học để làm bài tập. II. Các hoạt động dạy - học : 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn tự học. - GV yêu cầu HS nhắc lại cách tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác và làm các bài từ 1 đến 3 - Vở BT trang 43,sau đó chữa bài với các hình thức khác nhau. 3. Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. - Giáo viên nhận xét giờ học. - Học sinh về nhà học bài và làm bài. Tiếng Việt ÔN LUYỆN KỂ CHUYỆN I. Mục tiêu: - Dựa vào tranh minh họa kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện: “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”. - Biết phân vai dựng lại câu chuyện. - Biết kể chuyện tự nhiên, phối hợp điệu bộ, nét mặt, biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. - Có khả năng nghe theo dõi bạn kể để nhận xét đánh giá bạn kể và kể tiếp lời kể của bạn. II. Chuẩn bị: 1- Giáo viên: - PP: quan sát, thảo luận,... -Tranh minh họa bài trong sách giáo khoa. 2- Học sinh: Xem trước câu chuyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: 2. Hướng dẫn kể chuyện: 1. Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 2.Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh kể. - Kể từng đoạn theo nhóm đôi. + Kể theo nhóm. + Đại diện các nhóm kể trước lớp. + Kể toàn bộ câu chuyện theo vai. + Giáo viên cho các nhóm kể toàn bộ câu chuyện. + Sau mỗi lần học sinh kể cả lớp cùng nhận xét. Giáo viên khuyến khích học sinh kể bằng lời của mình. - Phân vai dựng lại câu chuyện. 3. Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. - Giáo viên nhận xét giờ học. - Về kể cho cả nhà cùng nghe. Tiếng Việt ÔN LUYỆN CHÍNH TẢ I. Mục tiêu: - Nghe viết chính xác đoạn 2 của bài “Tôm Càng và Cá Con”. - Trình bày bài chính tả đúng quy định: viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí. - Làm đúng các bài tập về phân biệt r /d, dấu hỏi/ dấu ngã. II. Các hoạt động dạy - học: 1.Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 2. Hoạt động 2: Hướng dẫn nghe- viết. - Giáo viên đọc mẫu đoạn chép. - Hướng dẫn tìm hiểu bài. + Kể lại Tôm Càng cứu Cá Con? + Giáo viên hướng dẫn viết chữ khó vào bảng con: Tôm Càng, Cá Con, vọt tới, ngách đá, vách đá. - Hướng dẫn học sinh viết vào vở. - Yêu cầu học sinh chép bài vào vở. - Theo dõi, uốn nắn, quan sát giúp đỡ các em chậm theo kịp các bạn. - Đọc cho học sinh soát lỗi. 3.Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập. * Bài tập: a) Điền vào chỗ trống r /d: ân tộc, .au cải, .ũng sĩ,ao hàng. b)Tìm 2 từ có tiếng chứa thanh hỏi, 2 từ có tiếng chứa thanh ngã.. 4. Hoạt động 4: Củng cố- Dặn dò. - Giáo viên nhận xét giờ học. Tập đọc TÔM CÀNG VÀ CÁ CON I. Mục tiêu: - Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu và cụm từ rõ ý; bước đầu biết đọc trôi chảy toàn bài. - Hiểu ND: Cá con và Tôm càng đều có tài riêng. Tôm cứu được bạn qua khỏi nguy hiểm. Tình bạn của họ vì vậy càng khăng khít( trả lời được các CH1,2,3,5 ) - HS khá, giỏi trả lời được CH4 ( hoặc CH: Tôm Càng làm gì để cứu Cá Con? ) II. Chuẩn bị: 1- Giáo viên: - PP: Đàm thoại, thảo luận, .... - Tranh minh họa, bảng phụ viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc 2- Học sinh: SGK III. Các hoạt động dạy - học: Tiết 1 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS đọc và TLCH bài “ Bé nhìn biển” 2. Bài mới: a. Phần giới thiệu: - Treo tranh và nêu: Tôm Càng và Cá Con kết bạn với nhau họ đã sẵn sàng cứu nhau khi hoạn nạn sự việc như thế nào. Hôm nay chúng ta tìm hiểu điều đó. b. Đọc mẫu: - Đọc mẫu diễn cảm bài văn.Nhấn giọng ở những từ ngữ tả đặc điểm tài riêng của mỗi con vật. Giọng hơi nhanh và hồi hộp ở đoạn Tôm Càng cứu Cá Con. * Hướng dẫn phát âm: - Hd tìm và đọc các từ khó dễ lẫn trong bài. - Tìm các từ khó đọc có thanh hỏi và thanh ngã hay nhầm lẫn trong bài. - Nghe HS trả lời và ghi các âm này lên bảng. - Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc các từ này. - Yêu cầu luyện đọc từng câu. * Đọc từng đoạn: - Bài này có mấy đoạn? - Các đoạn được phân chia như thế nào? - Yêu cầu HS đọc đoạn 1. - YC lớp đọc thầm và nêu cách đọc giọng của Tôm Càng nói với Cá Con. - HD đọc câu trả lời của Cá Con với Tôm Càng. - Yêu cầu một HS đọc lại đoạn 1. - Yêu cầu một em đọc đoạn 2. - Khen nắc nỏm có nghĩa là gì? - Bạn nào đã được nhìn thấy mái chèo? Mái chèo có tác dụng gì? - Bánh lái có tác dụng gì? - Trong đoạn này Cá Con kể với Tôm Càng về tài của mình vì vậy khi đọc lời nói của Cá Con với Tôm Càng cần thể hiện được sự tự hào của Cá Con. - Gọi một em đọc lại đoạn 2 - Yêu cầu HS đọc đoạn 3 của bài. - Đoạn này kể lại cảnh khi Tôm Càng và Cá Con gặp nguy hiểm các em cần đọc với giọng hơi nhanh và hồi hộp nhưng rõ ràng. Cần ngắt giọng chính xác ở các dấu câu. - Gọi một em đọc lại đoạn 3. - Yêu cầu HS đọc đoạn 4. - Hướng dẫn HS đọc bài với giọng khoan thai, hồ hởi, khi thoát qua tai nạn. - YC HS nối tiếp đọc theo đoạn từ đầu đến hết * Luyện đọc trong nhóm: - Luyện đọc nhóm 4 em. - Theo dõi HS đọc và uốn nắn cho HS. * Thi đọc: - Mời các nhóm thi đua đọc. - YC các nhóm thi đọc đồng thanh và cá nhân. - Lắng nghe nhận xét và ghi điểm. * Đọc đồng thanh: - Yêu cầu đọc đồng thanh đoạn 2 và 3 của bài. Tiết 2: Tìm hiểu bài - Gọi HS đọc đoạn 1 và 2 của bài. - Yêu cầu lớp đọc thầm trả lời câu hỏi: - Tôm Càng đang làm gì ở dưới đáy sông? - Khi đoọTom càng đã gặp một con vật có hình dáng như thế nào? - Cá Con làm quen với Tôm Càng ra sao? - Đuôi của Cá Con có ích lợi gì? - Tìm những từ ngữ cho thấy tài riêng của Cá Con? - Tôm Càng có thái độ như thế nào đối với Cá Con? - Chuyện gì sẽ xảy ra với đôi bạn chúng ta cùng tiếp hiểu tiếp bài. - Gọi một HS đọc đoạn còn lại. - Hãy kể lại việc tôm Càng cứu Cá Con? - Yêu cầu lớp thảo luận theo câu hỏi. - Con thấy Tôm Càng có điểm gì đáng khen? * GV kết luận:Tôm Càng rất thông minh nhanh nhẹn. Nó dũng cảm cứu bạn và luôn quan tâm lo lắng cho bạn. - Gọi HS lên chỉ tranh và kể lại việc Tôm Càng cứu Cá Con. c. Củng cố dặn dò: - Gọi hai em đọc lại bài. - Em thích nhân vật nào trong truyện? Vì sao? - Giáo viên nhận xét đánh giá. - Dặn về nhà học bài xem trước bài mới. Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ vào số 3, số 6. - Biết thời điểm, khoảng thời gian. - Nhận biết việc sử dụng thời gian trong đời sống hằng ngày. - Làm bài tập: Bài 1,bài 2 II. Chuẩn bị: 1- Giáo viên: - PP: thảo luận, thực hành, ... - Mô hình đồng hồ có thể quay được kim chỉ giờ chỉ phút theo ý muốn. 2- Học sinh: Bộ đồ dùng học toán. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng thực hành quay đồng hồ theo yêu cầu: 5 giờ 10phút; 7 giờ 15 phút. - Nhận xét đánh giá ghi điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Hôm nay chúng ta tiếp tục củng cố cách xem đồng hồ. b. Hướng dẫn thực hành: Bài 1: - HS nêu yêu cầu đề bài. - GV HD HS làm bài xem tranh vẽ, hiểu các hoạt động và thời điểm diễn ra các hoạt động đó. - Mời lần lượt từng cặp lên trả lời liền mạch. +Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh. Bài 2: - Gọi một em nêu bài tập - Hà đến trường lúc mấy giờ? - Mời 1 em quay kim đồng hồ đến 7 giờ và GV gắn đồng hồ này lên bảng. - Toàn đến trường lúc mấy giờ? - Mời 1 em quay kim đồng hồ đến 7 giờ 15 phút và GV gắn đồng hồ này lên bảng. - YC QS từng mặt đồng hồ và trả lời câu hỏi: - Ai đến trường sớm hơn? - Vậy bạn Hà đến sớm hơn bạn Toàn bao nhiêu phút? - Yêu cầu học sinh nêu tương tự với câu b. - Mời học sinh khác xét bài bạn. - Giáo viên nhận xét đánh giá ghi điểm. d. Củng cố- Dặn dò: - Nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà học và làm bài tập. Thứ ba ngày tháng năm 2010 Toán TÌM SỐ BỊ CHIA I. Mục tiêu: - Biết cách tìm số bị chia khi biết thương và số chia. - Biết tìm X trong các bài tập dạng: A: a = b ( với a, b là các số bé và phép tính để tìm X là phép nhân trong phạm vi bảng tính đã học ). - Biết giải bài toán có một phép nhân. - Làm đươcj các bài tập :Bài 1,bài 2,bài 3 II. Chuẩn bị: 1- Giáo viên: - PP: quan sát, thực hành, .... - 3 tấm bìa mỗi tấm gắn 3 chấm tròn. 2- Học sinh: Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi học sinh lên bảng sửa bài tập về nhà. - Nhận xét đánh giá bài học sinh. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Hôm nay các em sẽ biết cách tìm số bị chia chưa biết trong phép chia qua bài: “ Tìm số bị chia” b. Khai thác bài: * Nhắc lại quan hệ giữa phép nhân và phép chia - GV gắn lên bảng 6 hình vuông theo hàng như sách giáo khoa. - Nêu: Có 6 hình vuông xếp thành hai hàng. Hỏi mỗi hàng có mấy hình vuông? - Hãy nêu phép tính giúp em tìm được số hình vuông trong mỗi hàng? - Yêu cầu HS nêu tên gọi các thành phần và kết quả trong phép tính trên. - Gắn các thẻ lên bảng để định danh tên các gọi các thành phần và kết quả phép tính. - Nêu bài toán 2: Có một số hình vuông được xếp thành hai hàng. Hỏi 2 hàng có mấy hình vuông? - Hãy nêu phép tính giúp em tìm được số hình vuông trong 2 hàng? - Viết lên bảng phép tính nhân. * Quan hệ giữ phép nhân và phép chia: - YCHS đọc lại hai phép tính vừa lập được. - Trong phép chia 6: 2 = 3 thì 6 gọi là gì? - Trong phép nhân 3 x 2 = 6 thì 6 gọi là gì? - 3 và 2 là gì trong phép chia 6: 2 = 3? - Vậy ta thấy: Trong phép chia số bị chia bằng thương nhân với số chia ( hay bằng tích của thương và số chia ). * Hướng dẫn tìm số bị chia chưa biết. - Viết lên bảng: x: 2 = 5 yêu cầu HS đọc phép tính này. - x là số bị chia chưa biết trong phép chia x: 2 = 5 - x là gì trong phép chia x: 2 = 5? - Muốn tìm số bị chia x trong phép tính chia này ta làm như thế nào? - Hãy nêu ra phép tính tương ứng để tìm x? - Vậy x bằng mấy? - Viết tiếp lên bảng: x = 10 sau đó trình bày bài mẫu. - Yêu cầu HS đọc lại cả bài toán trên - Ta đã tìm được x = 10 để 10: 2 = 5 * Muốn tìm số bị chia trong phép chia ta làm như thế nào? - Yêu cầu lớp học thuộc lòng quy tắc trên. c. Luyện tập: Bài 1: - Gọi HS nêu bài tập 1. - Yêu cầu HS đọc kĩ đề bài SGK - Yêu cầu lớp làm bài vào vở. - Mời 1 em đọc bài làm của mình. - Khi đã biết 6: 3 = 2 có thể nêu ngay kết quả của 2 x 3 không? Vì sao? - Giáo viên nhận xét ghi điểm học sinh. Bài 2: - Đề bài yêu cầu ta làm gì? - x là gì t ... ình tam giác như bài học - Yêu cầu học sinh đọc tên hình. - Hãy đọc tên các đoạn thẳng có trong hình? - Các đoạn thẳng mà các em vừa đọc tên đó chính là các cạnh của hình tam giác ABC. - Vậy hình tam giác ABC có mấy cạnh? Đó là những cạnh nào? - GV chỉ hình ø nêu: Cạnh của hình tam giác chính là các đoạn thẳng tạo thành hình đó. - YC quan sát: Cho biết độ dài của từng đoạn thẳng AB, BC, CA? - Hãy tính tổng độ dài các cạnh AB, BC, CA? - Vậy tổng độ dài các cạnh của hình tam giác ABC là bao nhiêu? - Tổng độ dài các cạnh của hình tam giác ABC chính là chu vi của tam giác ABC. - Vậy chu vi tam giác ABC bằng bao nhiêu? * Giới thiệu về cạnh và chu vi hình tứ giác - Hướng dẫn tương tự như đối với hình tam giác trên. - Chỉ khác hình tứ giác có 4 cạnh ta tính chu vi tứ giác là tính tổng độ dài 4 cạnh. c. Luyện tập: Bài 1: - Giáo viên nêu bài tập. - Bài này yêu cầu ta làm gì. - Khi biết độ dài của các cạnh muốn tính chu vi tam giác đó ta làm như thế nào? - Yêu cầu học sinh thực hiện vào vở. - Mời một em lên tính trên bảng. - Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn - Giáo viên nhận xét đánh giá Bài 2: - Yêu cầu học sinh nêu đề bài - Hướng dẫn HS thực hiện như bài tập. + Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh d. Củng cố- Dặn dò - Nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà học và làm bài tập. Luyện từ và câu TỪ NGỮ VỀ SÔNG BIỂN - DẤU PHẨY I. Mục tiêu: - Nhận biết được một số loài cá nước mặn, nước ngọt (BT1); Kể tên được một số con vật sống dưới nước (BT2). - Biết đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu còn thiếu dấu phẩy ( BT3). II. Chuẩn bị: 1- Giáo viên: - PP: quan sát, thảo luận,...... - Tranh ảnh minh hoạ các loài cá trong bài.Thẻ từ ghi tên các loài cá. Bài tập 3 viết sẵn vào bảng phụ. 2- Học sinh: Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 em lên bảng hỏi đáp theo mẫu. + Đêm qua cây đỗ vì gió to. + Cỏ cây héo khô vì hạn hán. - Nhận xét đánh giá ghi điểm học sinh. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Mở rộng vốn từ về các loài vật sống dưới nước b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài1: Treo tranh minh hoạ và giói thiệu: Đây là các loài cá. Học sinh đọc yêu cầu. - Gọi HS đọc tên các loại cá trong tranh. - Các em hãy quan sát và dùng thẻ từ để gắn tên cho từng loại cá. Yêu cầu lớp suy nghĩ và làm bài cá nhân. - Yêu cầu lớp nhận xét bài bạn. - Cho HS đọc bài theo từng nội dung: Cá nước mặn, cá nước ngọt Bài 2: Treo tranh minh hoạ - Gọi HS đọc yêu cầu - Một học sinh đọc tên các con vật trong tranh - Chia lớp thành 2 nhóm thi tiếp sức. Một HS viết nhanh tên một con vật sống dưới nước rồi chuyển phấn cho bạn viết - Tổng kết tuyên dương nhóm thắng cuộc. Bài 3: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Treo bảng phụ và đọc đoạn văn. - Gọi HS đọc câu 1 và 4. - Yêu cầu 1 HS lên bảg làm. - Gọi HS nhận xét, chữa bài. - Gọi HS đọc lại bài làm. - Nhận xét ghi điểm học sinh. c. Củng cố- Dặn dò: - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn về nhà học bài xem trước bài mới. Tập viết CHỮ HOA X I.Mục tiêu: - Viết đúng chữ hoa X ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ ), chữ và câu ứng dụng: Xuôi (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Xuôi chèo mát mái (3lần). II.Chuẩn bị: 1- Giáo viên: - PP: quan sát, thực hành, ... - Mẫu chữ hoa X đặt trong khung chữ, cụm từ ứng dụng. Vở tập viết. 2- Học sinh: Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy- học: 1. Giới thiệu bài: - Viết chữ X hoa và cụm từ ứng dụng Xuôi chèo mát mái. 2. Hướng dẫn tập viết: * Hướng dẫn viết chữ hoa. - Quan sát số nét, quy trình viết chữ X. - Chữ X hoa cao mấy li - Chữ hoa X gồm mấy nét? Là những nét nào? - Vừa viết mẫu vừa giảng lại quy trình viết lần 2 - Yêu cầu viết chữ hoa X vào không trung và sau đó cho các em viết vào bảng con. * Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng: - Giới thiệu cụm từ ững dụng - Yêu cầu một em đọc cụm từ. - Hiểu cụm từ Xuôi chèo mát mái nghĩa là gì? - Quan sát và nhận xét. - Cụm từ Xuôi chèo mát mái có mấy chữ, là những chữ nào? - Những chữ nào có cùng chiều cao với chữ X hoa và cao mấy li? - Các chữ còn lại cao mấy li? - Hãy nêu vị trí các dấu thanh có trong cụm từ? - Khoảng cách giữa các chữ bằng chừng nào? - Yêu cầu HS viết chữ Xuôi vào bảng con * Hướng dẫn viết vào vở: - Giáo viên theo dõi chỉnh sửa cho học sinh. - Chấm từ 5- 7 bài học sinh. 3. Củng cố dặn dò: - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà hoàn thành nốt bài viết trong vở. Thứ sáu ngày tháng năm 2010 Toán LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Biết tính độ dài đường gấp khúc; tình chu vi hình tam giác, hình tứ giác. - Làm được các bài tập:Bài 1,bài 3,bài 4. II. Chuẩn bị: 1- Giáo viên: - PP: thảo luận, thực hành,.... - Các hình vẽ tam giác, tứ giác như sách giáo khoa. 2- Học sinh: Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 học sinh lên bảng tính chu vi tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là: a. 3cm, 4 cm, 5cm b. 5 cm, 12 cm, 9 cm c. 8 cm, 6 cm, 13 cm - Nhận xét đánh giá ghi điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Hôm nay chúng ta củng cố tiếp về kĩ năng tính chu vi của hình tam giác, hình tứ giác qua bài “ Luyện tập” b. Khai thác: Hướng dẫn luyện tập Bài 1: - Gọi một em nêu bài tập . - Yêu cầu tự suy nghĩ và làm vào vở. - Yêu cầu học sinh đọc tên các cạnh của hình tam giác và tứ giác vẽ được ở phần b và c. - Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn - Giáo viên nhận xét đánh giá ghi điểm. Bài 3: - Yêu cầu học sinh nêu đề bài. - Yêu cầu lớp làm vào vở. - Gọi một học sinh lên bảng giải bài. - Hãy so sánh độ dài đường gấp khúc ABCD và chu vi hình tứ giác ABCD? Vì sao? - Có bạn nói tứ giác ABCD là đường gấp khúc ABCD, theo em bạn nói đúng hay sai? + Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh Bài 4: Yêu cầu học sinh nêu yêu cầu đề bài - Yêu cầu lớp làm vào vở. - Gọi một học sinh lên bảng giải bài. +Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh c. Củng cố- Dặn dò: - Nhận xét đánh giá tiết học - Dặn về nhà học và làm bài tập. Chính tả NGHE VIẾT: SÔNG HƯƠNG I. Mục tiêu: - Chép chính xác bài CT, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. - Làm được BT2 a / b hoặc BT (3) a /b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn. II. Chuẩn bị: 1- Giáo viên: - PP: Đàm thoại, thực hành, .... - Bảng phụ viết sẵn các quy tắc chính tả. 2- Học sinh: Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 3 em lên bảng tìm từ theo yêu cầu. - Nhận xét ghi điểm học sinh. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài - Viết một đoạn trong bài Sông Hương và làm các bài tập. b. Hướng dẫn tập chép: * Ghi nhớ nội dung đoạn viết: - Treo bảng phụ đoạn văn. Đọc mẫu đoạn văn 1 lần sau đó yêu cầu HS đọc lại. - Đoạn trích viết về cảnh đẹp nào? - Đoạn văn miêu tả cảnh đẹp của sông Hương vào thời điểm nào? * Hướng dẫn trình bày: - Đoạn văn có mấy câu? - Trong đoạn văn những từ nào được viết hoa? Vì sao? * Hướng dẫn viết từ khó - Đọc cho HS viết các từ khó vào bảng con. * Viết chính tả:GV đọc HS chép bài vào vở. * Soát lỗi:GV đọc HS dò bài. * Chấm bài: Thu bài chấm chữa. c. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: Gọi HS đọc YC. - Gọi 4 HS lên bảng làm. - Gọi HS nhận xét, chữa bài Bài 2: - Gọi HS đọc YC. - Đọc từng câu hỏi cho HS trả lời. 3. Củng cố, dặn dò: - Gọi HS tìm các tiếng có âm r/d/gi hoặc ưc/ ưt. - Nhận xét tiết học. - Dặn ghi nhớ quy tắc chính tả, về nhà làm lại. Tập làm văn ĐÁP LỜI ĐỒNG Ý- TẢ NGẮN VỀ BIỂN I. Mục tiêu: - Biết đáp lời đồng ý trong một số tình huống giao tiếp đơn giản cho trước ( BT1). - Viết được những câu trả lời về cảnh biển ( đã nói ở tiết tập làm văn tuần trước BT2) II. Chuẩn bị: 1- Giáo viên: - PP: quan sát, thảo luận, .... - Tranh minh hoạ cảnh biển ở tuần.Các tình huống viết vào giấy. 2- Học sinh: Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Kiểm tra bài cũ: - Mời 2 em lên bảng đọc bài làm bài tập 3 một em hỏi một em trả lời - Nhận xét ghi điểm từng em. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - Hôm nay lớp mình học tiếp cách đáp lại lời đồng ý trong một số tình huống giao tiếp và viết đoạn văn ngắn về biển b. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1 (Thực hành) - Giáo viên đưa một số tình huống và gọi 2 HS lên bảng thực hành đáp lại - Một tình huống có thể cho nhiều cặp HS thực hành - Nhận xét cho điểm từng HS.. Bài 2: - Treo bức tranh - Tranh vẽ cảnh gì? - Sóng biển như thế nào? - Trên mặt biển có những gì? - Trên bầu trời có những gì? - Hãy viết đoạn văn theo các câu trả lời của mình - HS đọc bài viết của mình - GV nhận xét và ghi điểm những bài văn hay c. Củng cố- Dặn dò: - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn về viết đoạn văn vào vở chuẩn bị tốt cho tiết sau. Đạo đức LỊCH SỰ KHI ĐẾN NHÀ NGƯỜI KHÁC (T1) I. Mục tiêu: - Biết được cách giao tiếp đơn giản khi đến nhà người khác. - Biết cư sử phù hợp khi đến nhà bạn bè, người quen - Biết được ý nghĩa của việc cư xử lịch sự khi đến nhà người khác. II. Chuẩn bị: 1- Giáo viên: - PP: Đàm thoại, thảo luận, ... - Truyện kể đến chơi nhà bạn. Phiếu học tập. 2- Học sinh: Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy - học: 1. Khởi động: HS hát. 2. Bài mới: *Hoạt động 1:Kể chuyện đến chơi nhà bạn - GV ke câu chuyện “ Đến chơi nhà bạn” - Gọi một em đọc lại câu chuyện. * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. - Chia nhóm Yc thảo luận và trả lời câu hỏi. - Khi đến nhà Trâm Tuấn đã làm gì? - Thái độ của mẹ Trâm khi đó thế nào? - Khi đó An đã làm gì? - An dặn Tuấn điều gì? - khi chơi ở nhà Trâm An cư xử như thế nào? - Vì sao mẹ của Trâm lại không giận nữa? - Em rút ra bài học gì từ câu chuyện này? - Mời đại diện các nhóm lên trình bày. - Nhận xét tổng hợp các ý kiến của học sinh - Kết luận: Chúng ta phải lịch sự khi đến chơi nhà người khác như thế mới là tôn trọng mọi người và tôn trọng chính bản thân mình. * Hoạt động 3: Liên hệ thực tế. - Yêu cầu lớp suy nghĩ và kể lại về những lần em đến nhà người khác chơi và kể lại cách cư xử của em lúc đó. - Yêu cầu lớp nhận xét sau mỗi lần bạn kể. - Khen ngợi những em biết cư xử lịch sự khi đến chơi nhà người khác. 3. Củng cố dặn dò: - Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn hs thực hành bài học vào thực tế. Sinh hoạt SINH HOẠT SAO (Có ở hồ sơ Sao) Ngày ........ tháng ...... năm 2010
Tài liệu đính kèm: