Thiết kế bài dạy lớp 2 năm 2009 - Tuần 19

Thiết kế bài dạy lớp 2 năm 2009 - Tuần 19

I. Mục tiêu:

- Rèn kỹ năng đặt tính, tìm x.

- Rèn kỹ năng giải toán có lời văn.

II. Các hoạt động dạy - học:

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài.

* Hoạt động 2: Hướng dẫn tự học:

- GV yêu cầu HS làm các bài tập 1 đến bài tập 5 trang

* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò.

- Giáo viên nhận xét giờ học.

- Học sinh về nhà học bài và làm bài.

 

doc 20 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1017Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 2 năm 2009 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
@?
Thứ hai ngày .  tháng  năm 2010
 Toán (ôn)
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Rèn kỹ năng đặt tính, tìm x.
- Rèn kỹ năng giải toán có lời văn.
II. Các hoạt động dạy - học: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tự học: 
- GV yêu cầu HS làm các bài tập 1 đến bài tập 5 trang 
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài và làm bài. 
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN TẬP ĐỌC
I. Mục tiêu: 
- Luyện đọc bài Chuyện bốn mùa. Biết nghỉ hơi sau mỗi câu. 
- Biết đọc phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật. 
II. Các hoạt động dạy - học:
 * Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Luyện đọc: 
- Giáo viên đọc mẫu
- Hướng dẫn đọc từng đoạn. 
- Hướng dẫn đọc phân vai.
*Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét giờ học
- Nhắc nhở HS về nhà đọc lại bài.
Tiếng Việt
ÔN LUYỆN CHÍNH TẢ
I. Mục tiêu: 
- Viết đoạn cuối của bài “Lá thư nhầm địa chỉ” SGK-TV2 tập 2 trang 7.
- Phân biệt được l/n; dấu hỏi/dấu ngã.
II. Các hoạt động dạy- học:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài. 
* Hoạt động 2: Hướng nghe viết. 
- Giáo viên đọc mẫu đoạn 1 của bài. 
- Giáo viên nêu câu hỏi:
+ Vì sao khi gửi thư chúng ta phải ghi đúng địa chỉ của người nhận?
 +Giáo viên hướng dẫn viết chữ khó vào bảng con:bóc thư, bưu điện, chuyển,Nga, Tường, Mai, Hải Phòng.
- Hướng dẫn học sinh viết vào vở. 
- GV đọc cho HS viết vào vở. 
- Theo dõi, uốn nắn, quan sát giúp đỡ em chậm theo kịp các bạn. 
- Đọc cho học sinh soát lỗi. 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập 
* Bài tập:
a) Điền vào chỗ trống:l hay n:
.á cây,ỗi niềm,.ảy lộc, ạnh lùng. 
b) Tìm 2 từ có tiếng chứa dấu hỏi, 2 từ có tiếng chứa dấu ngã. 
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
Tập đọc
CHUYỆN BỐN MÙA.
I. Mục tiêu: 
- Đọc rành mạch toàn bài; biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu.
- Hiểu ý nghĩa: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa mỗi vẽ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống ((trả lời được CH 1,2,4). 
- HS khá, giỏi trả lời được cấu hỏi3.
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên: 
- PP: Đàm thoại, thực hành, .
- Tranh minh họa bài học trong sách giáo khoa. 
2- Học sinh: SGK.
III. Các hoạt động dạy- học: 
Tiết 1: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
- Gọi 1 HS lên báng và yêu cầu kể tên 1 các mùa trong năm. nêu đặc điểm của mỗi mùa đó. 
- Giới thiệu: về bốn mùa và ghi tên bài lên bảng.
* Hoạt động 2: Luyện đọc: 
- Giáo viên đọc mẫu, chú ý phân biệt giọng của các nhân vật.
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài. 
- Nêu yêu cầu luyện đọc từng đoạn, sau đó hướng dẫn học sinh chia bài văn thành 2 đoạn. 
- Yêu cầu học sinh đọc chú giải trong Sách giáo khoa. 
- Tồ chức cho học sinh luyện đọc câu văn dài.
- Hướng dẫn giọng đọc của từng nhân vật cho học sinh bằng cách đọc mẫu và yêu cầu học sinh đọc lại. 
- Gọi học sinh đọc lại đoạn 1.
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2. 
- Yêu cầu học sinh đọc lại đoạn 2. 
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp. Giáo viên và cả lớp theo dõi để nhận xét.
Chia nhóm học sinh và theo dõi học sinh đọc theo nhóm. 
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân. 
Tiết 2: Tìm hiểu bài.
- Giáo viên đọc lại bài lần 2, yêu cầu học sinh đọc từng đoạn rồi cả bài để trả lời lần lượt các câu hỏi trong sách giáo khoa. 
* Hoạt động 4: Luyện đọc lại. 
- Yêu cầu học sinh chia nhóm, mỗi nhóm có 6 em nhận các vai trong truyện, tự luyện đọc trong nhóm của mình sau đó tham gia thi đọc giữa các nhóm. 
* Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên hệ thống nội dung bài. 
- Yêu cầu học sinh kể những điều em biết về vẻ đẹp của các mùa trong năm, ngoài những vẻ đẹp đã được nêu trong bài. 
- Học sinh về nhà đọc bài và chuẩn bị bài sau. 
- Nhận xét giờ học
Toán
TỔNG CỦA NHIỀU SỐ.
I. Mục tiêu:
- Nhận biết tổng của nhiều số.
- Biết cách tính tổng của nhiều số.
- Làm được các bài tập:Bài 1 (cột 2), bài 2 ( cột 1,2,3 ),bài 3a.
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên: 
- PP:quan sát, thực hành, .
2- Học sinh: Vở toán. 
III. Các hoạt động dạy- học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập sau:
 2 + 5 = 7
 3 + 12 + 14 = 29
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
- Yêu cầu học sinh đọc lại 2 phép tính trong bài tập kiểm tra bài cũ và hỏi.
- Giới thiệu: Khi chúng ta thực hiện phép cộng có từ 3 số trở lên với nhau là chúng ta đã thực hiện tính tổng của nhiều số
* Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện phép tính.
a) Phép tính: 2 + 3 + 4 = 9.
- Giáo viên viết: Tính 2 + 3 + 4 lên bảng, yêu cầu học sinh đọc, sau đó yêu cầu học sinh tự nhẩm kết quả.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại phép tính
- Yêu cầu học sinh lên bảng đặt tính và thực hiện phép tính theo cột dọc.
- Yêu cầu học sinh nhận xét và nêu lại cách thực hiện phép tính.
b) Phép tính: 12 + 34 + 40 = 86.
- Giáo viên viết: Tính 12 + 34 + 40 lên bảng, yêu cầu học sinh đọc.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và tìm cách đặt phép tính theo cột dọc.
- Yêu cầu học sinh dưới lớp nhận xét bài của bạn trên bảng, sau đó yêu cầu học sinh nêu cách tính.
c) Phép tính: 15 + 46 + 29 + 8 = 98.
- Tiến hành tương tự như trường hợp phép tính 12 + 34 + 40 = 86.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1:
- Yêu cầu học sinh tự làm bài sau đó nêu câu hỏi để học sinh trả lời.
Bài 2:
- Hãy nêu yêu cầu của Bài tập 2.
- Gọi học sinh lên bảng làm bài, học sinh dưới lớp nhận xét bài làm của bạn.
Bài 3:
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài và hướng dẫn: Để làm đúng bài tập cần quan sát kỹ hình vẽ minh họa, điền các số còn thiếu vào ô trống, sau đó thực hiện tính.
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Yêu cầu học sinh đọc tất cả các tổng được học trong bài
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà thực hành tính tổng của nhiều số
Thứ ba ngày .  tháng  năm 2010
Toán
PHÉP NHÂN.
I. Mục tiêu:
- Nhận biết tổng của nhiều số hạng bằng nhau.
- Biết chuyển tổng của nhiều số hạng bằng nhau thành phép nhân.
- Biết đọc, viết kí hiệu của phép nhân.
- Biết cách tính kết quả của phép nhân dựa vào phép cộng.
- Làm được các bài tập:Bài 1,bài 2. 
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên:
- PP: quan sát, thực hành,  
- 5 miếng bìa, mỗi miếng có dán 2 hình tròn; các hình minh họa trong bài tập 1, 3. 
- Học sinh: Vở bài tập. 
III. Các hoạt động dạy- học:
 1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập sau:
Tính: 12 + 35 + 45 =
 56 + 13 + 27 + 9 =
- Nhận xét và cho điểm học sinh.
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài, ghi đầu bài. 
* Hoạt động 2: Giới thiệu phép nhân. 
* Hoạt động 3: Luyện tập. 
Bài 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh: 
- Đọc, viết các số, phân tích các số. 
Bài 2: 
- Hướng dẫn học sinh làm. 
* Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài và làm bài
Kể chuyện
CHUYỆN BỐN MÙA
I. Mục tiêu: 
- Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh, kể lại được đoạn một (BT1); biết kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện (BT2)
- HS khá, giỏi thực hiện được BT3.
II. Chuẩn bị:
1- Giáo viên:
- PP: quan sát, thực hành, 
- Tranh ảnh minh họa. Bảng ghi các câu hỏi gợi ý.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Bài cũ: 
2. Bài mới 
a. Phần giới thiệu:
Hôm nay chúng ta sẽ kể lại câu chuyện đã học tiết tập đọc trước “Chuyện bốn mùa” 
b. Hướng dẫn kể từng đoạn:
* Bước 1: Kể theo nhóm.
- Chia lớp thành 6 nhóm.
-Treo bức tranh.
- Yêu cầu học sinh kể trong từng nhóm.
* Bước 2: Kể trước lớp. 
- Yêu cầu học sinh kể trước lớp.
- Yêu cầu nhận xét bạn sau mỗi lần kể.
- GV có thể gợi ý bằng các câu hỏi.
* Bước 3: Kể lại đoạn 2.
 - Bà Đất nói gì về bốn mùa?
* Bước 4: Kể lại toàn bộ câu chuyện.
- HD HS nói lại câu mở đầu của truyện.
-Yêu cầu kể nối tiếp theo đoạn.
- Chia nhóm yêu cầu HS kể theo vai.
- Mời 1 em kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét ghi điểm từng em.
c. Củng cố dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
- Dặn về nhà kể lại cho nhiều người cùng nghe 
.
Thủ công 
GẤP, CẮT, TRANG TRÍ THIẾP CHÚC MỪNG (T1)
I. Mục tiêu:
- Biết cách cắt,gấp trang trí thiếp chúc mừng.
- Cắt,gấp và trang trí được thiếp chúc mừng. Có thể gấp. cắt thiếp chúc mừng theo kích thước tuỳ chọn. Nội dung và hình thức trang trí có thể đơn giản
- Với HS khéo tay:Cắt,gấp trang trí được thiếp chúc mừng. Nội dung và hình thức trang trí phù hợp, đẹp.
II. Chuẩn bị:
1-Giáo viên:
- PP: quan sát, thực hành, 
- Một số thiếp chúc mừng có hình vẽ minh hoạ cho từng bước.Giấy thủ công và giấy nháp khổ A4, bút màu, kéo cắt, thước...
2- Học sinh: Giấy thủ công và giấy nháp khổ A4, bút màu, kéo cắt, thước...
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh 
- Giáo viên nhận xét đánh giá 
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
- Hôm nay chúng ta tập “Gấp cắt và trang trí thiếp chúc mừng”
b. Khai thác:
*Hoạt động1: Hướng dẫn quan sát và nhận xét 
- Cho HS quan sát mẫu thiếp chúc mừng. 
- Đặt câu hỏi:Thiếp chúc mừng có hình gì? 
- Mặt thiếp có trang trí và ghi nội dung chúc mừng ngày gì?
- Em hãy kể tên những thiếp chúc mừng mà em biết?
* Thiếp chúc mừng gửi tới người nhận bao giờ cũng được đặt trong phong bì.
Chúc mừng Sinh nhật
*Hoạt động 2: Hướng dẫn mẫu. 
Bước 1:Gấp cắt thiếp chúc mừng.
- Gấp cắt tờ giấy hình chữ nhật có chiều dài 20ô, rộng 15 ô.Gấp đôi tờ giấy theo chiều rộng được hình thiếp chúc mừng có kích thước rộng 10 ô, dài 15 ô 
Bước 2: Trang trí thiếp chúc mừng. 
- Tuỳ thuộc vào ý nghĩa của thiệp chúc mừng mà người ta trang trí khác nhau (thiệp chúc mừng năm mới thường trang trí cành đào hoặc mai.Thiếp chúc mừng sinh nhật thường trang trí bằng bông hoa)
- Để trang trí thiếp chúc mừng ta có thể vẽ, xé dán hoặc cắt dán hình lên mặt ngoài thiếp.
- Gọi 1 hoặc 2 em lên bảng thao tác các gấp cắt trang trí thiếp chúc mừng cả lớp quan sát
- GV nhận xét uốn nắn các thao tác gấp, cắt. 
- GV tổ chức cho các em tập gấp, cắt, trang trí thiếp chúc mừng bằng giấy nháp.
-Nhận xét đánh giá tuyên dương các sản phẩm đẹp.
c. Củng cố- Dặn dò:
-Yêu cầu nhắc lại các bước cắt gấp trang trí thiếp chúc mừng.
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nh ... gược trái? 
- Nhắc lại qui trình viết nét 1 sau đó là nét 2 vừa giảng vừa viết mẫu vào khung chữ.
- Từ điểm dừng bút của nét 1 lia bút lên giao điểm của đường kẻ ngang 5 và đường kẻ dọc 3 viết nét cong tròn có 2 đầu uốn vào trong không đều nhau. 
- Điểm dừng bút ở giữa đường kẻ ngang 4 và đường kẻ dọc 5.
* Học sinh viết bảng con 
- Yêu cầu viết chữ hoa P vào không trung và sau đó cho các em viết chữ P vào bảng con 
* Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng:
-Yêu cầu một em đọc cụm từ.
- Em hiểu cụm từ “ Phong cảnh hấp dẫn “ nghĩa là gì?
-Hãy kể tên những phong cảnh hấp dẫn mà em biết?
* Quan sát, nhận xét:
- Cụm từ phong cảnh hấp dẫn có mấy chữ 
- Những chữ nào có cùng chiều cao với chữ P hoa và cao mấy ô li?
- Hãy nêu vị trí các dấu thanh có trong cụm từ?
- Khoảng cách giữa các chữ bằng chùng nào?
* Viết bảng:
- Yêu cầu viết chữ Phong vào bảng
- Theo dõi sửa cho học sinh. 
* Hướng dẫn viết vào vở:
- Theo dõi chỉnh sửa cho học sinh.
 d./Chấm chữa bài 
- Chấm từ 5 - 7 bài học sinh.
- Nhận xét để cả lớp rút kinh nghiệm. 
d. Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà hoàn thành nốt bài viết trong vở.
Tự nhiên xã hội 
ĐƯỜNG GIAO THÔNG
I. Mục tiêu:
- Kể tên các loại đường giao thông và một số phương tiện giao thông.
- Nhận biết một số biển báo giao thông.
- Biết được sự cần thiết phải có một số biển báo giao thông trên đường.
II. Chuẩn bị: 
1-Giáo viên: 
- PP: quan sát, thảo luận,...
- Tranh ảnh trong sách trang 40, 41. 
2- Học sinh: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy – học:	
1. Khởi động: HS hát
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài:
- Giáo viên giới thiệu “Đường giao thông”. 
b. Hoạt động 1: Nhận biết các loại đường giao thông 
* Bước1: Dán 5 bức tranh khổ giấy A3 lên bảng.
- Yêu cầu quan sát 5 hình vẽ trên cho biết mỗi hình đó vẽ gì?
* Bước2: Gọi 5 em lên bảng phát cho mỗi em một tấm bìa õ ghi sẵn tên các loại đường yêu cầu gắn đúng tên vào tranh vẽ các loại đường đó.
* Bước 3: Kết luận đây là 4 loại đường giao thông.
c. Hoạt động 2: Nhận biết các phương tiện giao thông.
Làm việc theo cặp.
- Treo ảnh trang 40 H1 và H2.
- Bức ảnh 1 chụp phương tiện gì?
- Ô tô là phương tiện dùng cho loại đường nào?
- Bức2: Vẽ gì? phương tiện nào chạy trên đường sắt?
- Hãy kể tên những phương tiện hàng không?
- Kể tên một số loại tàu thuyền đi trên sông, trên biển mà em biết?
Làm việc cả lớp: Ngoài các phương tiện nêu trên em còn biết những loại phương tiện nào khác? Nó dành cho những loại đường nào?
- Cho biết tên những loại đường giao thông có ở địa phương?.
d.Hoạt động 3: Nhận biết một số loại biển báo 
- Treo 5 loại biển báo lên bảng.
- Yêu cầu chỉ và nêu tên từng loại nhóm biển báo.
- Biển báo này có hình g? Màu gì?
- Đố bạn loại biển báo nào thường có màu xanh? 
- Loại biển báo nào thường có màu đỏ?
- Bạn phải làm gì khi gặp loại biển báo này?
* Bước 2: Liên hệ thực tế:
- Trên đường đi học về em có thấy các loại biển báo khôn? 
- Hãy nói tên các loại biển báo này?
- Theo em tại sao chúng ta cần nhận biết các loại biển báo trên đường giao thông?
đ. Củng cố - Dặn dò:
- Cho học sinh liên hệ với cuộc sống hàng ngày.
- Xem trước bài mới.
Thứ sáu ngày  tháng .. năm 2010 
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Thuộc bảng nhân 2.
- Biết vận dụng bảng nhân 2 để thực hiện phép tính nhân số có kèm đơn vị đo với một số.
- Biết giải bài toán có một phép nhân ( trong bảng nhân 2 ) 
- Biết thừa số, tích.
- Làm được các bài tập: bài 1a, bài 2, bài 3.
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên:
- PP: quan sát, thực hành,... 
- Viết sẵn nội dung bài tập 4 và 5 lên bảng.
2- Học sinh: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Bài cũ:
- Gọi hai học sinh đọc bảng nhân 2. Hỏi HS về kết quả một phép nhân bất kì nào đó trong bảng.
- Nhận xét đánh giá bài học sinh.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b. Luyện tập:
Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- Bài tập yêu cầu ta làm gì?
- Chúng ta điền mấy vào ô trống? Vì sao? 
- Viết 6 vào ô trống YC HS đọc lại phép tính 
- YC lớp tiếp tục làm với các dòng khác sau đó mời 1 em đọc chữa bài.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Bài 2:
- Yêu cầu HS nêu đề bài và ghi bảng.
- Gọi HS đọc mẫu bài và tự làm bài.
- Gọi học sinh khác nhận xét
+ Nhận xét chung về bài làm của học sinh. 
Bài 3
- Gọi học sinh đọc đề bài.
- Yêu cầu nêu dự kiện và yêu cầu đề bài. 
- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào vở. 
- Gọi một học sinh lên bảng giải.
- Gọi học sinh khác nhận xét bài bạn.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Bài 5:
- Gọi học sinh đọc đề 
- Bài này yêu cầu ta làm gì?
d. Củng cố - Dặn dò:
- Yêu cầu HS ôn lại bảng nhân 2.
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và làm bài tập.
Chính tả:
Nghe - viết: THƯ TRUNG THU
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết chính xác bài CT, trình bày đúng hình thức bài thơ 5 chữ.
- Làm được BT2 a / b hoặc BT(3) a / b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
II. Chuẩn bị:
1- Giáo viên:
- PP: thực hành, thảo luận,... 
-Tranh vẽ minh hoạ bài tập 2. Bảng phụ chép sẵn bài tập3. 
2- Học sinh: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng viết.
- Lớp thực hiện viết vào bảng con. 
- Nhận xét đánh giá phần kiểm tra bài cũ.
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài
-Bài viết hôm nay các em sẽ nghe viết một đoạn trong bài “ Thư trung thu ”
b. Hướng dẫn nghe viết: 
1/Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết 
- Treo bảng phụ 12 dòng thơ yêu cầu đọc. 
- Bài thơ cho ta biết điều gì? 
2/ Hướng dẫn cách trình bày:
- Bài thơ của Bác Hồ có những từ xưng hô nào?
- Bài thơ có mấy câu? Mỗi câu có mấy chữ?
- Các chữ đầu câu thơ viết như thế nào?
- Ngoài những chữ đầu thì còn có những chữ nào cần viết hoa? Vì sao?
3/ Hướng dẫn viết từ khó:
- Tìm những từ dễ lẫn và khó viết.
- Yêu cầu lớp viết bảng con các từ khó.
- Mời hai em lên viết trên bảng lớp, sau đó đọc lại.
4/ Viết chính tả 
- Đọc cho học sinh viết đoạn văn vào vở.
5/Soát lỗi chấm bài:
- Đọc lại chậm rãi để học sinh dò bài. 
-Thu vở chấm điểm và nhận xét.
c. Hướng dẫn làm bài tập 
*Bài 2: 
- Yêu cầu đọc đề.
- YC quan sát tranh làm bài theo yêu cầu.
- Các tổ báo cáo kqû theo hình thức nối tiếp.
- Nhận xét bài làm học sinh.
*Bài 3: 
- Gọi một em đọc yêu cầu đề bài.
- Yêu 2 em lên bảng làm.
- Yêu cầu lớp nhận xét bài làm của bạn.
- Mời 2 HS đọc lại.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
d. Củng cố - Dặn dò:
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà viết lại những chữ viết sai.
Tập làm văn 
ĐÁP LỜI CHÀO - LỜI TỰ GIỚI THIỆU
I. Mục tiêu:
- Biết nghe và đáp lại lời chào, lời tự giới thiệu phủ hợp với tình huống giao tiếp đơn giản (BT1,BT2). 
- Điền đúng lời đáp vào ô trống trong đoạn đối thoại (BT3).
II. Chuẩn bị:
1- Giáo viên:
- PP: thảo luận, thực hành,...
- Tranh vẽ minh họa bài tập 1. Bài tập 3 viết trên bảng lớp. 
2- Học sinh: Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
-Bài TLV hôm nay, các em sẽ thực hành “ Đáp lời chào - Nói lời tự giới thiệu” 
b. Hướng dẫn làm bài tập:
*Bài 1: 
- Treo bức tranh yêu cầu quan sát. 
- Gọi một em đọc đề. 
- Bức tranh 1 minh hoạ điều gì?
- Theo em các bạn nhỏ trong tranh sẽ làm gì?
- Hãy cùng nhau đóng lại tình huống này và thể hiện cách ứng xử mà các em cho là đúng
- Gọi một nhóm lên trình bày.
*Bài 2:
- Mời một em đọc nội dung bài tập. 
- Nhắc lại tình huống để HS hiểu. Yêu cầu lớp suy nghĩ và đưa ra lời đáp với trường hợp khi bố mẹ vắng nhà.
- Nhận xét sau đó chuyển tình huống.
- Dặn HS cảnh giác khi ở nhà một mình không nên cho người lạ vào nhà.
*Bài 3
- Mời một em đọc nội dung bài tập.
- Mời 2 em lên bảng đóng vai.
- Một em đóng vai mẹ Sơn và một em đóng vai bạn Nam để thể hiện lại tình huống trong bà.
- Yêu cầu tự viết bài vở.
- Đọc lại bài làm của mình trước lớp
- Nhận xét ghi điểm học sinh. 
c. Củng cố - Dặn dò:
- Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học. 
- Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau. 
Đạo đức
TRẢ LẠI CỦA RƠI(T1).
I. Mục tiêu: 
- Biết: Khi nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại của rơi cho người mất.
- Biết: Trả lại của rơi cho người mất là người thật thà, được mọi người quý trọng.
- Quý trọng những người thật thà, không tham của rơi.
II. Chuẩn bị: 
1- Giáo viên: 
- PP: quan sát, thực hành,....
- Tranh tình huống, phiếu học tập, một số đồ dùng để sắm vai.
2- Học sinh: Vở bài tập; Các tấm bìa nhỏ ba màu: xanh, đỏ, trắng. 
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. Kiểm tra bài cũ: 
2. Bài mới: 
* Hoạt động1: Thảo luận phân tích tình huống. 
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh và cho biết nội dung. 
- Giáo viên giới thiệu tình huống. 
- Giáo viên ghi nhanh lên bảng.
- Giáo viên tóm tắt các giải pháp chính.
- Giáo viên đặt câu hỏi và chia học sinh thành các nhóm có cùng sự lựa chọn.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh so sánh kết quả của các giải pháp.
Kết luận: Khi nhặt được của rơi cần tìm cách trả lại cho người mất. Điều đó sẽ đem lại niềm vui cho họ và cho chính mình.
* Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc trên phiếu học tập. 
- Giáo viên lần lượt đọc từng ý kiến.
Kết luận: các ý kiến a, c là đúng. Các ý kiến b, d, đ là sai
* Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò. 
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Học sinh về nhà học bài. 
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
- Đánh giá hoạt động tuần qua, triển khai kế hoạch tuần tới.
- Vui chơi giải trí.
II. Nội dung:
1. Đánh giá hoạt động tuần qua:
- GV đánh giá chung các hoạt động về: nề nếp, học tập, lao động của lớp trong tuần qua.
+ Nề nếp: Ổn định tổ chức lớp; đi học chuyên cần, đúng giờ
+ Học tập: Chuẩn bị đầy đủ sách vở, ĐDHT cho HKII. Cần tích cực phát biểu xây dựng bài hơn nữa. Duy trì phong trào thi dua chào mừng ngày HSSV Việt Nam 9/1.
+ Lao động: vệ sinh trường lớp chưa sạch sẽ.
- Tuyên dương những HS chăm ngoan, tích cực trong các hoạt động.
- Phê bình những HS còn mắc phải nhiều khuyết điểm.
2. Kế hoạch tuần tới:
- Duy trì, phát huy các mặt đã đạt được, sửa chữa những khuyết điểm còn mắc phải.
- Tiến hành lao động vệ sinh khu vực trường như sơ đồ phân công.
3. Vui chơi, giải trí:
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi.
Ngày  tháng năm 2010 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 19.doc