Thiết kế bài dạy lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2006 - 2007

Thiết kế bài dạy lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2006 - 2007

I MỤC TIÊU :

- Đọc đúng các từ: Trở lại lớp, nỗi buồn, âu yếm, lặng lẽ, em sẽ làm, tốt lắm, khẽ nói Đọc trơn cả bài.

- Nghỉ hơi đúng sau đó các dấu câu và giữa các cụm từ

- Hiểu được ý nghĩa của các từ: Âu yếm, thì thào, trìu mến, mới mất, đám tang.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài. Sự dịudàng, đầy thương yêu của thầy giáo đã an ủi, động viên bạn hs đang đau buồn vì bà mất, nên bảng càng thêm yêu quý thầy và cố gắng học để không phụ lòng tin của thầy.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ

- Bảng ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.

III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 119 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1370Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy lớp 2 môn Tiếng Việt năm 2006 - 2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ngày tháng năm 200
Tập đọc 
Bàn tay dịu dàng 
I Mục tiêu :
Đọc đúng các từ: Trở lại lớp, nỗi buồn, âu yếm, lặng lẽ, em sẽ làm, tốt lắm, khẽ nóiĐọc trơn cả bài.
Nghỉ hơi đúng sau đó các dấu câu và giữa các cụm từ
Hiểu được ý nghĩa của các từ: Âu yếm, thì thào, trìu mến, mới mất, đám tang.
Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài. Sự dịudàng, đầy thương yêu của thầy giáo đã an ủi, động viên bạn hs đang đau buồn vì bà mất, nên bảng càng thêm yêu quý thầy và cố gắng học để không phụ lòng tin của thầy.
II.Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ 
Bảng ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.
iii.Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
T
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ: 
Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra.
Nhận xét và cho điểm HS.
2.Bài mới: a,Giới thiệu 
Giáo viên đọc mẫu 1 lần giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm.
Yêu cầu HS đọc các từ cần luyện phát âm đã viết trên bảng.
Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài. Nghe và chỉnh sửa lỗi sai cho HS, nếu có.
Giới thiệu các câu cần luyện cách đọc, cách ngắt giọng. Yêu cầu HS tìm cách đọc đúng giọng. Tổ chức cho HS luyện đọc các câu này.
Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn.
Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm.
Thi đọc giữa các nhóm
Cả lớp đọc đồng thanh
Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc thầm bài
- Chuyện gì xảy ra với An và gia đình?
- Từ ngữ nào cho ta thấy An rất buồn khi bà mới mất.
- Khi biết An chưa làm bài tập, thái độ của thầy giáo thế nào?
- Theo em vì sao thầy giáo có thái độ như thế?
- An trả lời thầy thế nào?
- Vì sao An lại hứa với thầy sáng mai sẽ làm bài tập.
- Những từ ngữ hình ảnh nào trong bài cho ta thầy rõ thái độ của thầy giáo?
- Các em thấy thầy giáo của bạn An là người như thế nào?
Nêu Yêu cầu hoạt động sau đó chia nhóm cho HS đọc.
Lắng nghe, nhận xét, cho điểm HS.
3.Củng cố – Dặn dò
H: Em thích nhân vật nào nhất? Vì sao?
Tổng kết giờ học.
3’
30’
2’
- HS 1 đọc đoạn 1,2 bài Người mẹ hiền. Trả lời câu hỏi: Việc làm của Minh và Nam đúng hay sai? Vì sao?
1HS khá đọc mẫu lần 2
Cả lớp theo dõi
Đọc các từ đã giới thiệu ở phần mục tiêu.
Mỗi HS đọc 1 câu từ đầu cho đến hế bài.
Tìm cách đọc và luyện đọc các câu
Đọc theo đoạn cho đến hết bài.
Đoạn 1: Bà của An . âu yếm, vuốt ve.
Đoạn 2: Nhớ bà chưa làm bài tập.
Đoạn 3: Thầy nhẹ nhàng  nói với An.
Hs đọc đoạn trong nhóm.
Đọc bài
Bà của An mới mất.
Lòng nặng trĩu nối buồn, chẳng bao giờ, nhớ bà, An ngồi lặng lẽ, thì thào buồn bã
Thầy không trách An, thầy chỉ dùng đôi bàn tay nhẹ nhàng, trìu mến xoa lên đầu An.
Vì thầy rất thông cảm với nỗi buồn của An, với tấm lòng quý mến bà của An. Thầy biết An vì thương nhớ bà quá mà không làm bài tập chữ không phải em lười.
An trả lời: Nhưng sáng mai em sẽ làm ạ!
Vì An cảm nhận được tình yêu và lòng tin tưởng của thầy với em. Em không muốn làm thầy buồn.
 Thầy nhẹ nhàng xoa đầu An, bàn tay thầy dịu dàng, trìu mến, thương yêu thầy khen An “tốt lắm”!
Thầy là người rất yêu thương, quý mến Hs, biết chia sẻ và cảm thông với HS
- Các nhóm tập luyện và thi đọc theo vai.
- Trả lời
Thứ ngày tháng năm 200
Luyện từ và câu
Từ chỉ hoạt động - trạng thái – dấu phẩy
I.Mục tiêu :
Nhận biết được từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật trong câu.
Biết chọn lựa từ chỉ hoạt động thích hợp để điền vào chỗ trống trong bài ca dao.
Luyện dùng dấu phẩy để ngăn cách các từ chỉ hoạt động cùng làm một nhiệm vụ trong câu.
II.Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi nội dung kiểm tra bài cũ: Nội dung bài tập 2,3
II.Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
T
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ: 
- Treo bảng phụ yêu cầu HS cả lớp làm bài tập sau vào giấy kiểm tra.
điền từ chỉ hoạt động, trạng thái còn thiếu trong các câu sau:
Chúng em. cô giáo giảng bài
Thầy Minh . . Môn Toán
Bạn Ngọc  giỏi nhất lớp em
Mẹ .. chợ mua cá về nấu canh.
Hà đang  bàn ghế.)
- Gọi một số HS đọc bài làm. 
2. Bài mới: Giới thiệu bài
Bài 1:
 Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
Treo bảng phụ, yêu cầu HS đọc câu a.
Từ nào là từ chỉ loài vật trong câu Con trâu ăn cỏ?
Con Trâu đang làm gì?
Nêu: Ăn chính là từ chỉ hoạt động của con trâu.
Yêu cầu HS tự suy nghĩ và làm tiếp câu b, c
Gọi HS đọc bài làm và cho lớp nhận xét.
Cho cả lớp đọc lại các từ: ăn, uống, toả.
Bài 2: Yêu cầu HS đọc đề bài
Yêu cầu Hs suy nghĩ và tự điền các từ chỉ hoạt động thích hợp vào các chỗ trống.
Gọi một số HS đọc bài làm.
Lật bảng phụ cho HS đọc đáp án
Bài 3: Gọi 1HS đọc yêu cầu.
Yêu cầu HS đọc 3 câu trong bài.
Yêu cầu HS tìm các từ chỉ hoạt động của người trong câu: Lớp em học tập tốt lao động tốt.
H: Muốn tách rõ hai từ cùng chỉ hoạt động trong câu người ta dùng dấu phẩy. Suy nghĩ và cho biết ta nên đặt dấu phẩy vào đâu?
Gọi 1 HS lên bảng viết dấu phẩy.
Yêu cầu cả lớp suy nghĩ và làm các câu còn lại.
Cho HS đọc lại các câu sau khi đã đặt dấu phẩy, chú ý nghỉ hơi đúng sau dấu phẩy.
3. Củng cố – Dặn dò
H: Trong bài này chúng ta đã tìm được những từ chỉ hoạt động trạng thái nào?
Cho HS nối tiếp nhau tìm các từ chỉ hoạt động trạng thái.
Tổng kết giờ học.
3’
30’
2’
HS làm bài theo yêu cầu
Điền vào từ chỉ hoạt động ,trạng thái.
Đáp án:a,nghe
 b,dạy
 c,học 
 d,đi
 e,lau
Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật, sự vật trong những câu đã cho.
Con trâu ăn cỏ.
Từ con trâu
Ăn cỏ
Làm bài
Câu b: uống, câu c: toả
Đọc yêu cầu 
Điền từ vào bài đồng dao
Đọc bài làm
Đọc đáp án
Đọc yêu cầu.
Đọc 3 câu trong bài.
Các từ chỉ hoạt động là học tập, lao động
Vào giữa học tập và lao động
Viết dấu phẩy vào câu a
Lớp em học tập tốt, lao động tốt
Làm bài vào vở bài tập, một em làm trên bảng lớp
Cô giáo chúng em rất yêu thương quý mến học sinh ăn uống, toả,đuổi, giơ, , chạy luồn, học tập, lao động yêu thương quý mến, kính trọng biết ơn.
Hoạt động nối tiếp.
Thứ ngày tháng 9 năm 2006
Tập viết
Chữ hoa G
 I.Mục tiêu :
Biết viết chữ G hoa.
Viết cụm từ ứng dụng: Góp sức chung tay.
Viết đúng mẫu chữ ,đúng kiểu chữ, nối chẽ đúng quy định, đúng khoảng cách giữa các chữ.
II.Đồ dùng dạy học:
Mẫu chữ G hoa, cụm từ ứng dụng: Góp sức chúng tay
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
T
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài viết ở nhà của một số HS.
Yêu cầu 2 em lên bảng viết chữ cái E, Ê hoa, cụm từ ứng dụng Em yêu trường em.
2. Bài mới: a,Giới thiệu 
Treo mẫu chữ trong khung chữ cho HS quan sát
- GV nêu quy trình viết 
GV vừa viết mẫu vừa giảng lại qui trình.
GV cho HS viết vào bảng trong chữ G hoa 2-3 lần.
Yêu cầu HS mở vở và đọc cụm từ ứng dụng của bài
H: Bạn nào hiểu Góp sức chung tay nghĩa là gì?
- Yêu cầu HS nhận xét về số chữ trong cụm từ Góp sức chung tay.
- Yêu cầu HS nhận xét vè chiều cao các chữ trong cụm từ ứng dụng.
- Yêu cầu nêu khoảng cách giữa các chữ.
- Yêu cầu HS quan sát chữ mẫu và cho biết cách viết nét nối từ G sang o
- Yêu cầu HS viết bảng con chữ Góp và chỉnh sửa lỗi cho các em nếu có.
- Yêu cầu HS viết vào vở, theo dõi và 
- Thu và chấm một số bài
3.Củng cố – Dặn dò.
Nhận xét giờ học
Về nhà hoàn thành bài viết trong vở bài tập
3’
30’
2’
2 hs viết chữ cái E
Quan sát phân tích chữ mẫu.
Quan sát
Hs nhắc lại qui trình viết.
Viết bảng
Đọc: Góp sức chung tay
Nghĩa là cùng nhau đoàn kết làm một việc gì đó.
Có 4 chữ ghép lại, đó là: Góp, sức, chung, tay.
HS phân tích chiều cao các con chữ.
Tìm điểm đặt bút của chữ o sao cho nét cong trái của chữ o chạm vào điểm dừng bút của chữ G.
Viết bảng
HS viêt: 1 dòng chữ G hoa, cỡ vừa
2 dòng chữ cái G hoa, cỡ nhỏ
1 dòng chữ Góp cỡ vừa
1 dòng chữ Góp cỡ nhọ
3 dòng Góp sức chung tay, cỡ nhỏ
 Thứ ngày tháng năm 200
Tập đọc 
đổi giày
I.Mục tiêu :
Đọc trơn cả bài. 
Đọc đúng các từ: Tập tễnh, quái lạ, khấp khểnh,các từ dễ phát âm sai do ảnh hưởng của phương ngữ: Xỏ nhầm giày, hay là, dễ chịu, gầm giường
Nghỉ hơi đúng theo các dấu câu và giữa các cụm từ.
Biết phân biệt lời kể và lời các nhân vật.
Hiểu nghĩa các từ mới: Tập tễnh, lẩm bẩm, khấp khểnh.
Hiểu nội dung khôi hài của truyện: Cậu bé ngốc nghếch, đi nhầm hai chiếc giày ờ hai đôi cao thấp khác nhau lại đổ tại chân mình bên ngắn, bên dài, đổ tại đường khấp khểnh. Khi có người bảo về nhà đổi giày, cậu cứ ngắm mãi đôi giày ở nhà và phàn nàn đôi này vẫn chiếc cao chiếc thấp.
II.Đồ dùng dạy học:
Tranh bài tập đọc nếu có
Bảng phụ
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
T
Hoạt động học
1 .Kiểm tra bài cũ::Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài Bàn tay dịu dàng
Giáo viên nhận xét ghi điểm
2.Bài mới: a,Giới thiệu 
Giáo viên đọc mẫu 1 lần toàn bài
Cho HS đọc các từ cần luyện phát âm trên bảng phụ.
Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu từ đầu cho đến hết bài.
Giới thiệu các câu cần luyện giọng cho HS tìm cách đọc, thống nhất cách đọc và cho cả lớp luyện đọc.
Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn. Dừng lại ở cuối mỗi đoạn để hỏi về nghĩa các từ mới
Đọc từng đoạn trong nhóm
Thi đọc giữa các nhóm
Cả lớp đọc đồng thanh.
Tìm hiểu bài:
- Vì xỏ nhầm giày, bước đi của cậu bé trông thế nào?
- Khi thấy đi lại khó khăn, cậu bé nghĩ gì?
Em sẽ nói thế nào để giúp cậu bé chọn được hai chiếc giày cùng đôi?
Hs đóng vai
Gv nhận xét bổ xung
3.Củng cố –dặndò
Hãy nêu lại các chi tiết buồn cười trong truyện vui Đôi giày
 Nhận xét tiết học và dặn dò HS chuẩn bị bài sau.
3’
30’
2’
HS 1 đọc đoạn 1,2 và trả lời câu hỏi: Vì sao An buồn, những từ ngữ hình ảnh nào nói lên điều đó?
HS 2 đọc đoạn 3 trả lời câu hỏi: Thái độ của thầy giáo như thế nào khi biết An chưa làm bài tập? Câu chuyện nói lên điều gì?
- Cả lớp theo dõi, 1 HS khá đọc mẫu lần 2
- Đọc các từ đã giới thiệu ở phần mục tiêu.
- Hướng dẫn luyện phát âm, mỗi HS chỉ đọc 1 câu.
Có cậu học trò nọ/vội đến trường nên xỏ nhầm giày,/ một chiếc cao,/một chiếc thấp,//
Quái lạ/sao hôm nay chân mình/ một bên dài,/một bên ngắn?//Hay là/tại đường khấp khểnh?//
Đoạn nối tiếp các đoạn 1,2,3
Đoạn 1: Có cậu học trò  đường khấp khểnh
Đoạn 2: Tới sân trường  dễ chịu
Đoạn 3: Cậu bé . .. chiếc thấp chiếc cao.
Đọc đoạn trong nhóm.
Hs trả lời.
- Cậu bé bước tập tễnh trên đường.
- Khi thấy đi lại khó khăn cậu bé đã nghĩ chân cậu bị một bên dài một bên ngăn, hay là đường khấp khểnh.
- Cậu bé thấy đôi giày ở nhà vẫn là một chiếc cao, chiếc thấp.
- Nhiều HS phát biểu ý kiến. 
VD: Cậu hãy cởi đôi giày ở  ... t ở cuối câu. Dấu hai chấm viết trước lời nói của ai đó (trước lời nói của bác Mèo mướp và tiếng gáy của gà trống). Dấu ngoặc kép đặt đầu và cuối lời nói. Dấu ba chấm đặt giữa các tiếng gáy của gà trống.
2hs đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm
2hs khá làm mẫu trước VD: 
HS1: Cháu đừng khóc nữa, chú sẽ đưa cháu về nhà với mẹ.
HS2: Thật hả chú?
HS1: ừ, đúng thế, nhưng trước hết cháu cho chú biết cháu tên là gì? Mẹ cháu tên là gì? Nhà cháu ở đâu? Nhà cháu có số điện thoại không?
HS2: Cháu tên là A. Mẹ cháu tên là Phương. Nhà cháu ở số 8. Ngõ Chợ, phố Khâm Thiên. Điện thoại nhà cháu là 8342719.
Thực hiện yêu cầu của GV.
 Thứ ngày tháng năm 200
Tiết 5
 I.Mục tiêu :
	- Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng
- Ôn luyện về từ chỉ hoạt động và đặt câu với từ chỉ hoạt động.
- Ôn luyện về kĩ năng nói lời mời, lời đề nghị.
II.Đồ dùng dạy học:
Phiếu viết tên các bài tập đọc.
Tranh minh hoạ bài tập 2. 
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
T
Hoạt động học
1.Bài mới:a) Giới thiệu bài:
*Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng:
Tiên hành như đã giới thiệu ở tiết 1
* Ôn luyện về từ chỉ hoạt động và đặt câu với từ chỉ hoạt động:
Treo tranh minh hoạ và yêu cầu hs gọi tên hoạt động được vẽ trong tranh.
Yêu cầu hs đặt câu với từ tập thể dục
Yêu cầu hs tự đặt câu với các từ khác viết vào vở bài tập.
Gọi một số hs đọc bài, nhận xét và cho điểm hs.
*.Ôn luyện về kĩ năng nói lời mời, lời đề nghị:
Gọi 3 hs đọc 3 tình huống trong bài.
Yêu cầu hs suy nói lời của em trong tình huống 1
Yêu cầu hs suy nghĩ và viết lời nói của em trong các tình huống còn lại vở bài tập.
Gọi một số hs đọc bài làm của mình
Nhận xét và cho điểm hs.
2.Củng cố-dặn dò:
Nhận xét chung về tiết học
Dặn hs về nhà ôn lại các bài tập đã học
33’
2’
Hs đọc theo yêu cầu .
Hs nhận xét.
Nêu: 1 – tập thể dục; 2 – Vẽ tranh; 
3 – học bài; 4 – cho gà ăn; 5 – quét nhà
Một vài hs đặt câu VD:
Chúng em tập thể dục/ Lan và Ngọc tập thể dục/ Buổi sáng, em dậy sớm tập thể dục./
Làm bài cá nhân
3 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm theo.
Một vài hs phát biểu. VD: Chúng em mời cô đến dự buổi họp mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của lớp ạ/ Thưa cô, chúng em kính mời cô đến dự buổi họp mừng ngày Nhà giáo Việt Nam với lớp chúng em ạ!/
Hs làm bài cá nhân
Hs đọc bài làm của mình.
 Thứ ngày tháng năm 200
Tiết 6
I.Mục tiêu :
	- Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng
- Ôn luyện kĩ năng kể chuyện theo tranh và sắp xếp các câu văn thành bài.
- Ôn luyện kĩ năng viết tin nhắn
II.Đồ dùng dạy học:
Phiếu viết tên các bài học thuộc lòng trong chương trình học kì I.
- Tranh minh hoạ bài tập 2. 
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
T
Hoạt động học
1.Bài mới:a) Giới thiệu bài:
*Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng:
Tiên hành tương tự như với kiểm tra đọc thành tiếng
*Kể chuyện theo tranh và đặt tên cho truyện:
Gọi 1hs đọc yêu cầu của bài
Yêu cầu hs quan sát tranh 1
Trên đường phố, mọi người và xe cộ đi lại thế nào?
Ai đang đứng trên lề đường?
Bà cụ định là gì? Bà đã làm được việc bà muốn chưa?
Yêu cầu kể lại toàn bộ nội dung tranh1.
Yêu cầu quan sát tranh 2
Lúc đó ai xuất hiện?
Theo em cậu bẽ sẽ làm gì, nói gì với bà cụ. Hãy nói lời của cậu bé.
Khi đó bà cụ sẽ nói gì? hãy nói lại lời bà cụ.
Yêu cầu quan sát tranh 3 và nêu nội dung tranh
Yêu cầu kể lại toàn bộ câu chuyện.
Yêu cầu hs đặt tên cho truyện
* Viết tin nhắn:
Gọi 1 hs đọc yêu cầu của bài
Vì sao em phải viết tin nhắn?
Nội dung tin nhắn cần những gì để bạn có thể đi dự Tết Trung Thu?
Yêu cầu hs làm bài. 2 hs lên bảng viết
2.Củng cố-dặn dò:
Nhận xét chung về tiết học
Dặn hs về nhà ôn lại các bài tập đã học
33’
2’
1 hs đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm theo.
Trên đường phố người và xe đi lại tấp nập
Có một bà cụ già đang đứng bên lề đường.
Bà cụ định sang đường nhưng mãi vẫn chưa sang được.
Thực hành kể chuyện theo tranh 1.
Lúc đó một cậu bé xuất hiện.
Cậu bé hỏi: Bà ơi, cháu có giúp được bà điều gì không?/Bà ơi, bà muốn sang đường phải không, để cháu giúp bà nhé!/ Bà ơi, bà đứng đây là gì?
Bà muốn sang bên kia đường nhưng xe cộ đi lại đông qúa, bà không sang được.
Cậu bé đưa bà cụ qua đường/Cậu bé dắt tay đưa bà cụ qua đường
Kể nối tiếp theo nội dung từng tranh. Sau đó 2hs kể lại cả nội dung của truyện.
Nhiều hs phát biểu.
đọc yêu cầu
Vì cả nhà bạn đi vắng.
Cần ghi rõ thời gian, địa điểm tổ chức.
Làm bài cá nhân
 Thứ ngày tháng năm 200
 Tiết 7
I.Mục tiêu :
	- Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng
- Ôn luyện về từ chỉ đặc điểm của người và vật.
- Ôn luyện về viết bưu thiếp.
II.Đồ dùng dạy học:
Phiếu ghi tên bài thơ, chỉ định đoạn thơ cần kiểm tra học thuộc. 
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
T
Hoạt động học
1.Bài mới: a) Giới thiệu bài:
*Kiểm tra học thuộc lòng:
* Ôn luyện các từ chỉ đặc điểm của người và vật:
Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 2.
Sự vật được nói đến trong câu Càng về sáng, tiết trời càng lạnh giá là gì?
Càng về sáng, tiết trời như thế nào?
Vậy từ nào là từ chỉ đặc điểm của tiết trời khi về sáng?
Yêu cầu tự làm các câu còn lại và báo cáo kết quả làm bài.
Theo dõi và chữa bài.
*.Ôn luyện về cách viết bưu thiếp:
Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 3
Yêu cầu hs tự làm bài sau đó gọi một số hs đọc bài làm, nhận xét và cho điểm. 
2.Củng cố-dặn dò:
Nhận xét chung về tiết học
Dặn hs về nhà ôn lại các bài tập đã học.
33’
2’
Hs đọc thuộc lòng.
1hs đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
Là tiết trời.
Càng lạnh giá hơn
Lạnh giá
b)Vàng tươi, sáng trưng, xanh mát
c) siêng năng, cần cù.
2 hs đọc thành tiếng.
 Cả lớp đọc thầm ,làm bài cá nhân.
Gọi hs đọc bài làm.
Về nhà ôn tập.
 Thứ ngày tháng năm 200
 Tiết 8
 I.Mục tiêu :
	- Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng
- Ôn luyện cách nói câu đồng ý, không đồng ý.
- Ôn luyện cách viết đoạn văn ngắn(5 câu) theo chủ đề cho trước.
II.Đồ dùng dạy học:
Phiếu ghi tên, đoạn thơ cần kiểm tra học thuộc lòng. 
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
T
Hoạt động học
1.Bài mới:a) Giới thiệu bài:
*Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng:
*. Ôn luyện về từ chỉ hoạt động:
Gọi 1 hs đọc đề bài.
Yêu cầu 2hs làm mẫu tình huống 1.
Yêu cầu 2hs ngồi cạnh nhau thực hành theo tình huống sau đó gọi một số nhóm trình bày.
Nhận xét và cho điểm từng cặp hs.
Tình huống b .
Hs nêu tình huống .
Hs giải quyết tình huống .
Tình huống c
Tình huống d
*.Viết khoảng 5 câu nói về một bạn lớp em:
Yêu cầu 1 hs đọc đề bài.
Yêu cầu hs tự làm bài .
Chấm điểm một số bài tốt. 
2.Củng cố-dặn dò:
Nhận xét chung về tiết học
Dặn hs về nhà ôn lại các bài tập đã học
33’
2’
Hs đọc tập đọc và học thuộc lòng.
1hs đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
Làm mẫu: VD với tình huống a): 
HS 1(vai bà): Hà ơi, xâu giúp bà cái kim!
HS2(vai cháu): Vâng ạ! Cháu sẽ giúp bà ngay đây ạ! Vâng ạ! Bà đưa kim đây cháu xâu cho ạ!... 
HS1: Ngọc ơi! Em nhặt rau giúp chị với!
HS2: Chị chờ em một lát. Em là xong bài tập sẽ giúp chị ngay./ Chị ơi một tí nữa em giúp chị được không? Em vận chưa làm xong bài tập...
HS1: Hà ơi! Bài khó quá, cậu làm giúp tớ với.
HS2: Đây là bài kiểm tra mình không thể làm giúp bạn được, bạn thông cảm.
HS1: Ngọc ơi, cho tớ mượn cái gọt bút chì.
HS2: Đây, cậu lấy mà dùng/ Đây, nó đây/ Ôi mình để quên nó ở nhà rồi tiếc quá ... 
1hs đọc thành tiếng. 
Cả lớp đọc thầm
Làm bài và đọc bài làm.
 Thứ ngày tháng năm 200
 Tiết 9
 Kiểm tra đọc(đọc hiểu-ltvc)
I.Mục tiêu :
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản
- Ôn tập về cặp từ cùng nghĩa .
- Củng cố mẫu câu Ai thế nào?
II.tiến hành:
	- GV nêu yêu cầu của tiết học.
	- Yêu cầu hs mở SGK và đọc thầm văn bản Cò và vạc.
	- Yêu cầu hs mở vở BT và làm bài cá nhân.
	- Chữa bài.
	- Thu và chấm một số bài sau đó nhận xét kết quả làm bài của HS.
 Thứ ngày tháng năm 200
 Tiết 10
Kiểm tra viết (chính tả-tlv)
I.Mục tiêu :
- Luyện kĩ năng viết chính tả.
- Luyện kĩ năng viết đoạn văn ngắn theo chủ đề cho trước.
II. cách tiến hành:
	1. Nêu nội dung và yêu cầu tiết học
	2. Đọc bài Đàn gà mới nở.
	3. Yêu cầu 1 hs đọc lại sau đó cho cả lớp đọc đồng thanh.
	4. Yêu cầu hs nêu cách trình bày bài thơ
	5. Đọc bài thong thả cho hs viết.
	6. Đọc bài cho HS soát lỗi
	7. Yêu cầu hs suy nghĩ và tự làm bài trong Vở bài tập Tiếng Việt tập một.
	8. Chấm và nhận xét bài làm của hs.
Tuần 19
 Thứ ngày tháng năm 200
 Tập đọc
Chuyện bốn mùa
I.Mục tiêu :
Đọc trơn được cả bài, đúng các từ ngữ có âm đầu l/n, từ mới:nuôi sao cho xuể.
Hiểu từ ngữ: Đâm chồi nảy lộc, đơm , thủ thỉ, bập bùng.
Nội dung: qua câu chuyện của bốn nàng tiên tượng trưng cho bốn mùa, tác giả muốn nói với chúng ta rằng mùa nào trong năm cũng vó vẻ đẹp riêng và có ích lợi cho cuộc sống.
II.Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK
Bảng phụ viết sẵn các câu cần luyện đọc. 
III.Hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
T
Hoạt động học
1 .Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2 HS lên đọc bài Bé Hoa và trả lời câu hỏi.
Nhận xét cho điểm hs.
2.Bài mới: a,Giới thiệu giáo viên đọc mẫu.
Giáo viên cho học sinh phát âm từ khó, giáo viên nhận xét sửa sai.
Giáo viên cho học sinh đọc nối tiếp từng đoạn đến hết bài.
Giáo viên hướng dẫn đọc ngắt đoạn khó. Yêu cầu đọc đoạn trong nhóm. Thi đọc giữa các nhóm.
đọc đồng thanh
Tìm hiểu nội dung:
Giáo viên đọc bài và hỏi
Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho những mùa nào?
Nàng Đông nói về Xuân như thế nào?
Bà Đất nói về Xuân như thế nào?
Vậy mùa Hạ có nét đẹp gì?
Trong tranh minh hoạ nàng tiên nào là Hạ? vì sao?
Mùa nào làm cho trời xanh cao,cho nhớ ngày tựu trường?
Mùa Thu còn có nét đẹp nào nữa?
Nàng tiên thứ tư tên là gì?
Nêu vẻ đẹp của nàng.
Con thích nhất mùa nào? vì sao?
Giáo viên cho học sinh thi đóng vai cho từng nhân vật. 
3.Củng cố –dặn dò
Gọi 1 hs đọc lại bài.
3 hs đọc lại chuyện theo vai.
Nhận xét tiết học.Dặn hs về nhà đọc lại bài.
3’
30’
2’
Tiết 1
Đọc nối tiếp câu.
tìm từ khó và đọc: sung sướng,nảy lộc,trái ngọt,đêm trăng,
Đọc nối tiếp đoạn.
Học sinh ngắt câu dài.
Đọc đoạn trong nhóm
Tiết 2
Xuân, Hạ , Thu , Đông.
Là người sung sướng nhất..
Làm cho cây tươi tốt, có nắng ,làm cho trái ngọt
Nàng tiên mặc áo vàng, cầm chiếc quạt là nàng Hạ..
Mùa thu :
Làm cho bưởi chín vàng..
đội mũ và quàng khăn dài
Trả lời theo suy nghĩ.
Thi đóng vai
.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 2 nom TV 2006-2007 in.doc