Giáo án dạy Tuần 19, 20 - Trường TH Đinh Bộ Lĩnh

Giáo án dạy Tuần 19, 20 - Trường TH Đinh Bộ Lĩnh

MÔN: TẬP ĐỌC

 CHUYỆN BỐN MÙA

I. MỤC TIÊU:

 - Đọc rành mạch toàn bài; biết ngắt; nghĩ hơi đúng sau các dấu câu

 - Hiểu ý nghĩa: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống. (trả lời được CH 1, 2, 4)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

 - Bảng phụ viết sẵn câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc đúng.

 

doc 63 trang Người đăng duongtran Lượt xem 910Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy Tuần 19, 20 - Trường TH Đinh Bộ Lĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÏC KÌ: II 	 Töø ngaøy: 3 /01/2011
TUAÀN LEÃ:19	 Ñeán ngaøy:7 /01/2011
 Thöù
Tieát
Lôùp
Tieát
thöù
TEÂN BAØI GIAÛNG
GHI CHUÙ
2
CC
2
TÑ
T1
Chuyeän boán muøa
TÑ
T2
Chuyeän boán muøa
T
Toång cuûa nhieàu soá haïng
ÑÑ
Traû laïi cuûa rôi (t1)
3
KC
Chuyeän boán muøa
T
Pheùp nhaân
TC
Caét, gaáp, trang trí thieäp chuùc möøng
TN-XH
Ñöôøng giao thoâng
4
TÑ
Thö trung thu
T
Thöøa soá-Tích
CT
TC Chuyeän boán muøa
AÂ-N
Hoïc baøi haùt: Treân con ñöôøng ñeán tröôøng
TD
Baøi 37
5
LTVC
Töø ngöõ veà caùc muøa. Ñaët vaø traû lôøi caâu hoûi: Khi naøo?
T
Baûng nhaân
TV
Chöõ hoa: P
MT
Veõ tranh theo ñeà taøi: Saân tröôøng trong giôø chôi
6
TD
Baøi 38
CT
N-V Thö trung thu
T
Luyeän taäp
TLV
Ñaùp lôøi chaøo-Lôøi töï giôùi thieäu
SHTT
Sinh hoaït cuoái tuaàn
7
TUẦN 19
 Thứ hai ngày 3/ 01/ 2011
MÔN: TẬP ĐỌC
 CHUYỆN BỐN MÙA 
I. MỤC TIÊU:
 - Đọc rành mạch toàn bài; biết ngắt; nghĩ hơi đúng sau các dấu câu
 - Hiểu ý nghĩa: Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa mỗi vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống. (trả lời được CH 1, 2, 4)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Tranh minh họa bài đọc trong SGK. 
 - Bảng phụ viết sẵn câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc đúng. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG - DẠY HỌC: TIẾT 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động (1’)
2. Mở đầu:
- GV giới thiệu 7 chủ điểm của sách Tiếng Việt 2, tập hai: Từ học kì II, sách Tiếng Việt 2 sẽ đưa các em đến với thế giới tự nhiên xung quanh qua các chủ điểm 4 mùa, Chim chóc, Muông thú, Sông biển, Cây cối. Sách còn cung cấp cho các em những hiểu biết về Bác Hồ, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, và về nhân dân Việt Nam qua các chủ điểm Bác Hồ, Nhân dân.
3. Bài mới:(30’)
 Giới thiệu: Chuyện bốn mùa mở đầu chủ điểm Bốn mùa. GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa, trả lời câu hỏi: Tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì? 
Muốn biết bà cụ và các cô gái là ai, họ đang nói với nhau điều gì, các em hãy đọc chuyện bốn mùa.
v Hoạt động 1: Luyện đọc, kết hợp với giải nghĩa từ
a.GV đọc mẫu toàn bài, tóm tắt nội dung
b.Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ mới:
- HD luyện đọc từng câu
- HD luyện đọc từ khó
- HD luyện đọc từng đoạn 
- GV treo bảng phụ ghi các câu cần luyện đọc, hướng dẫn cách ngắt hơi câu dài và cách đọc với giọng thích hợp.
 - Giải nghĩa từ mới:
- LĐ trong nhóm
 - Thi đọc: GV tổ chức cho các nhóm thi đọc cá nhân, đồng thanh.
- Hát
- HS mở mục lục sách Tiếng Việt 2, tập hai. 1 em đọc tên 7 chủ điểm.
- Tranh vẽ một bà cụ béo tốt, vẻ mặt tươi cười ngồi giữa bốn cô gái xinh đẹp, mỗi người có cách ăn mặc riêng.
- HS theo dõi SGK và đọc thầm theo
- HS nối tiếp nhau LĐ từng câu.
- HS LĐ các từ: Vườn bưởi, tựu trường nảy lộc, tinh nghịch.
- HS nối tiếp đọc từng đoạn trong bài.
- HS LĐ các câu:
 + Có em/ mới có bập bùng bếp lửa nhà sàn,/ có giấy ngủ ấm trong chăn.//
 + Cháu có công ấm ủ mầm sống/ để xuân về/ cây cối đâm chồi nảy lộc.//
 + đâm chồi nẩy lộc, đơm, bập bùng, tựu trường.
- HS nối tiếp đọc từng đoạn theo nhóm 4, cả nhóm theo dõi sửa lỗi cho nhau.
- Các nhóm cử bạn đại diện nhóm mình thi đọc. 
- Cả lớp theo dõi, nhận xét, chọn cá nhân, nhóm đọc đúng và hay.
 - Cả lớp ĐT đoạn 1.
TIẾT 2
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động (1’)
v Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài
+ Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho những mùa nào trong năm?
+ Em hãy cho biết mùa xuân có gì hay theo lời nàng Đông? 
+ Mùa xuân có gì hay theo lời bà Đất? 
+ Mùa hạ, mùa thu, mùa đông có gì hay? 
+ Em thích nhất mùa nào? Vì sao? 
v Hoạt động 3: Luyện đọc.
- Thi đọc truyện theo vai.
- GV nhắc các em chú ý đọc phân biệt lời kể chuyện với lời đối thoại của nhân vật như đã hướng dẫn.
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: (3’)
- GV hỏi HS về ý nghĩa bài văn.
- Nhận xét tiết học.
+ Bốn nàng tiên trong truyện tượng trưng cho 4 mùa trong năm: xuân, hạ, thu, đông.
 + Xuân về, vườn cây nào cũng đâm chồi nảy lộc.
 + Xuân làm cho cây lá tươi tốt.
 + Mùa hạ: Có nắng làm cho trái ngọt, hoa thơm. Có những ngày nghỉ hè của học trò
 + Mùa thu: Có vườn bưởi tím vàng.
Có đêm trăng rằm rước đèn, phá cỗ.
Trời xanh cao, HS nhớ ngày tựu trường.
 + Mùa đông: Có bập bùng bếp lửa nhà sàn, giấc ngủ ấm trong chăn. Ấp ủ mầm sống để xuân về, cây cối đâm chồi nảy lộc.
- Em thích mùa xuân vì mùa xuân có ngày Tết.
- Em thích mùa hè vì được cha mẹ cho đi tắm biển.
- Mỗi nhóm 6 em phân các vai: Người dẫn chuyện, 4 nàng tiên Xuân, Hạ, Thu, Đông và bà Đất.
- Các nhóm thi đua đọc.
- Bài văn ca ngợi 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng, đều có ích cho cuộc sống
MÔN: TOÁN
TIẾT 88: TỔNG CỦA NHIỀU SỐ 
I. MỤC TIÊU:
 - Nhận biết tổng của nhiều số.
 - Biết cách tính tổng của nhiều số.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 Bộ thực hành toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) 
- GV nhận xét.
3. Bài mới:(28’) 
Giới thiệu: GV giới thiệu rồi ghi tên lên bảng.
Hoạt động 1: Giới thiệu tổng của nhiều số và cách tính
a)GV viết lên bảng : 2 + 3 + 4 =và giới thiệu đây là tổng của các số 2, 3 và 4. 
- GV giới thiệu cách viết theo cột dọc của 2 + 3 + 4 rồi hướng dẫn HS nêu cách tính và tính
b) GV giới thiệu cách viết theo cột dọc của tổng 12 + 34 + 40 rồi hướng dẫn HS nêu cách tính và tính.
c) GV giới thiệu cách viết theo cột dọc của 15 + 46 + 29 + 8 rồi hướng dẫn HS nêu cách tính và tính.
- GV yêu cầu HS đặt tính 
v Hoạt động 2: Thực hành tính tổng của nhiều số.
Bài 1:Tính
- GV gọi HS đọc.
Bài 2: Tính
 GV hướng dẫn cách làm.
Bài 3: Số?
Hướng dẫn HS nhìn hình vẽ để viết tổng và các số thiếu vào chỗ chấm. 
- Hát
- HS làm bài tự kiểm tra.
- 2 + 3 + 4 = 9
+ HS tự đặt tính: viết tổng của nhiều số theo cột dọc: Viết số này dưới số kia sao cho đơn vị thẳng cột với đơn vị, chục thẳng cột với chục, rồi kẻ vạch ngang, viết dấu + và cộng từ phải sang trái.
- HS đọc đề nêu yêu cầu.
- 4 HS lên bảng làm bài. 
- Lớp làm bảng con, nhận xét
- HS đọc đề nêu yêu cầu.
- 4 HS lên bảng làm.
- Lớp làm BC, nhận xét bài của bạn.
- HS nêu cách tính và nhận ra các tổng có các số hạng bằng nhau đó là: 15+15+15+15 và 24+24+24+24 
- HS đọc đề nêu yêu cầu.
- HS đọc từng tổng “5 lít cộng 5 lít cộng 5 lít cộng 5 lít bằng 20 lít” Nhận ra tổng nay có các số hạng bằng nhau.
- “Tổng 5l + 5 l + 5 l + 5l có 4 số hạng đều bằng 5 l” 
- HS làm bài vào vở.
- Nhóm đôi đổi vở kiểm tra.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: (3’)
 - Chuẩn bị: Phép nhân.
 - Nhận xét tiết học.
MÔN: ĐẠO ĐỨC
BÀI 9: TRẢ LẠI CỦA RƠI (T1)
I. MỤC TIÊU:
- Biết: khi nhặt được của rơi cần phải tìm cách trả lại cho người mất.
- Biết: trả lại của rơi cho người mất là người thật thà, được mọi người quí trọng.
- Quí trọng những người thật thà, không tham của rơi.
II. ĐÒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Nội dung tiểu phẩm cho Hoạt động 1 – Tiết 1. 
 - Phiếu học tập ( Hoạt động 2 - Tiết 1). Các mảnh bìa cho Trò chơi “Nếu thì”. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ: (3’) Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
+Em đã làm gì để giữ vệ sinh nơi công cộng?
+ Mọi người cần làm gì để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng?
- GV nhận xét.
3. Bài mới:(28’) Giới thiệu: (1’)Giới thiệu ngắn gọn và ghi tựa bài lên bảng.
v Hoạt động 1: Diễn tiểu phẩm.
- GV yêu cầu một nhóm HS chuẩn bị trước tiểu phẩm lên trình bày trước lớp.
- Nêu câu hỏi: Hai bạn HS phải làm gì bây giờ?
- Đưa ra đáp án đúng: Ở trong tình huống này, hai bạn HS nên trả lại ví cho người phụ nữ. Nếu không kịp đưa ngay cho người phụ nữ thì hai bạn có thể đứng chờ hoặc đưa cho bác bán hàng, nhờ bác trả lại giúp cho người phụ nữ.
* Kết luận: Khi nhặt được của rơi, cần trả lại cho người mất.
v Hoạt động 2: Nhận xét hoạt động.
- Phát phiếu cho các nhóm HS.
- GV nhận xét các ý kiến của HS.
* Kết luận: Nhặt được của rơi cần trả lại cho người mất. Làm như thế sẽ không chỉ mang lại niềm vui cho người khác mà còn mang lại niềm vui cho chính bản thân mình.
- Hát
- HS trả lời. Bạn nhận xét.
- Một nhóm HS trình bày tiểu phẩm.
Nội dung: Hai bạn HS vào cửa hàng mua sách báo. Một người phụ nữ sau khi mua, đánh rơi ví tiền. Trong lúc đó sạp báo lại rất đông khách, chẳng ai để ý đến hai bạn cả.
- Các nhóm HS thảo luận, đưa ra cách giải quyết tình huống và chuẩn bị sắm vai.
- Một vài nhóm HS lên sắm vai.
- Các nhóm trao đổi, nhận xét, bổ sung.
- Các nhóm HS nhận phiếu, thảo luận cùng làm phiếu.
 PHIẾU HỌC TẬP
Đánh dấu x vào ô trước ý kiến em cho là đúng ( giải thích).
 a.Trả lại của rơi là thật thà, tốt bụng.
 b.Trả lại của rơi là ngốc nghếch.
 c.Chỉ trả lại của rơi khi món đồ đó có giá trị.
 d.Trả lại của rơi sẽ mang lại niềm vui cho người mất và cho chính bản thân mình.
 đ.Không cần trả lại của rơi.
- Các nhóm HS trình bày kết quả và có kèm giải thích.
- Các nhóm trao đổi, nhận xét, bổ sung
v Hoạt động 3: Trò chơi “Nếu Thì”
 - GV phổ biến luật chơi:
 + Hai dãy chia làm 2 đội. Dãy bìa làm Ban giám khảo.
 + GV phát cho 2 dãy các mảnh bìa ghi sẵn các câu; nhiệm vụ của các đội phải tìm được cặp tương ứng để ghép thành các câu đúng.
	Dãy 1	Dãy 2	
Nếu em nhặt được ví tiền
Thì em sẽ đem gửi trả lại cho anh (chị)
1)	 a)	
Nếu em nhặt được hộp màu bạn bỏ quên trong ngăn bàn
2)	 b)
Thì em sẽ đem nộp cho cô tổng phụ trách
Thì em sẽ gửi trả lại người mất
Thì em sẽ giữ cẩn thận và đem trả lại bạn.
Thì em sẽ nộp cho chú công an
Nếu em nhặt được tiền ở sân trường
3)	 c)
Nếu em nhặt được một cái bút rất đẹp
4)	 d)	
Nếu em nhặt được tiền anh (chị) mình làm rơi
5)	 e)
 Đáp án: 1 – e, 2 – b, 3 – d, 4 – c, 5 – a.
IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: (3’)
 - HS đọc lại phần ghi nhớ. 
- Chuẩn bị: Tiết 2.
- Nhận xét tiết học.
MÔN: KỂ CHUYỆN
CHUYỆN BỐN MÙA
I. MỤC TIÊU:
- Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi tranh, kể lại được đoạn 1 (BT1); biết kể nối tiếp từng đoạn của câu chuyện (BT2)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - 4 tranh minh họa đoạn 1. Một vài trang phục đơn giản cho HS đóng vai các vai nhân vật để dựng lại câu chuyện.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ: (3’)
- GV yêu cầu 4, 5 HS nói lên câu chuyện đã học trong học kì I mà em thích nhất. Sau đó kiểm tra khả năng nhớ truyện đã đọc
- GV nhận xét.
3. Bà ...  mượn	: . . . quyển?
Bài giải
Năm em HS được mượn số sách là
	4 x 5 = 20 (quyển sách)
	Đáp số: 20 quyển sách.
MÔN: TẬP VIẾT
Tiết: Q – Quê hương tươi đẹp.
I. MỤC TIÊU:
- Viết đúng chữ hoa Q (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Quê ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Quê hương tươi đẹp ( 3 lần)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
GV: Chữ mẫu Q . Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ.
HS: Bảng, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) 
Kiểm tra vở viết.
Yêu cầu viết:P
Hãy nhắc lại câu ứng dụng.
Viết : Phong cảnh hấp dẫn. 
GV nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
GV nêu mục đích và yêu cầu.
Nắm được cách nối nét từ các chữ cái viết hoa sang chữ cái viết thường đứng liền sau chúng.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ cái hoa
Ÿ Phương pháp: Trực quan.
ò ĐDDH: Chữ mẫu: Q 
Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
* Gắn mẫu chữ Q 
Chữ Q cao mấy li? 
Gồm mấy đường kẻ ngang?
Viết bởi mấy nét?
GV chỉ vào chữ Q và miêu tả: 
+ Gồm 2 nét – nét 1 giống nét 1 của chữ O, nét 2 là nét cong dưới có 2 đầu uốn ra ngoài không đều nhau.
GV viết bảng lớp.
GV hướng dẫn cách viết:
Nét 1: Đặt bút trên đường kẽ 6, viết nét móc ngược trái. Dừng bút trên đường kẽ 4.
Nét 2: từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút xuống đường kẽ 2, viết nét cong trên có 2 đầu uốn ra ngoài , dừng bút ở giữa đường kẽ 2 và đường kẽ 3.
GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết.
HS viết bảng con.
GV yêu cầu HS viết 2, 3 lượt.
GV nhận xét uốn nắn.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng.
Ÿ Phương pháp: Đàm thoại.
ò ĐDDH: Bảng phụ: câu mẫu
* Treo bảng phụ
Giớithiệu câu:Quê hương tươi đẹp.
Quan sát và nhận xét:
Nêu độ cao các chữ cái.
Cách đặt dấu thanh ở các chữ.
Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào?
GV viết mẫu chữ: Quê lưu ý nối nét Q và uê.
HS viết bảng con
* Viết: : Quê 
- GV nhận xét và uốn nắn.
v Hoạt động 3: Viết vở
Ÿ Phương pháp: Luyện tập.
ò ĐDDH: Bảng phụ
* Vở tập viết:
GV nêu yêu cầu viết.
GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém.
Chấm, chữa bài.
GV nhận xét chung.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
GV cho 2 dãy thi đua viết chữ đẹp.
- GV nhận xét tiết học.
Nhắc HS hoàn thành nốt bài viết.
Chuẩn bị: Chữ hoa R 
- Hát
- HS viết bảng con.
- HS nêu câu ứng dụng.
- 3 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết bảng con.
Q
- HS quan sát
- 5 li
- 6 đường kẻ ngang.
- 2 nét
- HS quan sát
- Chiếc nón úp.
- HS quan sát.
- HS tập viết trên bảng con
Q Q
- HS đọc câu
- Q : 5 li
- g, h : 2,5 li
- t, đ, p : 2 li
- u, e, ư, ơ, n, i : 1 li
- Dấu nặng (.) dưới e
- Khoảng chữ cái o
- HS viết bảng con
Quê 
Quê
- Vở Tập viết
- HS viết vở
Q
Q
Quê 
Quê
Quê hương tươi đẹp.
Quê hương tươi đẹp.
- Mỗi đội 3 HS thi đua viết chữ đẹp trên bảng lớp.
MÔN: TẬP LÀM VĂN
TẢ NGẮN VỀ BỐN MÙA
I. MỤC TIÊU:
- Đọc và trả lời đúng câu hỏi về nội dung bài văn ngắn (BT1).
- Dựa vào gợi ý, viết được đoạn văn ngắn ( từ 3 đến 5 câu) về mùa hè (BT2)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 Câu hỏi gợi ý bài tập 2 trên bảng phụ. Bài tập 1 viết trên bảng lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Đáp lời chào, lời tự giới thiệu.
 - Gọi HS đóng vai xử lý các tình huống trong bài tập 2 SGK trang 12.
 - Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới:(28’) 
Giới thiệu: 
- Trong giờ Tập làm văn này, các con sẽ học cách viết một đoạn văn tả cảnh mùa trong năm.
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
 - Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
 - GV đọc đoạn văn lần 1.
 - Gọi 3 – 5 HS đọc lại đoạn văn.
 + Bài văn miêu tả cảnh gì?
 + Tìm những dấu hiệu cho con biết mùa xuân đến?
 + Mùa xuân đến, cảnh vật thay đổi ntn?
 + Tác giả đã quan sát mùa xuân bằng cách nào?
- Gọi 1 HS đọc lại đoạn văn.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn viết được một đoạn văn có từ 3 đến 5 câu nói về mùa hè. 
Bài 2
- Qua bài tập 1, các con đã được tìm hiểu một đoạn văn miêu tả về mùa xuân. Trong bài tập 2, các con sẽ được luyện viết những điều mình biết về mùa hè.
- GV hỏi để HS trả lời thành câu văn.
- Mùa hè bắt đầu từ tháng nào trong năm?
- Mặt trời mùa hè ntn?
- Khi mùa hè đến cây trái trong vườn ntn?
- Mùa hè thường có hoa gì? Hoa đó đẹp ntn?
- Con thường làm gì vào dịp nghỉ hè?
- Con có mong ước mùa hè đến không?
- Mùa hè con sẽ làm gì?
- Yêu cầu HS viết đoạn văn vào nháp.
- Gọi HS đọc và gọi HS nhận xét đoạn văn của bạn.
- GV chữa bài cho từng HS. Chú ý những lỗi về câu từ
Hát
Thực hiện yêu cầu của GV.
- Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.
- Mùa xuân đến.
- mùi hoa hồng, hoa huệ thơm nức, không khí ấm áp. Trên các cành cây đều lấm tấm lộc non. Xoan sắp ra hoa, râm bụt cũng sắp có nụ.
- Trời ấm áp, hoa, cây cối xanh tốt và tỏa ngát hương thơm.
Nhìn và ngửi.
 - HS đọc.
+ Mùa hè bắt đầu từ tháng 6 trong năm.
+ Mặt trời chiếu những ánh nắng vàng rực rỡ.
+ Cây cam chín vàng, cây xoài thơm phức, mùi nhãn lồng ngọt lịm
- Hoa phượng nở đỏ rực một góc trời.
- Chúng con được nghỉ hè, được đi nghỉ mát, vui chơi
- Viết trong 5 đến 7 phút.
- Nhiều HS được đọc và chữa bài.
IV. Củng cố – Dặn dò: (3’)
 - Dặn HS về nhà viết đoạn văn vào Vở.
 - Chuẩn bị: Tả ngắn về loài chim.
 - Nhận xét tiết học.
MÔN: TOÁN
BẢNG NHÂN 5
I. MỤC TIÊU:
 - Lập được bảng nhân 5
- Nhớ được bảng nhân 5.
- Biết giải bài toán có phép nhân ( trong bảng nhân 5)
- Biết đếm thêm 5
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - 10 tấm bìa, mỗi tấm có gắn 5 chấm tròn hoặc 5 hình tam giác, 5 hình vuông, . . . 
 - Kẽ sẵn nội dung bài tập 3 lên bảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ: (3’) Luyện tập.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập sau:
-Tính tổng và viết phép nhân tương ứng với mỗi tổng sau:
3 + 3 + 3 + 3 
5 + 5 + 5 + 5
- Nhận xét và cho điểm HS.
- Gọi HS khác lên bảng đọc thuộc lòng bảng nhân 4.
3. Bài mới:(28’)
Giới thiệu: Trong giờ học toán hôm nay, các em sẽ được học bảng nhân 5 để giải các bài tập có liên quan.
v Hoạt động 1: Hướng dẫn thành lập bảng nhân 5
- Gắn 1 tấm bìa có 5 chấm tròn lên bảng và hỏi: 
 + Có mấy chấm tròn?
 + Năm chấm tròn được lấy mấy lần?
 + 5 được lấy mấy lần?
 + 5 được lấy 1 lần nên ta lập được phép nhân: 5x1=5 (ghi lên bảng phép nhân này).
- Gắn tiếp 2 tấm bìa mỗi tấm có 5 chấm tròn.
 + Vậy 5 chấm tròn được lấy mấy lần?
 + Vậy 5 được lấy mấy lần?
- Hãy lập phép tính tương ứng với 5 được lấy 2 lần.
 + 5 nhân 2 bằng mấy?
 + Viết lên bảng phép nhân: 5 x 2 = 10 và yêu cầu HS đọc phép nhân này.
- Hướng dẫn HS lập các phép tính còn lại tương tự như trên. Sau mỗi lần HS lập được phép tính mới GV ghi phép tính này lên bảng để có bảng nhân 5.
- Chỉ bảng và nói: Đây là bảng nhân 5. các phép nhân trong bảng đều có một thừa số là 5, thừa số còn lại lần lượt là các số 1, 2, 3, . . ., 10.
- Yêu cầu HS đọc bảng nhân 5 vừa lập được, sau đó cho HS thời gian để tự học thuộc lòng bảng nhân này.
- Xoá dần bảng cho HS học thuộc lòng.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bảng nhân.
v Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành.
Bài 1:
 + Hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
 +Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
Bài 3:
- Hỏi: Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
 + Số đầu tiên trong dãy số này là số nào?
 + Tiếp sau số 5 là số nào?
 + 5 cộng thêm mấy thì bằng 10?
 + Tiếp sau số 10 là số nào?
 + 10 cộng thêm mấy thì bằng 15?
 + Hỏi: Trong dãy số này, mỗi số đứng sau hơn số đứng trước nó mấy đơn vị?
 - Yêu cầu HS tự làm tiếp bài, sau đó chữa bài rồi cho HS đọc xuôi, đọc ngược dãy số vừa tìm được.
- Hát
- 1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào BC:
	3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 3 x 5 = 15
	5 + 5 + 5 + 5 = 5 x 5 = 20
- Nghe giới thiệu.
 + Có 5 chấm tròn.
 + năm chấm tròn được lấy 1 lần.
 +5 được lấy 1 lần
- HS đọc phép nhân: 5 nhân 1 bằng 5.
- Quan sát thao tác của GV và trả lời: 
 + 5 chấm tròn được lấy 2 lần.
 + 5 được lấy 2 lần
 + Phép tính 5 x 2.
 + 5 nhân 2 bằng 10
- Năm nhân hai bằng 8
- Lập các phép tính 5 nhân với 3, 4, 5, 6, . . ., 10 theo hướng dẫn của GV.
-
- Cả lớp đọc đồng thanh bảng nhân 5 lần, sau đó tự học thuộc lòng bảng nhân 5.
- HS đọc bảng nhân.
- Bài tập yêu cầu chúng ta tính nhẩm.
- Làm bài và kiểm tra bài của bạn.
- HS đọc đề nêu yêu cầu.
- 1 HS làm bài trên bảng làm.
- Cả lớp làm bài vào vở, 
Tóm tắt:
	1 tuần làm	: 5 ngày
	4 tuần	: . . . ngày?
 Bài giải:
 Bốn tuần lễ mẹ đi làm số ngày là:
 	 5 x 4 = 20 (ngày)
	 Đáp số: 20 ngày.
- Bài toán yêu cầu chúng ta đếm thêm 5 rồi viết số thích hợp vào ô trống.
 + Số đầu tiên trong dãy số này là số 5.
 + Tiếp theo 5 là số 10.
 + 5 cộng thêm 5 bằng 10.
 + Tiếp theo 10 là số 15.
 + 10 cộng thêm 5 bằng 15.
 + Mỗi số đứng sau hơn mỗi số đứng ngay trước nó 5 đơn vị.
 + Một số HS đọc thuộc lòng theo yêu cầu.
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ:(3’)
 - Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bảng nhân 5 vừa học.
 - Chuẩn bị: Luyện tập.
 - Nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà học cho thật thuộc bảng nhân 5.
SINH HOẠT CUỐI TUẦN
 TUẦN 20
 1. Ổn định:
 2.Trưởng sao trực điều khiển tiết sinh hoạt sao ngoài sân trường.
 - Trưởng sao mời các sao trưởng lên điểm danh báo cáo.
 - Trưởng sao cho lớp hát Nhi đồng ca – Hô khẩu hiệu: Vâng lời Bác Hồ dạy “Sẵn sàng”
 - Các sao trưởng lên báo cáo tình hình sinh hoạt, học tập trong tuần qua.
 - Từng sao sinh hoạt vòng tròn nhỏ ôn lại các bài hát múa theo chủ điểm do trưởng sao điều khiển
 - Trưởng sao trực cho lớp sinh hoạt vòng tròn lớn.
 - GVCN nhận xét đánh giá tuần qua. Tập các bài hát múa mới, các trò chơi mới
 - Trưởng sao điều khiển lớp ôn lại các bài hát múa, các ngày lễ lớn theo chủ điểm, chơi trò chơi.
 - Trưởng sao cho lớp tập họp hàng dọc.
 - GV nhận xét đánh giá, tuyên dương những tổ, cá nhận thực hiện tốt. Những em có tiến bộ trong học tập.
 - Nhắc nhở, động viên những em chưa hoàn thành tốt.
 3. GV phổ biến công tác tuần 21: Phát động phong trào “Giữ gìn trường lớp sạch đẹp”
 - Các em thi đua học tập thật tốt để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu Bác Hồ kính yêu.
 - Các em học giỏi, khá phải thường xuyên giúp đỡ các bạn học còn yếu.
 ***********************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 2 tuan 19 20.doc