Thiết kế bài dạy khối 1 - Tiểu học Quán Toan - Tuần 21

Thiết kế bài dạy khối 1 - Tiểu học Quán Toan - Tuần 21

I.Mục tiêu:

1. Giúp H hiểu:

 - Trẻ em có quyền được học tập, có quyền được vui chơi, có quyền được kết giao với bạn bè.

- Cần phải đoàn kết, thân ái với bạn khi cùng học, cùng chơi.

2. Hình thàh kĩ năng cho H:

- Kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác khi học và khi chơi với bạn.

- Hành vi cư xử đúng với bạn khi học, khi chơi.

II. Tài liệu và phương tiện:

- Mỗi H chuẩn bị 3 bông hoa dể chơi trò “ Tặng hoa”.

- Một lẵng nhỏ dể đựng hoa khi chơi.

- Phần thưởng cho các me đã biết cư xử với bạn tốt nhất.

 

doc 28 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1237Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy khối 1 - Tiểu học Quán Toan - Tuần 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 21: ( Từ ngày 29 / 1 đến ngày 2/2 /2007 )
Thứ hai ngày 29 tháng 1 năm 2007
Đạo đức
bài 10: em và các bạn
(Tiết 1)
I.Mục tiêu:
1. Giúp H hiểu:
 - Trẻ em có quyền được học tập, có quyền được vui chơi, có quyền được kết giao với bạn bè.
- Cần phải đoàn kết, thân ái với bạn khi cùng học, cùng chơi.
2. Hình thàh kĩ năng cho H:
- Kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi của bản thân và người khác khi học và khi chơi với bạn.
- Hành vi cư xử đúng với bạn khi học, khi chơi.
II. Tài liệu và phương tiện:
- Mỗi H chuẩn bị 3 bông hoa dể chơi trò “ Tặng hoa”.
- Một lẵng nhỏ dể đựng hoa khi chơi. 
- Phần thưởng cho các me đã biết cư xử với bạn tốt nhất.
III. Các hoạt động dạy học:
* Khởi động (2’): Cả lớp hát bài “ Chào người bạn mới đến”.
* HĐ1: H chơi trò “Tặng hoa”.
- Cách chơi:
+ Mỗi H chọn 3 bạn trong lớp mà mình thích được cùng học cùng chơi nhất và viết tên bạn lên bông hoa bằng giấy màu để tặng cho bạn.
+ H lần lượt bỏ hoa vào lẵng..
+ G chuyển hoa tới những em được các bạn chọn.
+ G chọn ra 3 H được tặng hoa nhiều nhất, khen và tặng quà cho các em. 
* HĐ 2: Đàm thoại (8’)
1. Em có muốn được các bạn tặng nhiều hco như bạn A,B,C không?
-> Chúng ta hãy tìm hiểu xem vì sao bạn A, bạn B, bạn C được tặng nhiều hoa nhé!
2. Những ai đã tặng hoa cho bạn A,B, C ?
3. Vì sao em lại tặng hoa cho bạn?
=> G kết luận: Ba bạn được tặng nhiều hoa vì đ biết cư xử đúng với các bạ khi học, khi chơi.
* HĐ 3: Quan sát tranh/31 của bài tập 2 (10’) và đàm thoại.
- Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì ? ( Tranh 1: Đi học, tranh 2: Kéo co, tranh 3:Học nhóm, tranh 4: Nhảy dây).
- Chơi, học 1 mình có vui hơn có các bạn cùng học,cùng chơi không?
- Muốn có nhiều bạn cùng học cùng chơi, em cần phải đối xử với bạn như thế nào khi học, khi chơi?
 => G kết luận:
- Trẻ em có quền được học tập, vui chơi, tự do kết bạn
- Có bạn cùng học, cùng chơi sẽ vui hơn chỉ có 1 mình.
- Muốn có nhiều bạn cùng học, cùng chơi phải biết cư xử tốt với bạn.
*HĐ 4: H thảo luận nhóm bài tập 3 (10’).
- G chia nhóm và giao nhiệm vụ: Quan sát tranh 32 và nhận xét việc nào nên làm, việc nào không nên làm?
- Đại diện nhóm trình bày. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
 + Tranh 1, 3, 5, 6 : Nên.
 + Tranh 2, 4 : Không nên.
 => G kết luận:
- Tranh 1,3,5,6 là những hành vi nên làm khi cùng học, cùng chơi với bạn.
- Tranh 2, 4 là những hành vi không nên làm khi cùng học, cùng chơi.
Thứ tư ngày 31 tháng 1 năm 2007
 Tự nhiên xã hội
Bài 21: Ôn tập xã hội.
I. Mục tiêu.
- Giúp H biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về xã hội.
- Kể với bạn bè về gia đình, lớp học, cuộc sống xung quanh.
- H biết yêu quý gia đình, lớp học, nơi các em sinh sống. Có ý thức giữ cho nhà cửa, lớp học và nơi các em sống sạch đẹp.
II. Hoạt động dạy học.
* Giới thiệu: Ôn tập về xã hội.
* Tiến hành:
- G gọi lần lượt từng H lên hái hoa và đọc to câu hỏi trước lớp.
- G tổ chức cho H trả lời câu hỏi theo nhóm 2 em.
- Cho một số H trình bày trước lớp.
- H nào trả lời to, rõ ràng, lưu loát sẽ được khen.
* Nội dung các câu hỏi như sau:
- Hãy kể về các thành viên trong gia đình bạn.
- Bạn đã làm những việc gì giúp đỡ bố mẹ?
- Hãy kể về ngôi nhà của bạn?
- Bạn học lớp mấy? Trường nào? Cô giáo bạn là ai?
- Trong lớp bạn có những đồ dùng gì? Bạn đã làm gì để giữ gìn các đồ dùng đó?
- Kể về những gì bạn thấy trên đường tới trường?
- Hãy hát một bài hát về tình bạn.
- Hãy kể về một người bạn mà bạn yêu quý.
- ở lớp bạn đã tham gia vào những hoạt động nào? Trong các hoạt động đó bạn thích hoạt động nào nhất?
- Bạn đã đến những nơi công cộng nào? ở đó diễn ra các hoạt động gì?
 Thứ năm ngày 1 tháng 2 năm 2007
Thể dục
bài 21: bài thể dục- đội hình đội ngũ
I.Mục tiêu:
- Ôn 3 động tác thể dục đã học. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức 
 tương đối chính xác.
- Học động tác “ Vặn mình”. Yêu cầu thực hiện được ở mức cơ bản đúng.
- Ôn điểm số hàng dọc theo tổ. Yêu cầu điểm số đúng, rõ ràng.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Sân trường có kẻ sân cho trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp:
1. Phần mở đầu (5-7’)
- Phổ biến nội dung và yêu cầu bài học.
* Kiểm tra bài cũ: Lớp trưởng điều khiển tập hợp lớp, điểm số, báo cáo.
* Khởi động:
 + Đứng tại chỗ, vỗ tay, hát.
 + Chạy nhẹ nhàng theo 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên.
 + Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
 + Trò chơi “Đi ngược chiều theo tín hiệu”.
1.Phần cơ bản (20-22’)
Nội dung (Gv)
 - Ôn 3 động tác thể dục đã học.
 -Học động tác “Vặn mình” 
 -Ôn 4 động tác đã học.
 - Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số.
 - Trò chơi “Nhảy ô tiếp sức 
Thời gian
Thời lượng
 (5-6’)
 2 - 3 lần
 2 x 8 nhịp
 (5-6’)
 4.5 lần
 2 x 8 nhịp
 (5-6’)
2 x 4 lần
2 x 8 nhịp
 (2-3’)
 2-3 lần
 (4-5’)
 Phương pháp (Hs)
- Lớp trưởng điều khiển, cả lớp tập.
 + Động tác 1: vươn thở (chú ý thở sâu)
 + Động tác 2: tay
 + Động tác 3: chân
- G nêu tên động tác, làm mẫu, giải thích.
- G làm mẫu, H tập theo.
- G hô, H tập, G chỉnh sửa
Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang rộng bằng vai, hai tay dang ngang, bàn tay sắp.
Nhịp 2: Vặn mình sang trái, 2 bàn chân giữ nguyên, tay phải đưa sang trái vỗ vào bàn tay trái.
Nhịp 3: Về nhịp 1.
Nhịp 4: Về TTCB.
Nhịp 5,6,7,8:Đổi chân.
Lần1:G làm mẫu và hô nhịp cho H làm theo
Lần 2: Chỉ hô nhịp, không làm mẫu, hô liên tục từ động tác trước sang động tác tiếp theo, trước khi sang động tác mới cần nêu tên các động tác.
Lần 3: Tập theo tổ.
-Lần 1:Từ đội hình thể dục, G cho giải tán sau đó tập hợp.
Lần 2,3: Cần sự điều khiển, G giúp đỡ.
- H chơi theo 2 đội. 
3. Phần kết thúc (5-7’)
- Đi thường theo nhịp 2.4 hàng dọc hát.
- G cùng H hệ thống bi.
- Nhận xét giờ học.
***********
Tuần 22: ( Từ ngày 5/2 đến ngày 9/2 )
Thứ hai ngày 5 tháng 2 năm 2007
Đạo đức
bài 10 :Em và các bạn
 (Tiết 2 )
I. Mục tiêu: H hiểu
- Trẻ em có quyền được học tập, được vui chơi, có quyền được kết giao với bạn bè.
- Muốn có nhiều bạn, phải biết cư xử tốt với bạn khi học, khi chơi.
II.Tài liệu, phương tiện:
- Bài hát “ Lớp chúng ta kết đoàn” (Nhạc và lời: Mộng Lân).
- Bút màu, giấy vẽ.
III. Các hoạt động dạy học:
* Khởi động (3’) : Hát tập thể bài “ Lớp chúng ta kết đoàn”.
* HĐ 1: Đóng vai (20’).
1. G chia nhóm và yêu cầu mỗi nhóm H chuẩn bị đóng vai 1 tình huống cùng học, cùng chơi với bạn ( sử dụng các tình huống trong tranh 1, 3, 5, 6 của bài tập 3).
2. H thảo luận nhóm chuẩn bị đóng vai.
3. Các nhóm H lên đóng vai trước lớp.
-> Cả lớp theo dõi, nhận xét.
 4. Thảo luận: Em cảm thấy thế nào khi:
- Em được bạn cư xử tốt 
- Em cư xử tốt với bạn ? 
5. G nhận xét, chốt lại cách ứng xử phù hợp trong tình huống và kết luận. Cư xử tốt với bạn là đem lại niềm vui cho bạn và cho chính mình. Em sẽ được các bạn yêu quý và có thêm nhiều bạn.
* HĐ 2: H vẽ tranh về chủ đề “Bạn em” (12’).
1. G nêu yêu cầu vẽ tranh.
2. H vẽ tranh .
3. H trưng bày tranh trên tường xung quanh lớp học. Cả lớp cùng đi xem và nhận xét
4. G nhận xét, khen ngợi tranh vẽ của các nhóm.
-> Kết luận chung:
- Trẻ em có quyền được học tập, được vui chơi, có quyền được tự do kết giao bạn bè.
- Muốn có nhiều bạn, phải biết cư xử tốt với bạn khi học, khi chơi.
.................................................................................................................
Thứ tư ngày 7 tháng 2 năm 2007
Tự nhiên xã hội
bài 21: cây rau
I. Mục tiêu: Giúp H biết
- Kể tên 1 số cây rau và nơi sinh sống của chúng.
- Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận chính của cây rau.
- Nói được ích lợi của việc ăn rau và sự cần thiết phải rửa rau trước khi ăn.
- H có ý thức ăn rau thường xuyên và ăn rau đã được rửa sạch.
II. Đồ dùng dạy học:
- G và H đem các cây rau đến lớp.
- Hình SGK/32.
- Khăn bịt mắt.
III. Các hoạt động dạy học:
* Giới thiệu bài: G và H giới thiệu cây rau của mình (5’).
 VD: Đây là cây rau cải. Nó được trồng ngoài ruộng.
- Cây rau em mang đến là gì?
- Nó được trồng ở đâu?
*HĐ 1: Quan sát cây rau (10’)
1. Mục tiêu:- H biết tên các bộ phận cuả rau.
 - Biết phân biệt loại rau này với loại rau khác.
2. Cách tiến hành : 
a) B1:- G chia lớp thành các nhóm nhỏ, quan sát cây rau và trả lời câu hỏi:
+ Hãy chỉ và nói rễ, thân, lá của cây rau em mang đến lớp. Trong đó, bộ phận nào ăn được?
 + Em thích nhất ăn loại rau nào?
b) B2: Đại diện nhóm trình bày trước lớp.
 3. G kết luận:
- Có rất nhiều loại rau.
- Các cây rau đều có: rễ, thân, lá.
- Có loại rau ăn lá như: bắp cải, xà lách,...
- Có loại rau ăn cả lá và thân như: rau cải, rau muống...
- Có loại rau ăn thân như: su hào
- Có loại rau ăn củ như: củ cải, cà rốt,...
- Có loại rau ăn hoa như : thiên lí
- Có loại rau ăn quả như: cà chua, bí...
*HĐ 2: Làm việc với SGK (15’)
1. Mục tiêu: 
- H biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi dựa trên hình ảnh trong SGK.
- Biết ích lợi của việc ăn rau và sự cần thiết phải rửa rau trước khi ăn
2. Cách tiến hành:
a) B1: Chia nhóm và cho H quan sát/46,47. Trả lời câu hỏi.
b) B2: G yêu cầu 1 số cặp lên hỏi và trả lời nhau trước lớp.
c) B3: Hoạt động cả lớp.
+ Các em thường ăn loại rau nào ?
+ Tại sao ăn rau lại tốt ?
+ Trước khi dùng rau làm thức ăn, người phải làm gì ?
3. Kết luận:
- Ăn rau có lợi cho sức khoẻ, giúp ta tránh táo bón, tránh bị chảy máu chân răng...
- Rau được trồng ở trong vườn, ngoài ruộng nên dính nhiều đất bụi và còn được bón phân... Vì vậy, cần phải rửa sạch rau trước khi dùng làm thức ăn.
*HĐ 3: Trò chơi “Đố bạn rau gì ?”. (5’)
1. Mục tiêu: H được củng cố những hiểu biết về cây rau mà các em đã học.
2. Cách tiến hành:
- G yêu cầu mỗi tổ cử 1 bạn lên chơi và cầm theo khăn bịt mắt.
- Các em tham gia chơi đứng thành hàng ngang trước lớp.
- G đưa cho mỗi em 1 cây rau và yêu cầu các em đoán xem đó là cây rau gì ? Ai đoán nhanh và đúng là người tháng cuộc.
-> G nhắc H nên ăn rau thường xuyên, phải rửa sạch rau trước khidùng làm thức ăn.
...................................................................................................
Thứ năm ngày 8 tháng 2 năm 2007
Thể dục
bài 22 : bài thể dục – Trò chơi
I. Mục tiêu:
- Ôn 4 động tác thể dục đã học. Học động tác bụng. Yêu cầu thực hiện được 4 động tác ở mức độ tương đối chính xác, riêng ... ẹp.
* HĐ 2: Làm việc với SGK (10’)
 1. Mục tiêu:
- H biết đặt câu hỏi và trả lời dựa trên các hình trong SGK.
- Biết được lợi ích của việc trồng hoa.
2. Cách tiến hành:
 a) B1: _ Cho H quan sát tranh và trả lời câu hỏi ( theo cặp)
 b) B2: _ G yêu cầu 1 số cặp lên hỏi và trả lời nhau trước lớp.
 c) B3: Thảo luận
 - Kể tên các loài hoa có trong bài 23 SGK.
 - Kể tên các loài hoa khác mà em biết ? 
 - Hoa được dùng để làm gì ?
- H quan sát trang 48, 49 và thảo luận.
- Hoa hồng, hoa dâm bụt, hoa mua, hoa loa kèn, hoa cúc.
3. G kết luận:
- Các hoa có trong bài 23 SGK : hoa hồng, hoa dâm bụt, hoa mua,..
- Ngoài ra còn có nhiều hoa khác.
- Người ta trồng hoa để làm cảnh, trang trí, làm nước hoa,...
* HĐ 3: Trò chơi: “ Đố bạn hoa gì ?” (5’)
1. Mục tiêu: H củng cố những hiểu biết về cây hoa.
2. Cách tiến hành:
- G yêu cầu mỗi ổ cử 1 bạn lên chơi và cầm theo khăn sạch để bịt mắt.
- Các em tham gia chơi đứng thành hàng ngang trước lớp.
- G đưa cho mỗi em 1 bông hoa và yêu cầu các em đoán xem đó là hoa gì ?
- H dùng tay sờ hoặc ngửi, đoán xem đó là hoa gì ? Ai đoán nhanh và đúng là thắng cuộc.
 ************************************************************* 
Tuần 24 : (Từ ngày 26 đến ngày2/3 )
Thứ hai ngày 26 tháng 2 năm 2007
Đạo đức
bài 11 : Đi bộ đúng quy định
 ( Tiết 2 )
I. Mục tiêu: H hiểu.
- Đi dưới lòng đường là sai quy định, có thể gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác.
- Đi bộ đúng quy định là tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác.
II. Tài liệu và phương tiện :
- Tranh SGK.
- Ba chiếc đèn hiệu làm bằng bìa cứng ba màu đỏ, xanh, vàng.
- Bút màu.
III. Các hoạt động dạy học:
* Kiểm tra bài cũ : ( 5’)
- Khi đi trên đường phố, người đi bộ cần đi trên phần đường nào ?
- ở nông thôn, khi đi bộ đi ở phần đường nào ? Tại sao ?
* HĐ 1: Làm bài tập 3 ( 10’)
- Cho H xem tranh và trả lời câu hỏi ( trang 35 )
-> G kết luận: Đi dưới lòng đường là sai quy định, có thể gây nguy hiểm cho bản thân và cho người khác.
* HĐ 2: Làm bài tập 4 ( 10’)
- Giải thích yêu cầu của bài tập.
- H xem tranh và tô màu vào những tranh đảm bảo đi bộ an toàn -> Nối các tranh đã tô màu với bộ mặt tươi cười.
 => G kết luận:
+ Tranh 1,2,3,5, 6 : đúng quy định
+ Tranh 4,7, 8 : sai quy định
+ Đi bộ đúng quy định là tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác.
* HĐ 3: Trò chơi : “ Đèn xanh đèn đỏ” (5’)
- Cách chơi: H đứng tại chỗ. Khi người điều khiển cầm đèn hiệu xanh hai tay quay nhanh. Khi có đèn vàng, quay từ từ. Khi có đèn đỏ, tay không chuyển động.
* Củng cố: (5’)
- Cho H đọc bài thơ :
 “ Đi bộ trên vỉa hè
 Lòng đường để cho xe
 Nếu hè đường không có
 Sát lề phải ta đi
 Đến ngã tư đèn hiệu
 Nhớ đi vào vạch sơn
 Em chớ quên luật lệ
 An toàn còn gì hơn.”
-------------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 28 tháng 2 năm 2007
Tự nhiên xã hội
Bài 24 : cây gỗ
I. Mục tiêu: Giúp H biết
- Kể tên 1 số cây gỗ và nơi sống của chúng.
- Quan sát, phân biệt v nói tên bộ phận chính của cây gỗ.
- Nói được ích lợi của việc trồng cây gỗ.
- H có ý thức bảo vệ cây cối, không bẻ cành ngắt lá.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình ảnh các cây gỗ trong bài 24 SGK.
III. Hoạt động dạy học:
* Giới thiệu bài: Bài học hôm nay chúng ta học về “Cây gỗ”.
* HĐ 1: Quan sát cây gỗ ( 15’)
1. Mục tiêu: H nhận ra cây nào là cây gỗ và phân biệt các bộ phận chính của cây gỗ.
2. Cách tiến hành: 
- G cho cả lớp ra sân trường đi quanh sân và yêu cầu các em chỉ xem cây nào là cây gỗ, nói tên cây đó ?
- Quan sát cây phượng vĩ, G hỏi:
 + Cây gỗ này tên gì ?
 + Hãy chỉ thân, lá của cây.
 + Em có nhìn thấy rễ cây không ?
 + Thân cây này có đặc điểm gì ?
3. G kết luận: Giống như các cây đã học, cây gỗ cũng có rễ, thân, lá hoa. Nhưng cây gỗ có thân cao to cho ta gỗ để dùng,gỗ còn có nhiều cành và lá cây làm thành tán toả bóng mát.
* HĐ 2: Làm việc với SGK ( 20’)
1. Mục tiêu: - H biết đặt câu hỏi và dựa và trả lời câu hỏi dựa vào các hình trong SGK.
 - Biết ích lợi của việc trồng cây lấy gỗ.
2. Cách tiến hành:
a) B1: Cho H quan sát tranh, đọc và trả lời câu hỏi 8/50 (theo cặp).
b) B2: Đàm thoại:
 + Cây gỗ thường được trồng ở đâu ?
 + Kể tên 1 số cây gỗ mà em biết.
 + Kể tên những đồ dùng được làm bằng gỗ.
 + Nêu lợi ích khác của cây gỗ ?
3. G kết luận: Cây gỗ được trồng để lấy gỗ làm đồ dùng và nhiều việc khác. Cây gỗ có rễ ăn sâu và tán lá cao, có tác dụng giữ đất, chắn gió, toả bóng mát. Vì vậy, cây gỗ trồng nhiều thành rừng, hoặc trồng ở những khu đô thị 
--------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 1 tháng3 năm 2007
Thể dục
Bài 24 : bài thể dục - Đội hình đội ngũ
I. Mục tiêu:
- Học động tác điều hoà. Yêu cầu thực hiện được ở mức cơ bản đúng.
- Ôn điểm số hàng dọc theo tổ hoặc theo lớp. Yêu cầu điểm số đúng, rõ ràng.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Sân trường, kẻ sânc chơi “ Nhảy đúng, nhảy nhanh”
III. Nội dung và phương pháp:
1. Phần mở đầu: (5-7’)
- G nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
* Khởi động :- Đứng vỗ tay, hát.
- Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc.
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
* Kiểm tra bài cũ: 4- 5 H tập động tác phối hợp.
2. Phần cơ bản ( 22-25’)
Nội dung (Gv)
Động tác điều hoà.
- Ôn toàn bài tập thể dục. 
 - Ôn điểm số hàng dọc theo tổ
- Trò chơi “Nhảy đúng, nhảy nhanh”
Định lượng
 3-4 lần
( 5-6’)
 1-2 lần
 ( 3-4’)
2 x 8 nhịp
 (4-5’)
 ( 3-4’) 
 Phương pháp (Hs)
- G nêu tên động tác, làm mẫu, giải thích
 - G làm mẫu, H tập theo
 - G hô, H tập, G chỉnh sửa 
Nhịp 1: Bước chân trái sang ngang rộng bằng vai, đồng thời đưa 2 tay ra trước, bàn tay sấp. Lắc 2 bàn tay.
Nhịp 2: Đưa 2 tay sang ngang, bàn tay sấp. Lắc 2 bàn tay.
Nhịp 3: Như nhịp 1.
Nhịp 4:Về TTCB
Nhịp 5,6,7,8: Đổi chân
 +Lần 1:G làm mẫu, H tập theo
 +Lần 2:G hô nhịp, H liên hoàn
 - Lớp trưởng điều khiển tập hợp 3 hàng dọc và điểm số.
 - H chơi theo 2 đội.
3. Phần kết thúc: (5-7’)
- Đứng vỗ tay, hát.
- Đi thường theo 2-4 hàng dọc.
- G cùng H hệ thống bài .
- Nhận xét giờ học.
Tuần 25: (Từ ngày 5 /3 đến ngày 9/3 )
Thứ hai ngày 5 tháng 3 năm 2007
----------------------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 6 tháng 3 năm 2007
Tự nhiên xã hội
Bài 25 : con cá
I. Mục tiêu: Giúp H biết
- Kể tên 1 số loại cá và nơi sống của chúng (cá biển, cá sông, cá suối, cá ao, cá hồ).
- Quan sát, phân biệt và nói tên bộ phận bên ngaòi của con cá.
- Nêu được 1 số cách bắt cá.
- Ăn cá giúp cơ thể khoẻ mạnh và phát triển tốt. 
- Cần cẩn thận khi ăn cá để không bị hóc xương.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh SGK/52-53
- Lọ cá sống.
III. Các hoạt động dạy học:
* Giới thiệu bài (5’): G và H giới thiệu con cá của mình.
- G nói : Đây là con cá chép, nó sống ở hồ.
- Các em mang đến loại cá gì ?
- Nó sống ở đâu ?
* HĐ 1: Quan sát con cá được mang đến lớp (10’)
1. Mục tiêu:- H nhận ra các bộ phận của con cá.
 - Mô tả được con cá bơi và thở như thế nào ?
2. Cách tiến hành:
a) B1:- G hướng dẫn các nhóm làm việc theo gợi ý :
 - Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con cá ?
 - Cá sử dụng những bộ phận nào của cơ thể để bơi ?
 - Cá thở như thế nào ?
 b) B2: H làm việc theo nhóm.
 c) B3: Đại diện 1 số nhóm trình bày.
3. G kết luận:
- Con cá có đầu, mình, đuôi và vây.
- Cá bơi bằng cách uốn mình và vẫy đuôi để di chuyển. Cá sử dụng vây để giữ thăng bằng.
- Cá thở bằng mang ( cá há miệng để cho nước chảy vào, khi cángậm miệng nước chảy qua các lá mang cá, ô xi tan trong nước được đưa vào máu cá. Cá sử dụng ô xi để thở ).
* HĐ 2: Làm việc với SGK (10’)
1. Mục tiêu: 
- H biết đặt và trả lời câu hỏi dựa trên các hình ảnh trong SGK.
- Biết 1 số cách bắt cá.
- Biết ăn cá có lợi cho sức khoẻ.
2. Cách tiến hành:
a) B1: G chia cặp và giao việc : Quan sát tranh, đọc và trả lời câu hỏi trong SGK.
b) B2: Thảo luận :
- Nói về 1 số cách bắt cá ?
- Kể tên các loại cá mà em biết ?
- Em thích ăn loại cá nào ?
- Tại sao chúng ta ăn cá ?
3. G kết luận : 
- Có nhiều cách bắt cá : bắt cá bằng lưới trên các tàu, thuyền, kéo vó (như ảnh chụp SGK/53), dùng cần câu để câu cá.
- Cá có nhiều chất đạm, rất tốt cho sức khoẻ. Ăn cá giúp xương phát triển, chóng lớn.
* HĐ 3: Làm việc cá nhân với phiếu bài tập (VBT/22) (10’)
1. Mục tiêu : Giúp H khắc sâu biểu tượng về con cá.
2. Cách tiến hành :
- Cho H đọc yêu cầu 1 và làm bài.
- G nêu yêu cầu 2. H vẽ cá và giới thiệu sản phẩm của mình.
------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 8 tháng 3 năm 2007
Thể dục
Bài 25 : bài thể dục - trò chơi
I. Mục tiêu:
- Ôn bài thể dục. Yêu cầu thuộc thứ tự các động tác trong bài và thực hiện được ở mức độ tương đối chính xác.
- Làm quen với trò chơi “ Tâng cầu”. Yêu cầu thực hiện được động tác ở mức cơ bản đúng.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Sân trường.
- 1 số quả cầu trinh.
III. Nội dung và phương pháp:
1. Phần mở đầu: (5-7’)
- G phổ biến nội dung, yêu cầo bài học.
* Khởi động: - Đứng vỗ tay, hát.
 - Xoay khớp cổ tay và các ngón tay : 5-10 vòng/ chiều
 - Xoay khớp cẳng tay, cổ tay : 5-10 vòng/ chiều
 - Xoay cánh tay : 5 vòng/ chiều
 - Xoay đầu gối chân : 5 vòng/ chiều
 - Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp.
* Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra H tập động tác điều hoà
2. Phần cơ bản (20-22’)
Nội dung (Gv)
 - Ôn bài thể dục.
- Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm,
 nghỉ, quay phải ( trái),dàn hàng, dồn hàng.
- Tâng cầu
Thời gian Thời lượng
 (10’)
 2- 3 lần
 2 x 8 nhịp
 (2 - 3’)
 ( 10-12’)
 Phương pháp (Hs)
- Lần 1: G điều khiển, cả lớp tập
- Lần 2: Lớp trưởng điều khiển, cả lớp tập
 -> G nhận xét, uốn nắn động tác sai.
- Lần 3: Từng tổ lên tập
- Lớp trưởng điều khiển tập hợp 3 hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, dàn hàng, dồn hàng. 
- G giới thiệu quả cầu, sau đó làm mẫu, giải thích cách chơi. 
- H tập theo đội hình vòng tròn.
- Kết thúc: Thi xem ai tâng cầu được nhiều nhất.
3.Phần kết thúc: ( 5-7’)
- Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên 30m - 40m.
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
- G cùng H hệ thống bài học.
- Nhận xét giờ học.

Tài liệu đính kèm:

  • doc22x.doc