Thiết kế bài dạy khối 1 - Tiểu học Quán Toan - Tuần 1 năm 2008

Thiết kế bài dạy khối 1 - Tiểu học Quán Toan - Tuần 1 năm 2008

I.Mục tiêu

- H biết được. Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học. Vào lớp 1 các em có thêm nhiều bạn mới, có thầy cô giáo, trường lớp mới, em sẽ được học thêm nhiều điều mới.

- H có thái độ vui vẻ, phấn khởi đi học. Tự hào trở thành H lớp 1. Biết yêu quý bạn bè, thầy cô giáo, trường lớp.

II.Tài liệu.

- VBT đạo đức

- Bài hát: Đi học, trường em

III.Các hoạt động dạy học.

1.Kiểm tra (1)

2.Bài mới

* Khởi động: Học bài hát đi học. G ghi đầu bài

a.Hoạt động 1: Vòng tròn giới thiệu tên (8 -10)

* Mục đích: Giúp H biết giới thiệu tên mình và các bạn trong lớp. Biết trẻ em có quyền có họ tên.

- Cách chơi: 5 H thành 1 nhóm. Điểm danh lần lượt các bạn trong nhóm, giới thiệu về tên của mình, của các bạn cho các bạn biết.

- Trò chơi giúp em điều gì?

- Em có thấy tự hào khi giới thiệu tên của mình không?

-> Kết luận: Trẻ em có quyền có họ tên.

 

doc 30 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 942Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy khối 1 - Tiểu học Quán Toan - Tuần 1 năm 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1: (từ ngày 21/8 - 27/8 /2008)
	Thứ năm ngày 21 tháng 8 năm 2008
Đạo đức
bài 1: Em là học sinh lớp 1 (1)
I.Mục tiêu
- H biết được. Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học. Vào lớp 1 các em có thêm nhiều bạn mới, có thầy cô giáo, trường lớp mới, em sẽ được học thêm nhiều điều mới.
- H có thái độ vui vẻ, phấn khởi đi học. Tự hào trở thành H lớp 1. Biết yêu quý bạn bè, thầy cô giáo, trường lớp.
II.Tài liệu.
- VBT đạo đức
- Bài hát: Đi học, trường em
III.Các hoạt động dạy học.
1.Kiểm tra (1’)
2.Bài mới
* Khởi động: Học bài hát đi học. G ghi đầu bài
a.Hoạt động 1: Vòng tròn giới thiệu tên (8 -10’)
* Mục đích: Giúp H biết giới thiệu tên mình và các bạn trong lớp. Biết trẻ em có quyền có họ tên.
- Cách chơi: 5 H thành 1 nhóm. Điểm danh lần lượt các bạn trong nhóm, giới thiệu về tên của mình, của các bạn cho các bạn biết.
- Trò chơi giúp em điều gì?
- Em có thấy tự hào khi giới thiệu tên của mình không?
-> Kết luận: Trẻ em có quyền có họ tên.
b. Hoạt động 2: (10 -12’) Tự giới thiệu về sở thích của mình.
- Cho 1 số H tự giới thiệu trước lớp
- Những điều các bạn thích có giống nhau không?
-> Mỗi người đều có những điều mình thích và không thích. Những điều đó có thể giống có thể khác nhau giữa người này người khác. Chúng ta cần tôn trọng sở thích riêng của người khác.
c.Hoạt động 3: (10 - 12’) Kể về ngày đầu tiên đi học
- G gợi ý cho H kể theo nội dung sau:
+ Em mong chờ chuẩn bị cho ngày đó thế nào?
+ Mẹ, bố mọi người chuẩn bị ra sao?
+Em sẽ làm gì để xứng đáng là H lớp 1.
-> Vào lớp 1, em sẽ có nhiều bạn, thầy cô mới. Em sẽ học nhiều điều mới lạ
3.Củng cố (2’)
Trẻ em có quyền có họ tên. Mỗi người đều có những sở thích riêng, được đi học là quyền và nghĩa vụ của trẻ em. Cần cố gắng học giỏi để sau này là người có ích cho nước nhà.
Thể dục
Tổ chức lớp - trò chơi vận động
I.Mục tiêu.
- Phổ biến nội quy tập luyện. Biên chế tổ học tập. Chọn cán sự bộ môn. Yêu cầu H biết được những quy định cơ bản để thực hiện trong giờ thể dục.
- Chơi trò chơi diệt các con vật có hại. Bước đầu biết tham gia vào trò chơi.
II.Địa điểm phương tiện.
 Sân tập, còi.
III.Nội dung và phương pháp 
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
A.Phần mở đầu	
(5 -7’)
-Tập hợp lớp thành 4 hàng ngang
-Lớp trưởng tập chung lớp thành 5 hàng dọc ị thành hàng ngang
 * x x x x
 x x x x
 x x x x
- G phổ biến, chia tổ, chọn tổ trưởng
GV
- Đứng vỗ tay và hát 
1 -2’
-Giậm chân tại chỗ theo nhịp 1-2
1-2’
B.Phần cơ bản (20-22’)
20’
- Biên chế tổ, chọn cán sự
- Phổ biến nội quy tập luyện
- Tập ngoài sân, trang phục gọn gàng, di giày, dép quai hậu.
2- 4’
- H sửa lại trang phục
2’
- Chơi trò chơi diệt các con vật có hại
-H xếp đội hình vòng tròn
 x
 x x x x x x x 
 x x
 x x
 x x x x x x x
- G hô các con diệt
- H hô diệt, không diệt
c.Phần kết thúc (5-6’)
- Đứng vỗ tay - hát.
- Nhận xét giờ học.
- G hô giải tán - H vào lớp
Thứ sáu ngày 22 tháng 8 năm 2008
Tự nhiên xã hội
Cơ thể của chúng ta
I.Mục tiêu.
- H biết kể tên các bộ phận chính của cơ thể.
- Biết 1 số cử động của đầu và cổ, mình và chân tay.
- Rèn luyện thói quen ham thích hoạt động để có cơ thểtốt.
II.Đồ dùng dạy học
 Tranh vẽ sgk/4,5
III.Các hoạt động dạy học.
*Giới thiệu: Bài 1: Cơ thể của chúng ta.
a.Hoạt động 1: (10’) Quan sát tranh
* Mục tiêu: Gọi đúng tên các bộ phận.
*Tiến hành
+ Bước 1: Hoạt động theo cặp. Quan sát bạn và nói tên các bộ phận bên ngoài cơ thể.
+ Bước 2: Hoạt động cả lớp
 G treo tranh sgk/4. Cho H chỉ tranh nêu tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể.
-> Các bộ phận bên ngoài cơ thể là đầu, mình, tay, chân.
b.Hoạt động 2: (10’). Quan sát tranh
- Mục tiêu: H quan sát về hoạt động của 1số bộ phận cơ thể và nhận biết được cơ thể của chúng ta gồm: đầu, mình, tay, chân
* Bước 1: Làm việc với nhóm nhỏ
- Cho H quan sát hình ở /5 sgk. Các bạn trong tranh đang làm gì ?
- Qua các hoạt động đó cho biết cơ thể của chúng ta có mấy phần.
* Bước 2: Hoạt động cả lớp
- Cho H biểu diễn lại từng hoạt động của đầu, mình như các bạn trong tranh vẽ
- Cơ thể chúng ta gồm mấy phần?
-> Cơ thể chúng ta gồm 3 phần: đầu, mình, tay, chân. Chúng ta nên tích cực vận động, không nên ngồi yên một chỗ. Hoạt động sẽ giúp ta khoẻ mạnh nhanh nhẹn.
c.Hoạt động 3: (10’). Tập thể dục
* Mục tiêu: Gây hứng thú rèn luyện thân thể.
* Bước 1: Học bài hát. G hát mẫu - H hát theo
Cúi mãi mỏi lưng
Viết mãi mỏi tay
Thể dục thế này
Là hết mệt mỏi.
* Bước 2: G vừa hát vừa làm mẫu từng động tác. H làm theo
+ Câu 1: Gập người rồi đứng.
+ Câu 2: Làm động tác bàn tay.
+ Câu 3: Nghiêng người sang trái, phải, đưa chân sang trái, phải.
* Bước 3: H thực hiện các động tác trên . 2-3 lần.
 Muốn cơ thể phát triển tốt các em cần tập thể dục hàng ngày.
d.Hoạt động 4: (5’). Trò chơi “Ai nhanh ai đúng”.
G bấm thời gian khoảng 1’ cho H chỉ hình vẽ VBT nêu tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể. - Kết thúc: Ai kể được nhiều thắng.
Tuần 2: ( Từ ngày 28/8 đến 5/9/ 2008) 
Thứ năm ngày 28 tháng 8 năm 2008
Đạo đức
bài 1: Em là học sinh lớp 1 (2)
I.Mục tiêu
- Giúp H có thái độ vui vẻ, phấn khởi đi học. 
- Biết yêu quý bạn bè, thầy cô giáo, trường lớp.
II.Tài liệu.
- VBT đạo đức
III.Các hoạt động dạy học.
1.Kiểm tra (3 - 5’) Hãy kể về ngày đầu tiên đi học của em?
2.Bài mới
 * Khởi động: Cả lớp hát bài “Đi đến trường” 
a.Hoạt động 1: (20-22’). Kể chuyện theo tranh bài 4 VBT.
- Cho H mở VBT quan sát tranh 1- 5 bài 4
- Cho H kể theo nhóm.
- Cho 2 - 3H kể trước lớp.
- G kể lại.
*Tranh1: Đây là Mai. Năm nay Mai 6 tuổi bạn vào lớp 1.
 Cả nhà đang vui vẻ chuẩn bị cho Mai vào lớp 1.
*Tranh 2: Mẹ đưa mai đến trường. Mai đang vẫy tay tạm biệt mẹ.
*Tranh 3: ở lớp Mai được cô giáo dạy bao điều mới lạ. Em sẽ biết đọc, viết, làm toán Mai sẽ cố gắng chăm chỉ học tập.
*Tranh 4: Gìơ ra chơi Mai có thêm nhiều bạn mới. Em cùng các bạn chơi ở sân trường thật vui.
*Tranh5: Về nhà mai kể cho các bạn nghe về trường lớp mới của mình. Cả nhà đều vui. Mai đã là H lớp 1.
b.Hoạt động 2: (5 - 6’).
- Cả lớp hát bài Em yêu trường em
- G đọc - H nhẩm.	“Năm nay em lớn lên rồi
 Không còn nhỏ xíu hồi lên năm”
3.Củng cố (2’)
- Trẻ em có quyền có họ tên và quyền được đi học. 
- Chúng ta thật vui và tự hào khi đã là H lớp 1. Các em sẽ học giỏi để xứng đáng là H lớp 1.
- Nhận xét giờ học.
Thể dục
Trò chơi - đội hình đội ngũ
I.Mục tiêu:
- Ôn trò chơi diệt các con vật có hại. Yêu cầu H biết thêm con vật có hại. Chủ động tham gia trò chơi.
- Làm quen với tập hợp hàng dọc, dóng hàng. Yêu cầu thực hiện được ở mức cơ bản đúng, có thể còn chậm.
II.Địa điểm, phương tiện
Sân tập, còi, 1 số ảnh về các con vật.
III.Nội dung và phương pháp
1.Phần mở đầu. (5-7’)
*Khởi động: H xếp 3 hàng dọc, đứng vỗ tay và hát (1-2’)
Giậm chân tại chỗ theo nhịp (1-2’)
*Kiểm tra: nêu những nội dung quy tập luyện trong giờ thể dục
*Phổ biến: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng. Trò chơi “Diệt các con vật có hại”
2.Phần cơ bản (20-25’)
Nội dung
Thời gian
Phương pháp (H)
Tập hợp hàng dọc dóng hàng
10-12’
G hô. 1 tổ ra sân tập mẫu. Gọi tổ 2 đứng cạnh tổ 1. Tổ 3 cạnh tổ 2. Tổ 4 cạnh tổ 3
Tập 3 lần 
Dóng hàng
ị Nhận xét
Trò chơi:
Diệt con vật có hại
6-8’
G kể thêm các con vật phá hoại mùa màng chuột H hô diệt
1-2’
H chơi thử
H chơi chính thức theo 3 hàng dọc
3.Phần kết thúc (5-7’)
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp
- Đứng vỗ tay và hát
- Hệ thống bài. Nhận xét giờ học
------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 29 tháng 8 năm 2008
Tự nhiên xã hội
Chúng ta đang lớn
I.Mục tiêu.
- Giúp H biết sức lớn của các em thể hiện ở chiều cao, cân nặng và hiểu biết.
- So sánh sự lớn lên của bản thân với các bạn cùng lớp.
- ý thức được sức lớn của mọi người là không hoàn toàn giống nhau.
- Có người cao hơn, có người thấp hơn, người béo đó là điều bình thường.
II.Đồ dùng.
Tranh sgk bài 2
III.Hoạt động dạy học
*Khởi động (3 - 5’). Trò chơi vật tay
- Cho 4 H thành 1 nhóm, chơi vật tay. Người thắng đấu lại với nhau.
ị Các em có cùng độ tuổi nhưng có em khoẻ hơn, em yếu hơn, cao thấp. Bài học đó nói lên điều gì? ị Học bài chúng ta đang lớn 
a,Hoạt động 1: (10 - 12’) Làm việc với sgk
- Mục tiêu: H biết sức lớn của các em thể hiện ở chiều cao, cân nặng và sự hiểu biết.
- Tiến hành
*Bước 1: Làm việc theo cặp
- H mở sgk/6. Quan sát, kể cho nhau những gì mình quan sát được.
- G gợi ý. Hình nào cho biết sự lớn lên của các em tự lúc còn nằm ngửa đến lúc biết chơi với các bạn?
- Chỉ vào tranh hỏi? Hai bạn đang làm gì? Các bạn muốn biết gì?
- Em bé bắt đầu tập làm gì? So với lúc mới biết đi, em dã biết làm gì?
*Bước 2: Hoạt động cả lớp.
- Cho H lên trình bày trước lớp, cả lớp bổ xung.
ị Kết luận:
* Trẻ em sau khi ra đời sẽ lớn lên hàng ngày hàng tháng về cân nặng cũng như chiều cao. Các em sẽ biết llẫy, bò, ngồi, đi Có thêm sự hiểu biết mới, quen, lạ, nóiMỗi năm các em sẽ cao hơn, nặng hơn, học được nhiều điều hơn. Trí tuệ phát triển hơn.
b, Hoạt động 2: (10 - 12’)
-Thực hiện theo nhóm nhỏ.
- Mục tiêu: So sánh sự lớn lên của bản thân với các bạn cùng lớp. Thấy được sức lớn của mỗi người là không hoàn toàn như nhau.
- Tiến hành
*Bước 1: Mỗi nhóm 4 H chia 2 cặp. Lần lượt từng cặp đứng sát vào lưng nhau, đầu và gót chân chạm vào nahu. Cặp kia quan sát xem bạn nào cao hơn.
- Đo xem tay ai dài hơn, vòng tay vòng ngực, vòng đầu ai to hơn, ai béo, gầy?
*Bước 2: Qua kết quả đo các em thấy chúng ta tuy bằng tuổi nhau nhưng lớn lên không giống nhau.
ị Kết luận:
* Sự lớn lên của các em có thể giống khác nhau. Các em cần ăn uống điều độ, giữ gìn sức khoẻ để chóng lớn.
c, Hoạt động 3: (5 - 7’)
- Vẽ về các bnạ trong nhóm. H mở VBT/3 vẽ
ị Trưng bày bài đẹp.
Tuần 3: ( Từ ngày 8-9 đến 12 -9) 
Thứ hai ngày 8 tháng 9 năm 2008
Đạo đức
bài 2: gọn gàng và sạch sẽ (T1)
I.Mục tiêu: 
- H hiểu thế nào là ăn mặc gọn gàng sạch sẽ.
- Biết ích lợi của việc ăn mặc gọn gàng sạch sẽ.
- Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân luôn sạch sẽ.
II.Tài liệu phương tiện.
- Bút chì, màu vẽ, lược
- Bài hát. Rửa mặt như mèo. VBT đạo đức
III.Các hoạt động dạy học.
1.Kiểm tra (3’)
* Trẻ em có quyền có họ tên và có quyền được đi học không?
2.Dạy học ... c loại xe gồm 3 màu: Đỏ, vàng, xanh.
- Đèn tín hiệu cho người đi bộ có hình người màu đỏ và màu xanh.
- Đèn tín hiệu đặt gần đường giao nhau phí tay phải người đi đường.
III.Chuẩn bị
3 tấm bìa có kẻ đèn hiệu: Xanh, đỏ, vàng
1 tấm bìa có hình người màu đỏ , màu xanh.
Quan sát tín hiệu đèn và cách sắp xếp đèn tín hiệu.
IV.Hoạt động :
1.Hoạt động1. Giới thiệu đèn tín hiệu
a.Mục tiêu
- Đèn tín hiệu giao thông được đặt ở nơi có đường giao nhau
- Có 2 loại đèn tín hiệu: Tín hiệu giành cho các loại xe và tín hiệu đèn gianh cho người đi bộ.
b.Cách tiến hành.
*Bước 1. G hỏi. Đèn tín hiệu giao thông được đặt ở đâu?
 + Tín hiệu đèn có mấy mầu?
 + Thứ tự các màu như thế nào?
*Bước 2: G giơ tấm bìa có đèn hiệu xanh, đỏ, vàng và người đi bộ màu xanh và màu vàng. H phân biệt.
 + Loại đèn tín hiệu nào dành cho các loại xe?
 + Loại đèn tín hiệu nào danh cho người đi bộ?
c.Kết luận
Đèn tín hiệu giao thông đặt ở nơi có đường giao nhau. Các cột đền tín hiệu được đặt mé tay phải đường 3 màu đèn theo thứ tự có 2 loại đèn tín hiệu.
2.Hoạt động 2: Quan sát tranh
a.Mục tiêu: Hiểu tác dụng của đèn tín hiệu. Nội dung hiệu lệnh đèn.
b.Cách tiến hành.
- Tín hiệu đèn dành cho các loại xe trong tranh màu gì?
- Xe cộ khi đó dừng hay đi?
- Tín hiệu đèn lúc đó dành cho người đi bộ bật màu gì?
- Người đi bộ dừng lại hay đi?
*Đén tín hiệu giao thông để làm gì?
- Khi gặp tín hiệu đèn đỏ tì người và xe phải làm gì?
- Khi tian hiệu đèn xanh bật lên thì sao?
- tín hiệu đèn vàng bất sáng để làm gì?
c.Kết luận
Tín hiệu đèn là hiệu lệnh chỉ huy giao thông.
3.Hoạt động 3: Trò chơi đèn xanh, đèn đỏ
- Mục tiêu: H phân biệt được tín hiệu đèn, làm đúng theo hiệu lệnh.
- Tiến hành 
 +Đèn đỏ xe người phải làm gì?
 +Đi theo hiệu lệnh đèn để làm gì?
 +Điều gì có thể xảy ra khi đi không đúng.
* G hướng dẫn chơi.
V. Củng cố.
- Nhắc lại bài học.
- Dặn dò.
 có vật cản, c Thứ tư ngày 4 tháng 9 năm 2007
Cây xanh môi trường
ơn người trồng cây
I.Mục tiêu
- H nắm được tác dụng của cây xanh, thấy được nỗi vất vả khi trồng được cây xanh. Từ đó có ý thức chăm sóc và bảo vệ cây xanh.
II. Đồ dùng dạy học
III.Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức (5’)
2. Giới thiệu (5’) Bài: Ơn người trồng cây
3. Dạy học bài mới (20 - 22’)
* Chia lớp thành 6 nhóm thảo luận theo nội dung sau:
- Cảnh trường mình hôm nay thế nào?
- Xung quanh trường trên sân có những gì?
- Cây xanh trồng để làm gì?
* Đại diện nhóm trình bày
-> Cây xanh giúp cho quang cảnh trường thêm đẹp, không khí mát mẻ trong lành. Cây xanh còn cho gỗ để đóng đồ dùng sinh hoạt
- G đọc thơ
Con đi dưới tán cây xanh
Có nghe gió thổi mênh mông bốn bề
Có nghe lòng đất tỷ tê
Công ai dãi nắng mưa dề ươm cây.
- Đoạn thơ trên cho biết điều gì?
- Để có cây xanh ta phải làm gì?
-> Cây xanh không phải một ngày mà lớn lên được. Chúng ta cần phải chăm sóc và bảo vệ cây.
* Liên hệ: Tuyên dương H biết bảo vệ cây và hoa trong sân trường
4. Củng cố (3 - 5’)
- Cho H đọc thuộc đoạn thơ
- Dặn dò: Ra trường không được bẻ cành hái hoa phá hỏng cây. 
 Phải biết bảo vệ của công.
An toàn giao thông
An toàn và nguy hiểm
I.Mục tiêu
- H nhận biết tình huống nguy hiểm hay an toàn: ở nhà, ở trường và khi đi ra đường.
- Nhớ kể lại các tình huống làm em bị đau. Phân biệt được các hành vi an toàn và không an toàn.
- Tránh những nơi nguy hiểm, hành động nguy hiểm ở nhà, trường và trên đường đi.
- Chơi những trò chơi an toàn.
II. Nội dung an toàn giao thông 
- Trẻ em phải nắm tay người lớn khi đi trên đường phố
- Ô tô, xe máy và các loại xe đang chạy có thể gây nguy hiểm.
- Chơi chạy dưới lòng đường, vỉa hè là nguy hiểm.
- Đi bộ qua đường, nắm tay người lớn là an toàn.
III.Chuẩn bị
 Tranh sgk
IV. Các hoạt động chính
HĐ1: Giới thiệu tình huống an toàn và không an toàn
a.Mục tiêu
- H có khả năng nhận biết các tình hống an toàn và không an toàn.
b.Cách tiến hành
* Giới thiệu bài
*Quan sát tranh 1: + Thảo luận nhóm - trả lời câu hỏi
+ Em chơi với những dồ chơi đó đúng hay sai?
-> Những đồ chơi ở H1 là đúng, được phù hợp với các em. Như vậy là an toàn.
* Quan sát tranh 2: + Thảo luận nhóm - trả lời câu hỏi
 + Em chơi với dao, kéo là đúng hay sai?
 + Có thể gặp nguy hiểm gì?
 + Em và các bạn có được cầm kéo doạ nhau không.
ị Em cầm kéo cắt thủ công là đúng, doạ nhau là sai vì có thể gây nguy hiểm cho bạn.
*Kết luận: 
- Trẻ em đi bộ trên đường phải có người lớn dẫn. Không được dùng dao, kéo doạ nhau Như vậy là nguy hiểm.
-Tránh những tình huống nói trên là đảm bảo an toàn cho mình, cho mọi người xung quanh.
2.Hoạt động 2. Kể chuyện.
a.Mục tiêu: Nhớ và kể lại các tình huống mà em bị đau ở nhà, ở trường hoặc đi trên đường.
b.Cách tiến hành: 
- G chia lớp thành nhóm nhỏ yêu cầu các bạn kẻ cho nhau nghe mình đã bị đau như thế nào?
- G gọi H lên kể chuyện của mình bị đau.
? Vật nào làm em bị đau?
? Lỗi đó do ai? Như thế là an toàn hay nguy hiểm.
? Em có thể tránh không bị đau bằng cánh nào?
c.Kết luận.
- Khi đi chơi ở nhà, ở trường hay lúc đi đường các em có thể gặp 1 số nguy hiểm. Ta cần tránh tình huống nguy hiểm đó để đảm bảo an toàn 
3.Hoạt động 3
a.Mục tiêu.
- H nhận thấy tầm quan trọng của việc nắm tay người lớn để đảm bảo an toàn khi đi trên đường phố và khi đi qua đường.
b. Cách tiên hành.
- G cho H chơi trò chơi sắm vai. G nêu nhiệm vụ - H chơi.
- G hướng dẫn sửa sai cho H
c.Kết luận.
4 Củng cố
*Để đảm bảo an toàn cần: Không chơi các trò chơi nguy hiểm. Không đi bộ một mình trên đường. Phải nắm tay người lớn qua đường.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------
An toàn giao thông
Bài 2: Tìm hiểu đường phố
I.Mục tiêu.
- Kiến thức.
+ Nhớ tên đường phố nơi em ở và đường phố gấn trường. 
+ Nêu đặc điểm của các đường phố này.
+ Phân biệt sự khác nhau giữa lòng đường, vỉa hè.
- Hiểu : Lòng đường dành cho xe cộ đi lại, vỉa hè dành cho người đi bộ.
- Kỹ năng: Mô tả con đường nơi em đi
Phân biệt các âm thanh trên đường phố
Quan sát và phân biệt hướng xe đi tới 
- Thái độ: Không chơi trên đường phố và đi lại dưới lòng đường.
II.Nội dung an toàn.
- Đường phố có tên gọi 
- Mặt đường trải nhừa hoặc bê tông
- Có lòng đường, vỉa hè.
- Đường phố có đèn chiếu sáng về ban đêm.
- Khái niệm bên trái, bên phải.
III.Chuẩn bị.
IV.Các hoạt động chính.
1.Hoạt động 1: Giới thiệu đường phố
a,Mục tiêu
- H nhớ tên đường phố nơi em sống
- Nêu 1 số đặc điểm của đường phố.
- Các em nhận biết được những âm thanh trên đường.
b,Cách tiến hành.
- G phát phiếu bài tập.
+Kể đường phố gần nhà mình 
+Nhớ đặc điểm, tên đường phố mình quan sát.
* Nêu tên đường phố:
Đường rộng hay hẹp?
Đường nhiều hay ít xe?
Có loại xe nào đi lại qua đường?
Có vỉa hè không?
Trên đường xe nào đi nhanh hơn?
Em nghe thấy có những tiếng động nào trên đường?
Khi ô tô, xe máy bấm còi người lái xe có ý định gì?
Chơi đùa trên đường phố có được không?
-> Mỗi đường phố đều có tên. Có đường phố rộng, có đường phố hẹpCó đường phố đông người và các loại xe cộ qua lại> Có đường phố ít xe, có đường phố có vỉa hè và đường phố không có vỉa hè.
2.Hoạt động 2: Quan sát tranh
a,Mục tiêu.
- G cho H quan sát tranh.
- G hỏi: + Đường trong ảnh là loại đường nào?
 + Hai bên đường em thấy những gì?
 + Lòng đường rộng hay hẹp?
 + Xe cộ đi từ phía nào tới?
 + Trên đươngd phố thường có âm thanh gì?
 + Tiếng còi xe báo hiệu gì?
ị Đường phố có đặc điểm chung là: hai bên đường có nhà ở, cửa hàng có cây xanh, có vỉa hè, lòng đường thường được trải nhựa hay đổ bê tông có đèn chiếu sáng về ban đêm, có thể có hoặc không có đèn tín hiệu. Trên đường có nhiều xe đi lại.
3.Hoạt động 3: Vẽ tranh
a,Mục tiêu: H hiểu sự khác nhau giữa lòng đường và vỉa hè.
Hiểu: Lòng đường dành cho người đi xe.
Vỉa hè dành cho người đi bộ.
b.Tiến hành:
G cho H vẽ - nhận xét đúng sai, tô màu đúng.
4.Hoạt động 4: Trò chơi “Hỏi đường”
a,Mục tiêu: Biết cách hỏi thăm đường, biết cách mô tả phố, nhớ tên phố.
b,Tiến hành
+ Hỏi. Biển đề tên phố làm gì?
+ Hỏi nhau về số nhà, tên khu phố mình ở.
ị Cần nhớ tên phố, số nhà để biết đường về nhà.
V.Củng cố
Tổng kết lại bài học
Dặn dò về nhà.
An toàn giao thông
Bài 4. Đi bộ an toàn trên đường
I.Mục tiêu.*Kiến thức.
-Biết những qui định về an toàn khi đi trên đường phố.
-Đi bộ trên vỉa hè hoặc đi sát mép đường.
-Không chơi đùa dưới lòng đường.
-Khi đi bộ trên đường phố phải nắm tay ngừơi lớn.
*Kĩ năng.
-Xác định được những nơi an toàn để chơi và đi bộ.
-Biết chọn cách đi an toàn khi gặp cản trở đơn giản trên đường đi.
*Thái độ.
-Chấp hành qui định về an toàn khi đi bộ trên đường phố.
II.Nội dung an toàn.
Khi đi bộ trên đường phố phải đi trên vỉa hè, nếu đường không có vỉa hè phải đi sát mép đường.
-Khi đi bộ trên đường phố, trẻ em cần phải đi cùng và nắm tay người lớn.
- Gặp vật cản trở trên vỉa hè có thể đi xuống lòng đường nhưng cần phải quan sát để tránh các loại xe và đi sát vỉa hè hoặc nhờ người lớn dắt qua khu vực đó.
 III.Các hoạt động chính.
1.Hoạt động 1. Trò chơi đi trên sà bàn.
a.Mục tiêu.
Khi đi bộ trên đường phố, đi trên vỉa hè nắm tay người lớn là an toàn. Nhận biết được vạch qua đường.
b.Cách tiến hành.
+Phải tuân thủ theo quy định.
-Đi bộ trên vỉa hè hoặc đi sát mép đường.
-Không đi hoặc chơi đùa dưới lòng đường.
-Đi trên đường phố cần phải đi cùng người lớn phải nắm tay người lớn khi qua đường.
-H quan sát tranh. Có 1 ngã tư đường phố.
G hỏi: ô tô, xe máy, xe đạp đi ở đâu?
-Khi đi bộ trên đường phố mọi người phải đi ở đâu?
-Trẻ em có được chơi đùa dưới lòng đường không?
-Người lớn và trẻ em cần phải qua đường chỗ nào?
-Trẻ em khi qua đường cần phải làm gì?
đ G giải thích, kết luận.
2.Hoạt động 2. Trò chơi đóng vai.
a.Mục tiêu.
-Biết chọn cách đi an toàn khi gặp vật cản trên vỉa hè.
-Cách đi bộ an toàn trên đường khi không có vỉa hè.
b.Cách tiến hành.
- Nếu vỉa hè có vật cản không đi qua được thì người đi bộ có thể đi xuống lòng đường nhưng đi sát vỉa hè và phải có người dẫn.
3.Hoạt động 3. Tổng kết.
Mục tiêu. Củng cố những kiến thức về ATGT ở hoạt động 1 và 2.
IV.Củng cố. Nhắc học sinh thực hiện ATGT
ác em cần làm gì?

Tài liệu đính kèm:

  • doc1x.doc