Thiết kế bài dạy các môn lớp 2 - Tuần 33

Thiết kế bài dạy các môn lớp 2 - Tuần 33

A/ MỤC TIÊU :

I/ Đọc :

- Đọc lưu loát trơn được cả bài.

- Đọc đúng các từ ngữ khó: giả vờ mượn, ngang ngược, xâm chiếm, quát lớn, cưỡi cổ, nghiến răng, trở ra

- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Biết thể hiện tình cảm các nhân vật qua lời đọc.

II/ Hiểu :

- Hiểu nghĩa các từ : nguyên, ngang ngược, thuyền rồng, bệ kiến, vương hầu .

- Biết được sự kiện lịch sử và các danh nhân anh hùng được nhắc đến trong truyện

- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Trần Quốc Toản, một thiếu niên anh hùng tuổi nhỏ, chí lớn, giàu lòng căm thù giặc.

 B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :

- Tranh minh họa bài tập đọc.

- Bảng phụ ghi sẵn các nội dung luyện đọc.

- Truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng.

 

doc 36 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1214Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 2 - Tuần 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
TUẦN 33 : Từ ngày 2/ 05 đến ngày 6/ 05 /2005
THỨ
MÔN
TÊN BÀI DẠY
2
Tập đọc
Tập đọc
Toán
Hát nhạc
Chào cờ
Bóp nát quả cam
Bóp nát quả cam
Ôn tập các số trong phạm vi 1000 
3
Mĩ thuật
Toán
Chính tả
Đạo đ ức
Thể dục
Ôn tập các số trong phạm vi 1000 (tiếp theo )
 (NV) Bóp nát quả cam
Bài dành cho địa phương
Bài 65 
4
Kể chuyện
Toán
Tập đọc
Tập viết
Thủ công
Bóp nát quả cam
 Ôn tập các phép cộng và phép trừ 
Lá cờ
Viết chữ hoa V
Làm đèn lồng ( tiết 2) 
5
Tập đọc
Toán
Chính tả
TNXH
Lượm
 Ôn tập (tiếp theo )
 (NV) Lượm
Mặt trăng và các vì sao 
6
Toán
Từ và câu
TLV
Thể dục
SH lớp
Ôn tập về phép nhân và phép chia 
Mở rộng vốn từ – Từ ngữ về nghề nghiệp
Đáp lời an ủi – Kể chuyện được chứng kiến
Bài 66
ĩĩĩĩĩ&ĩĩĩĩĩ
Thứ hai, ngày 02 tháng 05 năm 2005.
TẬP ĐỌC : BÓP NÁT QUẢ CAM 
A/ MỤC TIÊU :
I/ Đọc :
Đọc lưu loát trơn được cả bài.
Đọc đúng các từ ngữ khó: giả vờ mượn, ngang ngược, xâm chiếm, quát lớn, cưỡi cổ, nghiến răng, trở ra
Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Biết thể hiện tình cảm các nhân vật qua lời đọc.
II/ Hiểu :
Hiểu nghĩa các từ : nguyên, ngang ngược, thuyền rồng, bệ kiến, vương hầu .
Biết được sự kiện lịch sử và các danh nhân anh hùng được nhắc đến trong truyện
Hiểu nội dung bài: Ca ngợi Trần Quốc Toản, một thiếu niên anh hùng tuổi nhỏ, chí lớn, giàu lòng căm thù giặc.
 B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Tranh minh họa bài tập đọc.
Bảng phụ ghi sẵn các nội dung luyện đọc.
Truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 1 :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ KTBC :
+ Kiểm tra 3 HS đọc bài thuộc lòng bài Tiếng chỗi tre và trả lời các câu hỏi.
+ Nhận xét ghi điểm
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI :
 1/ G thiệu : GV giới thiệu ghi bảng.
 2/ Luyện đọc:
a/ Đọc mẫu
+ GV đọc mẫu lần 1, tóm tắt nội dung bài.
b/ Luyện phát âm
+ Yêu cầu HS đọc các từ cần chú ý phát âm trên bảng phụ.
+ Yêu cầu đọc từng câu.Theo dõi nhận xét .
c/ Luyện đọc đoạn
+ GV treo bảng phụ hướng dẫn .
+ Bài tập đọc có thể chia thành mấy đoạn? Các đoạn được phân chia như thế nào?
+ Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu các từ mới
+ Giải nghĩa các từ mới cho HS hiểu: như phần mục tiêu.
+ Yêu cầu luyện đọc ngắt giọng các câu khó
+ Cho HS luyện đọc từng đoạn
d/ Đọc cả bài
+ Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp
+ Chia nhóm và yêu cầu luyện đọc trong nhóm
e/ Thi đọc giữa các nhóm
+ Tổ chức thi đọc CN, đọc đồng thanh cả lớp
g/ Đọc đồng thanh
+ 2 HS trả lời câu hỏi cuối bài.
+ 1 HS nêu ý nghĩa bài tập đọc
Nhắc lại tựa bài
+ 1 HS đọc lại, cả lớp đọc thầm theo.
+ Đọc các từ trên bảng phụ như phần mục tiêu, đọc cá nhân sau đó đọc đồng thanh
+ Nối tiếp nhau đọc từng câu theo bàn, mỗi HS đọc 1 câu.
+ Tìm cách đọc và luyện đọc các câu:
+ Bài tập đọc chia làm 4 đoạn:
Đoạn 1:Giặc Nguyên cho ..căm giận .
Đoạn 2:Sáng nay kẻ nào được giữ ta lại. 
Đ oạn 3: Vừa lúc ấy . . .một quả cam .
Đ oạn 4: Đoạn còn lại .
+ 2 HS đọc phần chú giải .
+ Tập giải nghĩa một số từ
Đợi từ sáng . . .trưa,/vẫn . . .gặp,/cậu bèn liều chết/xô mấy.. ngã chúi,/xăm xăm xuống bến.//
Quốc Toản tạ ơn vua,/chân bước . . .ấm ức:// Vua ban . . .quý/nhưng . . con,/vẫn cho dự bàn việc nước.//
+ Nối tiếp nhau đọc đoạn cho đến hết bài.
+ Luyện đọc trong nhóm.
+ Từng HS thực hành đọc trong nhóm.
+ Lần lượt từng nhóm đọc thi và nhận xét
+ Đại diện các nhóm thi đọc.
Cả lớp đọc đồng thanh.
* GV chuyển ý để vào tiết 2.
TIẾT 2 :
3/ Tìm hiểu bài :
* GV đọc lại bài lần 2 * 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
+ Giặc Nguyên có âm mưu gì đối với nước ta ?
+ Thái độ của Trần Quốc Toản như thế nào ?
+ Trần Quốc Toản xin gặp vua để làm gì?
+ Tìm những từ ngữ thể hiện Trần Quốc Toản rất nóng lòng muốn gặp vua?
+ Câu nói của Trần Quốc Toản thể hiện điều gì?
+ Trần Quốc Toản đã làm điều gì trái với phép nước?
+ Vì sao sau khi khi tâu vua “xin đánh” Trần Quốc Toản lại tự đặt gươm lên gáy?
+ Vì sao Vua không những tha tội mà còn ban cho Trần Quốc Toản cam quý?
+ Trần Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam vì điều gì?
+ Em biết gì về Trần Quốc Toản?
+ Câu truyện muốn nói lên điều gì?
 + Giặc giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta.
+ Trần Quốc Toản vô cùng căm giận.
+ Trần Quốc Toản gặp vua để nói hai tiếng “xin đánh”.
+ Đợi từ sáng đến trưa, liều chết xô lính gác, xăm xăm xuống bến.
+ Trần Quốc Toản rất yêu nước và vô cùng căm thù giặc.
+ Xô lính gác, tự ý xông xuống thuyền.
+ Vì cậu biết rằng phạm tội sẽ bị trị tội theo phép nước.
+ Vì vua thấy Trần Quốc Toản còn nhỏ mà đã biết lo việc nước.
+ Vì bị Vua xem . . . Trần Quốc Toản nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt làm nát quả cam.
+ Trần Quốc Toản là một thiếu niên yêu nước./ Trần Quốc Toản là một thiếu niên nhỏ tuổi nhưng chí lớn . . .
+ Một số HS nêu và nhận xét như phần mục tiêu. 
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
Gọi 1 HS đọc bài. Em thích nhân vật nào nhất? Vì sao?
Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
Dặn về luyện đọc và chuẩn bị tiết sau. GV nhận xét tiết học.
;;;¥;;;
TOÁN : ÔN TẬP VỀ CÁC SỐ TRONG PHẠM VI 1000 (Tiếp theo)
A/ MỤC TIÊU :
 Giúp HS:.
Ôn luyện về đọc, viết số, so sánh số, thứ tự số trong phạm vi 1000.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Viết sẵn ở bảng phụ nội dung bài 2.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ KTBC :
+ Kiểm tra 2 HS lên bảng làm bài điền số.
+ 2 HS lên bảng viết số
+ GV nhận xét cho điểm .
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI:
 1/ G thiệu : GV giới thiệu và ghi bảng
 2/ Hướng dẫn ôn tập
Bài 1: 
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Tổ chức cho HS thi đua tiếp sức
+ Nhận xét thực hiện và ghi điểm
+ 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
100 ; 200 ; 300 ; 400 ; 500 ; 600 ; 700 ; 800 ; 900 ; 1000.
a/ 100 (Số nhỏ nhất có 3 chữ số)
b/ 999 (Số lớn nhất có 3 chữ số)
Nhắc lại tựa bài.
+ Đọc các số đã cho trước.
+ 2 nhóm thảo luận sau đó cử mỗi 4 bạn thi đua tiếp sức .
Chẳng hạn: 
939
a/ Chín trăm ba mươi chín
Bài 2: 
+ Gọi HS đọc đề bài.
+ Viết số 842 lên bảng và hỏi: Số 842 gồm mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị?
+ Hãy viết số này thành tổng các trăm, chục, đơn vị?
+ Nhận xét và rút ra kết luận: 
842 = 800 + 40 + 2.
+ Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại.
+ Chữa bài và ghi điểm.
Bài 3:
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Yêu cầu HS làm bài, sau đó gọi HS đọc bài làm của mình
+ Nhận xét chữa bài.
Bài 4:
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Viết lên bảng dãy số 462; 464 ; 466; . . . và hỏi: 462 và 464 hơn kém nhau bao nhiêu đvị?
+ Vậy 2 số đứng liền nhau trong dãy số này hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
+ Yêu cầu HS làm bài.
+ Nhận xét tuyên dương
+ Đọc đề
+ Số 842 gồm 8 trăm, 4 chục và 2 đơn vị.
+ 2 HS lên bảng viết số, cả lớp viết ở bảng con.
+ Nhắc lại
+ 3 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở. Nhận xét
+ Viết số theo thứ tự
+ Cả lớp làm vào vở, 2 HS lên bảng
a/ Từ bé đến lớn: 257 ; 279 ; 285 ; 297.
b/ Từ lớn đến bé: 297 ; 285 ; 279 ; 257.
+ Nhận xét bài ở bảng.
+ Viết số thích hợp vào chỗ trống.
+ 462 và 464 hơn kém nhau 2 đơn vị
+ 2 đơn vị
+ Cả lớp làm vào vở, 1 HS lên bảng làm bài
a/ 462 ; 464 ; 466 ; 468
b/ 353 ; 355 ; 357 ; 359
c/ 815 ; 825 ; 835 ; 845
+ Nhận xét bài bạn.
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 
Các em vừa học toán bài gì ?
Một số HS nhắc lại cách so sánh các số có 3 chữ số.
GV nhận xét tiết học , tuyên dương .
Dặn về nhà làm các bài trong vở bài tập . Chuẩn bị bài cho tiết sau .
ĩĩĩĩĩ&ĩĩĩĩĩ
Thứ ba, ngày 03 tháng 05 năm 2005.
TOÁN : ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ.
A/ MỤC TIÊU :
 Giúp HS:.
Ôn luyện phép cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100(tính nhẩm và tính viết).
Ôn luyện phép cộng, trừ không nhớ trong phạm vi 1000(tính nhẩm và tính viết).
Giải bài toán có lời văn bằng một phép tính cộng hoặc trừ.
Rèn kĩ năng giải toán liên quan đến đơn vị tiền Việt Nam.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Viết sẵn bài tập 1 và 2 lên bảng.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ KTBC :
+ Kiểm tra 2 HS lên viết các số theo thứ tự
+ Cả lớp điền số vào chỗ trống, 1 HS lên bảng
+ GV nhận xét cho điểm .
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI:
 1/ G thiệu : GV giới thiệu và ghi bảng
 2/ Hướng dẫn luyện tập
Bài 1: 
+ Gọi HS đọc đề bài. 
+ Bài tập yêu cầu làm gì?
+ Nêu cách nhẩm các số tròn chục, tròn trăm
+ Yêu cầu HS thảo luận theo 3 nhóm và lên bảng tiếp sức .
+ 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
a/ Từ bé đến lớn: 257 ; 279 ; 285 ; 297.
b/ Từ lớn đến bé: 297 ; 285 ; 279 ; 257.
+ Cả lớp thực hiện ở bảng con
a/ 462 ; 464 ; 466 ; 468
b/ 353 ; 355 ; 357 ; 359
c/ 815 ; 825 ; 835 ; 845
Nhắc lại tựa bài.
+ Đọc đề.
+ Tính nhẩm
+ Nêu và nhận xét
+ Thảo luận rồi cử mỗi nhóm 4 HS tiếp sức.
30 + 50 = 80 70 – 50 = 20 300 + 200 = 500
20 + 40 = 60 40 + 40 = 80 600 – 400 = 200
+ Nhận xét thực hiện và ghi điểm
90 – 30 = 60 60 – 10 = 50 500 + 300 = 800
80 – 70 = 10 50 + 40 = 90 700 – 400 = 300
 ... ống thứ nhất? 
+ Khi cộng hay trừ một số nào đó với 0 thì kết quả như thế nào?
+ Yêu cầu HS làm các phần còn lại
+ Khi lấy 0 nhân hoặc chia với một số khác thì kết quả ra sao?
+ Đọc đề.
+ Tính nhẩm
+ Nêu và nhận xét
+ Thảo luận rồi cử mỗi nhóm 4 HS tiếp sức.
 4 x 9 = 36 5 x 7 = 35 
 36 : 4 = 9 35 : 5 = 7 
 3 x 8 = 24 2 x 8 = 16
 24 : 3 = 8 16 : 2 = 8
+ Tính
+ Nêu cách thực hiện từng biểu thức
+ 2 HS lên bảng. cả lớp làm ở bảng con theo nội dung của từng nhóm
 2 x 2 x 2 40 : 4 : 5 2 x 7 + 58
 = 4 x 2 = 10 : 5 = 14 + 58
 = 8 = 2 = 72
 4 x 9 + 6 3 x 5 – 6 2 x 8 + 72
 = 36 + 6 = 15 – 6 = 16 + 72
 = 42 = 9 = 88
+ Đọc đề
+ Có tất cả 27 bút chì.
+ Chia đều cho 3 nhóm.
+ Mỗi nhóm có bao nhiêu bút chì?
+ 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở.
Bài giải:
Số bút chì màu mỗi nhóm nhận được là:
27 : 3 = 9 (bút chì)
Đáp số : 9 bút chì
+ Nhận xét bài trên bảng.
+ Đọc đề
+ Hình b đã khoanh vào một phần tư số ô vuông.
+ Vì hình b có tất cả 16 ô vuông, đã khoanh vào 4 ô vuông.
+ Hình a đã khoanh vào một phần năm số ô vuông. Vì hình a có tất cả 20 ô vuông, đã khoanh vào 4 ô vuông.
+ Nhận xét.
+ Tìm số thích hợp để điền vào chỗ trống.
+ 0 cộng 4 thì bằng 4.
+ Vậy điền số 0.
+ Khi cộng hay trừ một số nào đó với 0 thì kết quả chính bằng số đó.
+ Tự làm các phần còn lại: 4 – 0 = 4 ; 
 0 x 4 = 0 ; 0 : 4 = 0
+ Khi lấy 0 nhân hoặc chia với một số khác thì kết quả bằng 0.
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 
Các em vừa học toán bài gì ?
Một số HS nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức, mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
GV nhận xét tiết học , tuyên dương .
Dặn về nhà làm các bài trong vở bài tập . Chuẩn bị bài cho tiết sau .
;;;¥;;;
LUYỆN TỪ VÀ CÂU :
MỞ RỘNG VỐN TỪ – TỪ NGỮ VỀ NGHỀ NGHIỆP
A/ MỤC TIÊU :
Mở rộng và hệ thống goá vốn từ chỉ nghề nghiệp và từ ngữ chỉ phẩm chất của người dân Việt Nam.
Đặt câu với những từ vừa tìm được.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Tranh minh hoạ bài tập 1.
Giấy khổ to 4 tờ và bút dạ.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ KTBC : 
+ Gọi 3 lên bảng .
+ Chấm vở 5HS.
+ Nhận xét ghi điểm.
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI:
 1/ GV thiệu : GV giới thiệu và ghi bảng
 2/ Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: 
+ Gọi 1 HS đọc yêu cầu .
+ Treo các bức tranh và yêu cầu HS suy nghĩ
+ Người được vẽ trong bức tranh 1 làm nghề gì?
+ Vì sao em biết?
+ Gọi HS nhận xét.
+ Hỏi tương tự với các bức tranh còn lại
+ Nhận xét ghi điểm cho HS.
Bài 2 :
+ Gọi HS đọc đề.
+ Chia HS thành 4 nhóm, phát giấy và bút cho từng nhóm. Yêu cầu HS thảo luận để tìm trong 5 phút.
+ Các nhóm đem kết quả đính trên bảng và nhận xét, tuyên dương
Bài 3 :
+ Mỗi HS đặt 1 câu với mỗi từ ở bài tập 1
+ 5 HS nộp VBT
+Nhắc lại tựa bài.
+ Tìm những từ chỉ nghề nghiệp của những người được vẽ trong các tranh dưới đây.
+ Quan sát và suy nghĩ.
+ Làm công nhân 
+ Vì chú ấy đội mũ bảo hiểm và đang làm việc ở công trường .
+ Đáp án : 2/ công an ; 3/ nông dân ; 4/ bác sĩ ; 5/ lái xe ; 6/ người bán hàng.
+ Tìm thêm những từ ngữ chỉ nghề nghiệp khác mà em biết
+ Thảo luận theo yêu cầu, sau đó các nhóm đưa ra kết quả bài làm: 
- VD: thợ may, bộ đội, giáo viên, phi công, nhà doanh nghiệp, diễn viên, ca sĩ, nhà tạo mẫu, kĩ sư, thợ xây . . .
+ Nhận xét các nhóm bạn.
+ Yêu cầu HS đọc đề bài
+ Yêu cầu HS tự tìm từ
+ Gọi HS các từ tìm được, GV ghi bảng.
+ Từ “cao lớn” nói lên điều gì?
GV nêu: Các từ cao lớn, rực rỡ, vui mừng không phải là từ chỉ phẩm chất.
Bài 4:
+ Gọi 1 HS đọc yêu cầu
+ Gọi HS lên bảng viết câu của mình.
+ Nhận xét và ghi điểm HS đặt câu trên bảng
+ GV thu vở chấm điểm và nhận xét
+ Đọc đề bài.
+ HS làm bài
+ Đọc: anh hùng, thông minh, gan dạ, cần cù, đoàn kết, anh dũng
+ Cao lớn nói về tầm vóc.
+ Đặt 1 câu với từ tìm được trong bài 3.
+ HS lên bảng, mổi lượt 3 HS, cả lớp làm bài vào vở
+ Nhận xét bài các bạn trên bảng.
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
Hôm nay, chúng ta học bài gì?
Dặn HS về nhà làm bài tập vào vở bài tập. 
CB bài tuần 34 
GV nhận xét tiết học.
;;;¥;;;
TẬP LÀM VĂN :
ĐÁP LỜI AN ỦI – KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN.
A/ MỤC TIÊU :
Biết đáp lời an ủi trong các tình huống giao tiếp.
Biết viết một đoạn văn ngắn kể về một việc tốt của em hoặc của bạn em.
Theo dõi, nhận xét, đánh giá bài của bạn
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Tranh minh hoạ bài tập 1.
Các tình huống viết vào giấy nhỏ.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ KTBC :
+ Gọi HS lên thực hành hỏi đáp lời từ chối theo các tình huống trong bài tập 2.
+ Gọi một số HS nói lại nội dung 1 trang sổ liên lạc của em.
+ Nhận xét và ghi điểm.
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI :
 1/ G thiệu: GV giới thiệu và ghi bảng
 2/ Hướng dẫn làm bài:
Bài 1:
+ Gọi HS đọc yêu cầu.
+ Treo bức tranh minh hoạ và hỏi: Tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì?
+ Khi thấy bạn mình bị ốm, bạn áo hồng đã nói gì?
+ Lời nói của bạn áo hồng là một lời an ủi. Khi nhận được lời an ủi này, bạn HS bị ốm đã nói như thế nào?
+ Khuyến khích các em nói lời đáp khác thay cho lời của bạn bị ốm.
+ Nhận xét, tuyên dương
Bài 2 : 
 + Bài yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Gọi HS đọc yêu cầu và đọc các tình huống của bài.
+ Yêu cầu HS nhắc lại tình huống a.
+ Hãy tưởng tượng em là bạn HS trong tình huống này. Vậy khi được cô giáo động viên như thế, em sẽ đáp lại lời cô như thế nào?
+ Gọi 2 HS lên bảng thể hiện đóng vai tình huống này. Sau đó yêu cầu HS thảo luận theo cặp để tìm lời đáp cho từng tình huống.
+ Gọi một số cặp HS trình bày trước lớp.
+ Nhận xét
Bài 3:
+ Gọi HS đọc yêu cầu.
+ Hằng ngày , các em đã làm được những công việc gì?
+ Yêu cầu HS tự làm bài theo hướng dẫn:
- Việc tốt của em (hoặc bạn em) là việc gì?
- Việc đó diễn ra lúc nào?
- Em ( bạn em) đã làm việc ấy ntn? (kể rõ hành động, việc làm cụ thể để làm rõ việc tốt)
- Kết quả của việc làm đó?
+ Gọi HS trình bày trước lớp. GV thu vở để chấm điểm và nhận xét.
+ Nhận xét ghi điểm
+ 3 cặp HS thực hành trước lớp.
+ Một số HS nói
+ Nhắc lại tựa bài.
+ Đọc yêu cầu
+ Tranh vẽ hai bạn HS, 1 bạn đang bị ốm nằm trên giường, 1 bạn đến thăm bạn bị ốm .
+ Bạn nói: Đừng buồn. Bạn sắp khỏi rồi..
+ Bạn nói: Cảm ơn bạn.
+ HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến: Bạn tốt quá./ Cảm ơn bạn đã chia xẻ với mình./ Có bạn đến thăm mình cũng đỡ nhiều rồi. . .
+ Nói lời đáp cho một số trường hợp nhận lời an ủi.
+ 1 HS đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm .
+ Em buồn vì điểm kiểm tra không tốt. Cô giáo an ủi: “Đừng buồn. Nếu cố gắng hơn, em sẽ được điểm tốt”.
+ HS nối tiếp nhau phát bịẻu ý kiến
Em xin cảm ơn cô./ Em cảm ơn cô ạ! . . .
b/Cảm ơn bạn./ Có bạn chia xẻ mình thấy cũng đỡ tiếc rồi./. . .
c/Cảm ơn bà, cháu cũng mong là ngày mai nó sẽ về./ Cảm ơn bà ạ./ . . .
+ Đọc yêu cầu trong SGK.
+ HS suy nghĩ và nêu các việc tốt của bản thân hoặc của bạn.
+ Làm bài vào vở theo các câu hướng dẫn.
+ 3 đến 5 HS trình bày bài làm của mình.
+ Nhận xét
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
Vừa học xong bài gì?
Dặn về luôn tỏ ra lịch sự, văn minh trong mọi tình huống giao tiếp. 
Dặn HS về chuẩn bị tiết sau. GV nhận xét tiết học.
;;;¥;;;
THỂ DỤC : BÀI 66
A/ MỤC TIÊU :
Tiếp tục ôn Chuyền cầu theo nhóm 2 người.Yêu cầu tiếp tục nâng cao khả năng đón và chuyền cầu chính xác. 
Ôn trò chơi “Con cóc là cậu ông trời”.Yêu cầu biết tham gia chơi tương đối chủ động.
B/ CHUẨN BỊ :
Địa điểm: Sân trường.
Phương tiện : 1 còi , mỗi HS chuẩn bị một quả cầu. Bảng gỗ tâng cầu và bóng
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ PHẦN MỞ ĐẦU:
+ Yêu cầu tập hợp thành 4 hàng dọc. GV phổ biến nội dung giờ học. ( 1 p)
+ Xoay các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, hông, vai: 1 – 2 phút.
+ Chạy nhẹ nhàng theo một hàng dọc trên địa hình tự nhiên : 80 – 100m. 
+ Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu. 1 p
+ Ôn các động tác: tay, chân, lườn, nhảy của bài thể dục phát triển chung. Mỗi động tác 2 x 8 nhịp . 
II/ PHẦN CƠ BẢN:
* Chuyền cầu theo nhóm 2 người:8 – 10 phút.
+ Chia tổ tập luyện, từng tổ thi chọn đôi giỏi nhất, sau đó thi để chọn vô địch lớp. 
* Trò chơi “Con cóc là cậu ông trời” :8 – 10 phút.
+ GV nêu tên trò chơi
Lần 1: chơi thử
Lần 2: chơi chính thức có phân thắng thua và thưởng phạt
+ Có thể tổ chức theo đội hình hàng ngang.
III/ PHẦN KẾT THÚC:
+ Đi đều theo 4 hàng dọc và hát.
+ Một số trò chơi thả lỏng
+ Cúi đầu lắc người thả lỏng, nhảy thả lỏng
+ GVhệ thống ND bài và yêu cầu HS nhắc lại.
+ GV nhận xét tiết học – Dặn về nhà ôn lại bài,chuẩn bị tiết sau.
+ Lớp trưởng điều khiển tập hợp .Lắng nghe 
+ HS thực hiện .
+ HS thực hiện theo yêu cầu 
+ Thực hiện theo nhịp hô của lớp trưởng.
+ Thực hiện theo sự hướng dẫn .Cả lớp thực hiện chơi theo tổ.
+ HS thực hiện theo yêu cầu .
+ Chú ý lắng nghe.
+ Chơi thử
+ Chơi chính thức
+ Thực hiện chơi theo tổ, tổ trưởng điều khiển
+ Thực hiện
+ Thả lỏng cơ thể.
+ Thực hiện.
+ Lắng nghe.
ĩĩĩĩĩ&ĩĩĩĩĩ

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 33.doc