Thiết kế bài dạy các môn lớp 2 - Tuần 28

Thiết kế bài dạy các môn lớp 2 - Tuần 28

A/ MỤC TIÊU :

I/ Đọc :

- Đọc lưu loát được cả bài.

- Đọc đúng các từ ngữ khó: quanh năm, hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, hão huyền, lâm bệnh nặng.

- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

- Biết phân biệt được lời các nhân vật qua lời đọc.

II/ Hiểu :

- Hiểu nghĩa các từ :cơ ngơi, đàng hoàng, hão huyền, kho báu, bội thu, hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu .

- Hiểu nội dung bài: Ai biết quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó sẽ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc .

- B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :

- Tranh minh họa bài tập đọc.

- Bảng phụ ghi sẵn các nội dung luyện đọc.

 

doc 37 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 876Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn lớp 2 - Tuần 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
TUẦN 28 : Từ ngày 27/03 đến ngày 31/03/2006
THỨ
MÔN
TÊN BÀI DẠY
2
Tập đọc
Tập đọc
Toán
Đạo đ ức
Chào cờ
Kho báu
Kho báu
KTĐK
Giúp đỡ người khuyết tật (T2)
3
Toán
Chính tả
Hát nhạc
Kể chuyện
Thể dục
Đơn vị – chục – trăm – nghìn.
Kho báu
Kho báu
Bài 55
4
Toán
Tập đọc
TNXH 
Tập viết
So sánh các số tròn trăm
Bạn có biết?
Một số loài vật sống trên cạn.
Chữ hoa Y
5
Tập đọc
Toán
Chính tả
Mĩ thuật
Thể dục
Cây dừa
Các số tròn chục từ 110 - 200
Cây dừa
Bài 50
6
Toán
Từ và câu
Thủ công TLV
SH lớp
Các số từ 101 - 110
Từ ngữ về cây cối – Đặt và trả lời câu hỏi: ..?
Làm vòng đeo tay (T1)
Đáp lời chia vui . . . cây cối
ĩĩĩĩĩ&ĩĩĩĩĩ
Thứ hai, ngày 27 tháng 03 năm 2006.
TẬP ĐỌC : KHO BÁU.
A/ MỤC TIÊU :
I/ Đọc :
Đọc lưu loát được cả bài.
Đọc đúng các từ ngữ khó: quanh năm, hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, hão huyền, lâm bệnh nặng.
Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
Biết phân biệt được lời các nhân vật qua lời đọc.
II/ Hiểu :
Hiểu nghĩa các từ :cơ ngơi, đàng hoàng, hão huyền, kho báu, bội thu, hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu .
Hiểu nội dung bài: Ai biết quý đất đai, chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó sẽ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc .
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Tranh minh họa bài tập đọc.
Bảng phụ ghi sẵn các nội dung luyện đọc.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
TIẾT 1 :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ KTBC :
+ Kiểm tra HS chuẩn bị.
+ Nhận xét ghi điểm
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI :
 1/ G thiệu : GV giới thiệu ghi bảng.
 2/ Luyện đọc:
a/ Đọc mẫu
+ GV đọc mẫu lần 1, tóm tắt nội dung bài.
b/ Luyện phát âm
+ Yêu cầu HS đọc các từ cần chú ý phát âm trên bảng phụ.
+ Yêu cầu đọc từng câu.Theo dõi nhận xét .
c/ Luyện đọc đoạn
+ GV treo bảng phụ hướng dẫn .
+ Bài tập đọc có thể chia thành mấy đoạn? Các đoạn được phân chia như thế nào?
+ Yêu cầu giải thích thành ngữ: hai sương một nắng
Yêu cầu giải thích thành ngữ: cuốc bẫm cày sâu
+ Yêu cầu HS đọc, tìm cách ngắt các câu khó, câu dài
+ Giải nghĩa các từ mới cho HS hiểu: như phần mục tiêu.
d/ Đọc theo đoạn, bài
+ Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp
+ Chia nhóm và yêu cầu luyện đọc trong nhóm
e/ Thi đọc giữa các nhóm
+ Tổ chức thi đọc CN, đọc đồng thanh cả lớp
g/ Đọc đồng thanh
Nhắc lại tựa bài
+ 1 HS đọc lại, cả lớp đọc thầm theo.
+ Đọc các từ trên bảng phụ như phần mục tiêu, đọc cá nhân sau đó đọc đồng thanh
+ Nối tiếp nhau đọc từng câu theo bàn, mỗi HS đọc 1 câu.
+ Tìm cách đọc và luyện đọc các câu:
+ Bài tập đọc chia làm 3 đoạn:
Đoạn 1:Ngày xưa ..cơ ngơi đàng hoàng .
Đoạn 2:Nhưng rồi ..đào lên mà dùng .
Đ oạn 3:Đoạn còn lại .
+ Chỉ công việc của người nông dân vất vả từ sớm tới khuya .
+ Nói lên sự chăm chỉ cần cù trong công việc nhà nông.
Ngày xưa,/có hai. .nông dân kia/quanh . . nắng,/cuốc . . .cày sâu.//
Cha không . . .được.//Ruộng nhà . . kho báu,/ các con . . .đào lên mà dùng.//
+ Nối tiếp nhau đọc đoạn cho đến hết bài.
+ Luyện đọc trong nhóm.
+ Từng HS thực hành đọc trong nhóm.
+ Lần lượt từng nhóm đọc thi và nhận xét
+ Đại diện các nhóm thi đọc.
Cả lớp đọc đồng thanh.
* GV chuyển ý để vào tiết 2.
TIẾT 2 :
3/ Tìm hiểu bài :
* GV đọc lại bài lần 2 * 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
 Gọi HS đọc chú giải.
+ Tìm những hình ảnh nói lên sự cần cù chịu khó của vợ chồng người nông dân ?
+ Nhờ chăm chỉ làm ăn, họ đã đạt được những điều gì?
+ Tính nết hai người con trai của họ ntn ?
+ Tìm từ ngữ thể hiện sự mệt mỏi, già nua của hai ông bà ?
+ Trước khi mất, người cha cho các con biết điều gì?
+ Theo lời cha, hai người con đã làm gì?
+ Kết quả ra sao?
+ Treo bảng phụ có 3 phương án trả lời.Yêu cầu HS thảo luận để chọn phương án đúng.
+ Gọi HS phát biểu ý kiến
 GV kết luận: Vì ruộng được hai anh em đào bới để tìm kho báu, đất được làm kĩ nên lúa tốt
+ Câu truyện muốn nói lên điều gì?
6/ Luyện đọc lại bài
+ Tổ chức cho HS thi đọc truyện theo vai .
+ Nhận xét ,tuyên dương các nhóm đọc bài tốt.
 1 HS đọc bài
+ Quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, ra đồng từ lúc gà gáy. . .ngơi tay.
+ Họ gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng.
+ lười biếng, ngại làm ruộng, chỉ mơ chuyện hão huyền.
+ già lão, qua đời, lâm bệnh nặng.
+ Người cha dặn: Ruộng nhà ta có một kho báu, các con hãy đào lên mà dùng.
+ Họ đào bới cả đám ruộng lên để tìm kho báu 
+ Họ chẳng thấy kho báu đâu và đành phải trồng lúa.
+ HS thảo luận theo 4 nhóm tìm 1 trong 3 phương án dưới:
1. Vì đất ruộng vốn là đất tốt.
2. Vì ruộng được hai anh em đào bới để tìm kho báu, đất được làm kĩ nên lúa tốt.
3. Vì hai anh em trồng lúa giỏi.
+ Luyện đọc cả bài và đọc thi đua giữa các nhóm
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
Gọi 1 HS đọc bài. Em thích nhân vật nào nhất? Vì sao?
Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
Dặn về luyện đọc và chuẩn bị tiết sau. GV nhận xét tiết học.
;;;¥;;;
TOÁN : KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
ĩĩĩĩĩ&ĩĩĩĩĩ
ĐẠO ĐỨC : GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT (T2)
A/ MỤC TIÊU: 
1. HS hiểu:
Vì sao cần giúp đỡ người khuyết tật.
Cần làm gì để giúp đỡ người khuyết tật.
Trẻ em khuyết tật có quyền được đối xử bình đẳng, có quyền được hỗ trợ, giúp đỡ.
2. HS có những việc làm thiết thực giúp đỡ người khuyết tật tuỳ theo khả năng của bản thân.
3. HS có thái độ thông cảm, không phân biệt đối xử với người khuyết tật.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Tranh ảnh minh hoạ.
Phiếu thảo luận nhóm.
Vở bài tập đạo đức.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ KTBC :
+ Gọi 2 HS lên bảng trả lời.
+ Nhận xét đánh giá.
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI:
 1/ G thiệu : GV giới thiệu và ghi bảng.
 2/ Hướng dẫn tìm hiểu:
Hoạt động 1 : Xử lí tình huống 
+ Vì sao cần phải giúp đỡ người khuyết tật?
Nhắc lại tựa bài
Mục tiêu: Giúp HS biết lựa chọn cách ứng xử để giúp đỡ người khuyết tật.
Cách tiến hành: 
+ GV nêu tình huống:Đi học về đến đầu làng thì Thuý và Quân gặp một người bị hỏng mắt. Thuý chào: “Chúng cháu chào chú ạ!”. Người đó bảo: “Chú chào các cháu. Nhờ các cháu giúp chú tìm đến nhà ông Tuấn xóm này với”. Quân liền bảo: “Về nhanh để xem phim hoạt hình trên ti vi, cậu ạ!? 
+ Nếu là Thuỷ, em sẽ làm gì khi đó?
+ Cho HS thảo luận các câu hỏi:
+ Gọi đại diện các nhóm trình bày và nhận xét
+ Các nhóm thảo luận các câu hỏi.
+ Đại diện các nhóm nêu và nhận xét
Kết luận: Thuỷ nên khuyên bạn: Cần chỉ đường hoặc dẫn người bị hỏng mắt đến tận nhà người cần tìm.
Hoạt động 2 : Giới thiệu tư liệu về việc giúp đỡ người khuyết tật
Mục tiêu: Giúp HS củng cố, khắc sâu bài học về cách cư xử đối với người khuyết tật. 
+ GV yêu cầu HS trình bày, giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm được .
+ Cho các nhóm thảo luận về cách trình bày.
+ Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
+ Nhận xét bổ sung.
+ Các nhóm thảo luận.
+ Đại diện từng nhóm báo cáo.
+ Nhận xét
Kết luận chung: Người khuyết tật chịu nhiều đau khổ, thiệt thòi, họ thường gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Cần giúp đỡ người khuyết tật để họ bớt buồn tủi, vất vả, thêm tự tin vào cuộc sống. Chúng ta cần làm những việc phù hợp với khả năng để giúp đỡ họ.
Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến.
Mục tiêu: Giúp HS có thái độ đúng đối với việc giúp đỡ người khuyết tật.
Cách tiến hành: GV lần lượt nêu từng ý kiến và yêu cầu HS bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng tình
+ Đồng tình: đưa phiếu màu đỏ.
+ Không đồng tình : đưa phiếu màu xanh.
+ Lưỡng lự : đưa phiếu màu vàng.
Các ý kiến như sau:
a/ Giúp đỡ người khuyết tật là việc mọi người nên làm.
b/ Chỉ giúp đỡ người khuyết tật là bà con họ hàng.
c/ Phân biệt đối xử với bạn khuyết tật là vi phạm quyền trẻ em.
d/ Giúp đỡ người khuyết tật là góp phần làm bớt đi những khó khăn, thiệt thòi của họ.
Kết luận chung: Ý kiến a; c ; d là đúng. Ý kiến b là chưa hoàn toàn đúng vì mọi người khuyết tật đều cần được giúp đỡ.
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
Tiết học hôm nay giúp các em hiểu được điều gì ?
Vì sao cần phải giúp đỡ người khuyết tật?
Dặn HS về chuẩn bị cho tiết sau. GV nhận xét tiết học.
;;;¥;;;
Thứ ba, ngày 28 tháng 03 năm 2006.
TOÁN : ĐƠN VỊ, CHỤC, TRĂM, NGHÌN
A/ MỤC TIÊU :
 Giúp HS:.
Ôn lại mối quan hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm.
Nắm được đơn vị nghìn, hiểu được nối quan hệ giữa trăm và nghìn.
Biết cách đọc và viết số tròn trăm.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
10 hình vuông biểu diễn đơn vị, kích thước 2,5cm x 2,5cm.
20 hình chữ nhật biểu diễn 1 chục, kích thước 2,5cm x 2,5cm, có vạch chia thành 10 ô.
10 hình vuông, mỗi hình biểu diên100, kích thước 2,5cm x 2,5cm, có vạch chia thành 100 hình vuông nhỏ.
Bộ số bằng bìa.
Mỗi HS chuẩn bị một bộ ô vuông biểu diễn, kích thước mỗi ô vuông là 1cm x 1cm.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ KTBC :
+ Kiểm tra HS chuẩn bị
+ GV nhận xét cho điểm .
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI:
 1/ G thiệu : GV giới thiệu và ghi bảng
 2 ... ố từ 101 đến 110 là gồm: 1 trăm, 0 chục, các đơn vị.
Đọc viết các số từ 101 đến 110. 
So sánh các số từ 101 đến 110 và nắm được thứ tự của các số này.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Các hình vuông, mỗi hình biểu diễn 100, các hình chữ nhật biểu diễn 1 chục. Các hình vuông nhỏ biểu diễn đơn vị
Bảng kẻ sẵn các cột ghi rõ: Trăm, chục, đơn vị, viết số, đọc số như phần bài học.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ KTBC :
+ Kiểm tra HS đọc và viết các số tròn trăm, so sánh các số tròn chục từ 10 đến 200
+ GV nhận xét cho điểm .
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI:
 1/ G thiệu : GV giới thiệu và ghi bảng
 2.1/ Giới thiệu các số tròn chục từ 101 đến 110 . 
+ Gắn lên bảng hình biểu diễn số100 và hỏi có mấy trăm?
+ Gắn thêm một hình vuông nhỏ và hỏi: có mấy chục và mấy đơn vị?
+ Cho HS đọc và viết số 101
+ Giới thiệu số 102, 103 tương tự
+ Yêu cầu thảo luận để tìm ra cách đọc và viết của các số: 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110
+ Yêu cầu báo cáo kết quả thảo luận.
+ Yêu cầu cả lớp đọc các số từ 101 đến 110.
+ Một số HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
Nhắc lại tựa bài.
+ Có 1 trăm sau đó lên bảng viết 1 vào cột trăm.
+ Có 0 chục và 1 đơn vị, lên bảng viết 0 vào cột chục và 1 vào cột đơn vị.
+ HS viết và đọc số 101.
+ HS thảo luận cặp đôi và viết kết quả vào bảng số trong phần bài học.
+ 2 HS lên bảng, 1 HS đọc, 1 HS viết
+ Cả lớp đọc đồng thanh.
3/ Luyện tập – thực hành
Bài 1: 
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Yêu cầu cả lớp tự làm bài.
+ Yêu cầu nhận xét bài làm của bạn.
+ Nhận xét thực hiện và ghi điểm
Bài 2: 
+ Vẽ lên bảng tia số như SGK, sau đó gọi 1 HS lên bảng làm bài.
+ Nhận xét ghi điểm và yêu cầu HS đọc các số trên tia số theo thứ tự từ bé đến lớn.
Bài 3:
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Để điền số cho đúng cần phải làm gì?
+ Viết lên bảng và hỏi: Hãy so sánh chữ số hàng trăm của số 101 và 102?
+ Hãy so sánh chữ số hàng đơn vị của số 101 và 102?
+ Yêu cầu HS tự làm các ý còn lại của bài.
GV đúc kết: Tia số được viết theo thứ tự từ bé đến lớn, số đứng trước bao giờ cũng nhỏ hơn số đứng sau.
Bài 4:
+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Yêu cầu HS tự làm bài.
+ Nhận xét
+ Đọc đề
+ 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở.
+ Nhận xét
+ Nghe hướng dẫn, sau đó làm bài
+ Đọc các số
+ Điền dấu (> , = , < ) vào chỗ trống.
+ Trước hết so sánh số sau đó mới điền dấu.
+ Chữ số hàng trăm đều là 1.
+ Chữ số hàng chục đều là 0.
+ Làm bài, 1 HS lên bảng
+ Các nhóm thảo luận và cử 4 đại diện thi đua tiếp sức.
+ Nhận xét.
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 
Các em vừa học toán bài gì ?
Một số HS nhắc lại cách đọc, viết và so sánh các số từ 101 đến 110.
GV nhận xét tiết học , tuyên dương .
Dặn về nhà làm các bài trong vở bài tập . Chuẩn bị bài cho tiết sau .
;;;¥;;;
LUYỆN TỪ VÀ CÂU :
TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI – ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI:ĐỂ LÀM GÌ?
 DẤU CHẤM, DẤU PHẨY
A/ MỤC TIÊU :
Mở rộng và hệ thống vốn từ về Cây cối.
Biết đặt và trả lời câu hỏi cho cụm từ: Để làm gì?
Củng cố cách dùng dấu chấm, dấu phẩy trong đoạn văn
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Bài tập 1 viết vào 4 tờ giấy to, bút dạ.
Bảng phụ ghi sẵn nội dung bài tập 3
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ KTBC : 
+ GV thu 3 vở kiểm tra .
+ 3 HS lên bảng làm bài.
+ Nhận xét ghi điểm.
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI:
 1/ GV thiệu : GV giới thiệu và ghi bảng
 2/ Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: (thảo luận nhóm)
+ Gọi 1 HS đọc yêu cầu .
+ Chia HS thành các 4 nhóm , mỗi nhóm thảo luận các loại cây. Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy, yêu cầu thảo luận để tìm từ theo yêu cầu của bài.
+ Phát giấy và bút.
+ Nhận xét tuyên dương các nhóm tìm được nhiều từ.
Bài 2 :
+ Gọi HS đọc đề.
+ Gọi HS lên làm mẫu.
+ Gọi một số HS lên thực hành
+ Nhận xét và ghi điểm.
Bài 3 :
+ Gọi 2 HS đọc yêu cầu.
+ Yêu cầu HS lên bảng làm bài.
+ Gọi HS nhận xét chữa bài. 
+ Vì sao ở ô trống thứ nhất lại điền dấu phẩy?
 + Vì sao ở ô trống thứ hai lại điền dấu chấm?
+ 1 HS làm bài 1 ; 1 HS làm bài 2 ; 1 HS làm bài 3.
 +Nhắc lại tựa bài.
+ Đọc yêu cầu.
+ Thảo luận theo yêu cầu, sau đó một số HS đưa ra kết quả bài làm: 
Cây lương thực, thực phẩm
Cây ăn quả
Cây lấy gỗ
Cây bóng mát
Cây hoa
Lúa, ngô, sắn, khoai lang, đỗ, lạc, vừng, rau muống, bắp cải, su hào, cà rốt
Cam, quýt, xoài, dâu, táo, ổi, na, mơ, mận
Xoan, lim, sến, thông, tre, mít
Bàng, phượng vĩ, đa, si, bằng lăng, xà cừ, nhãn
Cúc, đào, hồng, huệ, sen, súng, 
+ Đọc đề bài.
+ HS1: Người ta trồng cây bàng để làm gì?
 HS2: Để lấy bóng mát cho sân trường, công viên . . ..
+ 10 cặp HS thưcï hành
+ Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống
+ 1 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở.
Chiều qua, Lan được nhận thư bố. Trong thư, bố dặn dò hai chị em Lan rất nhiều điều. Song Lan nhớ nhất lời bố dặn riêng em ở cuối thư: “Con nhớ chăm bón cây cam ở đầu vườn để khi bố về, bố con mình có cam ngọt ăn nhé!”
+ Vì đó chưa thành câu.
+ Vì đã thành câu và chữ đầu câu sau đã viết hoa
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
Hôm nay, chúng ta học bài gì?
Em có thích các loài vật không? Vì sao? GD HS.
Dặn HS về nhà làm bài tập vào vở bài tập. 
CB bài tuần 29 
GV nhận xét tiết học.
;;;¥;;;
THỦ CÔNG :
LÀM VÒNG ĐEO TAY (T1).
A/ MỤC TIÊU 
HS biết cách làm vòng đeo tay bằng giấy thủ công.
Làm được vòng đeo tay.
Có hứng thú làm đồ chơi. Yêu thích chiếc vòng đeo tay .
B/ Đ Ồ DÙNG DẠY –HỌC 
Mẫu vòng đeo tay bằng giấy .
Qui trình làm vòng đeo tay có hình vẽ minh họa .
Giấy thủ công đủ màu,hồ kéo , bút chì , thước kẻ .
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ KTBC :
+ Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
+ GV nhận xét.
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI:
 1/ G thiệu : GV giới thiệu và ghi bảng.
 2/ Hướng dẫn quan sát nhận xét:
+ Vòng đeo tay được làm bằng gì? có màu sắc gì?
+ Vòng đeo tay có màu sắc gì?
Nhắc lại tựa bài
+ Bằng giấy màu thủ công.
+ Hình tròn và có rất nhiều màu sắc.
 3/ Hướng dẫn mẫu:
Bước 1: Gấp các nan giấy.
Bước 2: Cắt các nan giấy.
Bước 3: Dán nối các nan giấy.
Bước 4: Hoàn chỉnh vòng đeo tay.
+ Cho nhắc lại các bước thực hiện
* Thực hành: 
+ Cho HS thực hành gấp và cắt các nan giấy theo màu tự chọn
+ Nhận xét sửa chữa
+ Nghe hướng dẫn và có thể tự chọn kích thước.
+ Nhắc lại
+ Thực hành chọn màu tuỳ thích sao đó gấp và cắt các nan giấy.
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ:
Nhắc lại các bước thực hiện.
Nhận xét về tinh thần học tập của HS. Nhận xét chung tiết học.
Dặn HS về nhà tập luyện thêm và chuẩn bị để học tiết sau.
ĩĩĩĩĩ&ĩĩĩĩĩ
TẬP LÀM VĂN :
ĐÁP LỜI CHIA VUI – TẢ NGẮN VỀ CÔI CỐI.
A/ MỤC TIÊU :
Biết đáp lại lời chúc mừng của mọi người một cách lịch sự, khiêm tốn, có văn hoá.
Biết trả lời câu hỏi khi tìm hiểu văn bản Quả măng cụt.
Viết các câu trả lời thành đoạn văn có đủ ý, đúng ngữ pháp.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Tranh minh hoạ bài tập 3.
Quả măng cụt thật.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I/ KTBC :
+ Gọi 2 HS lên bảng đóng vai, thể hiện lại các tình huống của bài tập 2 tiết trước.
+ Nhận xét và ghi điểm.
II/ DẠY – HỌC BÀI MỚI :
 1/ G thiệu: GV giới thiệu và ghi bảng
 2/ Hướng dẫn làm bài:
Bài 1:
+ Treo tranh. Gọi HS đọc yêu cầu
+ Gọi 2 HS lên làm mẫu.
+ Yêu cầu HS nhắc lại lời của HS2, sau đó suy nghĩ để tìm cách nói khác.
+ Yêu cầu nhiều HS lên thực hành.
+ Nhận xét ghi điểm.
Bài 2 : 
 * GV đọc mẫu bài: Quả măng cụt.
+ Cho HS quan sát quả măng cụt thật
+ Cho HS thực hiện hỏi đáp theo từng nội dung
+ Yêu cầu HS nói liền mạch về hình dáng bên ngoài của quả măng cụt.
+ Nhận xét tuyên dương.
* Phần nói về ruột và mùi vị của quả măng cụt thì tiến hành tương tự phần a
+ Nhận xét ghi điểm
+ 2 HS thực hành.
+ 1 HS kể chuyện
+ Nhắc lại tựa bài.
+ Đọc đề bài.
+ 2 HS lên bảng:
 HS1: Chúc mừng bạn đã đoạt giải cao trong cuộc thi.
 HS2: Cám ơn bạn rất nhiều.
+ HS phát biểu về cách nói khác, chẳng hạn:
Các bạn quan tâm đến mình nhiều quá, lần sau, mình sẽ cố gắng đoạt giải cao hơn./ Mình cảm động quá. Cám ơn các bạn nhiều lắm. . ..
+ 10 cặp HS được lên thực hành nói.
+ Nhận xét từng cặp
+ Đọc thầm theo
+ Quan sát quả măng cụt.
+ HS làm việc theo cặp, hỏi và đáp trước lớp .
+ 3 đến 5 HS trình bày
+ Nhận xét.
+ Từng cặp HS lên bảng hỏi và đáp.Sau đó một số HS nói liền mạch
+ Nhận xét bổ sung
Bài 3:
+ Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
+ Yêu cầu HS tự viết
+ Gọi HS đọc bài làm của mình. Lưu ý nhận xét về câu, cách sáng tạo mà vẫn đúng
+ Ghi điểm cho từng HS đọc bài.
+ Đọc yêu cầu của bài.
+ Tự viết trong 5 đến 7 phút.
+ 3 đến 5 HS được trình bày bài viết của mình.
+ Nhận xét.
III/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ :
Vừa học xong bài gì?
Dặn về nhà thực hành nói lời chia vui, đáp lời chia vui lịch sự, văn minh. Viết về một loại quả mà em thích.
Dặn HS về chuẩn bị tiết sau. GV nhận xét tiết học.
;;;¥;;;

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 28.doc