Thiết kế bài đạy các môn lớp 2 - Tuần thứ 8

Thiết kế bài đạy các môn lớp 2 - Tuần thứ 8

TUẦN 8

Tập đọc

Tiết 22 + 23 -Bài : NGƯỜI MẸ HIỀN

I. Mục đích yêu cầu:

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng; bước đầu đọc rõ lời các nhân vật trong bài.

- Hiểu ND: Cô giáo như người mẹ hiền, vừa yêu thương vừa nghiêm khắc dạy bảo các em nên người (trả lời được các CH trong SGK).

II.Các KNS cơ bản được giáo dục:

-Thể hiệh sự cảm thông.- Kiểm soát cảm xúc.-Tư duy phê phán

III. Đồ dùng dạy học :

 - GV: Giáo án + Tranh minh hoạ Bài học sgk.

 - HS: Dụng cụ học tập, sgk.

IV.Các hoạt động dạy học:

TIẾT 1 (35 phút)

1. Ổn định:(1 phút)

2. Bài cũ: (3 phút)

-Gọi hs đọc bài và TLCH.

-Gv nhận xét ghi điểm.

3. Bài mới: (30 phút)

*.Giới thiệu: (1’)

-Hôm nay, chúng ta học bài Người mẹ hiền. Gv ghi tựa bài lên bảng

 

doc 26 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 544Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài đạy các môn lớp 2 - Tuần thứ 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
Ngµy so¹n: 11/10/2012
Ngµy gi¶ng: Thø hai ngµy 15 th¸ng 10 n¨m 2012
Tập đọc
Tiết 22 + 23	-Bài : NGƯỜI MẸ HIỀN
I. Mục đích yêu cầu: 
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng; bước đầu đọc rõ lời các nhân vật trong bài.
- Hiểu ND: Cô giáo như người mẹ hiền, vừa yêu thương vừa nghiêm khắc dạy bảo các em nên người (trả lời được các CH trong SGK).
II.Các KNS cơ bản được giáo dục:
-Thể hiệh sự cảm thông.- Kiểm soát cảm xúc.-Tư duy phê phán
III. Đồ dùng dạy học :
	- GV: Giáo án + Tranh minh hoạ Bài học sgk.
	- HS: Dụng cụ học tập, sgk.
IV.Các hoạt động dạy học: 
TIẾT 1 (35 phút)
1. Ổn định:(1 phút)
2. Bài cũ: (3 phút)
-Gọi hs đọc bài và TLCH.
-Gv nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới: (30 phút)
*.Giới thiệu: (1’) 
-Hôm nay, chúng ta học bài Người mẹ hiền. Gv ghi tựa bài lên bảng.
 *. Các hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động học sinh
* Hoạt động 1: Luyện đọc đoạn:
* MT: Đọc trơn toàn bài. Đọc đúng các từ ngữ khó: cố lách, vùng vẫy, khóc toáng, lấm lem.
- Biết nghỉ sau các dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
* Cách tiến hành:
-Gv đọc toàn bài.
-Hd hs luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
a. Đọc từng câu:
-Hd hs đọc đúng các từ khó:gánh xiếc, vùng vẫy, cổ chân, xấu hổ, về chỗ.
b. Đọc từng đoạn trước lớp.
-Hd các em ngắt nghỉ hơi đúng chỗ và thể hiện tình cảm qua giọng đọc.
-Giúp hs hiểu nghĩa các từ ngữ mới trong từng đoạn: thầm thì, vùng vẫy.
c. Đọc từng đoạn trong nhóm.
-Gv theo dõi hd các nhóm đọc đúng.
d. Thi đọc giữa các nhóm.
-Gv bố trí hs có trình độ tương đương thi nhau đọc.
-Hs lắng nghe.
-Hs tiếp nối nhau đọc từng câu.
-Hs đọc cá nhân các từ khó.
-Hs tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
-Hs đọc phần chú giải sau bài học.
-Lần lượt từng hs trong nhóm đọc.
- Các tổ thi nhau đọc.
Tiết 2 (35 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
* Hoạt động 2: Hd tìm hiểu các đoạn :
* MT:Hiểu nd bài cảm nhận được ý nghĩa:cô giáo vừa yêu thương hs vừa nghiêm khắc dạy bảo hs nên người.
 * Cách tiến hành: Gọi hs đọc câu hỏi, đoạn, bài – Tìm ý trả lời câu hỏi SGK.
 (?) Giờ ra chơi Minh rủ Nam đi đâu?
(?) Các bạn ấy định ra phố bằng cách nào?
(?) Khi nam bị bác bảo vệ giữ lại, cô giáo làm gì?
 (?) Việc làm của cô giáo thể hiện thái độ thế nào?
 (?) Cô giáo làm già khi Nam khóc?
 (?) Lần trước bị bác bảo vệ giữ lại, Nam khóc vì sợ. Lần này vì sao Nam bật khóc?
*. Luyện đọc lại:
-Cho hs đọc phân vai.
-Gv và cả lớp nhận xét, bình chọn cá nhân và nhóm đọc tốt nhất.
- Đọc câu hỏi, đoạn, bài và TLCH theo yc của GV.
-Trốn học ra phố xem xiếc.
-Chui qua chỗ thủng.
-Cô nói bác nhẹ tay kẻo cháu đauđưa em về lớp.
-Cô rất dịu dàng thương yêu học trò.
-Cô xoa đầu Nam an ủi.
-Vì đau và xấu hổ.
-Các nhóm đọc lại theo vai.
4. Củng cố: (3 phút)
-Gọi hs đọc lại bài.
(?) Vì sao cô giáo trong bài được gọi là người mẹ hiền?
5. Hoạt dộng nối tiếp: (2’)
-Gv nhận xét lớp.
-Về nhà đọc lại bài.
-Chuẩn bị bài: Bàn tay .Toán
Tiết 36: 36 + 15
I. Mục đích yêu cầu: 
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100 dạng 36+15
- Biết giải bài toán theo hình vẽ bằng một phép tính cộng có nhớ trong phạm vi 100.
-Bài 1 dạng 2,3,4,5; Bài 2 c; Bài 4
II. Đồ dùng dạy học :
	- GV: Giáo án + SGK + 4 bó 1 chục que tính và 11 que tính rời, bảng gài.
	- HS: Dụng cụ học tập, SGK, vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy –học :
1. Ổn định :(1phút)
2. KT Bài cũ: (4phút)
3. Bài mới:(25phút)
*. Giới thiệu:(1phút) 
*. Các hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Giới thiệu cộng: 36 + 15.
-Gv nêu bài toán: có 36 que tính, thêm 15 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
-Hd hs tương tự như bài 38 + 25.
-Gv ghi bảng 36 + 15 = ?
-Gọi hs lên bảng đặt tính và tính.
* Hoạt động 2: HD Thực hành: 
- Bài 1:( HSKG dòng 2,3,4,5) Tính
-Gọi 1 hs lên bảng đặt tính và tính.
-Hs còn lại làm vào vở.
-Nhận xét – chữa bài.
- Bài 2: (HS KG làm được phần c) Hs làm bài vào vở (đặt tính).
-Gọi 2-3 hs lên bảng làm.
-Yên cầu hs đạt đúng phép tính.
-Nhận xét – chữa bài.
- Bài 3: Cho hs đặt đề toán theo hình vẽ (SGK) chẳng hạn: Bao gạo cân nặng 46kg, bao ngô cân nặng 27kg. Hỏi cả 2 bao cân nặng bao nhiêu kg?
-Gọi 1 hs lên bảng làm bài.
-Nhận xét – chữa bài.
Bài 4: HS KG làm được
yc hs đọc đề bài.
Hd hs cách làm
Nhận xét.
-Hs quan sát.
-1 hs nhắc lại cách tính.
-Gọi hs lên bảng đặt tính và tính.
 (các bài còn còn lại làm tương tự)
-Hs đặt tính và tính như bài 1.
-Vài hs đặt đề toán.
-Cả lớp lào vào vở.
-Cả lớp làm vào vở.
4. Củng cố:(4phút)
-Tổ chức cho 4 tổ thi nhau nối phép tính có kết quả 45 với bông hoa (bông hoa có ghi số 45).
-Nhận xét tuyên dương.
5. Hoạt động nối tiếp:(1phút)
-Nhận xét tiết học.
 -Về nhà làm VBT.
 -Chuẩn bị bài sau:Luyện tập
Đạo đức 
 Tiết: 8 : CHĂM LÀM VIỆC NHÀ(T2)
I. Mục đích yêu cầu: 
- Biết: Trẻ em có bổn phận tham gia những việc nhà phù hợp với khả năng để giúp đỡ ông bà, cha mẹ.
- Tham gia một số việc nhà phù hợp với khả năng.
-Nêu được ý nghĩa của việc nhà.
-Tự giác tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng
GDMT: Chăm làm việc nhà phù hợp với lứa tuổi và khả năng như: quét dọn nhà cửa ,sân vườn ,rửa ấm chén, chăm sóc cây trồng ,vật nuôi,là làm môi trường ,thêm sạch ,đẹp,góp phần bảo vệ môi trường 
II. Đồ dùng dạy học :
- GV: Dụng cụ phục vụ chơi sắm vai.
	- HS: Dụng cụ học tập.
III. Các hoạt động dạy học: 	
(Tiết 2)
1. Khởi động:(1 phút) 
2. Bài cũ: (3 phút)
-Cho hs làm BT 4.
-Gv nhận xét– nhận xét chung.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu: (1’) -Hôm nay, chúng ta học bài Chăm làm việc nhà. Gv ghi bảng.
b. Các hoạt động :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1:Tự liên hệ.
* Mục tiêu: Giúp hs tự nhìn nhận, đánh giá sự tham gia làm việc nhà của thân.
* Cách tiến hành: Gv nêu câu hỏi. GDBVMT
(?) Ở nhà, em tham gia làm những việc gì ? Kết quả của các công việc đó ?
(?) Những việc đó do bố mẹ phân công hay em tự giác làm?
-Gv khen những em đã chăm chỉ làm việc.
-Kết luận: Gv chốt ý kiến đúng.
* Hoạt động 2: Đóng vai.
*MT: Hs biết cách ứng xử trong các tình huống cụ thể.
*Cách tiến hành: Gv giao cho mỗi nhóm đóng vai một tình huống.
-Tình huống 1: Hoà đang quét nhà thì bạn rủ đi chơi.
-Tình huống 2:Anh của Hoà nhờ Hoà gánh nước, cuốc đất...
-KL: Gv chốt các tình huống hs vừa giải quyết.
-Hs suy nghĩ và trao đổi cùng bạn.
- Lắng nghe.
-Các nhóm lên đóng vai.
-Thảo luận nhóm.
-Hoà cần làm xong việc nhà rồi mới đi chơi.
-Cần giải thích em còn quá nhỏ chưa làm được.
- Lắng nghe.
 4. Củng cố:(3 phút)
- Cho hs làm BT 2, 3 VBT.-Gv nhận xét.
5. Hoạt động nối tiếp : (2 phút)
- Về nhà xem lại bài. -Chuẩn bị bài sau: Chăm làm việc nhà.
----------------------------------------------------------
Ngµy so¹n: 12/10/2012
Ngµy gi¶ng: Thø ba ngµy 16 th¸ng 10 n¨m 2012
Toán 
Tiết 37: LUYỆN TẬP
I. Mục đích yêu cầu: 
Thuộc bảng 6, 7, 8, 9 cộng với một số.
- Biết thực hiện phép cộng có nhớ trong phạm vi 100.
- Biết giải bài toán về nhiều hơn cho dưới dạng sơ đồ.
- Biết nhận diện hình tam giác.
- Bi 3; Bi 5b
II. Đồ dùng dạy học :
	- GV: Giáo án + SGK
	- HS: Dụng cụ học tập, SGK, vở bài tập
III.Các hoạt động dạy học: 
1. Ổn định :(1phút)
2. KT bài cũ: (3phút)
3. Bài mới: (25phút)
1. Giới thiệu:
-Hôm nay, chúng ta học bài. Luyện tập. Ghi tựa bài lên bảng.
 2. Các hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* HD thực hành:
 Bài 1: Cho hs tính nhẩm kết quả.
-Nhận xét – chữa bài.
 Bài 2: Hs điền kết quả vào bảng có sẵn
Bài 3: HS kg làm được
- yc hs đọc đề bài.
Hd hs cch lm
-Nhận xt
 Bài 4: Gv vẽ tóm tắt lên bảng. Hs dựa vào tóm tắt để nêu đề toán
-Hs làm vào vở
-Chấm điểm – chữa bài 
Bài 5: Gv gợi ý: Nên đánh số vào hình rồi đếm.
 -Nhận xét.
-Hs tính nhẩm và nêu kết quả.
-Lớp nhận xét.
Số hạng
26
17
38
26
15
Số hạng
 5
36
16
 9
36
Tổng
31
53
54
35
51
-HS đọc
- Cả lớp lam vo vở.
- Pht biểu.
-1 hs nêu đề bài toán theo sơ đồ.
 1
 2 3
4. Củng cố: (4phút)
-Cho hs thi nói nhanh kết quả trong bảng 6 cộng với một số.
-Nhận xét tuyên dương.
5. Hoạt động nối tiếp: (1phút)
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà làm VBT.
 	-Chuẩn bị bài sau:Bảng cộng
-----------------------------------------------------
Luyện từ và câu
Tiết 8: TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG, TRẠNG THÁI. DẤU PHẨY
I. Mục đích yêu cầu: 
-Nhận biết và bước đầu biết dùng một số từ chỉ hoạt động, trạng thái của loài vật và sự vật trong câu (BT1, BT2).
- Biết đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu (BT3).
II. Đồ dùng dạy học :
- GV: Bảng phụ bài tập 1, 2, tranh minh hoạ BT2.
-HS: Dụng cụ học tập.
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Ổn định: (1 phút)
2. Bài cũ: (3 phút)
3. Bài mới:
a. Giới thiệu: (1’) Hôm nay, chúng ta học bài: Từ chỉ hoạt động, trạng thái, dấu phẩy. Gv ghi tựa bài lên bảng.
 b. Các hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Hd làm bài tập 1.
* Cách tiến hành:
- Mở bảng phụ (đã viết 3 câu văn), gọi hs nói tên các con vật(Trâu, bò), sự vật(mặt trời) trong mỗi câu.
- Cho hs đọc thầm 3 câu văn, viết từ chỉ hoạt động, trạng thái vào bảng con.
* Hoạt động2: HD làm bài 2: (Làm miệng)
* Cách tiến hành: Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho hs đọc thầm lại bài đồng dao, suy nghĩ điền từ thích hợp vào vở.
- Nhận xét - tuyên dương.
* Hoạt động 3: hd làm bài 3: (viết)
- Gắn băng giấy đã viết câu a và hỏi:
(?) Trong câu có mấy từ chỉ hoạt động của người? Các từ ấy trả lời câu hỏi gì?
(?) Để tách rõ 2 từ cùng trả lời câu hỏi làm gì? Trong câu ta đặt dấu phẩy vào chỗ nào?
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Phát biểu: 
- Viết bảng con.
 Đọc yêu cầu và thực hiện.
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Quan sát – Trả lời
4. Củng cố: (3 phút)
- Gv chốt lại:
-Gọi vài hs nhắc lại bài học 
5. Hoạt động nối tiếp.(2’)
 	-Về nhà xem lại bài học và các bài tập.
 	- Chuẩn bị bài sau: Từ ngữ về họ hàng, dấu chấm, dấu chấm hỏi.
.
Chính tả
Tiết 15: NGƯỜI MẸ HIỀN(Tập chép)
I. Mục đích yêu cầu: 
-Chép lại chính xác bài CT , trình bày đúng lời nói nhân vật trong bài.
- Làm được BT2, BT3a.
II. Đồ dùng dạy học :
 - GV: Nội dung tập chép.
 - HS: Dụng cụ học tập.
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Ổn định:(1 phút)
2. Bài cũ: (3 phút)
- Gọi 2 hs lên bảng lớp và cả lớp viết các từ khó vào bảng con. 
- Gv nhận xét ghi điểm-nhận  ... Nhận xét
- Hs nghe.
- Nghe và phân tích đề toán.
- Phép cộng 83 + 17.
83
17
100
Viết 83 rồi viết 17 xuống dưới sao cho số 7 thẳng cột với 3, số 8 thẳng số 1, viết dấu + và vạch kẻ ngang. Cộng từ phải sang trái 3 cộng 7 bằng 10 viết 0 thẳng cột với 3 và 7 nhớ 1; 8 cộng 1 bằng 9 thêm 1 bằng 10 viết 10.
- Hs đọc yêu cầu.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Hs tự nhẩm và làm theo mẫu.
60 + 40 = 100 80 + 20 = 100
30 + 70 = 100 90 + 10 = 100
 50 + 50 = 100
- 1 hs đọc đề bài.
- Bài toán về nhiều hơn.
- Có 2 cách.
- 1 hs lên bảng, cả lớp làm vào vở.
Tóm tắt:
 Sáng bán : 85 kg
Chiều bán hơn sáng: 15 kg
 Chiều bán :kg ?
Bài giải:
Buổi chiều cửa hàng bán là:
85 + 15 = 100 (kg)
 Đáp số: 100 kg đường
- Nhận xét, bổ sung.
..
Tập làm văn
Tiết 8	: MỜI, NHỜ, YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ –
KỂ NGẮN THEO CÂU HỎI
I. Mục đích yêu cầu: 
- Biết nói lời mời, yêu cầu, đề nghị phù hợp với tình huống giao tiếp đơn giản (BT1).
- Trả lời được câu hỏi về thầy (cô giáo) lớp 1 của em (BT2); viết được khoảng 4, 5 câu nói về cô giáo (thầy giáo) lớp 1 (BT3).
II.Các KNS cơ bản được giáo dục:
-Giao tiếp.- Hợp tác.-Ra quyết định.-Tự nhận thức về bản Thân .
- Lắng nghe phản hồi tích cực.
III. Đồ dùng dạy học :
 - GV: Bảng phụ đã viết 4 câu hỏi (a, b, c, d)
 - HS: Dụng cụ học tập.
IV.Các hoạt động dạy học: 
 1. Ổn định: 1( phút)
2. KT bài cũ: (4 phút)
3. Bài mới: (25 phút)
a. Giới thiệu: -Hôm nay, chúng ta học bài: Mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị, kể ngắn theo câu hỏi. 
-Gv ghi tựa bài lên bảng.
 b. Các hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: (làm miệng) 
 Bài 1: (miệng)
 - Hd hs thực hành theo tình huống 1a: “Bạn đến thăm nhà em. Em mở cửa mời bạn vào nhà chơi”.
- Khuyến khích hs nói nhiều câu có cách diễn đạt khác nhau. Nói lời nhờ bạn với thái độ biết ơn
- Nhận xét bổ sung.
 Bài 2: (miệng) 
 (Biết TLCH về thầy giáo (cô giáo) lớp 1.)
- Mở bảng phụ đã viết 4 câu hỏi (a, b, c, d) gọi hs nêu lần lượt câu hỏi, mời bạn trả lời.
-GV nhận xét.
 Bài 3: (viết)
-Yêu cầu hs viết lại những điều em vừa kể ở BT 2 thành lời văn sao cho trôi chảy.
- Góp ý cho các bài làm trên.
-Gọi hs đọc lại đoạn văn vừa viết.
-Nhận xét – góp ý.
-Đọc yc bài tập và thực hiện theo hd
-Từng cặp hs trao đổi thực hành theo các tình huống b, c. 
- Cả lớp đọc thầm:
- Từng cặp: 1 em hỏi, em kia trả lời
- Bạn khác nhận xét bổ sung
- Đọc yêu cầu
- Dựa vào BT2 viết bài vào vbt.
- Đọc lại đoạn văn đã viết.
- Lắng nghe.
4. Củng cố: (3 phút)
- Các em thực hành nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị với bạn, với người xung quanh thể hiện lịch sự, văn minh.
- Gv nhận xét lớp.
5. Hoạt động nối tiếp: (2’)
	-Về viết lại đoạn văn cho hoàn chỉnh và hay. 
- Chuẩn bị bài sau: Kể về người thân.
------------------------------------------------------
Tự nhiên-xã hội
Tiết 8	: ĂN UỐNG SẠCH SẼ
I. Mục đích yêu cầu: 
-Nêu được một số việc cần làm để giữ vệ sinh ăn uống như: ăn chậm nhai kĩ, không uống nước lã, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đại, tiểu tiện.
-HS khá giỏi: Nêu được tác dụng của các việc cần làm.
-VSCN: Nêu những việc làm và chú ý thức ăn uống sạch sẽ.Rửa tay sạch trước khi ăn; Ăn sạch , uống sạch.
- GDBVMT: Biết giữ vệ sinh môi trường ăn uống
II. Đồ dùng dạy học :
 	- GV: Tranh như sgk.
 	 - HS: Dụng cụ học tập
III. Các hoạt động dạy học: 	
1. Ổn định: 1( phút)
2. KT bài cũ: (3 phút)
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu: -Trong tiết học hôm nay, chúng ta học bài Ăn uống sạch sẽ. 
-Gv ghi bảng.
b. Các hoạt động:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Phải làm gì để ăn sạch? VSCN
- Bước 1: Động não. 
 Ai có thể nói được để ăn uống sạch sẽ, chúng ta cần phải làm những việc gì?
- Gv ghi bảng và chốt lại các ý kiến vừa nêu.
- Bước 2: Làm việc với sgk theo nhóm.
- Gợi ý cho hs tự hỏi và trả lời nhau.
 H1: Rửa tay ntn là sạch và hợp vệ sinh?( Rửa bằng nước sạch xà phòng.)
 H2: Rửa quả ntn là đúng?( Rửa dưới vòi nước chảy.)
 H3: Bạn gái trong hình đang làm gì? Việc làm đó có lợi gì?(Gọt quả, đảm bảo vệ sinh sạch.)
 H4: Tại sao thức ăn phải được để trong bát sạch, mâm đậy lồng bàn? (Đảm bảo ăn sạch, tránh chuột, gián)
 H5: Bát, đũa, thìa trước khi ăn và sau khi ăn phải làm gì? (Phải lau và rửa sạch.)
+Bước 3: Làm việc cả lớp.
- Cho hs nhận xét bổ sung.
- Chốt ý đúng và đưa ra câu hỏi.
(?) Để ăn sạch bạn phải làm gì?
* Hoạt động 2: Phải làm gì để uống sạch. VSCN
+ Bước 1: Làm việc theo nhóm. Gv gợi ý: hằng ngày các em uống gì?
+ Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Căn cứ vào tình huống nảy sinh để phân tích.
+ Bước 3: làm việc với sgk.
- Gợi ý:Bạn nào uống hợp vệ sinh, bạn nào uống chưa hợp vệ sinh, tại sao?
- Gv chốt ý chính và ghi bảng.
 * Hoạt động 3: Ích lợi của việc ăn uống sạch sẽ. GDBVMT:
+ Cách tiến hành:
- Bước 1:Tại sao phải ăn uống sạch sẽ?
- Bước 2: Tóm ý và kết luận: Ăn uống sạch sẽ đề phòng được nhiều bệnh đường ruột.
- Thảo luận.
- Phát biểu ý kiến.
- Theo dõi, lắng nghe.
-Hoạt động nhóm.
- Dựa vào hình vẽ đặt câu hỏi và trả lời
- Đại diện nhóm trình bày.
- Lắng nghe.
- Trả lời
-Từng nhóm trao đổi về thức uống ưa thích.
- Đại diện nhóm phát biểu ý kiến.
- Lắng nghe, quan sát.
- Thảo luận nhóm 4, trình bày
- Lắng nghe.
4. Củng cố: (3 phút)
- Cho hs làm BT 1,2 vào VBT.
- Gv thu vở hs chấm điểm bằng nhận xét.
- Gv nhận xét chung. -Gv nhận xét lớp.
5. Hoạt động nối tiếp: (2 phút)
-Về nhà xem lại bài.
- chuẩn bị bài sau: Đề phòng bệnh giun.	
Kể chuyện
Tiết 8	: NGƯỜI MẸ HIỀN
I. Mục đích yêu cầu: 
-Dựa theo tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn của câu chuyện Người mẹ hiền.
-HS khá giỏi: Biết phân vai dựng lại câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học :
 - GV: Tranh minh hoạ.
 - HS: Dụng cụ học tập.
III.Các hoạt động dạy học: 	
1. Ổn định: 1( phút)
2. Bài cũ: (3 phút)
- Gọi hs lên kể lại truyện đã học lần trước.
- Gv nhận xét ghi điểm - Nhận xét chung.
3. Bài mới:
 a. Giới thiệu: (1’) 
-Trong tiết kể chuyện hôm nay, chúng ta kể câu chuyện Người mẹ hiền. Gv ghi bảng.
 b. Các hoạt động :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: Hd kể chuyện: 
 - Biết kể chuyện tự nhiên , phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.
* Cách tiến hành:
+ Dựa theo tranh kể lại từng đoạn:
- Cho hs quan sát 4 tranh đọc lời nhân vật trong tranh, nhớ lại nội dung từng đoạn trong truyện.
- Hd hs kể mẫu trước lớp đoạn 1. Gv gợi ý.
(?) Hai nhân vật trong tranh là ai? (Minh và nam.)
(?) Nói cụ thể hình dáng của từng nhân vật? (Minh mặc áo hoá không đội mũ, Nam đội mũ.)
(?) Hai cậu trò chuyện với nhau những gì? (Rủ nhau trốn học đi xem xiếc.)
- Khen ngợi những hs kể tốt .
- Tương tự đoạn 2,3,4 cũng dựa theo tranh kể.
+ Dựng lại câu chuyện theo vai: HS khá giỏi
- Nêu yêu cầu của bài. 
-Cho hs tập kể theo các bước.
- Gv làm người dẫn chuyện, Hs 1 nói lời Minh, Hs 2 nói lời bác bảo vệ, Hs 3 nói lời cô giáo, Hs 4 nói lời Nam.
- Góp ý để hs nói lời đối thoại tự nhiên, diễn cảm...
-Nhận xét – uốn nắn.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Quan sát
- 2 hs kể lại đoạn 1.
-HS khá giỏi:
- Chia thành 2 nhóm mỗi nhóm 5 em phân vai kể lại câu chuyện.
-Lớp theo dõi-nhận xét.
4. Củng cố:(3 phút)
- Gọi 1-2 hs kể lại toàn bộ câu chuyện. (HS khá giỏi)
- Gv nhận xét tuyên dương.
5. Dặn dò : (2’)
- Về nhà tập kể lại truyện.
 - Gv nhận xét lớp.
 - Chuẩn bị bài sau. 
 ------------------------------------------------------
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
CHỦ ĐỀ. EM YÊU QUÊ HƯƠNG
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- HS có ý thức làm đẹp, sạch đường phố, làng bản, thôn xóm
- HS có kĩ năng làm đẹp, sạch đường phố, làng bản, thôn xóm
- Giáo dục học sinh có ý thức chăm chỉ lao động giữ gìn đường phố, làng bản, thôn xóm sạch đẹp
II. NỘI DUNG VÀ CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC
1. Nội dung: Tổ chức cho học sinh làm sạch, đẹp đường phố, làng bản, thôn xóm.
2. Hình thức: Tổ chức cho học sinh làm sạch, đẹp đường phố, làng bản, thôn xóm
- Tổ 1. Dọn vệ sinh đường phố, làng bản, thôn xóm vào những ngày cuối tuần.
- Tổ 2. Trồng, chăm sóc cây và hoa làm cho môi trường nơi cư trú và nơi công cộng xanh, sạch, đẹp
3. Thời gian: Dọn vệ sinh đường phố, làng bản, thôn xóm(20 phút); trồng, chăm sóc cây và hoa nơi cư trú, nơi công cộng(20 phút) 
4. Chuẩn bị: Chổi, xọt rác, xúc rác, cây keo, hoa hồng hoặc hoa mười giờ
5. Tổ chức hoạt động: Học sinh tổ chức lao động dọn vệ sinh, trồng và chăm sóc cây theo hướng dẫn của giáo viên
- Tập trung nhận xét ưu khuyết điểm và rút kinh nghiệm
SINH HOẠT LỚP TUẦN 8
I,NHẬN XÉT HOẠT ĐỘNG TRONG TUẦN
1,HẠNH KIỂM
* ưu điểm: ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. 
* Tồn tại : ...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 2,học tập :
*Ưu điểm : ...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
*Tồntại:................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
II,HÁT MÚA , TRÒ CHƠI

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop2 tuan8 CKTKNKNS.doc