Tiếng việt
ÔN TẬP- KIỂM TRA TẬP ĐỌC & HTL/ TIẾT 1.
I/ MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Đọc.
- Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
- Học sinh đọc đúng nhanh các bài tập đọc đã học. Đọc được 45-50 chữ/phút và trả lời đúng câu hỏi.
- Học thuộc lòng bảng chữ cái.
- Hiểu : Vốn từ chỉ về người, con vật, cây cối.
2. Kĩ năng : Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch.
3.Thái độ : Giáo dục học sinh lòng ham thích học hỏi.
II/ CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên : Tranh : Hệ thống câu hỏi.
2. Học sinh : Sách Tiếng việt.
Thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2012 Tiếng việt ÔN TẬP- KIỂM TRA TẬP ĐỌC & HTL/ TIẾT 1. I/ MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : Đọc. - Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. - Học sinh đọc đúng nhanh các bài tập đọc đã học. Đọc được 45-50 chữ/phút và trả lời đúng câu hỏi. - Học thuộc lòng bảng chữ cái. - Hiểu : Vốn từ chỉ về người, con vật, cây cối. 2. Kĩ năng : Rèn đọc đúng, rõ ràng, rành mạch. 3.Thái độ : Giáo dục học sinh lòng ham thích học hỏi. II/ CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : Tranh : Hệ thống câu hỏi. 2. Học sinh : Sách Tiếng việt. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1.Dạy bài mới : -Giới thiệu bài . Hoạt động 1 : Ôn luyện đọc & HTL -Gọi HS đọc và TLCH về nội dung bài đọc. -Cho điểm trực tiếp từng em. Hoạt động 2 : HTL bảng chữ cái. -Nhận xét, cho điểm. Hoạt động 3 : Ôn từ chỉ người, chỉ vật, cây cối, con vật. Bài 3 : Yêu cầu gì ? -Chữa bài, nhận xét. Bài 4 : Yêu cầu gì ? -Phát giấy kẻ sẵn bảng cho từng nhóm. -Chia nhóm đọc nội dung từng cột trong bảng từ sau khi làm bài xong. -Nhận xét. Tuyên dương nhóm tích cực. 3.Củng cố : -Ôn tập các bài tập đọc nào ? Hoạt động nối tiếp: Dặn dò – Đọc bài. -Ôn tập- Kiểm tra tập đọc & HTL/ Tiết 1. -HS lên bảng bốc thăm rồi về chỗ chuẩn bị. -Đọc và TLCH. -1 em HTL bảng chữ cái. Lớp theo dõi. -3 em đọc nối tiếp. -2 em đọc lại. -4 em lên bảng làm. Lớp làm nháp. -1 em giỏi đọc . -Chia 4 nhóm mỗi nhóm làm 1 cột, -1 nhóm đọc bài làm của nhóm, nhóm khác bổ sung. -1 em nêu. -Tập đọc bài và tìm hiểu ý nghĩa. ******************************** Tiếng việt ÔN TẬP- KIỂM TRA TẬP ĐỌC & HTL/ TIẾT 2. I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : - Ôn luyện đọc và học thuộc lòng. - Ôn luyện cách đặt câu theo mẫu Ai (cái gì, con gì) là gì ? - Ôn cách sắp xếp tên riêng theo đúng thứ tự bảng chữ cái. 2.Kỹ năng : Rèn đọc trôi chảy rõ ràng rành mạch. 3.Thái độ : Phát triển năng lực cảm thụ văn học. II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Phiếu ghi tên các bài tập đọc. Kẻ sẵn bài 2. 2.Học sinh : Sách Tiếng việt. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1.Giới thiệu bài. Hoạt động 1 : Ôn tập đọc & HTL. -Gọi học sinh đọc và trả lời câu hỏi. -Nhận xét, cho điểm. Hoạt động 2 : Ôn đặt câu theo mẫu Ai ( cái gì, con gì) là gì ? Bài 3 : Yêu cầu gì ? -Nhận xét, cho điểm. Trực quan : Bảng phụ (ghi bài 2). -Gọi 2 em khá đặt câu theo mẫu ; Ai, là gì ? -GV chỉnh sửa . Hoạt động 3 : Ôn luyện cách xếp tên người. Bài 4 : Yêu cầu gì ? -Nhắc nhở học sinh xếp theo thứ tự bảng chữ cái. -Nhận xét, tuyên dương nhóm xếp nhanh nhiều tên. 3. Củng cố : Nhận xét tiết học. -Giáo dục tư tưởng : Tập đọc hay sẽ cảm thụ được cái hay của văn học. Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- đọc bài. -Ôn tập đọc. -Học sinh bốc thăm bài tập đọc. -Đọc và trả lời câu hỏi. -Nhận xét. -Đặt 2 câu theo mẫu Ai (cái gì, con gì là gì? -Minh là học sinh giỏi của lớp. -Cá heo là con vật thông minh. -Anh Tuấn rất thích môn tin học. -2 em lên bảng đặt câu : -Bạn Lan là học sinh giỏi. -5-7 em nói câu của mình. -Nhận xét. -Làm vở bài tập. -Tìm tên các nhân vật trong các bài tập đọc tuần 7-8. -Chia 2 nhóm. -Nhóm 1 : Tìm tuần 7. -Nhóm 2 : Tuần 8. -2 nhóm thi đua xếp theo thứ tự bảng chữ cái. -Đồng thanh các tên vừa xếp -Tìm đọc các bài tập đọc. *********************************** TOÁN LÍT. I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : Giúp học sinh : - Bước đầu làm quen với biểu tượng về dung tích (sức chứa). - Biết ca 1 lít, chai 1 lít,. Biết lít là đơn vị đo dung tích. Biết đọc, viết tên gọi và kí hiệu của lít (l). - Biết tính cộng trừ các số đo theo đơn vị lít. Biết giải toán có liên quan đến đơn vị lít. 2.Kĩ năng : Rèn làm tính đúng có kèm tên đơn vị (l), đong đo chính xác. 3.Thái độ : Phát triển tư duy toán học. II/ CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : Cốc, can, bình nước, xô đựng nước sạch. 2. Học sinh : Sách, vở BT, nháp, bảng con. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1.Bài cũ :Ghi : 63 + 37 62 + 18 55 + 45 -Ghi : 90 + 10 70 + 30 60 + 40 20 + 80 -Nhận xét, cho điểm. 2.Dạy bài mới : Giới thiệu bài . -Trực quan : Đưa một cốc nước thủy tinh. -Để biết trong cốc có bao nhiêu nước hay trong 1 cái can có bao nhiêu nước (dầu, nước mắm, sữa . ) người ta dùng đơn vị đo đó là : lít. Hoạt động 1 : Làm quen với biểu tượng dung tích. A/ Trực quan : Đưa 1 cốc nước và 1 bình nước, 1 can nước, 1 ca nước. -Em hãy nhận xét về mức nước ? Hoạt động 2 : Giới thiệu ca 1 lít (chai 1 lít). Đơn vị lít. Truyền đạt : Để biết trong cốc, ca, can có bao nhiêu lít nước . Ta dùng đơn vị là lít. Lít viết tắt là (l). -Giáo viên viết bảng : Lít (l). -Đưa ra 1 túi sữa (1 lít). -Đưa ra 1 ca (1 lít) đổ túi sữa trở lại trong ca và hỏi ca chứa mấy lít sữa ? -Em có nhận xét gì ? -Đưa ra 1 cái can có vạch chia. Rót nước vào can dần theo từng vạch, học sinh đọc lần lượt mức nước có trong can. Hoạt động 3 : Luyện tập – thực hành. Bài 1 : Yêu cầu gì ? Ba lít 3l Mười lít10l Hai lít2l Năm lít 5l Bài 2 : -Ghi : 9l + 8l = 17l 17l – 6l = 11l -Em hãy nhận xét về các số trong bài ? -Tại sao 9l + 8l = 17l ? - 2l + 2l + 6l = ? -Em thực hiện như thế nào ? Bài 3 : Trực quan . -Trong can đựng bao nhiêu lít nước ? -Trong xô đựng bao nhiêu lít nước ? -Nêu bài toán : Trong can có 18 lít nước. Đổ nước trong can vào đầy xô 5 lít. Hỏi trong can còn bao nhiêu lít nước ? -Vì sao ? -Hướng dẫn tương tự phần b. -Trong can còn lại mấy lít? Vì sao ? -Tiến hành tương tự : Bài 4 : Yêu cầu gì ? -Muốn biết cả hai lần bán được bao nhiêu lít nước mắm ta làm như thế nào ? -Chấm vở, nhận xét. 3.Củng cố : 3l, 14l, 7l, 15l, 19l, 10l -Lít là đơn vị dùng để làm gì ? Lít viết tắt là gì ? Hoạt động nối tiếp : Dặn dò- làm bài tập thêm. -1 em lên bảng đặt tính và tính. -1 em nêu cách nhẩm, Lớp làm bảng con. -Quan sát xem trong cốc có bao nhiêu nước. -Vài em nhắc tựa : Lít. -Cốc nước có ít nước hơn bình nước. -Bình nước có nhiều hơn cốc nước. -Can đựng nhiều nước hơn ca. -Ca đựng ít nước hơn can. -Nhiều em đọc Lít (l). -HS đọc 1 lít sữa. -1 em nêu : ca chứa 1 lít sữa. -Nhận xét : số lít đựng được của ca và túi như nhau. -1 lít, 2 lít, 3 lít, -Đọc viết tên gọi đơn vị lít (l). -5-6 em đọc. -Tính cộng trừ với số đo theo đơn vị lít (l) -Các số có kèm theo đơn vị lít. -Vài em đọc : 9l + 8 l = 17 l 17l – 6l = 11l -Vì 9 + 8 = 17. -HS ghi ngay kết quả : 2l + 2l + 6l = 10l -Em tính 2 + 2 + 6 = 10 rồi ghi tên đơn vị vào sau. -Quan sát phần a. -18 lít nước. -5 lít. -Trong can còn 13 lít nước. -Vì 18l – 5 l = 13l -Vài em đọc lại. -Trong can có 10 lít nước. Đổ nước trong can vào dầy một cái ca 2 lít. Hỏi trong can còn lại mấy lít nước ? -Còn 8 lít. Vì 10l – 2l = 8l. -20l – 10l = 10l -Tóm tắt, giải . -Thực hiện : 12l + 15l -Tóm tắt. Lần đầu : 12l Lần sau : 15l Cả hai lần : ? lít. -Giải. Cả hai lần bán được là ; 12l + 15l = 27 (l) Đáp số : 27l -1 em đọc. -Đo sức chứa. Lít viết tắt là l -Học bài, tập đong. ********************************** Tiết : ANH VĂN ( GV bộ môn dạy) ********************************** Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2012 Toán LUYỆN TẬP. I/ MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : Giúp học sinh củng cố về : -Đơn vị đo thể tích (l) -Thực hiện phép tính cộng, trừ với số đo thể tích có đơn vị lít (l). -Giải bài toán có lời văn . 2. Kĩ năng : Rèn tính nhanh, giải toán có kèm tên đơn vị đúng chính xác. 3. Thái độ : Phát triển tư duy toán học cho học sinh. II/ CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : Viết bảng bài 2, hoặc vật thật. 2 cái cốc (0,5l), 4 cái cốc (0,25l). 2. Học sinh : Sách, vở BT, bảng con, nháp. III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1.Bài cũ : -Ghi : 7l + 8l = 3l + 7l + 4l = 14l + 8l = 6l + 15l + 4l = -Nhận xét, cho điểm. 2. Dạy bài mới : Giới thiệu bài. Hoạt động 1 : Làm bài tập. Bài 1 : -Em nêu cách tính 35l – 12l ? Bài 2 : Trực quan với cốc nước 1l, 2l, 3l. -Hỏi : Có mấy cốc nước ? -Đọc số đo trên cốc. -Bài toán yêu cầu gì ? -Em làm như thế nào để tính số nước của 3 cốc ? -Kết quả là bao nhiêu ? -Hướng dẫn tương tự phần b và c. Bài 3 : Yêu cầu gì ? -Bài toán thuộc dạng gì ? Bài 4 : Giáo viên đưa ra 2 cốc loại 0,5l và 4 cốc loại 0,25l và yêu cầu học sinh thực hành rót nước (hoặc đưa 10 cốc loại 0,1l) -Em hãy so sánh mực nước ở các lần ? -Kết luận : Có 1 lít nước nếu đổ vào càng nhiều cốc (các cốc như nhau) thì nước trong mỗi cốc càng ít. -Nhận xét, cho điểm. 3. Củng cố : Trò chơi : Thi đong dầu. -Nêu cách chơi (STK/ tr 115). -Nhận xét tiết học.Hoạt động nối tiếp : Dặn dò -2 em lên bảng tính. Lớp bảng con. -Luyện tập. -3 em lên bảng làm. Cả lớp làm vở. -35 – 12 = 23. Vậy 35l – 12l = 23l -Quan sát. -Có 3 cốc nước đựng 1l, 2l, 3l. -Đọc 1l, 2l, 3l. -Tính số nước của 3 cốc . -Thực hiện phép tính 1l + 2l + 3l. -1l + 2l + 3l = 6l -Thực hiện tính tương tự. b/ Cả hai can đựng : 3l + 5l = 8l c/ 0l + 20l = 30l -Giải toán -thuộc dạng ít hơn. Số lít dầu thùng thứ hai có : 16 – 2 = 14 (l) Đáp số : 14 l. -HS thực hành rót nước. -Lần 1 : rót đầy 2 cốc. -Lần 2 : rót đầy 4 cốc. -Lần 3 : rót đầy 10 cốc. -HS nêu : Lần 1 nhiều hơn lần 2. -Lần 2 nhiều hơn lần 3. -Lần 1 nhiều hơn lần 3. -Tham gia trò chơi. -Hoàn thành bài tập. *********************************** Tiếng việt ÔN TẬP – KIỂM TRA TẬP ĐỌC & HTL/ TIẾT 3 I/ MỤC TIÊU : 1. Kiến thức : - Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. - Ôn luyện về từ chỉ hoạt động của người và vật. - Ôn luyện về đặt câu nói về hoạt động của con vật, đồ vật, cây cối. 2. Kĩ năng : Rèn đọc trôi chảy rõ ràng, nhận biết đúng các từ chỉ hoạt động và đặt câu. 3. Thái độ : Học sinh cảm thụ được cái hay của văn học. II/ CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : Chép sẵn bài : Làm việc thật là vui. Hệ thống câu hỏi. 2. Học sinh : Ôn các bài tập đọc. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. Hoạt động 1 : Giới thiệu bài : -Cho học sinh lên bốc thăm -Từng em đọc bài theo quy định và nêu câu hỏi. -Nhận xét, cho điểm. Hoạt động 2 : Ôn luyện từ chỉ hoạt động. Trực quan : Treo bảng bài “Làm việc thật là vui” Bài 3 : Yêu cầu gì ? -Nhận xét, cho điểm. Từ chỉ vật, người Từ chỉ hoạt động. -đồng hồ. -gà trống. -tu hú. -ch ... g nối tiếp : Dặn dò – Tập hát lại bài. -Lắng nghe. -1 em đọc lời ca. -Hát theo hướng dẫn ( phát âm gọn gàng thể hiện tính chất vui tươi) -Gõ đệm. -Hát thầm tay gõ theo tiết tấu, lời ca. -Hát kết hợp múa đơn giản. -Hát thầm tay gõ theo tiết tấu, lời ca. -Hát kết hợp múa đơn giản hoặc cầm hoa tặng nhau. -Chia 2 nhóm – Tập hát luân phiên. -Tập hát lại bài. ******************************* THỦ CÔNG GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY CÓ MUI / TIẾT 1. I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : Biết vận dụng cách gấp thuyền phẳng đáy không mui để gấp thuyền phẳng đáy có mui. 2.Kĩ năng : Gấp được nhanh thuyền phẳng đáy có mui. 3.Thái độ : Học sinh hứng thú gấp thuyền. II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Quy trình gấp thuyền phẳng đáy có mui, mẫu gấp. 2.Học sinh : Giấy thủ công, vở. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. -Giới thiệu bài. Trực quan : Quy trình gấp thuyền phẳng đáy có mui. Mẫu : thuyền phẳng đáy có mui. -Dựa vào quy trình em thực hành gấp thuyền phẳng đáy có mui. -Giáo viên hướng dẫn mẫu gấp : -Bước 1 : Gấp tạo mui thuyền. -Bước 2 : Gấp các nếp gấp cách đều. -Bước 3 : Gấp tạo thân và mũi thuyền. -Bước 4 : Tạo thuyền phẳng đáy có mui. -Giáo viên hướng dẫn hai lần : Lần một : chậm, lần hai : nhanh. -Giáo viên nhắc nhở : mỗi bước gấp cần miết mạnh đường mới gấp cho phẳng. -Đánh giá kết quả. -Chọn sản phẩm đẹp, tuyện dương trước lớp. Củng cố : Nhận xét tiết học. Hoạt động nối tiếp : Dặn dò – Làm bài dán vở. -Gấp thuyền phẳng đáy có mui /T1 -Quan sát. -Quan sát, nhận xét. -1-2 em thao tác gấp. Cả lớp theo dõi. -Nhận xét. -Theo dõi. Làm theo thao tác của giáo viên. -1-2 em lên bảng thao tác lại. -Thực hành gấp theo nhóm, cá nhân. -HS trang trí, trưng bày sản phẩm. -Đại diện các nhóm thực hành các thao tác. -Hoàn thành và dán vở. ************************************ Thứ sáu ngày 19 tháng 10 năm 2012 TOÁN. TÌM MỘT SỐ HẠNG TRONG MỘT TỔNG. I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : - Biết cách tìm một số hạng khi biết tổng và số hạng kia. - Bước đầu làm quen với kí hiệu chữ (ở đây, chữ biểu thị cho một số chưa biết). 2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng tìm số hạng nhanh, giải toán đúng. 3.Thái độ : Phát triển tư duy toán học. II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Phóng to hình vẽ /SGK. 2.Học sinh : Sách toán, vở BT, bảng con, nháp. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1.Bài cũ : Ghi : 67 + 33 59 + 41 86 + 14 -Nhận xét. 2.Dạy bài mới : -Giới thiệu bài. -Ghi : 6 + 4 em hãy tính tổng ? -Hãy gọi tên các thành phần trong phép cộng trên ? -Tiết học trước đã học cách tìm tổng, bài học hôm nay sẽ học cách tìm một số hạng chưa biết trong một tổng. Hoạt động 1 : Cách tìm số hạng trong một tổng. Trực quan : Hình vẽ 1. -Có tất cả bao nhiêu ô vuông ? Được chia làm mấy phần mỗi phần có mấy ô vuông ? -4 + 6 = ? -6 = 10 - ? -6 là số ô vuông của phần nào ? -4 là số ô vuông của phần nào ? -Vậy khi lấy tổng số ô vuông trừ đi số ô vuông của phần thứ hai ta được số ô vuông của phần thứ nhất. -Tương tự em hãy nêu cách thực hiện? Trực quan : Hình 2. -Nêu bài toán : Có tất cả 10 ô vuông. Chia làm 2 phần. Phần thứ hai có 4 ô vuông. Phần thứ nhất chưa biết ta gọi là x. Ta có x ô vuông cộng 4 ô vuông bằng 10 ô vuông. Viết bảng : x + 4 = 10 -Em hãy nêu cách tính số ô vuông chưa biết ? -Vậy ta có : Số ô vuông chưa biết bằng 10 – 4. Viết bảng : x = 10 – 4. -Viết bảng : x = 6. -Tương tự : 6 + x = 10 -Em gọi tên các thành phần trong phép cộng ? -Muốn tìm một số hạng trong một tổng em làm như thế nào ? Hoạt động 2 : Làm bài tập. Bài 1: Yêu cầu gì ? -Nhận xét. Bài 2 : -Các số cần điền vào ô trống là những số nào trong phép cộng? -Muốn tìm tổng em làm như thế nào ? -Muốn tìm một số hạng trong một tổng ta làm như thế nào? -Nhận xét. Bài 3: -Dựa vào cách tìm số hạng trong một tổng để giải bài toán? -Nhận xét cho điểm. 3.Củng cố : Nêu cách tìm số hạng trong một tổng ? -Nhận xét tiết học. -Tuyên dương, nhắc nhở. Hoạt động nối tiếp : Dặn dò – học thuộc kết luận của bài. -3 em lên bảng tính . -Bảng con. -6 + 4 = 10 -6 và 4 là các số hạng, 10 là tổng. -Tìm một số hạng trong một tổng. -Có 10 ô vuông, chia 2 phần : 6 ô và 4 ô. -4 + 6 = 10. -6 = 10 - 4 -Phần thứ nhất. -Phần thứ hai. -Vài em nhắc lại. - Khi lấy tổng số ô vuông trừ đi số ô vuông của phần thứ nhất ta được số ô vuông của phần thứ hai. Nhận xét.. -Theo dõi. -Lấy 10 – 4 (vì 10 là tổng số ô vuông, 4 ô vuông là phần đã biết) -6 ô vuông. -HS đọc bài : x + 4 = 10 x = 10 – 4 x = 6 -1 em lên bảng làm .Lớp làm nháp. 6 + x = 10 x = 10 – 6 x = 4. -Số hạng + số hạng = Tổng. -Muốn tìm một số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng kia. -Nhiều em nhắc lại. -Đồng thanh. -Tìm x. -1 em đọc bài mẫu. - 2 em lên bảng làm. Lớp làm vở. -Viết số thích hợp vào ô trống. -Là tổng các số hạng còn thiếu. -Lấy số hạng + số hạng. -HS trả lời. -2 em lên bảng. Lớp làm vở. -1 em đọc đề. -Tóm tắt. Có : 35 học sinh. Trai : 20 học sinh. Gái : ? học sinh. Giải Số học sinh gái có là : 35 – 20 = 15 (học sinh) Đáp số : 15 học sinh. -1 em nêu. -Học thuộc bài. *********************************** Tiếng việt KIỂM TRA ĐỌC (ĐỌC HIỂU. LUYỆN TỪ VÀ CÂU) I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : - Đọc thầm bài tập đọc Đôi bạn , biết đọc và hiểu nội dung bài. - Làm quen với bài kiểm tra. 2.Kĩ năng : Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản. II. Đề: I. Đọc thầm mẩu chuyện sau: Đôi bạn Búp Bê làm việc suốt ngày, hết quét nhà lại rửa bát, nấu cơm. Lúc ngồi nghỉ, Búp Bê bỗng nghe có tiếng hát rất hay. Nó bèn hỏi: Ai hát đấy? Có tiếng trả lời: Tôi hát đây. Tôi là Dế Mèn. Thấy bạn vất vả, tôi hát để tặng bạn đấy. Búp Bê nói: Cảm ơn bạn. Tiếng hát của bạn làm tôi hết mệt. Theo NGUYỄN KÊN II. Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1. Búp Bê làm những việc gì ? A. Quét nhà và ca hát . B. Quét nhà, rửa bát, nấu cơm . C. Rửa bát và học bài. 2/ Dế mèm hát để làm gì? A. Hát để luyện giọng. B. Thấy bạn vất vả hát để tặng bạn . C. Muốn cho bạn biết mình nhát hay. 3/ Khi nghe Dế Mèn nói, Búp Bê đã làm gì? Cảm ơn Dế Mèn. Xin lỗi Dế Mèn. Cảm ơn và khen ngợi tiếng hát của Dế Mèn. 4/ Vì sao Búp Bê cảm ơn Dế Mèn? Vì Dế Mèn đã hát tặng Búp Bê. Vì tiếng hát của Dế Mèn giúp Búp Bê hết mệt. Vì cả hai lí do trên. Cách cho điểm: Mỗi câu khoanh đúng được 1 điểm *************************** TIẾNG VIỆT. KIỂM TRA VIẾT (CHÍNHTẢ, TẬP LÀM VĂN ) I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : - Viết đúng bài chính tả “Dây sớm”. - Luyện kĩ năng viết đoạn văn ngắn theo chủ đề cho trước. 2.Kĩ năng : Rèn viết đúng chữ đẹp, trình bày sạch sẽ. 3.Thái độ : Phát triển tư duy ngôn ngữ. II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Bài viết “Dậy sớm” 2.Học sinh : Sách, vở chính tả, vở BT, nháp. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. Đề bài: Hoạt động 1: Nghe viết. -Giáo viên đọc mẫu lần 1. -Tranh : Hỏi đáp : -Em nêu cách trình bày bài thơ ? -Giáo viên nhắc nhở tư thế ngồi viết. -Giáo viên đọc bài thong thả cho HS viết, -GV đọc lại. -Thống kê lỗi, chấm. Nhận xét. Hoạt động 2 : Làm bài tập. -Giáo viên chép đề : Viết một đoạn văn ngắn (từ 3-5 câu) nói về em và trường em. -Theo dõi nhắc nhở học sinh làm bài cẩn thận, không xem bài bạn. 3.Củng cố : Viết chính tả bài gì ? Giáo dục tư tưởng Làm việc và học tập đúng giờ giấc. Nhận xét tiết học. Hoạt động nối tiếp : Dặn dò – Tập đọc bài. -Theo dõi, đọc thầm. -1 em giỏi đọc lại. -Đồng thanh cả bài. -HS bài thơ gồm 2 khổ thơ. Mỗi câu thơ phải xuống dòng viết hoa, hết một khổ thơ phải cách 1 dòng. Tên tác giả viết hoa. -Nghe đọc và viết bài vào vở. -Học sinh soát lỗi. -Sửa lỗi. -HS suy nghĩ và tự viết đoạn văn ngắn theo yêu cầu. -Làm vở. -Dậy sớm. -Tập đọc lại bài “Dây sớm”. ********************************** THỂ DỤC. ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG – ĐIỂM SỐ 1-2, 1-2 THEO ĐỘI HÌNH HÀNG NGANG. I/ MỤC TIÊU : 1.Kiến thức : Tiếp tục ôn bài thể dục phát triển chung. Điểm số 1-2, 1-2 theo đội hình hàng ngang 2.Kĩ năng : Đi đúng nhịp, tập đúng động tác, đều. 3.Thái độ : Tự giác tích cực học giờ thể dục. II/ CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : Vệ sinh sân tập, còi, 5-6 chiếc khăn. 2. Học sinh : Tập họp hàng nhanh. III/ CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1.Phần mở đầu : -Phổ biến nội dung : Ôn bài thể dục phát triển chung đã học. -Giáo viên theo dõi. -Trò chơi tự chọn. 2.Phần cơ bản : Mục tiêu : Thuộc và thực hiện tốt các động tác của bài thể dục phát triển chung.Điểm số 1-2, 1-2 theo đội hình hàng ngang. -Điểm số 1-2, 1-2 theo đội hình hàng dọc. -Điểm số 1-2, 1-2 theo đội hình hàng ngang. -Học ôn bài thể dục phát triển chung. -GV vừa làm mẫu vừa giải thích. -Hô nhịp làm mẫu cho học sinh tập. -Hô nhịp không làm mẫu. -Xếp loại khen tổ nào tập đúng. Trò chơi “Nhanh lên bạn ơi!” Giải thích cách chơi cho 3 em và cho chơi thử. 3.Phần kết thúc : -Giáo viên hệ thống lại bài. Nhận xét giờ học. -Tập họp hàng. -Xoay các khớp đầu gối, cổ chân, hông. -Giậm chân tại chỗ, đếm theo nhịp. -Tham gia trò chơi “Có chúng em” -HS điểm số. Cán sự điều khiển. -Cán sự điều khiển (tập 3 lần). -Học sinh tập 2 -3 lần (mỗi lần 2x8 nhịp). -Cán sự tập. Học sinh tập theo (tập theo đội hình vòng tròn). -Thi đua giữa các tổ tập mỗi động tác 2 x 8 nhịp. -Trò chơi bắt đầu, cả lớp tham gia chơi. -Đứng vỗ tay, hát -Đi đều theo 2-4 hàng dọc, hát -Cúi người thả lỏng. **************************** SINH HOẠT TUẦN 9 I.MỤC TIÊU: Qua tiết sinh hoạt giúp học sinh hiểu được ưu khuyết điểm trong tuần để cùng nhau tiến bộ. Nắm được kế hoạch tuần 10. II.NỘI DUNG SINH HOẠT: Giáo viên nhận xét các hoạt động trong tuần. 1. Đạo đức: Đa số các em chăm ngoan, đi học chuyên cần, đúng giờ. Các em lễ phép kính yêu thầy cô giáo. 2. Học tập Trong tuần này các em đi học đầy đủ. Có sự chuẩn bị bài và đồ dùng đầy đủ. Nhiều em có tiến bộ trong các giờ học, chú ý xây dựng bài sôi nổi, trình bày bài làm cẩn thận. 3. Các hoạt động khác. - Thực hiện tốt nề nếp ra về. - Vệ sinh sạch sẽ, đi tiêu đi tiểu đúng nơi quy định. 5. Kế hoạch tuần 10: - Phát động học sinh thi đua học tập giành nhiều điểu 9-10. - Thực hiện tốt nề nếp học tập - Tập thể dục giữa giờ nghiêm túc.
Tài liệu đính kèm: