Thiết kế bài đạy các môn lớp 2 - Tuần 8 (chi tiết)

Thiết kế bài đạy các môn lớp 2 - Tuần 8 (chi tiết)

Thứ hai ngày 8 tháng 10 năm 2012

Tiết 1-2: MÔN : TẬP ĐỌC

 BÀI : NGƯỜI MẸ HIỀN (Tiết 1 – 2)

I/MỤC TIÊU:

1/ Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.

- Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ ngữ, nén nổi, cố lách, vùng vẫy, khóc toáng, lấm lem.

-Biết ngắt nghỉ hơi đúng, biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật (Minh, bác bảo vệ, cô giáo)

2/ Rèn kỹ năng đọc hiểu. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới, gánh xiếc, tò mò, lách, lấm lem, thập thò.

-Hiểu nội dung bài và cảm nhận được ý nghĩa. Cô giáo vừa yêu thương học sinh vừa nghiêm khắc dạy bảo HS nên người. Cô như lời mẹ hiền của các em

 II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

-Trang minh hoạ bài TĐ SGK

 

doc 30 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 619Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài đạy các môn lớp 2 - Tuần 8 (chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 8 tháng 10 năm 2012
Tiết 1-2:	MÔN : TẬP ĐỌC
 BÀI : NGƯỜI MẸ HIỀN (Tiết 1 – 2)
I/MỤC TIÊU: 
1/ Rèn kỹ năng đọc thành tiếng.
- Đọc trơn toàn bài, đọc đúng các từ ngữ, nén nổi, cố lách, vùng vẫy, khóc toáng, lấm lem.
-Biết ngắt nghỉ hơi đúng, biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật (Minh, bác bảo vệ, cô giáo)
2/ Rèn kỹ năng đọc hiểu. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới, gánh xiếc, tò mò, lách, lấm lem, thập thò.
-Hiểu nội dung bài và cảm nhận được ý nghĩa. Cô giáo vừa yêu thương học sinh vừa nghiêm khắc dạy bảo HS nên người. Cô như lời mẹ hiền của các em
 II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Trang minh hoạ bài TĐ SGK
III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1.KIỂM TRA BÀI CŨ :
-Gọi 2 em đọc bài Thời khóa biểu kết hợp trả lời câu hỏi nội dung bài
GV nhận xét ghi điểm
2. GIỚI THIỆU BÀI MỚI
-Dùng tranh giới thiệu bài – Ghi bảng
GV đọc mẫu bài
* Luyện đọc câu
-GV quan sát sửa sai cho HS ghi 1 số từ sai phân tích.
* Luyện đọc đoạn
-Gv hướng dẫn các em đọc nhấn giọng, nghỉ hơi đúng
HS đọc từ giải nghĩa.
Giải nghĩa một số từ
 *Thầm thì – nói nhỏ vào tai
 * Vùng vẫy – Cựa quậy mạnh, cố thoát.
* Khóc toáng, khóc to
-Thi đọc giữa các nhóm
Gv nhận xét ghi điểm
HS đọc –trả lời câu hỏi
-HS lắng nghe
-HS đọc từng câu CN nối tiếp nhau
-HS đọc CN, ĐT
-HS đọc đoạn, CN trong nhóm
-HS theo dõi đọc câu dài ngắt nghỉ đúng dấu chấm phẩy
-HS đọc đoạn nhóm ĐT
-HS đọc thi đua
Nhận xét
-HS đọc ĐT
Tìm hiểu bài:
- Gọi HS đọc thầm từng đoạn, cả bài
- GV hướng dẫn HS thảo luận
- GV nêu câu hỏi 1
- GV quan sát nhắc nhở các em thảo luận
-Việc làm của cô giáo thể hiện thái độ như thế nào?
-Lần trước bị bác bảo vệ giữ lại Nam khóc vì sợ. Lần này vì sao Nam lại bật khóc?
Luyện đọc phân vai
GV nhận xét ghi điểm
3.CỦNG CỐ
-Vì sao cô giáo trong bài được gọi là người mẹ hiền?
-Lớp hát bài “ Cô và mẹ” của nhạc sỹ Phạm Tuyên
4.DẶN DÒ
-về nhà tập đọc chuẩn bị giờ sau kể chuyện người mẹ hiền
Nhận xét tiết học
-HS đọc thầm bài
-Thảo luận nhóm các câu hỏi trong bài
-Nhóm 1 trả lời – gọi nhóm khác trả lời câu 2 – nêu câu hỏi mời nhóm khác trả lời.
-Đại diện nhóm trả lời câu hỏi
1 / Minh rủ Nam trốn học ra phố xem xiếc
2 / Chui qua chỗ tường thủng
3 / Cô nói với bác bảo vệ. Bác nhẹ tay kẻo cháu bị đau . . . cô đỡ em ngồi dậy phủi đất cát đưa em về lớp.
4 / Cô xoa đầu Nam an ủi 
5 / Là cô giáo 
-Cô rất dịu dàng và yêu thương học trò.
-Vì đau và xấu hổ.
* 3 – 4 nhóm tự phân vai và đọc ( Người dẫn chuyện, bác bảo vệ, cô giáo, Nam và Minh)
-Nhận xét các nhóm đọc
-Cô vừa yêu thương HS vừa dạy bảo nhiêm khắc giống như người mẹ trong gia đình.
*************************************
Tiết 3:	TOÁN
BÀI : 36 + 15
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS
Biết đặt tính và thực hiện phép tính cộng có nhớ dạng 36 + 15
Ap dụng phép cộng để tính tổng các số hạng đã biết. Giải bài toán có lời văn bằng phép tính cộng
Làm quen với bài toán trắc nghiệm 4 lựa chọn.
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Que tính, bảng gài
-Hình vẽ, bài tập 3
III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1.KIỂM TRA BÀI CŨ :
-Gọi 2 HS lên bảng đặt tính, tính nhẩm
-GV nhận xét ghi điểm
2.GIỚI THIỆU BÀI MỚI
Hôm nay các em học toán bài 36 + 15
-GV ghi đề bài
* Có 36 que tính, thêm 15 que tính. Hỏi có bao nhiêu que tính?
-Để biết có bao nhiêu que tính ta làm phép tính gì?
-Yêu cầu sử dụng que tính tìm kết quả.
* Gọi HS lên bảng đặt tính và tính.
-Yêu cầu lớp nhận xét
Luyện tập – Thực hành
Bài 1 :
-Gọi 3 HS lên bảng làm
-nêu cách đặt tính và tính 26 + 38 ; 
36 + 47
-Nhận xét ghi điểm
*Đặt tính và tính : 46 + 4 ; 
36 + 7
-Nêu cách thực hiện 46 + 4
-HS nhắc CN
-Nghe và phân tích đề toán
-Thực hiện phép tính cộng 36 + 15
-HS sử dụng que tính tìm kết quả 
-1 HS lên bảng đặt tính và tính
 36
+
 15
 51
* Viết 36 rồi viết 15 dưới 36 sao cho 5 thẳng cột với 6,1 thẳng cột với 3. Viết dấu + và kẻ gạch ngang
* Thực hiện tính từ phải sang trái : 6 cộng 5 bằng 11 viết 1 nhớ 1 ; 3 cộng 1 bằng 4, 4 thêm 1 bằng 5 viết 5.
- HS nhận xét, 3-4 HS nhắc lại
-HS làm bảng, lớp bảng con
-2 HS trả lời.
Bài 2 :
-Gọi HS đọc đề bài
-Muốn tính tổng các số hạng đã biết ta làm gì?
-Gọi HS làm bảng, lớp bảng con
-Nhận xét ghi điểm
Bài 3:
-Treo hình vẽ lên bảng
-Bao gạo nặng bao nhiêu ki lô gam?
-Bao ngô nặng bao nhiêu ki lô gam?
-Bài toán muốn chúng ta làm gì?
-Gọi 2 HS đọc đề
-Gọi 1 HS làm bảng
-Chấm bài nhận xét
Bài 4
- Yêu cầu tính nhẩm kết quả của từng phép tính, trả lời kết quả.
3.CỦNG CỐ
-Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính 36 + 15
4.DẶN DÒ
-Về nhà làm bài tập ở vở bài tập
-Nhận xét tiết học
-Đặt tính rồi tính tổng. Biết các số hạng là 
-Thực hiện các phép cộng các số hạng với nhau
-HS tự làm.
-Lớp nhận xét bài ở bảng
-HS quan sát
-Bao gạo nặng 46 kg
-Bao ngô nặng 27 kg
-Tính xem cả 2 bao nặng ? ki lô gam
-HS đọc đề toán
-1 HS làm bảng – lớp làm vở
Nhận xét bài của bạn
-Các phép tính có kết quả là 45
40 + 5 ; 18 + 27 ; 36 + 9
-2 HS nêu
*********************************
Tiết 4: ANH VĂN ( GV bộ môn dạy)
*********************************
Tiết 1: ÂM NHẠC ( GV bộ môn dạy)
*********************************
Thứ ba ngày 9 tháng 10 năm 2012
Tiết 2:	TOÁN
LUYỆN TẬP
I/MỤC TIÊU: 
* Giúp HS củng cố về:
-Phép cộng có nhớ dạng 6 + 5 ; 26 + 5 ; 36 + 15
-Tìm tổng khi biết các số hạng
-Giải bài toán có lời văn (Bài toán về nhiều hơn)
-Biểu tượng về hình tam giác
 II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
-Viết sẵn lên bảng nội dung bài tập 3, 5
III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1.KIỂM TRA BÀI CŨ :
-Gọi HS giải bài toán
Thùng trắng đựng 48kg đường. Thùng đỏ đựng hơn thùng trắng 6 kg. Hỏi thùng đỏ đựng bao nhiêu kg đường?
Nhận xét cho điểm
2. GIỚI THIỆU BÀI MỚI
-Hôm nay các em học toán bài
Luyện tập
GV ghi đề lên bảng
Luyện tập
Bài 1 : Làm miệng
Bài 2 : 
Gọi 1 HS đọc đề bài
-Để biết tổng ta làm như thế nào?
-Nêu cách thực hiện 26 + 9 và15 + 36
Bài 3 :Vẽ lên bảng nội dung bài tập 3 
-Số 6 được nối vào số nào đầu tiên?
-Mũi tên chữ số thứ nhất chỉ vào đâu?
 HS giải
Giải
Thùng đỏ đựng là.
48 + 6 = 54 (kg)
Đáp số : 54 kg
-HS nhắc CN
-GV nêu cho HS trả lời
-Lớp nhận xét sửa bài
-Viết số thích hợp vào ô trống.
-Cộng các số hạng đã biết với nhau.
-HS tự làm bảng, lớp bảng con.
-HS nêu
-Số 4
- Số 10
* Như vậy chúng ta đã lấy 6 + 4 = 10 và ghi 10 vào dòng thứ 2 trong bảng 6 + 4 = 10
10 nối với số nào?
Số 6 thứ 2 có mũi tên chỉ vào đâu?
Hãy đọc phép tính tương ứng?
Gọi HS làm bài tập.
 Bài 4 :
Gọi 1 HS đọc tóm tắt
Dựa vào tóm tắt đọc đề.
Bài toán này thuộc dạng toán gì?
Yêu cầu HS tự làm
Nhận xét ghi điểm
Bài 5 : Vẽ hình lên bảng 
-Có mấy hình tam giác?
-Có ? hình tứ giác.
Nhận xét cho điểm 
 3.CỦNG CỐ 
-Đặt tính và tính 26 + 5 và 38 + 16
4.DẶN DÒ
-Về nhà làm bài tập ở vở bài tập
Nhận xét tiết học
-Số 6 thứ 2
-Chỉ vào số 16
10 + 6 = 16
-HS làm bài tập ở bảng
Nhận xét bài của bạn
-HS đọc
-HS nhìn TT đọc đề
Bài toán về nhiều hơn
Bài giải
Số cây đội 2 trồng được là .
46 + 5 = 51 ( cây )
Đáp số : 51 cây
-Có 3 hình tam giác
-
-Có 3 hình tứ giác
-HS nêu
*****************************
Tiết 3:	KỂ CHUYỆN
 BÀI : NGƯỜI MẸ HIỀN
I/MỤC TIÊU: 
1 / Rèn kỹ năng nói
Dựa vào tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn của câu chuyện Người mẹ hiền bằng lời của mình.
-Biết tham gia dựng lại câu chuyện theo vai ( Người dẫn chuyện, Minh, Nam, bác bảo vệ, cô giáo)
2 / Rèn kỹ năng nghe : Lắng nghe bạn kể, đánh giá được lời kể của bạn.
 II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- 4 tranh minh hoạ SGK
- Vật dụng cho HS hoá trang bác bảo vệ, cô giáo
III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1.KIỂM TRA BÀI CŨ :
-Gọi 4 HS kể lại câu chuyện “ Người thầy cũ” theo vai
Nhận xét ghi điểm
2. GIỚI THIỆU BÀI MỚI
-Các em đã học Tập đọc bài Người mẹ hiền, hôm nay các em kể chuyện Người mẹ hiền
GV ghi đề lên bảng
Hướng dẫn kể chuyện
-Dựa theo tranh kể từng đoạn
-Hai nhân vật trong tranh là ai?
-Nói cụ thể về hình dáng từng nhân vật?
-Hai cậu trò chuyện với nhau những gì?
* Dựng lại chuyện theo vai.
-HS tự phân vai kể.
-HS nhắc CN
-1 HS đọc yêu cầu của bài
- HS quan sát tranh nhớ lại nội dung từng đoạn câu chuyện
-Hai nhân vật trong tranh là Minh và Nam. Minh mặc áo hoa không đội mũ, Nam đội mũ mặc áo sẫm màu.
-Minh thì thầm bảo Nam “Ngoài phố có gánh xiếc . . .” Nam rất tò mò muốn đi nhưng cổng trường khoá Minh bảo : Cậu ta biết một chỗ thủng hai đứa có thể trốn ra.
1-2 HS kể đoạn 1 (Chú ý kể theo giọng của mình)
HS tập kể theo nhóm từng đoạn CN
Bước 1 : GV làm người dẫn chuyện
GV góp ý để HS tự nói, tự nhiên 
Bước 2 :
Bước 3 :
GV nhận xét ghi điểm
3.CỦNG CỐ
GV khen gợi những em có giọng kể hay nhất, tự nhiên nhất tuyên dương các em
4.DẶN DÒ
-Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
Nhận xét tiết học
HS tập kể theo các bước
1 HS nói lời Minh , 1 HS nói lời Nam, 1HS nói lời bác bảo vệ, cô giáo 
 HS chia thành từng nhóm tự phân vai kể.
2, 3 nhóm thi dựng lại câu chuyện
Lớp nhận xét bình chọn nhóm kể hay, người kể hay
*********************************
Tiết 4:	MĨ THUẬT
XEM TRANH TIẾNG ĐÀN BẦU
I/MỤC TIÊU: 
- HS làm quen, tiếp xúc với tranh họa sĩ
Học tập cách sắp xếp hình vẽ và cách vẽ màu trong tranh
Biết yêu mến anh bộ đội
 II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Chuẩn bị một số tranh, phong cảng, chân dung, sinh hoạt, tranh thiếu nhi.
Sưu tầm tranh của hoạ sĩ, của thiếu nhi, bộ đội. Vở tập vẽ
III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* On định tổ chức:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1.KIỂM TRA BÀI CŨ :
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS => nhận xét
2. GIỚI THIỆU BÀI MỚI
-Xem tranh tiếng đàn bầu
GV ghi đề lên bảng
Xem tranh
Yêu cầu HS quan sát tranh
Em hãy nêu tên bức tranh và tên hoạ sĩ?
Tranh vẽ mấy người?
Anh bộ đội và 2 em bé đang làm gì ?
Em có thích bức tranh tiếng đàn bầu không? Vì sao?
Trong tranh hoạ sĩ sử dụng những màu nào?
GV bổ sung : Hoạ sĩ Sỹ Tốt quê ở làng Cố Đô huyện Ba vì tỉnh Hà tây (Nay là Hà Nội)
Ngoài bức tranh tiếng đàn bầu còn có nhiều bức tranh khác
Bức tranh tiếng đàn bầu vẽ anh bộ đội và 2 em bé.
Cả lớp
HS nhắc CN
HS tự quan sát tranh
Tiếng đàn bầu của hoạ sĩ Sỹ Tốt
Tranh vẽ 3 người
Anh bộ đội đang chơi đàn bầu, 2 em bé nghe
Rất thích vì tranh rất đẹp
- Màu vàng , xanh , tím , lam ... 
GV quan sát giúp đỡ các em
-Hướng dẫn các em trang trí sản phẩm.
GV cùng cả lớp nhận xét sản phẩm của các nhóm.
-HS nhắc CN
-2 HS nêu
Bước 1 : gấp các nếp gấp cách đều
Bước 2 : gấp tạo thân và mũi thuyền.
Bước 3 : Tạo thuyền phẳng đáy không mui.
-1 HS vừa làm vừa nêu cách làm
-Các bạn quan sát nhận xét
-HS luyện gấp theo nhóm
-HS trang trí vào tờ bìa lớn
- Lớp tự đánh giá sản phẩm
Đánh giá kết quả ghi điểm
CỦNG CỐ
-Muốn gấp được thuyền ta cần tờ giấy hình gì?
-Có mấy bước gấp ?
-Nêu các bước gấp?
- Muốn di chuyển thuyền có thể dùng sức gió (gắn thêm buồm cho thuyền) hoặc phải chèo thuyền (gắn thêm mái chèo). 
- Thuyền máy dùng nhiên liệu xăng, dầu để chạy. Khi sử dụng thuyền máy cần tiết kiệm xăng dầu.
DẶN DÒ
-Về nhà tập gấp thêm,chuẩn bị giấy tờ sau gấp thuyền phẳng đáy có mui
-Hình chữ nhật
-3 bước
-1 HS nêu
*********************************
Thứ sáu ngày 12 tháng 10 năm 2012
Tiết	TOÁN
PHÉP CỘNG CÓ TỔNG BẰNG 100
I/MỤC TIÊU: 
Giúp HS biết đặt tính và thực hiện phép tính cộng các số có 2 chữ số ( tròn chục và không tròn chục ) có tổng bằng 100.
Ap dụng phép cộng có tổng bằng 100 để giải các bài tập có liên quan.
 II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ ghi : Mẫu 60 + 40
Nhẩm : 6 chục + 4 chục = 10 chục ; 10 chục = 100 ; vậy 60 + 40 = 100
III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1.KIỂM TRA BÀI CŨ :
Gọi HS lên bảng yêu cầu tính nhẩm
- Nhận xét ghi điểm
2. GIỚI THIỆU BÀI MỚI
Yêu cầu HS nhận xét kết quả của các phép tính kiểm tra bài cũ.
Hôm nay các em sẽ học toán có những phép tính được ghi bởi 3 chữ số đó là : Phép cộng có tổng bằng 100
GV ghi đề bài
Giới thiệu phép cộng 83 + 17
Nêu bài toán : Có 83 que tính, thêm 17 que tính nữa. Hỏi có tất cả bao nhiêu que tính?
Để biết có bao nhiêu que tính ta làm như thế nào?
Gọi 1 HS lên bảng thực hiện phép tính
Lớp làm nháp
- Em đặt tính như thế nào?
HS nhẩm kết quả
40 + 20 + 10 = 70
50 + 10 + 30 = 90
10 + 30 + 40 = 80
42 + 7 + 4 = 53
Các kết quả có 2 chữ số
HS nhắc CN
Nghe và phân tính đề toán
-Ta thực hiện phép tính cộng 
 83 + 17
 83
 +
 17
 100
Viết 83 rồi viết 17 dưới 83 sao cho 7 thẳng cột với 3, 1 thẳng với 8 viết dấu + và kẻ vạch ngang 
Nêu cách thực hiện phép tính
Yêu cầu 1 số HS nhắc lại
Luyện tập thực hành
Bài 1 : Yêu cầu HS tự làm
Nêu cách đặt tính 99 + 1 ; 
 64 + 36
Bài 2 :
Yêu cầu HS đọc đề bài
Viết lên bảng 60 + 40 em nào nhẩm được?
Vậy 60 cộng 40 bằng bao nhiêu?
Yêu cầu 1 HS nhẩm lại
Nhận xét ghi điểm
Bài 3 : Yêu cầu HS nêu cách làm
Bài 4 : yêu cầu HS đọc đề tóm tắt và giải.
3.CỦNG CỐ
- Nêu cách đặt tính và tính 83 + 17
Tính nhẩm : 80 + 20
4.DẶN DÒ
Về nhà làm bài ở vở bài tập toán
Nhận xét tiết học
Cộng từ phải qua trái , 3 cộng 7 bằng 10 viết 0 nhớ 1 ; 8 cộng 1 bằng 9 , 9 thêm 1 bằng 10 vậy 83 cộng 17 bằng 100
3 – 4 HS nhắc lại
HS làm bài bảng – bảng con
2 HS nêu
Nhận xét bài ở bảng – chữa bài
Tính nhẩm
60 + 40 = 100
6 chục cộng 4 chục bằng 10 chục 10 chục bằng 100. Vậy 60 + 40 = 100
* Nhẩm các bài khác tương tự.
Lấy 58 cộng 12 được bao nhiêu? Ghi vào ô trống thứ nhất. Sau đó lấy kết quả cộng tiếp 30 được bao nhiêu ghi vào ô trống thứ 2
Bài giải
Số đường bán buổi chiều là.
85 + 15 = 100 (kg)
Đáp số : 100 kg đường
2 HS nêu
1 HS tính nhẩm
*******************************
Tiết	CHÍNH TẢ (NGHE VIẾT)
 BÀN TAY DỊU DÀNG
I/MỤC TIÊU: 
1 / Nghe viết đúng 1 đoạn của bàn tay dịu dàng, biết viết hoa chữ đầu tiên bài, đầu câu và tên riêng của người, trình bày đúng lời của An ( Gạch ngang đầu câu, lùi vào 1 ô )
2 / Luyện viết đúng các tiếng có ao/au; r/d/gi hoặc uôn/uông
- Giáo dục HS cách trình bày 1 bài chính tả đẹp
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng phụ viết nội dung bài tập 3b
Vở bài tập tiếng việt
III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1.KIỂM TRA BÀI CŨ :
-Gọi 2HS lên bảng làm bài tập 3b. Lớp làm bảng con
GV nhận xét ghi điểm
2. GIỚI THIỆU BÀI MỚI
Hôm nay các em viết bài : Bàn tay dịu dàng
GV ghi đề bài lên bảng
* Hướng dẫn HS nghe viết.
An buồn bã nói với thầy giáo điều gì?
Khi biết An chưa làm bài tập thái độ của thầy giáo như thế nào?
Bài chính tả có những chữ nào viết hoa?
Khi xuống dòng chữ đầu câu viết như thế nào?
* Luyện viết bảng con
 A/ Điền vào chỗ trống : uôn/uông
* Muốn biết phải hỏi. Muốn giỏi phải học
* Câu đố
Không phải bò
Không phải trâu
Uống nước ao sâu
Lên cày ruộng cạn
HS nhắc CN
Các em đọc bài SGK => 2 em
Thưa thầy hôm nay em chưa làm bài tập
Thầy không trách, chỉ nhẹ nhàng xoa đầu An với bàn tay dịu dàng đầy trìu mến, thương yêu.
Chữ đầu dòng, tên bài, chữ đầu câu và tên riêng của bạn An.
Viết lùi vào 1 ô, đặt câu nói của An sau dấu 2 chấm, thêm dấu gạch ngang ở đầu câu
- GV rút 1 số từ khó – phân tích
* HD viết vở
GV nhắc nhở cách viết, tư thế ngồi
GV đọc từng câu => cả bài
Thu vở chấm 
Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 2 :
Gọi 1HS đọc đề bài
GV kẻ bảng gọi 3 nhóm thi tìm
Bài tập 3 :
GV thu vở chấm
3.CỦNG CỐ
Tìm 1 số tiếng có âm r ; d ; gi
Nhận xét bài chính tả của HS
4.DẶN DÒ
Về nhà xem lại các lỗi sai, viết mỗi chữ 1 dòng
Nhận xét tiết học
Vào lớp, bài làm, kiểm tra thì thào, trìu mến, buồn bã.
HS viết bài vào vở
HS lắng nghe.
HS viết bài vào vở.
Đổi vở sửa bài – HS tự sửa bài
-Tìm 3 từ có tiếng mang vần ao, 3 từ có tiếng mang vần au.
Các nhóm tìm thi tiếp sức.
+ Bao nhiêu, báo tin, bảo ban
+ Quả cau, báu vật, cáu đau
HS làm bài ở vở bài tập 3b
+ Đồng ruộng quê em luôn xanh tốt
Nước từ trên nguồn đổ xuống chảy cuồn cuộn
HS tìm tiếng.
+ Riêng , ra , rách
+ Dao, dưỡng, dính, dầm.
+ Giao, giặc, giếng
*******************************
Tiết	TẬP LÀM VĂN
 BÀI : MỜI , NHỜ ,YÊU CẦU , 
 ĐỀ NGHỊ , KỂ NGẮN THEO CÂU HỎI
I/MỤC TIÊU: 
1 / Rèn kỹ năng nghe và nói
Biết nói lời mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị phù hợp với tính huống giao tiếp
Biết trả lời về thầy giáo, cô giáo lớp 1
2 / Rèn kỹ năng viết.Dựa các câu trả lời, viết được một đoạn văn 4 – 5 câu về thầy giáo, cô giáo
 II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bảng lớp chép bài tập 2
Bảng phụ viết một vài câu nói theo các tình huống nêu ở bài tập 1
III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* On định tổ chức:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
1.KIỂM TRA BÀI CŨ :
Gọi 2 HS viết thời khoá biểu ngày hôm sau.
Kiểm tra vở bài tập của HS - nhận xét.
Nhận xét bài cũ – ghi điểm
2. GIỚI THIỆU BÀI MỚI
Học tập làm văn : Mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị. Kể ngắn theo câu hỏi
GV ghi đề bài
Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 : Miệng
Bạn đến thăm nhà em, em mở cửa mời bạn vào chơi?
Em thích bài hát mà em đã thuộc em nhờ bạn chép cho mình?
- HS nhắc CN
* HS thực hành hoạt động theo cặp em này hỏi em kia trả lời => ngược lại.
Chào Lan nhà Lan nhiều cây quá
A , Thuỷ ! Bạn vào chơi.
* các em thi nói từng tình huống lớp và GV nhận xét
Tớ rất thích bài hát trường của em bạn chép cho tớ nhé.
Bạn ngồi bên cạnh nói chuyện trong giờ học, em yêu cầu ( Đề nghị bạn giữ trật tự )
Bài tập 2 :
GV và HS chọn người có phần trả lời hồn nhiên nhất
Bài 3:
GV nêu yêu cầu của bài
Thu bài chấm – Nhận xét
3.CỦNG CỐ
Em hãy nói lời mời bạn em đến dự sinh nhật em?
Em hãy nói lời nhờ bạn . . .?
Em hãy nói lời đề nghị?
4.DẶN DÒ
Về nhà thực hành nói lời mời, nhờ yêu cầu, đề nghị, với người xung quanh, thể hiện thái độ văn minh lịch sự.
Nhận xét tiết học
Hải ơi đừng nói chuyện để cô giáo giảng bài.
1HS đọc yêu cầu đề bài – Lớp đọc thầm
HS nêu các câu hỏi (a, b, c , d )
HS tự hỏi – Thảo luận theo nhóm
Thi trả lời trước lớp
* Cô giáo lớp 1 em tên là Minh.
* Cô rất yêu thương chúng em
1HS đọc yêu cầu bài
* HS tự làm bài vào vở bài tập
* Cô giáo lớp 1 của em tên là Minh, cô rất yêu thương học sinh. Em nhớ nhất khi cô dạy em nắn nót viết chữ. Em quí mến và luôn nhớ đến cô. Những lúc đi qua lớp cô dạy, em thường đứng lại để nhìn thấy cô.
Lan ơi ngày mai sinh nhật tớ, tớ mời bạn đến dự nhé.
Hải ơi hôm nay tay mình bị đau, chiều nay bạn chép dùm bài cho mình với nhé.
Ngày mai tổ bạn Lan làm trực nhật đấy
**********************************
Tiết	Thể dục.
Động tác điều hoà
Trò chơi: Bịt mắt bắt dê
 I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh
 -Ôn 7 động tác TD đã học.Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác đều,đẹp.
-Học đọng tác điều hoà.Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối đúng,nhịp độ chậm.
-Trò chơi:Bịt mắt bắt dê.Yêu cầu HS biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi.
 II/ ĐỊA ĐIỂM PHƯƠNG TIỆN: 
Địa điểm : Sân trường . 1 còi . Tranh động tác TD. Khăn bịt mắt
 III/ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC
 I/ MỞ ĐẦU
GV: Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
HS đứng tại chỗ vổ tay và hát
HS chạy một vòng trên sân tập
Thành vòng tròn,đi thường.bước Thôi
Kiểm tra bài cũ : 4 hs
Nhận xét
 II/ CƠ BẢN:
 a.Học động tác điều hoà:
Giáo viên hướng dẫn và tổ chức HS luyện tập
 Nhận xét
*.Ôn bàTD phát triển chung.
 Mỗi động tác thực hiện 2x8 nhịp - 
b.Trò chơi:Bịt mắt bắt dê.
Giáo viên hướng dẫn và tổ chức HS chơi
 Nhận xét
III/ KẾT THÚC:
Thả lỏng:
HS đứng tại chỗ vỗ tay và hát
Hệ thống bài học và nhận xét giờ học
Về nhà ôn 7 động tác TD đã học
Đội Hình 
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
Đội hình học mới động tác TD
* * * * * * * 
 * * * * * * * 
* * * * * * * 
GV
Đội Hình xuống lớp
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
 Sinh hoạt
SƠ KẾT TUẦN 8
I/ MỤC TIÊU:
- Qua tiết sinh hoạt giúp các em thấy được những ưu và khuyết điểm trong tuần. Có tinh thần để phát huy trong tuần tới. Nắm được kế hoạch tuần 9.
II.NỘI DUNG SINH HOẠT
Nhận xét các hoạt động trong tuần.
1. Đạo đức: 
Hầu hết các em trong lớp ngoan, lễ phép, biết tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau trong học tập cũng như trong sinh hoạt.
2. Học tập:
Các em đi học chuyên cần, đúng giờ. Chuẩn bị đầy đủ sách vở và dụng cụ học tập. 
Trong lớp học tập sôi nổi, nhiều em tiến bộ về đọc bài và chữ viết.
3. Các hoạt động khác:
- Tham gia sinh hoạt đầy đủ.
- Thực hiện tốt nề nếp ra về.
- Khâu tự quản có sự tiến bộ.
- Đi tiêu đi tiểu đúng nơi quy định.
4.Thông qua kế hoạch tuần 9.
- Giáo dục học sinh tự học bài, làm bài chuẩn bị bài đầy đủ dụng cụ học tập.
- Đi về phải thực hiện đúng luật giao thông.
Học và ôn tập để chuẩn bị thi giữa kì I
 - Phụ đạo hs yếu

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 2 TUAN 8DU CAC MON.doc