Tuần 1 : Thứ sáu ngày 28 tháng 8 năm 2009
Tập đọc
Tiết 1 + 2 : CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM
I : Yêu cầu cần đạt : Đọc được âm e (HSKT em Phước).
- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và các cụm từ.
- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện : làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* Hiểu ý nghĩa câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim.
II. Đồ dùng dạy - học : Tranh minh hoạ bài trong SGK
III. Các hoạt động dạy - học :
Tuần 1 : Thứ sáu ngày 28 tháng 8 năm 2009 Tập đọc Tiết 1 + 2 : CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM I : Yêu cầu cần đạt : Đọc được âm e (HSKT em Phước). - Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy và các cụm từ. - Hiểu lời khuyên từ câu chuyện : làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công (trả lời được các câu hỏi trong SGK). * Hiểu ý nghĩa câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim. II. Đồ dùng dạy - học : Tranh minh hoạ bài trong SGK III. Các hoạt động dạy - học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HSKT 1. Ổn định tổ chức : 2. Bài cũ : (HD em Phước đọc chữ e) - Kiểm tra sách Tiếng Việt và vở học 3. Bài mới : a. Hướng dẫn đọc : + Đọc đúng : Nguệch ngoạc, quay, ngáp ngắn ngáp dài. + Phát âm : nắn nót, mải miết, thỏi sắt. - (HD em Phước nhận biết chữ e) b. Đọc mẫu : Lời người dẫn chuyện ; thong thả, chậm rãi. Cậu bé : tò mò, ngạc nhiên. Bà cụ : ôn tồn, hiền hậu. c. Hướng dẫn đọc và tìm hiểu bài : Câu 1 : Lúc đầu cậu bé học hành như thế nào ? Câu 2 : Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì ? - HD em Phước đọc chữ e) - HD : Đặt câu với từ nắn nót, mải miết. Làm động tác với từ nguệch ngoạc. - Tìm 5 từ chỉ sự vật trong đoạn 2. Câu 3 : Bà cụ giảng giải như thế nào ? - Ngắt câu: Mỗi khi cầm ... cậu chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài. - Hát - Để sách vở lên bàn - 1 em giỏi đọc - Đọc cá nhân, đồng thanh. - Đọc truyền điện cả bài. - Đọc đoạn, đọc cả phần chú giải. - Đọc theo nhóm 4 - Chú ý nghe - 1 em đọc đoạn 1 : trả lời cá nhân: ... đọc vài dòng, ... viết nguệch ngoạc ... - Đọc thầm đoạn 2 : HS Yếu : ... cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá. - HS đặt câu - Nhóm 2: thỏi sắt, tảng đá, ven đường, chiếc kim, bà ... - Đọc đồng thanh đoạn 3, 4 : Cá nhân : ... Mỗi ngày mài ... thành tài. - Tập ngắt câu. - Đọc cá nhân. Thi đọc hay - Đọc chữ e. - Nhận biết chữ e. - Đọc chữ e. 3. Củng cố : Câu chuyện khuyên em điều gì ? A. Chăm chỉ học tập sẽ trở thành người tài giỏi. B. Hãy mài thỏi sắt thành những chiếc kim khâu quần áo. C. Kính trọng và biết ơn người lao động như bà cụ. 4. Dặn dò : Về đọc bài nhiều lần, thuộc đoạn 3. Toán Tiết: 1 ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 I. Yêu cầu cần đạt : - Biết đếm, đọc, viết các số từ 0 - 100. - Nhận biết được các số có 1 chữ số, các số có hai chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có 1 chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có 2 chữ số, số liền trước, số liền sau. Đọc, viết số 1 (HSKT) II. Đồ dùng dạy - học : Bảng phụ ghi bài tập 2. III. Các hoạt động dạy - học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HSKT 1. Bài cũ : Kiểm tra dụng cụ học toán. 2. Hướng dẫn làm bài tập : Bài 1/3 VBT : Số ? HD nhận biết số 1 a) Các số có 1 chữ số là : b) Số bé nhất có 1 chữ số là : c) Số lớn nhất có một chữ số là : * Đọc các số có một chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn rồi ngược lại từ lớn đến bé. Có 10 số có một chữ số, số 0 là số bé nhất, số 9 là số lớn nhất có 1 chữ số. Bài 2 / 3 VBT : a)Viết tiếp các số có hai chữ số : * Đọc các số tròn chục có hai chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn rồi ngược lại từ lớn đến bé. b) Số bé nhất có hai chữ số là : c) Số lớn nhất có hai chữ số là : d) Các số tròn chục có hai chữ số là : * Viết tất cả các số có 2 chữ số sao cho (HS Giỏi): a) Có chữ số hàng chục là 3. b) Có chữ số hàng đơn vị là 3. Bài 3/ 3 VBT : Số ? a) Số liền sau của 90 là : b) Số liền trước của 90 là : c) Số liền sau của 10 là : d) Số liền trước của 99 là : e) Số tròn chục liền sau của 70 là : - Để sách vở, bảng con lên bàn. - Học sinh tự làm rồi lần lượt từng em nêu miệng : 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. 0 9 - Đếm xuôi, đếm ngược các số từ 1 đến 9. - Học sinh tự làm rồi chơi trò chơi truyền điện, từng em đọc các số đã điền thứ tự từ 10 đến 99. 10 99 - 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90. Đếm ngược, xuôi các số tròn chục. - Học sinh giỏi làm bài : - 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39. - 13, 23, 33, 43, 53, 63, 73, 83, 93. - Thảo luận nhóm 2 rồi nêu kết quả : 91 89 11 98 80 - Nhận biết số 1 - Viết số 1 - Tìm số 1 trên bảng lớp. 3. Củng cố: Số nào ở giữa số 74 và 76. Số nào ở giữa 2 số 47 và 49. 4. Dặn dò : Về nhà bài 1, 3 trang 3 SGK. Thủ công Tiết 1: GẤP TÊN LỬA (Tiết 1) I. Yêu cầu cần đạt : - Học sinh biết cách gấp tên lửa. - Gấp được tên lửa. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng. * Gấp được tên lửa. Các nếp gấp phẳng, thẳng tên lửa sử dụng được. - Học sinh hứng thú và yêu thích gấp hình. II. Đồ dùng dạy - học : - Mẫu tên lửa. - Quy trình gấp tên lửa - Giấy màu III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HSKT 1. Bài cũ : Kiểm tra giấy, kéo, hồ dán. 2. Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét: - Được gấp từ hình gì ? - Em đã thấy tên lửa thật chưa ? Bước 1: Gấp tạo mũi và thân tên lửa - Gấp tạo dấu giữa, gấp hai mép giấy vào đường dấu giữa, vuốt cho phẳng nếp gấp, tiếp tục gấp vào đường dấu giữa lần 2 rồi lại miết cho phẳng ... * Chú ý sao cho hai mép gấp mới gấp nằm sát đường dấu giữa (H. 2, H. 3, H. 4). Sau mỗi lần gấp, miết theo đường mới gấp cho thẳng và phẳng. Bước 2: Tạo tên lửa và sử dụng - Bẻ các nếp gấp sang hai bên đường dấu giữa và miết dọc theo dường dấu giũa. cầm vào nếp gấp giữa, cho hai cánh tên lửa ngang ra và phóng theo hướng chếch lên không trung. 3. HS thực hành gấp. GV theo dõi nhắc nhỏ các em yếu 4. Trưng bày sản phẩm: HDHS trưng bày sản phẩm theo tổ * Các nếp gấp đều, phẳng, thẳng đẹp. - HD nhận xét sản phảm. - Tuyên dương các sản phẩm đẹp. - Để giấy màu, hồ dán, kéo lên bàn. - Quan sát hình mẫu - Trả lời cá nhân - Tháo rời hình mẫu - Nêu quy trình gấp - Chú ý nghe - Thực hành gấp theo nhóm. - Trưng bày sản phẩm - Nhận xét sản phẩm của bạn. - Quan sát hình mẫu. - Chú ý nghe. - Gấp dưới sự HD của bạn hoặc cô. 5. Củng cố : - Chơi phóng tên lửa. - Nhắc lại cách gấp. 4. Dặn dò : Giờ sau đem theo giấy màu để gấp tên lửa tiếp theo. Thứ hai ngày 31 tháng 8 năm 2009 Toán Tiết: 2 ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 I. Yêu cầu cần đạt : - Biết viết các số có hai chữ số thành tổng các số chục và số đơn vị, thứ tự các số. - Biết so sánh các số đến phạm vi 100. - Biết đọc, viết được số 1(Em Phước) II. Đồ dùng dạy - học : Bảng ghi bài tập 1 SGK III . Các hoạt động dạy - học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HSKT 1. Bài cũ : 2. Hướng dẫn làm bài tập : - Hướng dẫn nhận biết số 1 HSKT 1. Bài 1 / 4VBT : Viết (theo mẫu) : - Nêu miệng cách làm rồi làm bài vào vở : * Số có 7 chục và 8 đơn vị viết là 78 đọc là bảy mươi tám. 78 = 70 + 8 - Hướng dẫn đọc, viết số 1 (Em Luân) Bài 2/ 4 SGK : Viết các số 57, 98, 61, 88, 74. 47 theo mẫu : > < = * 57 viết thành 57 = 50 + 7, đọc là năm mươi bảy. Bài 2 / 4 VBT: ? - Hướng dẫn đọc, viết số 1 (Em Luân) * 52 < 56 vì có cùng chữ số hàng chục là 5 mà 2 < 6 nên 52 <56 Bài 3 / 4 VBT: Viết các số 42, 59, 38, 70 : a) Theo thứ tự từ bé đến lớn : b) Theo thứ tự từ lớn đến bé : * So sánh từng hàng rồi mới viết thứ tự cho đúng. * Số bé nhất có hai chữ giống nhau ... và số lớn nhất có 2 chữ số khác nhau - Bảng con bài tập số 3/ 3 SGK. - Nêu miệng cách làm rồi làm bài vào vở: 95 = 90 + 5 61 = 60 + 1 24 = 20 + 4 - Tự làm rồi nêu miệng : 57 = 50 + 7 98 = 90 + 8 88 = 80 + 8 74 = 70 + 4 - HS làm bảng con 52 < 56 69 < 96 81 > 80 88 = 80 + 8 70 + 7 = 74 30 + 5 > 53 - HS tự viết số thứ tự từ bé đến lớn rồi từ lớn đến bé. - 38, 42, 59,70. ...(HS Giỏi) : 11, 98 - Nhận biết số 1. - Đếm số 1. - Viết số 1. 3. Củng cố : Bài 5 / 4 SGK Trò chơi chia lớp làm hai nhóm, mỗi em mang một thẻ số lần lượt lên gắn theo thứ tự cần tìm trên bảng (98, 76, 67, 93, 84 100 98 93 90 84 80 76 70 67 4. Dặn dò : Về nhà bài 3, 4 trang 4 SGK Chính tả Tiết 1: CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM I. Mục tiêu cần đạt : - Chép lại chính xác đoạn trích trong bài Có công mài sắt, có ngày nên kim; trình bày đúng hai câu văn xuôi. Không mắc quá 5 lỗi trong bài. - Làm được các bài tập 2, 3, 4. - Viết được chữ e (HSKT) II. Các hoạt động dạy - học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HSKT 1. Ổn định : 2. Bài cũ : Kiểm tra bảng, phấn, vở sách. 3. Bài mới : a. Giới thiệu bài : Đọc bài Hướng dẫn viết chữ e (Em Phước) b. Hướng dẫn chuẩn bị viết bài : Đoạn chép này là lời của ai nói với ai ? Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa ? Vì sao ? - HD viết các chữ hoa, các chữ khó ; GV gạch chân các chữ trên bảng : B, M, G, C, giảng giải, thỏi sắt, thành tài... c. HD thảo luận bài tập : d. HD viết bảng con : e. Hướng dẫn viết bài vào trong vở : GV nhắc nhở : - Hướng dẫn viết chữ e (Em Phước) - Viết đúng các chữ khó trong bài: - Viết đúng các chữ hoa: Bà, Mỗi, Giống, Có. - Viết liền nét các chữ: cụ, đi, kim, như, ít. - Chú ý viết đúng độ cao khoảng cách, trình bày bài sạch đẹp, liền nét, liền mạch. - Trình bày đúng lời của bà cụ. g. HD dò bài. h. Chấm bài một số em : - Hát - Để bảng, phấn, vở sách lên bàn. - Chú ý nghe - Trả lời cá nhân : ... lời của bà cụ. ... Bà, Mỗi, Giống, Có vì ở đầu câu, đầu dòng thơ. - Tìm và đánh vần các chữ khó. - Thảo luận bài tập nêu thắc mắc. - Bảng con : B, M, G, C, giảng giải, thỏi sắt. - Chú ý nghe - Viết bài vào vở - Dò bài - Làm bài tập. - Tập viết chữ e. - Viết chữ e vào vở. 3. Củng cố : HD làm bài tập : Bài 2: kim khâu, cậu bé, kiên nhẫn, bà cụ. Bài 3: Thi đua nhau lên điền thứ tự các chữ cái; a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê. 4. Dặn dò : Học thuộc 9 chữ cái vừa điền, viết lại các chữ sai cho đúng Kể chuyện Tiết 1: CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM I. Yêu cầu cần đạt : - Dựa vào gợi ý dưới mỗi bức tranh kể lại từng đoạn câu chuyện Có công mài sắt, có ngày nên kim. * Kể lại toàn bộ câu chuyện Có công mài sắt, có ngày nên kim. Biết kể tự nhiên, phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt cử chỉ; biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung. II. Đồ dùng dạy - học : Tranh minh hoạ trong SGK III. Các hoạt động dạy - học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HSKT 1. Bài cũ : - Kiểm tra sách giáo khoa 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài : b. Giáo viên kể 2 lần. c. Hướng dẫn học sinh kể : (1). Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh : - HD đọc yêu cầu của đề bài. - Nêu nội dung t ... - Thảo luận nhóm 2 : + Hai em lên đóng vai: HS1: Chúc mừng cháu nhân ngày sinh nhật./ HS2: Cháu rất cảm ơn ông bà !/ Ông bà cho cháu nhiều quà quá, cháu rất cảm ơn ông bà. HS1: Chúc mừng con ... HS2: Con sẽ cố gắng để được thêm nhiều điểm 10 hơn nữa. HS1: Chúc mừng bạn được đi dự trại hè nhé ! HS2: Các bạn ở nhà vui nhé !/ - Làm bài vào vở, 3 em làm bảng lớp: Gấu đi như thế nào ? Sư tử giao việc cho bề tôi như thế nào ? Vẹt bắt trước tiếng người như thế nào ? - Đọc chữ m. - Viết chữ m. - Tìm các chữ đã học trên bảng lớp. 3. Củng cố: Thi đặt câu có cụm từ ở đâu, như thế nào ? 4. Dặn dò: Về tiếp tục ôn các bài tập đọc - học thuộc lòng và các bài văn đã học. Ngày soạn: 16 - 5 - 2010 Ngày giảng: 18 - 5 - 2010 Thủ công Tiết 35: TRƯNG BÀY SẢN PHẨM THỰC HÀNH CỦA HỌC SINH I. Yêu cầu cần đạt: - Trưng bày các sản phẩm thủ công đã làm được. - Khuyến khích trưng bày các sản phẩm mới có tính sáng tạo. II. Đồ dùng dạy - học - Sản phẩm đẹp của học sinh III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Bài cũ: 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Nêu MĐYC b. HD trưng bày sản phẩm c. Nhận xét sản phẩm * Chú ý sản phẩm đúng quy trình, đúng mẫu, có sáng tạo. - Sản phẩm không nhăn nhúm, các nếp gấp cách đều, phẳng đẹp. Nêu các sản phẩm đã học - Chú ý nghe - Hoạt động nhóm + Dán các sản phẩm của tổ mình vào một tờ giấy lớn. + Trang trí sản phẩm của tổ mình. - Nhận xét sản phẩm của tổ bạn. 3. Củng cố: - Tuyên dương các em có nhiều sản phẩm đẹp. 4. Dặn dò: - Về tập làm các sản phẩm đã học. - Tự làm các sản phẩm khác mình thích. Ngày soạn: 16 - 5 - 2010 Ngày giảng: 20 - 5 - 2010 Tập đọc + Luyện từ và câu + Tập viết ÔN TẬP KIỂM TRA TẬP ĐỌC (Tiết: 5 + 6 + 7) I. Yêu cầu cần đạt: Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như ở tiết 1. - Biết đáp lời khen ngợi theo tình huống cho trước; biết đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ vì sao. Biết đáp lời từ chối theo tình huống cho trước; tìm được bộ phận trong câu trả lời cho câu hỏi Để làm gì ? điền dấu chấm than, dấu phẩy vào chỗ trống trong đoạn văn. Biết đáp lời an ủi theo tình huống cho trước; dựa vào tranh kể lại câu chuyện đúng ý và đặt tên cho câu chuyện vừa kể. (Phước ôn chữ g II. Đồ dùng dạy - học: III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HSHT Bài 1: Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng. * Chú ý: phát âm rõ, ... , biết ngừng nghỉ sau các dấu câu. Bài 2/ tiết 5: Nói lời đáp của em trong các trường hợp sau: * Chú ý cần nói lời khen lời đáp tự nhiên với thái độ phù hợp Bài 3/ Tiết 5: Đặt câu hỏi có cụm từ vì sao cho những câu sau: * Trong câu a, từ nào trả lời cho câu hỏi có cụm từ vì sao ? Bài 2/ Tiết 6 Nói lời đáp của em: * Chú ý cần hỏi đáp tự nhiên: thái độ vui vẻ, lễ độ, thể hiện tình cảm biết ơn. Bài 3: Tìm bộ phận của mỗi câu sau trả lời câu hỏi Để làm gì ? * Trong câu a, từ nào trả lời cho câu hỏi có cụm từ Để làm gì ? Bài 4: Điền dấu chấm than hay dấu phẩy vào ô trống trong chuyệnvui sau đây ? Bài 2/ Nói lời đáp của em trong các trường hợp sau: * Chú ý cần nói an ủi với thái độ phù hợp. Bài 3/ Kể chuyện theo tranh, rồi đặt tên cho câu chuyện: - Bốc thăm chọn bài tập đọc xem bài trong 2 phút rồi đọc bài. - Thảo luận nhóm 2, - Hai em lên đóng vai: - Tương tự bài 3 tiết 2 Vì sao sư tử điều binh khiển tướng rất tài ? Vì sao chàng thuỷ thủ thoát nạn. - Hai em lên đóng vai: HS1: Anh ơi, anh cho em đi xem lớp anh đá bóng với. HS2: Em ở nhà làm cho hết bài tập đi. HS1: Em đã làm hết bài tập rồi, anh cho em đi nhé ! - Làm bài vào vở, 3 em làm bảng lớp: a) Để người khác qua suối ... b) Để an ủi sơn ca c) Để mang lại niềm vui ... - Thảo luận nhóm 2, 1 em làm bảng lớp: dấu chấm, dấu chấm than, dấu chấm than, dấu chấm. - Thảo luận nhóm 2; - Đóng vai. - Quan sát nắm nội dung 4 tranh rồi nối lại thành một bài. - Kể cá nhân rồi viết vào vở. - Đọc chữ g (Phước). - Viết chữ g (Phước). - Nhận biết các chữ đã học trên bảng lớp. 3. Củng cố: Thi đặt câu hỏi có cụm từ để làm gì ? 4. Dặn dò: Về tiếp tục ôn các bài tập đọc - học thuộc lòng và các bài văn đã học. Ngày soạn: 18 - 5 - 2010 Ngày giảng: 20 - 5 - 2010 Toán Tiết 173: LUYỆN TẬP CHUNG I. Yêu cầu cần đạt: Ôn số 9 (Phước). - Biết xem đồng hồ. - Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100. - Biết làm tính cộng, trừ không nhớ có ba chữ số. - Biết tính giá trị biểu thức số có hai dấu phép tính. - Biết tính chu vi hình tam giác. II. Đồ dùng dạy học: Vẽ sẵn bài tập 5 III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HSHT 1. Bài cũ: 2. Bài mới: Bài 1/ 94 VBT: Đồng hồ chỉ mấy giờ ? HD Phước làm bài tập. * Quan sát đồng hồ trong vở chú ý kim giờ và kim phút cho chính xác. Bài 2/ 94: các số 836, 683, 738 viết theo thứ tự từ bé đến lớn là: * So sánh từng hàng, xếp ngoài giấy nháp rồi mới ghi vào vở. Bài 3/ 94 VBT: Đặt tính rồi tính: * Chú ý các bài qua 10 - Đặt tính cho thẳng cột. HD Phước thực hiện. Bài 4/ 94 VBT: Tính ? * Chú ý thực hiện 2 bước tính. Thực hiện ngoài giấy nháp cho chính xác. Tính từ trái sang phải. Bài 5/ 181 SGK: Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? Muốn biết chu vi hình tam giác bằng bao nhiêu ta làm như thế nào ? * Thực hiện 2 cách. Bài 5/ 94 VBT: * Chú ý đo và tính cho chính xác. - 1 em nêu bài 3, 1 em nêu bài 4 trang 179 SGK. - Tự làm, 3 em nêu miệng: Một rưỡi Sáu giờ 15 phút Mười rưỡi - Tự làm, 1 em làm bảng lớp: 683, 738, 836. - Bảng con: 35 100 829 343 - Tự làm, 4 em làm bảng lớp 30 + 16 – 37 = 46 - 37 = 9 5 x 7 + 35 = 35 + 35 = 70 20 : 4 x 6 = 5 x 6 = 30 40 : 5 : 2 = 8 : 2 = 4 - Tự làm, 1em làm bảng lớp: Chu vi hình tam giác là: 5 x 3 = 15 (cm) Đáp số: 15cm - Học sinh giỏi tự làm: đo rồi tính. - Đếm từ 1 đến 9. - Thực hiện phép tính: 6 + 3 = 7 + 2 = 9 – 4 = 3 + 5 = - Thực hiện phép tính: 9 – 2 = 8 – 3 = 9 – 6 = 7 – 4 = 3. Củng cố: Thi xem ai nhanh, ai đúng. Vặn kim đồng hồ bất kì để học sinh viết vào bảng con. 4. Dặn dò: Về nhà làm bài tập 2, 4 trang 180 SGK. Ngày soạn: 19 - 5 - 2010 Ngày giảng: 21 - 5 - 2010 Toán Tiết 173: LUYỆN TẬP CHUNG I. Yêu cầu cần đạt: Ôn số 10 (Phước) - Biết so sánh các số. - Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100. - Biết làm tính cộng, trừ không nhớ các số có ba chữ số. - Biết giải bài toán về ít hơn có liên quan đến đơn vị đo độ dài. II. Đồ dùng dạy học: Vẽ sẵn bài tập 5 III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HSHT 1. Bài cũ: 2. Bài mới: Bài 1/ 95 VBT: Tính nhẩm ? * Nhẩm nhớ bảng nhân, chia đã học. - HD đếm 1 đến 10 (Phước) Bài 2/ 85 VBT: >, <, = ? - Thực hiện cộng các phép tính rồi mới đi vào so sánh số. Thực hiện đếm các số và so sánh từng hàng. Bài 3/ 95 VBT: Đặt tính rồi tính: * Chú ý các bài qua 10 - Đặt tính cho thẳng cột. HD Phước thực hiện Bài 4/ 95 VBT: Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? Muốn biết em cao bao nhiêu xăng - ti - mét ta làm như thế nào ? Bài 5/ 95 VBT: Bài toán cho biết gì ?Bài toán hỏi gì ? Muốn tính chu vi hình tam giác ta làm như thế nào ? Bài 5/ 181 SGK: Đo độ dài các cạnh rồi tính chu vi. - 1 em nêu bài 3, 1 em nêu bài 4 trang 181 SGK. - Tự làm, 4 em nêu miệng: 4 x 3 = 12 32 : 4 = 8 5 x 9 = 45 18 : 3 = 6 3 x 7 = 21 20 : 2 = 10 2 x 8 = 16 35 : 5 = 7 - Tự làm, 2 em làm bảng lớp: 576 426 1000 = 900 + 100 500 + 120 + 8 = 628 765 > 756 400 + 500 < 990 - Tự làm, 4 em làm bảng lớp: 36 78 668 624 - Tự làm, 1em làm bảng lớp: Em cao là: 166 – 42 = 124 (cm) Đáp số: 124cm - Học sinh giỏi tự làm, tính bằng 2 cách. Chu vi hình tam giác là: 8 x 3 = 24 (cm) Đáp số: 24cm - Tự đo rồi làm bảng con - Đếm từ 1 đến 10. - Thực hiện phép tính: 7 + 3 = 5 + 4 = 8 + 2= 5 + 5 = - Thực hiện phép tính: 10 – 6 = 10 – 7 = 10 – 4 = 10 – 5 = 10 – 8 = * Chú ý đo cho chính xác rồi mới tính chu vi. 3. Củng cố: Thi truyền điện bảng nhân, chia 4. Dặn dò: Về nhà làm bài tập 2, 4 trang 180 SGK. Ngày soạn: 19 - 5 - 2010 Ngày giảng: 21- 5 - 2010 Tự nhiên và xã hội Tiết 35: ÔN TÂP TỰ NHIÊN I. Yêu cầu cần đạt: - Khắc sâu các kiến thức đã học về thực vât, động vật, nhận biết bầu trời ban ngày và ban đêm. - Có ý thức yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên. II. Đồ dùng dạy - học Phiếu thảo luận III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò HSHT 1. Bài cũ: 2. Bài mới: Khởi động: Hát Hoạt động 1: Thảo luận nhóm Thảo luận và ghi vào phiếu thảo luận. * Không đùa nghịch khi thảo luận. * Chúng ta phải làm gì để bảo vệ bầu trời ? Hoạt động 2: Thi vẽ đẹp. Vẽ cảnh bầu trời Hoạt động 3: Thi hát, đọc thơ, tả về bầu trời: trăng, sao, Mặt Trời, Gió, Nắng. - Hát bài Ông trăng tròn. - Thảo luận ghi vào phiếu thảo luận rồi báo cáo kết quả thảo luận: + Mặt Trời hình gì ? Vì sao đi nắng phải đội mũ, nón ? + Mặt Trời mọc vào lúc nào và lặn vào lúc nào ? + Trong không gian có mấy phương chính, đó là những phương nào ? + Vào những đêm quang mây nhìn lên bầu trời em thấy gì ? + Mặt Trăng có hình gì ? + Ánh sáng của Mặt Trăng như thế nào so với Mặt Trời. + Các ngôi sao hình gì ? * Không đốt rừng, thả khói bụi ô nhiễm vào bầu trời. - Tự vẽ : Vẽ cảnh bầu trời, trăng, sao, nắng, gió, Mặt Trời, ... - Giới thiệu tranh mình đã vẽ. - Từng nhóm thi nhau xem nhóm nào có nhiều bài hát, thơ về bầu trời. - Hát cùng các bạn. - Thảo luận cùng các bạn. - Vẽ bầu trời tuỳ ý. 3. Củng cố: Nhắc lại các kiến thức vừa học 4. Dặn dò: Về ôn tập tiếp các bài Tự nhiên. Chính tả Tiết 70: KIỂM TRA (ĐỌC) Tập làm văn TIẾT 35: KIỂM TRA (VIẾT) Toán Tiết 175: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ Ngày soạn: 19 - 5 - 2010 Ngày giảng: 21 - 5 - 2010 Sinh hoạt SINH HOẠT LỚP I. Nhận xét Trong tuần vừa qua các em có nhiều tiến bộ: - Học bài và làm bài đầy đủ. - Phát biểu xây dựng bài sôi nổi. - Lớp học và khu vực phân công được quét dọn sạch sẽ. - Đi học đúng giờ II. Sinh hoạt sao. - Ôn chủ đề, chủ điểm từ tháng 9 đến tháng 5. - Ôn các bài hát, múa từ tháng 9 đến tháng 5. - Chơi trò chơi mà học sinh thích. III. Kế hoạch tuần tới - Ôn tập tập đọc, luyện từ câu, tập làm văn, toán. - Học thuộc bảng nhân, chia. - Hoàn thành chương trình học kì II.
Tài liệu đính kèm: