Thiết kế bài đạy các môn lớp 2 - Trường tiểu học Nguyệt Ấn 1 - Tuần 30

Thiết kế bài đạy các môn lớp 2 - Trường tiểu học Nguyệt Ấn 1 - Tuần 30

TẬP ĐỌC

HƠN 1000 NGÀY VÒNG QUANH TRÁI ĐẤT

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi.

- Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới. ( trả lời được các CH 1, 2, 3, 4 trong SGK).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

- Bảng phụ.

III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ CHỦ YẾU:

A.Bài cũ: - Yêu cầu đọc bài : Trăng ơi từ đâu đến và trả lời câu hởi trong bài

- Giáo viên nhận xét đánh giáá.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: giáo viên dùng lời giới thiệu.

HĐ1:. Luyện đọc:

+Hướng dẫn giọng đọc toàn bài :Giọng đọc rõ ràng , chậm rãi

+HS đọc đoạn :HS đọc nối tiếp theo đoạn (3 lượt )

- Hết lượt 1 :GV hướng dẫn hs phát âm tiếng khó :Ma- gien –lăng , thám hiểm.

- Hết lượt 2:gv hướng dẫn hs TB,Y ngắt câu dài : “Tới gần .mênh mông”

- Hết lượt 3 :1 hs đọc chú giải sgk

+ Học sinh luyện đọc theo cặp.

+ Học sinh đọc trước lớp.

- Gv đọc mẫu lần 1 và lưu ý giọng đọc của toàn bài.

 

doc 23 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 643Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài đạy các môn lớp 2 - Trường tiểu học Nguyệt Ấn 1 - Tuần 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 kế hoạch giảng dạy tuần 30
Thứ 
Môn học
Tên bài dạy
2
5/4
Chào cờ
Tập đọc
chính tả
Toán
đạọ đức
 Hơn 1000 ngày vòng quanh trái đất
Nhớ viết : Đường đi Sa Pa
Luyện tập chung
Bảo vệ môi trường
3
6/4
 L T V C
Kể chuyện
Toán
Địa lí
Khoa học
 M R V T : Du lịch , thám hiểm
K C đã nghe đã đọc
Tỷ lệ bản đồ
Thành phố Huế
Nhu cầu chất khoáng của thực vật
4
7/4
 Tập đọc
Lịch sử
Toán
Thể dục
Kĩ thuật
 Dòng sông mặc áo
Những chính sách về kinh tế .....
ứng dụng của tỷ lệ bản đồ( Tiếp theo)
Nhảy dây
Lắp xe nôi (T2)
5
8/4
 Tập làm văn
LTVC
Toán
Khoa học
Âm nhạc
 L T: quan sát con vật
Câu cảm
Dòng sông mặc áo
Nhu cầu không khí của thực vật
Ôn tập hai bài hát :Chú voi con ....
6
9/4
 Tập làm văn
Mĩ thuật
Thể dục
Toán
S H T T
 Điền vào giấy tờ in sẵn
Đề tài tự chọn
Môn thể thao tự chọn
Thực hành
 Thứ hai ngày 5 tháng 4 năm 2010
 Tập đọc
hơn 1000 ngày vòng quanh tráI đất 
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi.
- Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện Thái Bình Dương và những vùng đất mới. ( trả lời được các CH 1, 2, 3, 4 trong SGK).
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ.
III Các hoạt động dạy học và chủ yếu:
A.Bài cũ: - Yêu cầu đọc bài : Trăng ơi từ đâu đến và trả lời câu hởi trong bài 
- Giáo viên nhận xét đánh giáá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: giáo viên dùng lời giới thiệu.
HĐ1:. Luyện đọc:
+Hướng dẫn giọng đọc toàn bài :Giọng đọc rõ ràng , chậm rãi 
+HS đọc đoạn :HS đọc nối tiếp theo đoạn (3 lượt )
- Hết lượt 1 :GV hướng dẫn hs phát âm tiếng khó :Ma- gien –lăng , thám hiểm. 
- Hết lượt 2:gv hướng dẫn hs TB,Y ngắt câu dài : “Tới gần ....mênh mông”
- Hết lượt 3 :1 hs đọc chú giải sgk
+ Học sinh luyện đọc theo cặp.
+ Học sinh đọc trước lớp.
- Gv đọc mẫu lần 1 và lưu ý giọng đọc của toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
- Một học sinh đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi trong SGK
+ Ma- gien - lăng thự hiện cuộc thám hiểm với mục đích gì?(...khám phá con đường trên biển )
? Vìsao Ma –gien –lăng lại đặt tên cho đại dương mới tìm được là Thái Bình Dương ? (....vì sóng yên , biển lặng )
? Đoàn thám hiểm đã gặp những khó khăn gì ?đã bị thiệt hại như thế nào ?
? Hạm đội của Ma-gien –lăng đã đi theo hành trình nào ?(hs K,G trả lời )
? Đoàn thám hiểm của Ma- gien –lăng đã đạt được những kết quả gì ? (...khẳng định trái đất hình cầu, phát hiện ra Thái Bình Dương và nhiều vùng đất mới 
? Mỗi đoạn của bài nói lên điều gì ?
- HD học sinh rút ra nội dung chính của bài.
+ Học sinh thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi: Qua bài học này tác giả muốn nói lên điều gì?(HS khá ,giỏi trả lời )
+ Học sinh trả lời, Học sinh khác nhận xét, giáo viên chốt lại ( Như phân mục đích yêu cầu.)
c. Luyện đọc diễn cảm.
- Gọi học 4 sinh đọc diễn cảm lại bài văn.
- HS K,G tìm giọng đọc hay , hs K,G đọc đoạn mình thích 
- Giáo viên hướng dẫn các em thể hiện đúng giọng đọc của bài .
- Yêu cầu học sinh nêu lại giọng đọc, cách đọc của từng đoạn.
- Giáo viên HD học sinh TB,Y luyện đọc nâng cao 
+ Giáo viên treo bảng phụ HD học sinh luyện đọc.
- GV hoặc học sinh giỏi đọc mẫu.
- Học sinh luyện đọc diễn cảm.( Cá nhân)
- Học sinh thi đọc diễn cảm trước lớp - Bình chọn học sinh đọc hay nhất 
c. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học 
- Dặn học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Chính tả
Nhớ – viết: đường đI sa pa 
I. Mục đích - Yêu cầu:
- Nhớ - Viết đúng bài chính tả : biết trình bày đúng đoạn văn trích.
- Làm đúng BT CT phương nghữ (2) a/ b, hoặc (3) a/ b, BT do GV soạn.
II. Đồ dùng dạy - học:
- VBT TV , tập 2 .
- Bút dạ, 3 - 4 tờ phiếu khổ to pô tô nội dung BT 2
III. Các hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài: Giáo viên nêu MĐ - YC
HĐ1: HD học sinh nghe - viết:
- Giáo viên đọc đoạn cần viết chính tả trong bài: Đường đi Sa Pa
? Phong cảnh Sa Pa thay đổi như thế nào ?
? Vì sao Sa Pa được gọi là món quà kì diệu của thiên nhiên ?(...vì có phong cảnh đẹp, có sự thay đổi mùa trong một ngày ) .
- Học sinh tìm những từ dễ viết sai chính tả - Học sinh luyện viết những từ khó vào vở nháp - 2 học sinh lên bảng viết từ khó. ( Học sinh TB )
- 2hs đọc thuộc lòng đoạn viết 
- Học sinh viết bài.
- Học sinh soát bàI theo mẫu của giáo viên trong bảng phụ - Học sinh nhìn sách soát bài .
- Thu, chấm bài, nhận xét đánh giá.
HĐ2:. HD học sinh làm bài tập:
Bài tập 2: 
- Một học sinh đọc yêu cầu BT 2a
- Học sinh làm bài tập cá nhân. 
- Học sinh chữa bài tập, giáo viên nhận xét bổ sung.
Bài tập 3a: 
- Một học sinh đọc yêu cầu BT.
- Học sinh bài tập làm vào vở bài tập.
- Học sinh lên bảng làm bài tập. ( Học sinh khá )
- Học sinh chữa bài tập trên bảng ( Học sinh khá )
 - Giáo viên nhận xét bổ sung.
Đáp án ; thế giới, rộng, biên giới, dài .
4. Củng cố - Dặn dò:
- Dặn học sinh về nhà chuẩn bị bài sau.
	 - Nhận xét tiết học
 Toán
 Luyện tập chung.
I. Mục tiêu: 
- Thực hiẹn được các phép tính về phân số.
- Biết tìm phân số của một số và tính được diện tích hình bình hành.
- Giải được bài toán liên quan đến tìm một trong hai số biết tổng (hiệu) của hai số đó.
II. Đồ dùng dạy học 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Bài cũ :Yêu cầu học sinh nêu cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng( hiệu và tỉ số của hai số đó 
B. Bài mới:. Giới thiệu bài.
HĐ1:. Thực hành.
Bài 1: VBT
- HS đọc yêu cầu bài 1.Hs nhắc lại cách cộng, trừ, nhân, chia phân số
- Học sinh làm vào vở bài tập.
- HS nêu kết quả ( Học sinh TB )
- HS và GV nhận xét.
KL: Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính về phân số 
Bài 2: VBT
- Học sinh đọc đề bài và thảo luận nhóm đôi tìm cách giải 
- 1HS lên bảng giải - Chữa bài : Đáp số :160cm2
KL: Củng cố kĩ năng tính diện tích hình thoi 
Bài 3: VBT
- HS đọc yêu cầu bài 3.
- Giáo viênYC học sinh làm bài cá nhân 
- 1 hs K,G lên bảng làm, cả lớp làm vào VBT, gv giúp đỡ hs yếu 
- Cả lớp, gv nhận xét, đánh giá. 
- GV chốt kq đúng
KL: Củng cố kiến thức tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó 
Bài 4: ( Dành cho HS K, G)
	- HS tìm hiểu đề bài, tự giải.
	- GV kiểm tra, nhận xét.
Bài 5: ( Dành cho HS K, G)
	- HS làm bài - GV kiểm tra.
C. Củng cố dặn dò:
- GV cho học sinh nhắc lại cách tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó 
Đạo đức
bảo vệ môI trường
i.Mục tiêu:
 Giúp hs hiểu - Biết được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường ( BVMT) và trách nhiệm tham gia BVMT.
- Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuỏi để BVMT.
- Tham gia BVMT ở nhà, ở trường học và nơi công cộng bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
iI. Tài liệu và phương tiện: 
- ảnh trong sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
*Bài cũ :
Bài mới :giới thiệu bài 
Hoạt động 1: Liên hệ thực tế 
- Mục tiêu: Học sinh biết được nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường .
- Cách tiến hành:
- Hãy nhìn lớp và cho biết : hôm nay vệ sinh lớp mình như thế nào ?
?Theo em những rác đó do đâu mà có ?
KL: Mỗi hs tự nhặt rác xung quanh mình và vứt vào thùng rác .
*Hoạt động 2: Trao đổi thông tin 
Mục tiêu : hs trao đổi các thông tin trong sgk để nhận biết được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường .
CTH :YC hs đọc thầm các thông tin trong sgk 
? Qua các dòng thông tin số liệu , em có nhận xét gì về môi trường mà chúng ta đang sống ?(... dang bị ô nhiễm, bị đe dọa )
?Theo em môi trường đang ở tình trạng như vậy là do những nguyên nhân nào ?(Khai tác từng bừa bãi, vứt rác bẩn xuống sông ngòi,...)
KL: Hiện nay môi trường đang bị ô nhiễm nghiêm trọng,......sử dụng không hợp lí)
- 2 hs TB,Y nhắc lại 
HĐ3: Đề xuất ý kiến 
Mục tiêu: HS thực hiện được trò chơi nếu thì thể hiện được những hiểu biết về bảo vệ môi trường.
CTH:GV phổ biến luật chơi 
- HS chơi thử 
- HS chơi thật, gv nhận xét hs chơi 
? Để giảm bớt ô nhiễm môi trường , chúng ta cần, có thể làm những gì ?
KL: Bảo vệ môi trường là điều cần thiết, ai cũng phải có trách nhiêm bảo vệ môi trường .2 hs TB,Y nhắc lại 
Hoạt động nối tiếp. Giáo viên nhận xét tiết học.
 Thứ 3 ngày 6 tháng 4 năm 2010
 Luyện từ và câu
MRVT:Du lịch –Thám hiểm 
I.Mục đích yêu cầu:
- Biết được một số từ ngữ liên quan đến hoạt động du lịch và tám hiểm (BT1, BT2); bước đầu vận dụng vốn từ đã học theo chủ điểm du lịch, thám hiểm 
để viết được đoạn văn nói về du lịch hay thám hiểm (BT3).
II. Đồ dùng dạy học: VBT
III. Các hoạt động dạy học và chủ yếu:
A.Bài cũ: - Yêu cầu học sinh lấy vở để học bài 
Bài mới : Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
HĐ1: Hướng dẫn hs làm bài tập 
Bài tập 1.
- Học sinh đọc nội dung yêu cầu của bài tập 1.
- Giáo viên HD trình tự làm:
- Học sinh thảo luận theo nhóm đôi
+Học sinh suy nghĩ thảo luận và phát biểu ý kiến 
+Học sinh - Giáo viên nhận xét ,bổ sung ( a: đồ cần dùng cho chuyến du lịnh là : Va li, lều trại, mũ nón, quần áo b: phương tiện giao thông : Tầu thuỷ, tầu hoả, ô tô con; c: tổ chức nhân viên phục vụ du lịnh :, khách sạn, nhà nghỉ , hướng dẫn viên ; d: địa điểm thăm quan, du lịnh bãi biển, phố cổ, chùa ,.đền).
Bài tập 2. Tương tự như bài tập 1
KL: Củng cố kĩ năng tìm từ 
Bài tập 3:
- Học sinh đọc nội dung yêu cầu của bài tập
- Học sinh viết một đoạn văn về chủ đề du lịch -thám hiểm vào vở bài tập 
 	- Học sinh trình bày bài viết của mình.
- Học sinh nhận xét - Giáo viên bổ sung đánh giá.
KL: Củng cố kĩ năng viết một đoạn văn về hoạt động du lịch hay thám hiểm 
Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh chuẩn bị bài sau.
- HS về nhà làm BT ở vở BT. 
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
I. Mục đích yêu cầu:
	- Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về du lịch hay thám hiểm.
	- Hiểu nội dung chính của câu chuyện(đoạn truyện) đã kể và biết trao đổi về ND, ý nghĩa của câu chuyện( đoạn truỵên).
II. Đồ dùng dạy học :
- Bảng phụ, các câu chuyện về du lịch - thám hiểm.
III. Các hoạt động dạy hoc và chủ yếu:
A.Bài cũ: - Yêu cầu kể lại nội dung câu chuyện tiết trước và trả lời câu hỏi SGK
 - GV nhận xét đánh giá.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Giới thiệu trực tiếp bằng lời.
HĐ1: HDHS kể chuyện:
- Họ ...  thu nhỏ )
+ Tính theo đơn vị nào ? (cm)
Bài giải
Đổi : 20 m =2000 cm
Khoảnh cách A,B trên bản đồ là
2000:500=4 (cm )
Đáp số :4cm
HĐ2:Bài toán 2: Tiến hành như bài1
HĐ3: Thực hành.
Bài 1: VBT
- HS đọc yêu cầu bài 1.. 
- HS làm bài cá nhân. Lưu ý học sinh đổi ra cùng đơn vị đo để tính. 
- Học sinh nêu kết quả bài làm ( Học sinh TB )
- HS và GV nhận xét.
Bài 2: VBT
- HS đọc yêu cầu bài 2. 
- HS làm bài cá nhân, 1 HS nêu cách tính ( Học sinh khá )
- Học sinh lên bảng trình bày kết quả bài làm ( Học sinh TB )
- Học sinh đổi vở kiểm tra kết quả.
- HS và GV nhận xét.(Đáp số 12cm )
Bài 3: ( Dành cho HS K, G)
HS tìm hiểu đề bài
HS nháp bài - GV kiểm tra, nhận xét.
KL: Củng cố kiến thức tính độ dài thu nhỏ trên bản đồ từ đồ dài thật cho trước .
C. Củng cố dặn dò:
- GV cho học sinh nhắc lại cách tìm hai số khi biết hiệu và tỷ số của hai số đó 
- Dặn HS về nhà làm BT ở vở BT. 
 Khoa học
Nhu cầu không khí của thực vật
i.Mục tiêu: 
 - Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về không khí khác nhau.
II. Đồ dùng dạy học:
- Phiếu học tập.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu
A.Bài cũ: 
B. Bài mới: * Giới thiệu bài.
*HĐ1: Tìm hiểu về sự trao đổi khí của thực vật trong quá trình quanh hợp và hô hấp:
Mục tiêu: HS kể ra vai trò của không khí đối với đời sống thực vật.
 Phân biệt được quang hợp và hô hấp.
Cách tiến hành:
 Bước 1: Làm việc theo nhóm đôi.
 	+ Yêu cầu học sinh quan sát hình 1, 2 trang 120, 121 SGK và thảo luận các câu hỏi.
? Trong quang hợp thực vật hút khí gì và thải ra khí gì?
? Trong hô hấp thực vật hút khí gì và thải ra khí gì?
? Quá trình quang hợp xảy ra khi nào?
? Quá trình hô hấp xảy ra khi nào?
? Điều gì xảy ra với thực vật nếu một trong 2 quá trình trên ngừng hoạt động?
+ Đại diện các nhóm trình bày từng câu của nhóm mình 
+ Nhóm khác nhận xét, giáo viên chốt lại ( như SGV trang 199 ).
*HĐ2: Tìm hiểu một số ứng dụng thực tế về nhu cầu không khí của thực vật.
Mục tiêu: HS nêu được một vài ứng dụng thực tế về nhu cầu không khí của thực vật.
Cách tiến hành:
- Giáo viên nêu vấn đề: Theo em thực vật ăn gì để sống? Nhờ đâu thực vật thực hiện được điều kì diệu đó?.
- Yêu cầu học sinh đọc phần kenh chữ trong SGK để trả lời - Giáo viên nhận 
xét bổ sung ( Như SGV trang 199 )
KL: Biết được nhu cầu về không khí của thực vật giúp chúng ta đưa ra được những biện pháp để tăng năng suất cây trồng .
C. Củng cố – Dặn dò:
- Qua bài tập hôm nay giúp em hiểu biết gì ?
- Nhận xét chung tiết học .
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
Mĩ THUậT 
tập nặn tạo dáng: đề tài tự chọn
I.Mục tiêu :
- Biết cách chon đề tài phù hợp.
- Biết cách nặn tạo dáng.
- Nặn tạo dáng được một hay hai hình người hoặc con vật, theo ý thích. 
 II.Chuẩn bị :
 	- Gv : Sgk, Sgv, một số tượng nhỏ, ảnh về người hoặc con vật và ảnh các hình nặn . Bài tập nặn của Hs các năm trước, đất nặn .
- Hs : ảnh về người, các con vật, Sgk, giấy vẽ hoặc vở thực hành, đất nặn,
màu vẽ hoặc giấy màu, hồ dán .
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu :
* Giới thiệu bài :
Hoạt động 1 : Quán sát , nhận xét :
 	- Gv giới thiệu những hình ảnh đã được chuẩn bị và gợi ý Hs nhận xét :
 	 + Các bộ phận chính của người hoặc con vật;
 	+ Các dáng đi, đứng, ngồi, nằm 
- Gv cho hs xem các hình nặn người và con vật.
Hoạt động 2 : Cách nặn 
- Gv thao tác cách nặn con vật hoặc người :
 + Nặn từng bộ phận : đầu, thân, chânrồi dính ghép lại thành hình .
 + Nặn từng thỏi đất bằng cách vẽ, vuốt thành các bộ phận .
 + Nặn thêm các chi tiết phụ 
- Tạo dáng phù hợp với hoạt động : đi, cúi, chạy 
Hoạt động 3 : Thực hành :
 	- Cả lớp chia ra nhiều nhóm và nặn theo đề tài tự chọn 
- Gv quan sát ,giúp đỡ hs các nhóm 
Hoạt động4 : Nhận xét, đánh giá :
- Gv cùng Hs chọn, nhận xét và xếp loại bài tập nặn của các nhóm .
- Khen ngợi những nhóm có bài nặn đẹp.
Dặn dò : Hs về nhà quan sát đồ vật có dạng hình trụ và hình cầu .
Thứ 6 ngày 9 tháng 4 năm 2010
Tập làm văn
điền vào giấy tờ in sẵn
I. Mục đích – yêu cầu:
- Biết điền đúng nội dung vào những chỗ trống trong giấy tờ in sẵn: Phiếu khai báo tạm trú, tạm vắng(BT1); hiểu được tác dụng của việc khai báo tạm trú, tạm vắng(BT2).
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ,VBT
III . Các hoạt động dạy học.
A.Kiểm tra bài cũ:
B.Dạy bài mới: .Giới thiệu bài.
HĐ1:. HD học sinh làm bài:
- Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn yêu cầu bài tập 
- Học sinh đọc đề bài trong bảng phụ.
- Giáo viên giải thích một số từ viết tắt trong đề bài CMND (chứng minh nhân dân).
- HDHS viết từng mục .
- Học sinh làm vào vở bài tập .
- Một só học sinh nối tiếp nhau đọc tờ khai.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung.
Bài tập 2.
- Học sinh đọc YC của bài tập .
- Học sinh thảo luận nhóm đôi TLCH.
- Học sinh phát biểu ý kiến ., cả lớp nhận xét ,góp ý 
KL: phải khai báo tạm trú , tạm vắng để chính quyền địa phương quản lý được người đang có mặt hoặc vắng mặt tại địa phương. 
C. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.,Nhắc hs nhớ cách điền vào phiếu khai báo tạm trú , tạm vắng .
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
 âm nhạc
 ôn tập 2 bài hát : chú voi con ở bản đôn và 
thiếu nhi thế giới liên hoan
I . Mục tiêu :
	- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
	- Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
	- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ. 
II. Gv chuẩn bị :
 	- Nhạc cụ gõ 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu :
1. Phần mở đầu: 
 	- Giới thiệu nội dung tiết học .
2. Phần hoạt động :
Nội dung 1 : Ôn 3 bài hát 
Hoạt động 1 : Ôn 3 BH: Chúc mừng; Bàn tay Mẹ và Chim sáo .
 	- Cho hs lần lượt hát ôn các BH . 
 	- Tuỳ từng bài cho hs hát kết hợp gõ đệm theo các cách đã học hoặc kết hợp vận động phụ hoạ .
 	- Gọi các nhóm lên biểu diễn BH .
Nội dung 2 : Nghe nhạc ( hát ) 
 - Gv hát cho hs nghe bài : Lý cây bông .	
 - Hs chú ý lắng nghe .( DC Nam bộ )
 	- Giới thiệu đôi nét về BH và nội dung BH .
 	- Hát lại cho hs nghe một lần nữa . 
3. Phần kết thúc : 
 	- Cho hs hát lại một trong 3 BH vừa ôn .
 - Dặn hs về sưu tầm thêm các Bh dân ca . 
 thể dục
môn thể thao tự chọn – trò chơi “ kiệu người”
i. mục tiêu:
- Thực hiện dược động tác tâng cầu bằng đùi, chuyển cầu theo nhóm hai người.
	- Thực hiện cơ bản đúng cách cầm bóng 150g, tư thế đứng chuẩn bị ngắm đích- ném bóng(không có bóng và có bóng).
	- Thực hiện được động tác nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
	- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
ii. địa điểm-phương tiện:	
- Sân tập vệ sinh an toàn sạch.
	- Bóng ném 150g 04 quả.
iii. phương pháp tổ chức dạy học:
1. Phần mở đầu
- G/viên nhận lớp, h/sinh khởi động
 	+ Xoay các khớp.
 	+ Bài thể dục. 
 	- Cán sự điều hành h/sinh k/động. 
2. Phần cơ bản
* Ôn hai động tác bổ trợ :
+ Chuyển bóng từ ay nọ sang tay kia.
+ Vặn mình chuyển bóng từ tay nọ sang tay kia.
* Ôn cầm bóng và tư thế chuẩn bị - ngắm đích - ném đích.
* Học trò chơi “Kiêu người”.
+ Cách chơi:Kẻ hai vạch xuất phát và đích cách nhau 10- 12m. Tạp hợp H/s đứng sau vạch X/p. Khi có lệnh chơi, Hai người làm kiệu khuỵu gối hạ thấp trọng tâm để người đwợc kiệu ngồi lên phần bốn tay nắm nhau của hai người làm kiệu. Người được kiệu quàng hai tay qua vai cổ và bám vào vai bạn. Sau đó hai người nhanh chóng kiệu bạn về đích. Khi đến đích thì đỏi người được kiệu, cứ như vậy khi cả ba được ngồi kiệu thì trò chơi tạm dừng.
- G/v nhắc lại kỷ thuật động tác, tổ chức tập luyện.
+ Thực hiện đồng loạt. GV quan sát giúp đỡ.
 	- GV điều hành.
+ Thứ tự H/s thực hiện, mỗi học sinh thực hiên 3 lần ném / 1lượt (Tập có bóng). GV q/s giúp đỡ.
- GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi, chơi mẫu. Tổ chức chơi.
3. Phần kết thúc
* Học sinh thả lỏng cùng g/v hệ thống và nhận xét bài học.
- H/sinh thả lỏng cùng g/v nhận xét bài học.
 Toán
Thực hành
I. Mục tiêu: 
- Tập đo độ dài đoạn thẳng trong thực tế, tập ước lượng. 
II. Đồ dùng dạy hoc:
- Thước dây, cọc tiêu.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Bài cũ : 
B. Bài mới:.Giới thiệu bài.
HĐ1: Hướng dẫn học sinh thực hành tại lớp:
- HD học sinh cách đo độ dài đoạn thẳng và cách xác định 3 điểm thẳng hàng ( Như SGK )
HĐ2: Thực hành ngoài lớp
Bài 1: 
- Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm. 
+ Nhóm 1: Đo chiều rộng lớp học.
+ Nhóm 2: Đo chiều dài lớp học.
+ Nhóm 1: Đo khoảng cách giữa hai cây trên sân trường.
- HS thực hành đo và ghi kết quả vào VBT.
- HS báo cáo kết quả đo, học sinh nhóm khác kiểm tra lại 
Bài 2: 
- Tập ước lượng độ dài.
- Học sinh thực hành đi 10 bước và ước lượng độ dài đó.
- Giáo viên kiểm tra việc ước lượng và đo kết quả của học sinh .
KL: Củng cố kiến thức về đo độ dài một đoạn thẳng trong thực tế bằng thước dây . Củng cố dặn dò:
- GV hệ thống kiến thức toàn bài.
- Dặn HS về nhà làm BT ở vở BT. 
Kỹ thuật
 lắp ô tô tải
I. Mục tiêu:
 	- HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp ô tô tải. 
- Lắp được từng bộ phận và lắp ráp ô tô tải đúng kỹ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận, làm việc theo quy trình.
II. Đồ dùng dạy học:
- Mẫu ô tô tải đã lắp sẵn.
- Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
Iii. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Tiết 1
A.Bài cũ : 
B. Bài mới : 
*. Giới thiệu bài: Nêu MĐ - YC của bài
* HĐ1: Giáo viên HD học sinh quan sát và nhận xét.
- Giáo viên cho học sinh quan sát mẫu ô tô tải đã lắp sẵn.
- Giáo viên HD học sinh quan sát từng bộ phận của ô tô tải và đặt câu hỏi:
- Để lắp được ô tô tải cần phải có bao nhiêu bộ phận?
- Giáo viên nêu tác dụng của ô tô tải trong thực tế.
*HĐ2: Giáo viên HD thao tác kỹ thuật
- Giáo viên HD lắpô tô tải theo quy trình trong SGK để học sinh quan sát.
a) HD học sinh chọn các chi tiết theo SGK.
- Giáo viên cùng học sinh chọn các chi tiết theo SGK và để lắp ráp theo từng loại.
- Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp.
b) Lắp từng bộ phận:
- Giáo viên HD học sinh lắp từng bộ phận.
- Học sinh lắp từng bộ phận.
c)Lắp ráp xe ô tô tải. 
- Giáo viên tiến hành lắp ráp các bộ phận, để hoàn thành ô tô tải như hình 1(SGK) 
d) Hướng dẫn học sinh tháo các chi tiết:
- HD học sinh tháo các chi tiết, từng bộ phận, cách sắp xếp vào hộp. 
*c/ Củng cố - dặn dò:
 - Nhận xét ý thức học tập của học sinh.
 	 - Dặn HS chuẩn bị cho tiết học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 30 - LAN 2010.doc