TẬP ĐỌC
ANH HÙNG LAO ĐỘNG TRẦN ĐẠI NGHĨA
I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợpvới nội dung tự hào, ca ngợi.
- Hiểu nội dung : Ca ngợi anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước ( trả lời được các CH trong SGK)
II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa bài đọc trong sgk.
- Bảng phụ ghi các câu ,đoạn văn cần hướng dẫn hs luyện đọc .
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1-BàI Cũ: n/d bài :Nội dung bài Trống đồng Đông Sơn nói lên điều gì ?
2-Bài mới : Giới thiệu bài (bằng tranh )
*HĐ1: Luỵên đọc
+ Giáo viên HD đọc Giọng kể, rõ ràng, vừa đủ nghe .
+ Đọc đoạn : ( HS : đọc nối tiếp theo đoạn 2- 3 lượt )
- Hết lượt 1: g/v hướng dẫn hs phát âm tiếng khó : ( như đã nêu ở mục 1 mđyc ).
- Hết lượt 2: h/d hs TB,Y ngắt câu dài: ''Ông được Bác Hồ .chống thực dân Pháp”
- 1 hs đọc chú giải
+ Đọc theo cặp :
( HS ; đọc theo cặp - đồng loạt ) HS nhận xét ; giáo viên nhận xét .
+ Đọc toàn bài :
- 2 hs : K- G đọc toàn bài .
Kế hoạch giảng dạy tuần 21 Thứ Môn dạy Tên bài dạy 2 11/1 Chào cờ Tập đọc Chính tả Toán Đạo đức Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa N-V Chuyện cổ tích về loài hgười Rút gọn phân số Lịch sự với mọi người 3 12/1 L.T.V.C K ể chuyện Toán Địa lí Khoa học Câu kể : Ai thế nào ? Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia Luyện tập Hoạt động sản xuất của ngươì dân ở ĐB N B Âm thanh 4 13/1 Tập đọc Lịch sử Toán Thể dục Kĩ thuật Bè xuôi sông La Nhà hậu lê và việc tổ chức Qui đồng mẫu số các phân số Bài 41 Điều kiện ngoại cảnh của cây rau, hoa 5 14/1 Tập làm văn L.T.V.C Toán Khoa học Mĩ thuật Trả bài văn miêu tả đồ vật Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào ? Qui đồng mẫu số các phân số Sự lan truyền âm thanh Vẽ trang trí : Trang trí hình tròn 6 15/1 T .L.V Âm nhạc Toán Thể dục Sinh hoạt Cấu tạo bài văn miêu tả căy cối Học hát bài : Bàn tay mẹ Luỵên tập Bài 42 Thứ hai ngày 11 tháng 1 năm 2010 Tập đọc anh hùng lao động trần đại nghĩa I-Mục đích yêu cầu: - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợpvới nội dung tự hào, ca ngợi. - Hiểu nội dung : Ca ngợi anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước ( trả lời được các CH trong SGK) II-Đồ dùng dạy học: - Tranh minh họa bài đọc trong sgk. - Bảng phụ ghi các câu ,đoạn văn cần hướng dẫn hs luyện đọc . III-Các hoạt động dạy học 1-BàI Cũ: n/d bài :Nội dung bài Trống đồng Đông Sơn nói lên điều gì ? 2-Bài mới : Giới thiệu bài (bằng tranh ) *HĐ1: Luỵên đọc + Giáo viên HD đọc Giọng kể, rõ ràng, vừa đủ nghe .. + Đọc đoạn : ( HS : đọc nối tiếp theo đoạn 2- 3 lượt ) - Hết lượt 1: g/v hướng dẫn hs phát âm tiếng khó : ( như đã nêu ở mục 1 mđyc ). - Hết lượt 2: h/d hs TB,Y ngắt câu dài: ''Ông được Bác Hồ ...chống thực dân Pháp” - 1 hs đọc chú giải + Đọc theo cặp : ( HS ; đọc theo cặp - đồng loạt ) HS nhận xét ; giáo viên nhận xét . + Đọc toàn bài : - 2 hs : K- G đọc toàn bài . + GV đọc mẫu toàn bài . *HĐ2: Tìm hiểu bài . + YC hs đọc thầm đoạn 1 và nêu tiểu sử của Trần Đại Nghĩa trước khi theo Bác về nước ? (Trần Đại Nghĩa tên thật là .......chế tạo vũ khí ) ? Đoạn văn này nói lên điều gì ? (hs: K- G trả lời) ý1 Giới thiệu tiểu sử nhà khoa học Trần Đại Nghĩa( hs: yếu nhắc lại ) + YC hs đọc thầm đoạn 2, đoạn 3 trao đổi trả lờì câu hỏi: ? Trần Đại Nghĩa thêo bác Hồ về nước khi nào ? ( năm 1946) Theo em, vì sao ông lại có thể từ bỏ cuộc sống đầy đủ, tiện nghi ở nước ngoài để về nước (...theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc) + GVnêu câu hỏi 1 sgk (.. nghe theo tình cảm yêu nước ) + Nêu câu hỏi 2 ,3 sgk (HS:Trên cương vị cục trưởng ....của giặc . “Ông có công lớn ...nhà nước ) ? Đoạn văn này nói lên điều gì? (hs: K- G trả lời ) ý2: Những đóng góp to lớn của Trần Đại Nghĩa trong sự nghiệp xd và b/v Tổ quốc - Y/c hs đọc thầm đoạn 4 và trả lời câu hỏi 4,5 sgk - Giảng từ :sự nghiệp : Công việc lớn có ích lợi chung ? Đoạn văn này nói lên điều gì? ý3: Nhà nước đã đánh giá cao những cống hiến của Trần Đại Nghĩa. ? Nội dung bài này nói lên điều gì ? ( Như phần 1 mục đính yêu cầu ) ( HS : K-G nêu ; HS: TB- Y nhắc lại ) *HĐ3 : Hướng dẫn hs đọc diễn cảm - HS: K- G tìm giọng đọc hay, hs K- G đọc đoạn mình thích , nói rõ vì sao? - GV h/d hs TB,Y đọc nâng cao đoạn : “ Năm 1946,....lô cốt của giặc” -HS thi đọc diễn cảm. 3 / Củng cố – dặn dò - Nhận xét chung tiết học . dặn hs về nhà đọc trước bài Bè xuôi sông La . Chính tả Nhớ - viết : chuyện cổ tích về loài người I-Mục đích yêu cầu: - Nhớ - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 5 chữ. - Làm đúng BT3 ( kết hợp đọc bài văn sau khi đã hoàn chỉnh). II-Đồ dùng dạy học. - G/v 3 tờ phiếu viết n/d BT2a , 3 băng giấy viết n/d BT3a III-Các hoạt động dạy học. 1-Bài cũ :2 hs lên bảng viết các từ :Truyền hình ,trẻ trung ,bóng chuyền . 2-Bài mới : Giới thiệu bài ( bằng lời ) *HĐ1 : Hướng dẫn h/s viết chính tả Trao đổi về nội dung đoạn thơ - 3 hs đọc thuộc lòng đoạn thơ ? Khi trẻ con sinh ra phải cần có những ai? Vì sao lại như vậy? (hs:...cần có cha mẹ ...) Hướng dẫn viết từ khó - YC hs tìm viết các từ khó dễ lẫn . - YC hs đọc và viết các từ vừa tìm được . c)Viết chính tả - CH nhớ viết chính tả . GV nhắc hs tên bài lùi vào 3 ô,đầu dòng thơ lùi vào 2 ô . gv thu 7 bài chấm , hs còn lại đổi chéo vở soát lỗi. - G/v nêu nhận xét chung *HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả Bài tập 2 : Y/c 1 h/s đọc thành tiếng yc và nd trong sgk, - HS tự làm bài , 2hs lên bảng thi làm nhanh trên bảng lớp ,hs dưới lớp viết bằng bút chì vào sgk. - HS nhận xét bài làm trên bảng ,kết luận lời giải đúng - HS đọc lại khổ thơ ,cả lớp đọc thầm để thuộc khổ thơ tại lớp . Bài 3: 2 hs đọc thành tiéng yc của bài - HS hoạt động 3 nhóm, dán 3 tờ giấy khổ to lên bảng, tổ chức cho hs thi làm tiếp - GV phổ biến luật chơi - Các nhóm tiếp sức làm bài ,mỗi hs chỉ làm 1 từ . - HS nhận xét , gv kết luận lời giải đúng ..( dáng, dần, điểm, rắn, thẫm, dài, rỡ, mẫn.) -1hs đọc lại đoạn văn. 3 / Củng cố – dặn dò . - Nhận xét chung tiết học . Nhắc h/s ghi nhớ từ ngữ đã luyện tập để không viết sai chính tả. Toán rút gọn phân số I- Mục tiêu: - Bước đầu biết cách rút gọn phân sốvà biết được phân số tối giản. (trường hợp đơn giản). II-Đồ dùng dạy học. II-Các hoạt động dạy- học . 1-Bài cũ : 1 hs lên bảng nêu tính chất cơ bản của phân số 2-Bài mới : Giới thiệu bài *HĐ1 : Hình thành kiến thức mới về rút gọn phân số *Thế nào là rút gọn phân số - GV nêu vấn đề :Cho phân số 10/ 15 hãy tìm phân số bằng phân số 10/15 nhưng có tử số và mẫu số bé hơn? ? Hãy so sánh tử số và mẫu số của hai phân số trên với nhau.? - GVhướng dẫn hs rút ra kl *Cách rút gọn phân số , phân số tối giản Ví dụ 1: GV viết bảng phân số6/8yc hs tìm phân số bằng phân số 6/8 nhưng có tử số và mẫu số đều nhỏ hơn.? - Khi tìm phân số bằng phân số 6/8 nhưng có tử số và mẫu số đều nhỏ hơn chính là em đã rút gọn phân số 6/8. rút gọn phân số 6/8 ta được phân số nào ? (...3/4 ) ? Hãy nêu cách em làm ? ? Phân số 3/4 còn có thể rút gọn được không ? GV kl : Phân số 3/4không thể rút gọn được nữa .Ta nói rằng : phân số 3/4là phân số tối giản .Phân số 6/8được rút gọn thành phân số tối giản 3/4. b)ví dụ 2:gv yc hs rút gọn phân số 18/54 + GV hd hs:Tìm một số tự nhiên mà 18và 54 đều chia hết cho số đó ? - Thực hiện chia cả tử và mẫu số của phân số 18/34cho số tự nhiên em vừa tìm được . - Kiểm tra phân số vừa rútgọn được ,nếu là phân số tối giản thì dừng lại ,nếu chưa là phân số tối giản thì rút gọn tiếp. ? Khi rút gọn phân số 18/54ta dược phân số nào? Phân số 1/3đã là phân số tối giản chưa ? Vì sao ? c) Kết luận ? Dựa vào cách rút gọn phân số 6/8và ps 18/54em hãy nêu các bước rút gọn phân số ?(hs K,G trả lời ) 2 hs đọc kl của phần bài học *HĐ 2 Luyện tập , thực hành Bài 1a : y/c hs đọc thầm đề bài, sau đó tự làm - 2hs lên bảng làm bài, hs cả lớp làm vào VBT KL : Củng cố cách rút gọn phân số Bài 2a : YC hs kiểm tra các phân số trong bài, sau đó trả lời câu hỏi - YC 2 hs lên rút gọn phân số, mỗi em 1 bài. Bài 3: ( Dành cho HS K, G) - 1 hs đọc đề bài. - GVhd hs như đã hd ở BT3,tiết 100 : phân số bằng nhau .(nếu không đủ thời gian cho hs về nhà làm ) KL:Củng cố kiến thức Rút gọn phân số 3/ củng cố – dặn dò - Nhận xét chung tiết học - Dặn hs về nhà làm bài tập (trong VBT). Đạo đức lịch sự với mọi người I-Mục tiêu - Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người. - Nêu được ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người. - Biết cư xử lịch sự với mọi người xung quanh. II-Đồ dùng dạy học - Một số đồ dùng cho trò chơi đóng vai III-Các hoạt động dạy- học. 1- Bài cũ : Chúng ta phải có thái độ như thế nào đối với người lao động ? 2- Bài mới : Giới thiệu bài (bằng lời ) *HĐ1: Phân tích truyện “Chuyện ở tiệm may” Mục tiêu Thông qua câu chuyện hs hiểu dược Cần phải lịch sự với người lớn tuổi trong mọi hoàn cảnh . CTH : YC hs K,G đọc chuyện ‘Chuyện ở tiệm may” - HS thảo luận nhóm 4 trả lời câu hỏi : 1; 2 sgk - Đại diện nhóm trình bày kq, các nhóm khác bổ sung . ? Qua câu chuyện này em có nhân xét gì ?( hs K,G trả lời ) LK: Cần phải lịch sự với người lớn tuổi trong mọi hoàn cảnh .. *HĐ2: Bày tỏ ý kiến Mục tiêu: HS biết bày tỏ ý kiến của mình về những việc làm về việc giữ phép lịch sự khi ă uống, nói năng, chào hỏi . CTH : YC hs thảo luận nhóm đôi BT1 sgk - Đại diện nhóm trình bày ; các nhóm khác nhận xét ,bổ sung ? Qua bài tập 1 em có nhận xét gì ? (hs K,G trả lời ) KL: Bất kể mọi lúc, mọi nơi, trong khi ăn uống, nói năng, chào hỏi ...Chúng ta cần phải giữ phép lịch sự ..(hsTB,Y nhắc lại ) *HĐ3: Những biểu hiện của phép lịch sự. Mục tiêu :hs nêu được một số biểu hiện của phép lịch sự khi ăn uống, nói năng, chào hỏi CTH: HS thảo luận nhóm 4 BT3 sgk - Các nhóm thảo luận . Đại diện nhóm trình bày kq,các nhóm khác nhận xét,bổ sung. ? Qua bài tập này em có nhận xét gì ?( hs K,G trả lời ) KL: Phép lịch sự khi giao tiếp thể hiện ở : Nói năng nhẹ nhàng ,.....ăn uống từ tốn, không rơi vãi, không vừa nhai, vừa nói . (hs TB,Y nhắc lại ) - 2 hs đọc ghi nhớ sgk *HĐ3: HĐ nối tiếp ? Qua bài học hôm nay giúp em hiểu biết gì? (HS : K-G trả lời ) Thứ 3 ngày 12 tháng 1 năm 2010 Luyện từ và câu câu kể ai thế nào I-Mục đích yêu cầu : - Nhận biét được câu kể Ai thế nào?( ND ghi nhớ). - Xác định được bộ phận CN, VN trong câu kể tìm được ( BT1 mục III); bước đầu viết được đoạn văn có dùng câu kể Ai thế nào? ( BT2). II-Đồ dùng dạy học. - GV: Bảng phụ viết đoạn văn ở BT1 phần nhận xét - 3 tờ giấy khổ to và bút dạ . III-Các hoạt động dạy học. 1/ Kiểm tra bài cũ : 1 hs lên bảng viết 2 câu tục ngữ ,thành ngữ thuộc chủ điểm sức khỏe mà em biết . 2/ Bài mới : * Giới thiệu bài : ( Giới thiệu trực tiếp ) *HĐ1: Hình thành kiến thức mới về câu kể Ai thế nào ? a)Phần nhận xét : Bài 1,2 : 1hs đọc thành tiếng đoạn văn ở BT1, cả lớp đọc thầm và tìm từ theo yc. - HS phát biểu ? Trong đoạn văn những câu nào thuộc kiểu câu Ai làm gì ? - GVgiúp hs phân biệt 2 kiểu câu Ai thế nào ? Ai làm gì ? Bài 3: 1 hs đọc thành tiếng yc của bài tập, cả lớp đọc thầm . ... 2hs nhắc lại kl: Xác định MSC .Tìm thương của M S C và MS của phân số kia Lấy thương tìm được nhân với tử số và MS của phân số kia,giữ nguyên phân số có MSC HĐ2 : Luyện tập Bài 1,2(a, b. c): - 4 hs lên bảng làm bài, mỗi hs thực hiện qui đồng 2 cặp phân số, hs cả lớp làm vào VBT. - Cả lớp và gv nhận xét, gv chốt kq đúng. KL: Củng cố kiến thức QĐMS các phân số . Bài 3: ( Dành cho HS K, G) - YC hs đọc đề bài ? Bài tập yc chúng ta làm gì? em hiểu yc của bài như thế nào ? - 1 hs K,G lên bảng làm bài. - HS nhận xét bài làm trên bảng . KL : Củng cố kiến thức về phân số bằng nhau . 3/ Củng cố – dặn dò . - Nhận xét chung tiết học. dặn h/s về nhà làm bài tập trong vở bài tập. Khoa học sự lan truyền âm thanh I-Mục tiêu : - Nêu ví dụ chứng tỏ âm thanh có thể truyền qua chất khí, chất lỏng, chất rắn. II-Đồ dùng dạy học: - hs : Chuẩn bị theo nhóm :2 ống bơ, vài vụn giấy, 2 miếng ni lông, dây chun, một sợi dây mềm, trống, đồng hồ, túi ni lông, chậu nước . III-Các hoạt động dạy học: 1-Bài cũ : 1 hs lên bảng mô tả thí nghiệm mà em biết chứng tỏ âm thanh do các vật phát ra. 2-Bài mới: Giới thiệu bài (bằng lời ) *HĐ1: Sự lan truyền âm thanh trong không khí Mục tiêu: Nhận biết được tai ta nghe được âm thanh khi rung động từ vật phát ra âm thanh được lan truyền tới tai. CTH :Tại sao khi gõ trống, tai ta nghe được tiếng trống ? - 1hs đọc thí nghiệm trang 84 và yc hs phát biểu dự đoán của mình. - GV tổ chức hs làm thí nghiệm trong nhóm và yc hs quan sát hiện tượng trao đổi và trả lời câu hỏi. ? Khi gõ trống em thấy có hiện tượng gì xảy ra ? Vì sao tấm ni lông rung lên? ? Giữa mặt ống bơ và trống có chất gì tồn tại ? Vì sao em biết ? ? Trong thí nghiệm này, không khí có vai trò gì trong xiệc làm cho tấm ni lông rung động ? ? Khi mặt trống rung , lớp không khí xung quanh như thế nào ? KL: Mặt trống rung động ......nhờ đó ta có thể nghe được âm thanh . - 2hs đọc thành tiếng mục bạn cần biết trang 84 cả lớp đọc thầm . ? Nhờ đâu mà ta có thể nghe được âm thanh ? ? Trong thí nghiệm trên âm thanh lan truyền qua môi trường gì ? - yc hs tiến hành thí nghiệm 2 - GV nêu thí nghiệm, phổ biến cách làm ? Theo em hiện tượng gì sẽ xảy ra trong thí nghiệm trên ?(hs K,G trả lời ) hs làm thí nghiệm. *HĐ2: Âm thanh lan truyền qua chất lỏng ,chất rắn M ục tiêu: Nêu ví dụ chứng tỏ âm thanh có thể lan truyền qua chất lỏng, chất rắn . CTH:- GVhd hs tiến hành thí nghiệm như hình 2 trang 85 sgk ? Hãy giải thích tại sao khi áp tai vào thành chậu, em vẫn nghe thấy tiếng chuông đồng hồ kêu mặc dù đồng hồ đã bị buộc trong túi ni lông ? +Thí nghiệm trên cho thấy âm thanh có thể lan truyền qua môi trường nào ? “Lấy VD trong thực tế chứng tỏ sự lan truyền của âm thanh qua chất rắn và chất lỏng ? KL:Âm thanh không chỉ truyền được qua không khí mà còn được truyền qua chất rắn . (2 hs TB,Y nhắc lại ) HĐ3 : Âm thanh yếu đi hay mạnh lên khi lan truyền ra xa . Mục tiêu : HS làm thí nghiệm chứng tỏ âm thanh yếu đi khi lan truyền ra xa nguồn âm. CTH: - GV nêu thí nghiệm 1 gv cầm trống vừa đi ra cửa lớp vừa đánh sau đó lại đi vào gv hỏi : ? Khi đi xa thì tiếng trống to lên hay nhỏ đi ? (hs :..nhỏ đi ) *Thí nghiệm 2 : gv phổ biến cách làm, hs thực hiện theo nhóm 4 ? Khi đưa ống bơ ra xa em thấy có hiện tượng gì xảy ra ? ? Qua 2 thí nghiệm trên em thấy âm thanh khi truyền ra xa thì mạnh lên hay yếu đi ?Vì sao?(hs K,G trả lời ) KL: Khi truyền ra xa thì âm thanh yếu đi vì rung động ra xa yếu đi . (hs TB nhắc lại ) 3 / Củng cố – dặn dò - Nhận xét chung tiết học. Dặn hs về nhà học thuộc mục bạn cần biết trang 81 sgk. Mỹ thuật Vẽ trang trí: trang trí hình tròn i.Mục tiêu: - Hiểu cách trang trí hình tròn. - Biết cách trang trí hình tròn. - Trang trí được hình tròn đơn giản. ii. Chuẩn bị: GV: SGK, SGV - Một số đồ vật được trang trí có dạng hình tròn. - Hình gợi ý trang trí hình tròn. - Một số bài vẽ trang trí hình tròn của HS lớp trước. HS: - SGK - Giấy vẽ hoặc vở thực hành. - Bút chì, tẩy, com pa, thước kẻ, màu vẽ III. Các hoạt đọng dạy học: Hoạt đọng 1: Quan sát, nhận xét - GV giới thiệu một số đồ vật hoặc hình ảnh minh hoạ để HS thấy trong cuộc sống có nhiều đồ vật dạng hình tròn được trang trí rất đẹp như: cái khay, cái đĩa - Yêu cầu HS tìm và nêu ra những đồ vật dạng hình tròn có trang trí. - Giới thiệu một số bài trang trí hình tròn: + Bố cục + Vị trí của các hình mảng chính, phụ + Cách vẽ màu Hoạt động 2: Cách trang trí hình tròn - GV vẽ một số hình tròn lên bảng, kẻ các đường trục và phác hình mảng khác nhau vào mỗi hình tròn. Sau đó yêu cầu HS chọn một số hoạ tiết hoa, lá vẽ vào mảng của các hình tròn. GV nêu cách trang trí hình tròn: + Vẽ hình tròn và kẻ trục. + Vẽ các hình mảng chính, phụ cho cân đối, hài hoà. + Tìm và vẽ màu theo ý thích. Hoạt động 3: Thực hành - GV bao quát lớp và gợi ý cho HS. - Gợi ý cụ thể với những HS còn lúng túng, động viên những HS khá để các em tìm tòi thêm. Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá - Gv gợi ý HS nhận xét và đánh mọt số bài vẽ về bố cục, hình vẽ và màu sắc. - HS xếp loại bài theo ý thích. Dặn dò: Quan sát hình dáng, màu sắc của một số loại ca và quả. Thứ sáu ngày 15 tháng 1 năm 2010 Tập làm văn cấu tạo bài văn miêu tả I-Mục đích yêu cầu: - Nắm được cấu tạo 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn tả cây cối ( ND ghi nhớ). - Nhận biết được trình tự miêu tả trong bài văn tả cây cối (BT1 mục III); biết lập dàn ý tả một cây ăn quả quen thuộc theo một trong hai cách đã học (BT2). II Đồ dùng dạy học: -Tranh ảnh về một số cây ăn quả III-Các hoạt động dạy học . 1-Bài cũ : 2- Bài mới : Giới thiệu bài ( bằng LờI ) *HĐ1: Hình thành kiến thức mới về cấu tạo bài văn miêu tả cây cối Tìm hiểu VD Bài1 : 1hs đọc thành tiếng đoạn văn, cả lớp đọc thầm - HS thảo luận nhóm đôi - 3hs tiếp nối nhau trình bày : Đoạn 1:...giới thiệu bao quát về bãi ngô .., Đoạn 2...tả hoa ngô và búp ngô non.., đoạn 3...Tả hoa ngô và lá ngô ,giai đoạn bắp ngô đã mập Bài 2 : 1hs đọc thành tiếng đề bài, cả lớp đọc thầm. - HS thảo luận nhóm đôi theo yc. - Một số hs phát biểu ý kiến ,gv nhận xét ,kl lời giải đúng . ? Bài văn miêu tả bãi ngô theo trình tự nào ? (hs: ...từng thời kì phát triển của cây ngô ) ? Bài văn miêu tả cây mai tứ quí theo trình tự nào ? (...từng bộ phận của cây) ? Điểm giống nhau và khác nhau của 2 bài văn trên là gì ? (hs K,G trả lời ) Bài3 : Cả lớp đọc thầm, trao đổi và thảo luận về câu hỏi, hs lần lượt phát biểu và bổ sung, cả lớp và GV nhận xét , kl lời gải đúng . - 2hs đọc ghi nhớ sgk *HĐ2: Luyện tập Bài 1: 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm và xác định trình tự miêu tả cây gạo. - HS lần lượt trình bày, bổ sung. - GVkl lời giải đúng Bài 2: Cả lớp đọc thầm yc của bài, gv hd hs lập dàn ý miêu tả theo bố cục của bài văn miêu tả cây cối. - HS nối tiếp nhau đọc tên một số loài cây ăn quả quen thuộc - HS làm việc cá nhâ, một số hs trình bày dàn ý, cả lớp và gv nhận xét, chữa bài . 3/ củng cố –dặn dò - Nhận xét tiết học. - Y/C hs về nhà hoàn chỉnh dàn ý và viết vào vở. âm nhạc ôn tập bài hát: Bàn tay mẹ TĐN số 6 i. mục tiêu: - Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca. - Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ. ii. chuẩn bị: GV: - Nhạc cụ quen dùng. - Chép bài TĐN số 6 ra bảng phụ. - Tập một vài động tác phụ hoạ cho bài hát. HS: - Nhạc cụ gõ, thanh phách, song loan - SGK, vở chép nhạc. iii. các hoạt động dạy học: Giới thiệu bài. - Giới thiệu bằng lời 2. Bài mới. Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Bàn tay mẹ - Gv cho HS đứng hát và thể hiện một vài động tác phụ hoạ. - Tập cho HS thể hiện bài hát theo nhóm, tổ, cá nhân. Hoạt động 2: TĐN số 6 - Gv gợi ý cho HS nhận xét về bài TĐN. - Đọc cao độ của bài, chú ý sự khác nhau giữa nhịp thứ 4 và nhịp thứ 8. - HS tập gõ tiết tấu của bài. - GV đàn giai điệu cho hS đọc theo/ - HS đọc cả bài TĐN và ghép lời. 3. Phần kết thúc. - HS hát lại bài Bàn tay mẹ - Từng nhóm HS đọc nhạc và ghép lời bài TĐN số 6. Toán luyện tập I-Mục đích yêu cầu: - Thực hiện được quy đồng mẫu số hai phân số. II-đồ dùng dạy học: III-Các hoạt động dạy học: 1 . Bài cũ: 1hs lên bảng QĐMS các phân số : 5/16và 9/32. 2 . Bài mới : Gíơi thiệu bài (bằng lời ) *HĐ1 : Hướng dẫn luyện tập Bài 1a: Bài 1 yc chúng ta làm gì ? - HS tự là , 1 hs lên bảng làm bài, mỗi hs thực hiện qui đồng 2 cặp phân số, hs cả lớp làm vào VBT. - Cả lớp và gv nhận xét, gv chốt kq đúng . KL: Củng cố kĩ năng QĐMS các phân số Bài 2a : HS đọc thầm yc của bài. - GV hướng dẫn hs cách làm 1 hs lên bảng làm bài, cả lớp làm vào VBT. - HS nhận xét bài làm trên bảng, gv kl lời giải đúng . Bài 4: 1hs đọc trước lớp yc của bài ? Em hiểu yc của bài như thế nào ? - 1 hs lên bảng làm bài, cả lớp làm vào VBT. - HS nhận xét, gv chốt lời giải đúng . KL: Củng cố kiến thức rút gọn phân số. 3/ Củng cố – dặn dò - Nhận xét chung tiết học - Dặn hs về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. Thể Dục nhảy dây trò chơi “lăn bóng bằng tay” i/ mục tiêu: - Thực hiện cơ bản đúng động tác nhảy dây kiểu chụm hai chân. Biết cách so dây, quay dây và bật nhảy mỗi khi dây đến. - Biết cách chơi và tham gia chơi được. ii/ địa điểm-phương tiện: - Sân tập vệ sinh an toàn sạch. - Dây nhảy 30 chiếc. Kẻ sân trò chơi, 02 quả bóng số 4. iii/ phương pháp tổ chức dạy học: 1. Phần mở đầu - GV nhận lớp, HS khởi động + Xoay các khớp. + Bài thể dục. - Cán sự điều hành HS khởi động. 2. Phần cơ bản - Ôn nhảy dây cá nhân kiểu chụm hai chân. - Động tác so dây: - Động tác chao dây: - Động tác nhảy dây chụm hai chân. - Chơi trò chơi “Lằn bóng bằng tay”. + Mục đích: Rèn luyện khéo léo, làm quen với ky năng di chuyển và tiếp súc với bóng. + Cách chơi: (Bài 41). - GV nhắc lại kỷ thuật động tác, làm mẫu lại. Tổ chức tập luyện. + Lần 1: Chia nhóm tập luyên GV điều hành quan sát sửa sai. + Lần 2: GV điều hành củng cố. (HS: K. G thực hiên 15 - 20 đôi. HS: TB. Y thực hiện 5 - 7 đôi). - GV nhắc lại cách chơi. Tổ chức chơi. (HS: tham gia chơi tương đối chủ động). 3 Phần kết thúc - Học sinh thả lỏng cùng GV hệ thống và nhận xét bài học. - HS thả lỏng cùng GV nhận xét bài học.
Tài liệu đính kèm: