Thiết kế bài đạy các môn lớp 2 - Trường tiểu học Nguyệt Ấn 1 - Tuần 10

Thiết kế bài đạy các môn lớp 2 - Trường tiểu học Nguyệt Ấn 1 - Tuần 10

 Tập đọc

ÔN TẬP (TIẾT1)

I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 - Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ qui định giữa HKI

( khoảng 75 tiếng / phút); bước đầu biét đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.

 - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài, bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.

- HS khá giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ.

II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - 12 phiếu, mỗi phiếu ghi tên 1 bài TĐ, 5 phiếu mỗi phiếu ghi tên 1 bài HTL.

 

doc 22 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 476Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài đạy các môn lớp 2 - Trường tiểu học Nguyệt Ấn 1 - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Kế hoạch giảng dạy tuần 10
Thứ
Môn dạy
Tên bài dạy
2
 25/10
Chào cờ
Tập đọc
Toán
Lịch sử
Ôn tập (Tiết1)
Luyện tập
Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất ( Năm 981)
3
26/10
Toán
Chính tả
 L.T.V.C
Đạo đức
Luyện tập chung
Ôn tập ( Tiết 2)
Ôn tập ( Tiết 3)
Tiết kiệm thời giờ
4
27/10
Tập đọc
Toán
Kể chuyện
 Khoa học
Ôn tập ( Tiết 5)
KTĐK
Ôn tập ( Tiết 4)
Ôn tập: Con người và sức khoẻ
5
28/10
Toán
Tập làm văn
Địa lí
Khoa học
Nhân với số có một chữ số
Ôn tập ( Tiết 6)
 Thành phố Đà Lạt
Nước có những tính chất gì
6
29/10
Toán
L.T.V.C
T LV.
 Kĩ thuật
Tính chất giao hoán của phép nhân
Ôn tập (Tiết 7 )
Kiểm tra: Đọc – viết ( Tiết 8)
 Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa
 Thứ hai ngày 25 tháng 10 năm 2010
 Tập đọc
ôn tập (tiết1)
I-Mục đích yêu cầu: 
	- Đọc rành mạch, trôi chảy bài tập đọc đã học theo tốc độ qui định giữa HKI 
( khoảng 75 tiếng / phút); bước đầu biét đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung đoạn đọc.
	- Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được một số hình ảnh, chi tiết có ý nghĩa trong bài, bước đầu biết nhận xét về nhân vật trong văn bản tự sự.
- HS khá giỏi đọc tương đối lưu loát, diễn cảm được đoạn văn, đoạn thơ.
II-Đồ dùng dạy học: 
 	- 12 phiếu, mỗi phiếu ghi tên 1 bài TĐ, 5 phiếu mỗi phiếu ghi tên 1 bài HTL.
III-Các hoạt động dạy học:
1-Bài cũ : 
2-Bài mới : Giới thiệu bài 
*HĐ1: Kiểm tra TĐ, HTL 
	+ Giáo viên nêu yc .
 	-Từng hs lên bốc thăm chọn bài, sau đó về chuẩn bị.
 	- Lần lượt hs thực hiện theo yc phiếu.(hs K,G trả lời thêm câu hỏi nội dung, hs Y,TB chỉ cần đọc)
 	- Gv nhận xét ,cho điểm.
*HĐ2: Hd học sinh làm bài tập .
Bài 2: Hs đọc yc của bài.
 	-Yc trao đổi nhóm đôi và trả lời câu hỏi:
 	+Những bài tập đọc ntn là truyện kể?(K,G:có một chuỗi các sự việc liên quan đến một hay một số nhân vật, mỗi truyện đều nói lên một điều có ý nghĩa)
 	+Hãy tìm và kể tên những bài tập đọc là truyện kể thuộc chủ điểm Thương người như thể thương thân. (Hs lần lượt nêu)
 	- Gv ghi lên bảng.
 	- Các nhóm làm việc.
 	- Đại diện nhóm phát biểu, gv chốt lời giải đúng.
 	- Hs đọc lại lời giải đúng.
Bài 3:1hs đọc yc
 	+Hãy tìm đoạn văn có giọng đọc như yc sgk. (hs K,G nêu)
 	- Hs đọc đoạn văn mình tìm được
 	- Gv nhận xét, kết luận đoạn văn đúng.(a,Tôi chẳng biết làm cách nàoông lão.b, Từ năm trướcăn thịt em. c, Tôi thétđi không?)
 	-Tổ chức cho hs thi đọc diễn cảm đoạn văn đó.(K,G đọc trước, Y,TB đọc sau)
 	- Nhận xét, khen những hs đọc tốt.
3 / Củng cố – dặn dò 
 	- Nhận xét chung tiết học , dặn hs về nhà đọc bài chuẩn bị tiết sau.
 Toán
Luyện tập 
I- Mục tiêu: 
 	- Nhận biết góc tù, góc nhọn, góc bẹt, góc vuông, đường cao của hình tam giác.
 	- Vẽ được hình vuông, hình chữ nhật.
- HS cả lớp thực hiện bài tập 1,2, 3, 4a còn bài 4b HS khá, giỏi thực hiện..
II-Đồ dùng dạy học: 
 	- Gv,hs: ê-ke, thước thẳng
III-Các hoạt động dạy- học .
1-Bài cũ : 2Hs lên bảng vẽ hìnhchữ nhật có độ dài cho trước.
2-Bài mới : Giới thiệu bài 
*HĐ1 : Hướng dẫn hs làm bài tập.
Bài 1: hs đọc yc của bài.
 	- H/s làm cá nhân, 2 hs TB lên bảng làm, cả lớp làm vào giấy nháp , gv giúp hs Y.
 	- Gv yc hs cả lớp nhận xét bài làm trên bảng 
 	- Gv chốt kq đúng.
 	+So với góc vuông thì góc nhọn bé hơn hay lớn hơn, góc tù lớn hơn hay bé hơn?(hs TB,Y trả lời)
 	+1góc bẹt bằmg mấy góc vuông? (hs K: bằng hai góc vuông) 
Bài 2: hs đọc thầm và nêu yc của bài
 	- Gv yc học sinh quan sát hình vẽ và nêu tên đường cao của hình tam giác ABC(hs TB,K: AB, BC)
 	+Vì sao AB được gọi là đường cao của hình tam giác?(hs K,G: vì AB là đường thẳng hạ từ đỉnh A của hình tam giác và vuông góc với cạnh BC của tam giác)
 	- Gv hỏi tương tự với đường cao BC
KL: Trong hình tam giác có một góc vuông thì hai cạnh của góc vuông chính là đường cao của hình tam giác 
 	+Vì sao AH không phải là đường cao của hình tam giác. (hs K,G: vì đường thẳng AH hạ từ đỉnh A nhưng không vuông góc với cạnh BC của hình tam giác.)
Bài 3: 1 hs nêu yc của bài tập .
 	- Hs làm bài cá nhân, 2 hs TB lên bảng làm , cả lớp làm vào VBT .
 	- Hs nhận xét bài làm trên bảng .Hs K,G nêu lại từng bước vẽ.
Bài 4a: 1 hs đọc yc bài toán , cả lớp đọc thầm 
	- 1 HS ( TB) lên bảng vẽ
	- Lớp nhận xét bài trên bảng. 
 b/ HS khá giỏi thực hiện, GV kiểm tra. 	
3/ củng cố – dặn dò 
 	- Nhận xét chung tiết học 
 	- Dặn hs về nhà làm bài tập (trong VBT).
 Lịch sử
cuộc kháng chiến chống quân tống xâm lược lần thứ nhất(năm 981)
I- Mục tiêu:
	- Nắm được những nét chính về cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất ( năm 981) do Lê Hoàn chỉ huy.
	- đôi nét về Lê Hoàn : Lê Hoàn là người chỉ huy quân đội nhà Đinh với chức Thập đạo tướng quân. Khi Dinh Tiên Hoàng bị ám hại, quân Tống sang xâm lược, Thái hậu họ Dương và quân sĩ đã tôn ông lên ngôi Hoàng đế ( nhà Tiền Lê(. Ông đã chỉ huy cuộc kháng chiến chống Tống thắng lợi. 
II-Đồ dùng dạy học: 
 	- Gv: Tranh ảnh trong sgk.
III-Các hoạt động dạy học: 
1/ Bài cũ : 
2/ Bài mới : Giơí thiệu bài ( bằng lời ) 
* HĐ1: Nguyên nhân và hoàn cảnh lên ngôi của vua Lê Hoàn
 	- H/s hoạt động cả lớp 
 	- 1 hs đọc sgk từ” năm 979 Tiền Lê”
 	+Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào?(hs TB: nhà Tống sang xâm lược nước ta, vua Đinh còn quá nhỏ)
 	+Việc Lê Hoàn lên ngôi vua có được nhân dân ủng hộ không?(hs TB,Y: nhân dân ủng hộ và tung hô “vạn tuế”)
KL: Việc Lê Hoàn lên ngôi vua là hợp với lòng dân.
*HĐ2 : Diễn biến của cuộc kháng chiến 
 	+Y/c h/s dựa vào phần chữ và lược đồ trong sgk thảo luận nhóm 4 câu hỏi:
 	+Quân Tống xâm lược nước ta vào năm nào? 
 	+Quân Tống tiến vào nước ta theo những con đường nào?
 	+Hai trận đánh lớn diễn ra ở đâu và diễn ra ntn?
 	+Quân Tống có thực hiện ý đồ xâm lược nước ta của chúng không?
 	- Các nhóm làm việc.
 	- Đại diện phát biểu ý kiến. Hs K,G thuật lại diễn biến trận đánh. 
 	- Cả lớp và gv nhận xét tuyên dương.
*HĐ3: Kết quả và ý nghĩa của cuộc kháng chiến 
 	+ Hãy nêu kết quả của cuộc khởi nghĩa?(hs TB:cuộc KC hoàn toàn thắng lợi)
 	+ Cuộc kháng chiến giành thắng lợi đã đem lại ý nghĩa gì cho dân tộc?(hs K,G: chặn được âm mưu xâm lược của nhà Tống, giữ vững nền độc lập của dân tộc, nhân dân tin vào tiền đồ của dân tộc)
 	- 3 hs đọc ghi nhớ sgk trang 29.
3 / Củng cố – dặn dò.
 	- Nhận xét chung tiết học .
 	- Dặn h/s về nhà học ôn bài.
 Thứ ba ngày 26 tháng 10 năm 2010
 Toán
luyện tập chung
I-Mục tiêu :
 	- Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có 6 chữ số.
	- Nhận biết được hai đường thẳng vuông góc.
	- Giải được bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó liên quan đến hình chữ nhật.
- HS cả lứp thực hiện bài tập 1a, 2a, 3b, 4 còn HS khá, giỏi thực hiện thêm bài 1b, 2b, 3a. GV khiểm tra.
 II-Đồ dùng dạy học: 
 - Gv, hs: ê-ke, thước thẳng.
III-Các hoạt động dạy học: 
1/Bài cũ: 
2/Bài mới : Giới thiệu bài 
*HĐ1: Hướng dẫn hs làm bài tập 
Bài 1(a) :yc hs đọc bài tập.
 	- Hs làm bài cá nhân, gv giúp hs Y,TB.
 	- 2hs TB,Ylàm bài trên bảng.
 	- Hs TB, K nhận xét chốt kq đúng.
 	+Hãy nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính.(K,G nêu, Y,TB nhắc lại)
Bài 2(a) :yc hs đọc thầm đề bài.
 	+Bài tập yc chúng ta làm gì? (hs TB,K: tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất)
 	+Để tình giá trị của biểu thức a, b trong bài bằng cách thuận tiện nhất ta áp dụng tính chất nào?(hs K,G: áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng)
 	+Hãy nêu quy tắc về tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng. (TB,K nêu)
 	- Hs làm bài cá nhân, gv giúp hs Y,TB.
 	-1hs K chữa bài.
 	- Cả lớp và gv nhận xét chốt kq đúng và cho điểm.
 b/ HS khá giỏi thực hiện.
Bài 3(a) : HS khá, giỏi thực hiện, giáo viên kiểm tra.
 b/ hs đọc yc, quan sát hình trong sgk.
 	+Hình vuông ABCD và hình vuông BIHC có chung cạnh nào?(TB,K: cạnh BC)
 	+Vậy độ dài cạnh của hình vuông BIHC là bao nhiêu? (TB,K: 3cm)
 	- Gv yc học sinh vẽ tiếp hình vuông BIHC.
 	- Hs làm cá nhân, gv giúp hs Y,TB vẽ.
 	+Tính chu vi của hcn AIHD.(K,G chữa bài)
 	- Cả lớp và gv nhận xét chốt bài giải đúng.
Bài 4: 1hs đọc đề bài.
 	- Gv gợi ý:
 	+Muốn tính được diện tích của hcn chúng ta phải biết những gì?(K,G trả lời)
 	+Bài toán cho biết gì?
 	- Hs làm bài cá nhân, gv giúp hs Y,TB
 	- 1hs G chữa bài. 
 	- Gv nhận xét chốt bài giải đúng.
3/ Củng cố – dặn dò 
 	 - Nhận xét chung tiết học.
 	- Dặn hs về nhà học thuộc các bảng nhân.
 Chính tả
ôn tập (tiết 2) 
I-Mục đích yêu cầu:
	- Nghe - viết đúng bài chính tả( tốc độ viết khoảng 75 chữ / 15 phút) không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng bài văn có lời đối thoại. Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép trong bài chính tả.
	- Nắm được quy tắc viết hoa tên riêng ( Việt Nam và nước ngoài) ; bước đầu biết sửa lỗi chính tả trong bài viết. 
- HS khá, giỏi viết đúng và tương đối đẹp bài chính tả, hiểu nội dung của bài. 
II-Đồ dùng dạy học: 
 	- GV: Bảng phụ ghi mô hình đầy đủ của âm tiết.
III-Các hoạt động dạy học: 
1/Bài cũ : 
2/Bài mới : Giới thiệu bài 
*HĐ1 : Ôn về cấu tạo tiếng
Bài tập 1:
 	- 2hs đọc n/d BT1.
 	+Cảnh đẹp của đất nước ta được quan sát ở vị trí nào?(hs TB,K: quan sát từ trên cao xuống)
 	+Những cảnh của đất nước hiện ra cho em biết điều gì về đất nước ta?(hs K,G;
nước ta rất thanh bình, đẹp hiền hoà)
Bài 2: hs đọc yc.
 	- Hs trao đổi nhóm đôi và hoàn thành phiếu.
 	- Hs trình bày kq, hs nhận xét, bổ sung.
 	- Gv chốt kq đúng.
*HĐ2: Ôn về từ đơn, từ ghép, từ láy.
Bài 3: 2hs đọc yc sgk.
 	+Thế nào là từ đơn, từ ghép, từ láy? cho ví dụ.(hs K,G nêu)
 	-Thảo luận cặp đôi giải quyết yc bài tập.
 	-3hs lên bảng viết từ, hs khác bổ sung từ còn thiếu.
 	- Gv kl lời giải đúng: Từ đơn: dưới, tầm, cánh, chú, làTừ ghép: chuồn chuồn, rì rào, rung rinh, thung thăng. Từ ghép: bây giờ, khoai nước, tuyệt đẹp
*HĐ3: Ôn về danh từ, động từ. 
Bài 4: 2hs đọc yc. cả lớp đọc thầm.
 	+Thế nào là danh từ, động từ? cho ví dụ.(hs K,G nêu)
 	- Hs làm việc theo nhóm đôi.
 	- Lần lượt phát biểu ý kiến.
 	- Gv chốt ý kiến đúng: Danh từ: tầm, cánh, chú, chuồn chuồnĐộng từ: rì rào, rung rinh, hiện ra
3/ Củng cố – dặn dò 
 	- Nhận xét chung tiết học . 
 	- Y/c hs về nhà h ... 7=35; 7x5=35;vậy 5x7=7x5)
 	- Gv làm tương tự với một số cặp phép nhân khác: 3x4 và 4x3, 6x2 và 2x6
 	+Hai phép nhân có thừa số giống nhau thì ntn với nhau?(hs TB, trả lời)
KL: Hai phép nhân có thừa số giống nhau thì luôn bằng nhau.
b- Giới thiệu tính chất giao hoán của phép nhân.
 	- Gv treo bảng số như đã nêu ở ĐDDH .
 	-Yc hs tính giá trị của biểu tẩng a xb, bxa để điền vào bảng.
 	- 3 hs TB,K làm trên bảng, dưới lớp làm vào vở nháp.
 	+Hãy so sánh giá trị của biểu thức a xb với giá trị của biểu thức bxa với a=4, b=8? 
(hs TB: giá trị của biểu thức a xb và bxa đều bằng 32)
 	+ Hãy so sánh giá trị của biểu thức a xb với giá trị của biểu thức bxa với a=6, b=7?
	(hs TB: giá trị của biểu thức a xb và bxa đều bằng 42)
 	+Hãy so sánh giá trị của biểu thức a xb với giá trị của biểu thức bxa với a=5, b=4?
(hs TB: giá trị của biểu thức a xb và bxa đều bằng 20)
 	+Vậy giá trị của biểu thức a xb và bxa ntn với nhau?(hs K,G: giá trị của biểu thức a xb luôn bằng giá trị của biểu thức bxa)
 	- Gv: ta viết: a xb =b xa. Hs nhắc lại nhiều lần.
 	+Em có nhận xét gì về thừa số của hai tích a xb và bxa?(hs TB,K: hai tích đều có thừa số là a,b nhưng ở vị trí khác nhau)
 	+Khi đổi chỗ các thừa số của tích a xb thì ta được tích nào?(hs K,G: được tích bxa)
 	+Khi đó giá trị của tích a xb có thay đổi không? (hs TB,K; không thay đổi)
 	+Vậy khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích đó có thay đổi không?(hs TB,K; không thay đổi)
*HĐ2: Luyện tập thực hành 
Bài 1: Bài tập yc chúng ta tính gì ?(hs TB,K trả lời )
 	- Hs làm bài cá nhân.
 	-1hsTB lên bảng làm, cả lớp làm vào vở bt.
 	- Hs K,G nhận xét, gv chốt kq đúng.
Bài 2 (a, b):1 hs đọc đề bài , cả lớp đọc thầm 
 	- Hs làm bài cá nhân, gv giúp đỡ hs Y,TB.
 	- 4 hs TB lên bảng làm , cả lớp làm vào vở
 	- Hs cả lớp nhận xét , gv chốt kq đúng
Bài 3: (HS K, G)thực hiện. 	
Bài 4: HS K, G)thực hiện. GV kiểm tra. 	
3/ Củng cố – dặn dò 
 	- Nhận xét chung tiết học 
 	- Dặn hs về nhà làm bài tập trong VBT và chuẩn bị bài sau.
Luyện từ và câu( tiết 7)
KTĐK(THEO PHIếU)
 Tập làm văn ( tiết 8)
KTĐK(theo phiếu)
 Kĩ thuật
khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa (t1) 
I-Mục tiêu: 
	- HS biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc khâu đột mau. 
 	- Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa. Các mũi khâu tương đối đều nhau. đường khâu có thể bị dúm.
II-Đồ dùng dạy học: 
 	- G/V Mẫu đường gấp mép vải = mũi khâu đột 
 	- HS:1 mảnh vải , len , chỉ màu khác vải , kim , kéo , thước , bút chì 
III-Các hoạt động dạy học:
1-Kiểm tra đồ dùng của h/s
2-Bài mới: Giới thiệu bài
*HĐ1: G/Vhướng dẫn hs quan sát 
 - G/Vgiới thiệu mẫu , hd hs q/ 
	+ Đường gấp mép vải và đường khâu viền trên mẫu như thế nào ?
 + Đường gấp mép vải ở mặt trái của mảnh vải như thế nào ?(hsK trả lời )
KL: Củng cố vè đặc điểm đường khâu viền đường gấp mép vải .
*HĐ2 : G/V hướng dẫn hs thao tác kĩ thuật 
 	- Y/c hs q/s hình 1,2,3,4 và nêu các bước thực hiện ?(hsTB:...bước 1: vạch dấu ; Bước 2: gấp mép vải lần 1, lần 2.; Bước 3: khâu lược đường gấp mép vải; Bước 4:
khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột )
 	- Y/c 1 hs K,G thực hiện thao tác vạch 2 đường dấu lên mảnh vải , 1 hs khác thực hiện thao tác gấp mép vải .
 	- 2 hs đọc n/d mục 2 , mục 3 và qs hình 3,4 sgk trả lời câu hỏi sgk(trang 25)
 	- Y/c hs thực hiện thao tác khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột (gv giúp đỡ hs Y)
 	- G/v nhận xét chung và hướng dẫn hs khâu lược .
3/ Củng cố – dặn dò .
 	- Nhận xét chung tiết học 
 	- Dặn h/s về nhà chuẩn bị đồ dùng để học tiết sau
Thể dục
ôn 5 động tác đã học của bài thể dục- trò chơi
“ nhảy ô tiếp sức”
i. mục tiêu:
- Thực hiện được động tác vươn thở, tay, chân, lưng - bụng và bước đầu biết cách thực hiện động tác toàn thân của bài thể duch phát triển chung.
	- Biết cách chơi và tham gia các trò chơi.
ii. địa điểm-phương tiện: 
 - Sân tập vệ sinh an toàn sạch. Kẻ sân trò chơi.
iii. phương pháp tổ chức dạy học:
1. Phần mở đầu
	- G/viên nhận lớp,h/sinh khởi động
 	+ Chạy tại chỗ.
 	+ Xoay các khớp.
 	+ Vỗ tay hát.
	- Cán sự điều hành h/sinh k/động. 
2. Phần cơ bản
	- Ôn động tác: Vươn thở, tay, chân, lưng - bụng, phối hợp.
	Mỗi động tác (2x8 nhịp)
	- Chơi trò chơi “Nhảy ô tiếp sức”.
	+ Mục đích: Rèn luyện khéo léo, nhanh nhẹn.
	+ Cách chơi: (Lớp 1).
	- G/v nhắc lại kĩ thuật động tác, làm mẫu lại. Tổ chức tập luyện.
	+ Lần 1 : GV điều hành.
	+ Lần 2: Chia tổ CS điều hành. GV quan sát giúp đỡ.
	+ Lần 3: Thi các tổ. GV cùng HS quan sát nhận xét.
	(H/s K.G hiện tương đối thuần thục động tác. H/s TB.Y biết thực hiện động tác).
	- GV nhắc lại cách chơi. Tổ chức chơi.
	(HS: Tham gia chơi chủ động tích cực.)
3. Phần kết thúc
	- Học sinh thả lỏng cùng g/v hệ thống và nhận xét bài học.
	- H/sinh thả lỏng cùng g/v nhận xét bài 
 Âm nhạc
học hát: bài khăn quàng thắm mãi vai em
I-Mục tiêu:
 	- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
II- Đồ dùng dạy học
1- GV: - nhạc cụ quen dùng cho bài hát, một số tranh ảnh minh hoạ theo nội dung bài.
2- HS:-SGK Âm nhạc 4, một số nhạc cụ gõ như song loan, mõ...
III-Các hoạt động dạy học
 1. Phần mở đầu: Ôn bài cũ, giới thiệu nội dung bài học: trực tiếp.
 a, Ôn tập: Mời 1 nhóm 5 em lên hát bài Trên ngựa ta phi nhanh.
 b, Giới thiệu bài mới:( Gv giới thiệu trực tiếp)
 2. Phần hoạt động: Dạy bài hát Khăn quàng thắm mãi vai em.
 HĐ1:Dạy hát
 - GV trình bày bài hát
 - GV hát mẫu từng câu.Hs hát theo từng câu hát theo lối móc xích..
 HĐ2: Luyện tập 
HS hát theo nhóm: nhóm hát, nhóm gõ đệm và ngược lại.
HS hát cá nhân.
 HĐ3: Hát kết hợp hoạt động.
Hát kết hợp gõ đệm, theo phách.
 HĐ4: Tập biểu diễn bài hát
- 2 dãy bàn đứng hát và nhún theo nhịp 2
- 2 nhóm lên bảng biểu diễn bài hát kết hợp phụ hoạ.
 3.Phần kết thúc:
 	- Cả lớp hát lại bài hát vài lần.
 - Nhận xét tiết học.
 Mĩ thuật
Vẽ theo mẫu: Vẽ đồ vật có dạng hình trụ
I.Mục tiêu :
 	- Hs nhận biết được các đồ vật có dạng hình trụ và đặc điểm ,hình dạng của chúng.
 	- HS biết cách vẽ và vẽ được đồ vật dạng hình trụ gần giống mẫu.
II. Chuẩn bị: 
 	- SGK, sgv .Chuẩn bị một số đồ vật dạng hình trụ để làm mẫu. Một số bài vẽ đồ vật dạng hình trụ của hs các lớp trước. Hình gợi ý cách vẽ.
 	- HS:SGK,giấy vẽ ,bút chì ,tẩy ,màu vẽ,mẫu vẽ .
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét :
 	- Giới thiệu mẫu vẽ có dạng hình trụ và bày mẫu vẽ để hs nhận xét :
 	+Hình dáng chung, cấu tạo ,gọi tên đồ vật ở H1 sgk. Tìm ra sự giống và khác nhau của cái chén và cái chai .
 	- HS nhận xét,Gv bổ sung 
Hoạt động 2: Hướng dẫn cách vẽ.
 	- GV đưa mẫu để hs quan sát và tìm ra cách vẽ: Ước lượng và so sánh tỉ lệ,tìm tỉ
lệ các bộ phận,vẽ nét chính .Hoàn thiện hình vẽ,vẽ đậm nhạt hoặc vẽ màu theo ý thích.
Hoạt động3:Thực hành .
 	- Hs vẽ theo nhóm.Gv quan sát ,giúp đỡ các nhóm.
Hoạt động 4: Nhận xét ,đánh giá.HS chọn một số bài treo lên bảng để nhận xét và xếp loại
 Thể dục
Động tác toàn thân của bài thể dục ptc
trò chơi “con cóc là cậu ông trời”
i. mục tiêu:
	- Thực hiện được động tác vươn thở, tay, chân, lưng - bụng và bước đầu biết cách thực hiện động tác toàn thân của bài thể duch phát triển chung.
	- Biết cách chơi và tham gia các trò chơi.
ii. địa điểm-phương tiện: 
 - Sân tập vệ sinh an toàn sạch. 
iii. phương pháp tổ chức dạy học:
1. Phần mở đầu
	- G/viên nhận lớp,h/sinh khởi động
 	+ Chạy tại chỗ.
 	+ Xoay các khớp.
 	+ Vỗ tay hát.
	- Cán sự điều hành h/sinh k/động.
2. Phần cơ bản
	- Học động tác: Phối hợp.(2x8nhịp)
	+ Nhịp 1: Đưa chân trái sang ngang, mũi chân ruỗi thẳng, hai tay dang ngang bàn tay sấp.
	+ Nhịp 2: Hal chân trái chạm đất rộng hơn vai, khuỵu gối, hai tay chống hông trọng tâm rồn vào chân trái.
	+ Nhịp 3: Quay thân trên sang trái trọng tâm rồn lên chân trái.
	+ Nhịp 4: Về TTCB .
	+ Nhịp 5, 6, 7, 8 như 1, 2, 3, 4. Đổi chân ở nhịp 5.
	- Chơi trò chơi “Con cóc là cậu ông trời”.
	+ Cách chơi. (Lớp 2).
	- GV nêu tên động tác, làm mẫu giải thích kỷ thuật động tác. Tổ chức tập luyện.
	+ Lần 1: GV làm mẫu chậm HS quan sát thực hiện.
	+ Lần 2: GV điều hành, quan sát giúp đỡ.
	+ Lần 3: Chia tổ. CS điều hành. GV quan sát giúp đỡ. 
	+ Lần 5: Chia tổ. CS điều hành ôn 4 động tác. GV giúp đỡ.
	(HS: K.G thực hiện tương đối thuần thục động tác. HS: TB. Y biết thực hiện động tác.)
	- GV (HS) nhắc lại cách chơi. Tổ chức chơi.
	(HS: Tham gia chơi chủ động tích cực.)
3. Phần kết thúc
	- Học sinh thả lỏng cùng g/v hệ thống và nhận xét bài học.
	- H/sinh thả lỏng cùng g/v nhận xét bài học.
Kĩ thuật
khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột (tiết 2)
I-Mục tiêu: 
 - HS biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc khâu đột mau 
 - Gấp được mép vải và khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột đúng qui trình , đúng kĩ thuật .
 - Yêu thích sản phẩm mà mình làm được .
II-Đồ dùng dạy học: 
 - G/V Mẫu đường gấp mép vải = mũi khâu đột 
 - H/s:1 mảnh vải , len , chỉ màu khác vải , kim , kéo , thước , bút chì 
III-Các hoạt động dạy học:
1-Kiểm tra đồ dùng của h/s
2-Bài mới: Giới thiệu bài
*HĐ1: G/Vhướng dẫn hs quan sát 
 - G/Vgiới thiệu mẫu , hd hs q/s
 +Đường gấp mép vải và đường khâu viền trên mẫu như thế nào ?
 +Đường gấp mép vải ở mặt trái của mảnh vải như thế nào ?(hsK trả lời )
KL: Củng cố vè đặc điểm đường khâu viền đường gấp mép vải .
*HĐ2 : G/V hướng dẫn hs thao tác kĩ thuật 
 - Y/c hs q/s hình 1,2,3,4 và nêu các bước thực hiện ?(hsTB:...bước 1:vạch dấu ; Bước 2:gấp mép vải lần 1, lần 2.; Bước 3:khâu lược đường gấp mép vải ; Bước 4:khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột )
 - Y/c 1 hs K,G thực hiện thao tác vạch 2 đường dấu lên mảnh vải , 1 hs khác thực hiện thao tác gấp mép vải .
 - 2 hs đọc n/d mục 2 , mục 3 và qs hình 3,4 sgk trả lời câu hỏi sgk(trang 25)
 - Y/c hs thực hiện thao tác khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột (gv giúp đỡ hs Y)
 - G/v nhận xét chung và hướng dẫn hs khâu lược .
3/ Củng cố – dặn dò .
 - Nhận xét chung tiết học 
 - Dặn h/s về nhà chuẩn bị đồ dùng để học tiết sau

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 10 - LAN 2009.doc