Thiết kế bài đạy các môn lớp 2 - Trường tiểu học Nguyệt Ấn 1 - Tuần 1

Thiết kế bài đạy các môn lớp 2 - Trường tiểu học Nguyệt Ấn 1 - Tuần 1

TẬP ĐỌC

DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

 - Đọc rành mạch, trôi chảy ;bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật.( Nhà Trò, Dế Mèn ).

 - Hiểu nội dung bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu .

 - Phát hiện được những lời nói , cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn ; bước đầu biết nhật xét về một nhân vật trong bài .( Trả lời được các câu hỏi trong SGK ).

II.ĐỒ DÙNG :

- Trang minh họa trong SGK , bảng phụ câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

A.Mở bài: GV giới thiệu 5 chủ điểm của SGK TV 4 tập . GV kết hợp nói sơ qua nội dung trong chủ điểm.

B.Dạy bài mới :

 - Giới thiệu chủ điểm và bài học

 - Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.

 

doc 25 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 451Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài đạy các môn lớp 2 - Trường tiểu học Nguyệt Ấn 1 - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Kế hoạch bài học tuần 1
Thứ
môn dạy
Tên bài dạy
Hai
 23/8
Chào cờ
Tập đọc
Toán
Lịch sử
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
Ôn tập các số đến 100.000
Môn lịch sử và Địa lí
Ba
 24/8
Toán
Chính tả
LTVC
 Đạo đức
Ôn tập các số đến 100.000(Tiếp)
NV: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
Cấu tạo của tiếng
 Trung thực trong học tập ( T1)
Tư
 25/8
 Tập đọc
Toán
Kể chuyện
Khoa học
 Mẹ ốm
Ôn tập các số đến 100.000 ( Tiếp)
Sự tích Hồ Ba Bể
Con người cần gì để sống
Năm
 26/8
Toán
Tập làm văn
Địa lí
 Khoa học
Biểu thức có chứa một chữ
 Thế nào là kể chuyện?
Làm quen với bản đồ
Trao đổi chất ở người
Sáu
2 7/8
Toán
LTVC
 Tập làm văn
 Kĩ thuật
Luyện tập
Luyện tập về cấu tạo của tiếng 
Nhân vật trong truyện
Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu 
 Thứ hai ngày 23 tháng 8 năm 2010
 Tập đọc
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
i.Mục đích Yêu cầu :
 	- Đọc rành mạch, trôi chảy ;bước đầu có giọng đọc phù hợp tính cách của nhân vật.( Nhà Trò, Dế Mèn ).
	- Hiểu nội dung bài : Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu .
	- Phát hiện được những lời nói , cử chỉ cho thấy tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn ; bước đầu biết nhật xét về một nhân vật trong bài .( Trả lời được các câu hỏi trong SGK ). 
ii.Đồ dùng :
- Trang minh họa trong SGK , bảng phụ câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
iii. Các hoạt động dạy học :
A.Mở bài: GV giới thiệu 5 chủ điểm của SGK TV 4 tập . GV kết hợp nói sơ qua nội dung trong chủ điểm.
B.Dạy bài mới :
 - Giới thiệu chủ điểm và bài học
 - Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
Luyện đọc :
 - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn, đọc 2- 3 lượt.
Đoạn 1 : Hai dòng đầu.
Đoạn2 : Năm dòng tiếp theo.
Đoạn3 : Năm dòng tiếp theo.
Đoạn4 : Phần còn lại .
Khi HS đọc GV kết hợp sữa lỗi cho HS và giúp HS hiểu các từ khó như : ngắn chùn chùn, thui thủi.
HS luyện đọc theo cặp.
Hai HS đọc cả bài
GV đọc diễn cảm toàn bài.
Tìm hiểu bài :
HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1 SGK.
*ý 1 : Hoàn cảnh Dế Mèn gặp chị Nhà Trò.
 Đoạn 2 : Gọi 1 em đọc 
 Hỏi : Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt ?
 - HS trả lời và nêu ý2 :Hình dáng yếu ớt đến tội nghiệp của chị Nhà Trò.
Đoạn 3 : HS đọc thầm và trả lời câu hỏi 3 SGK
*ý3. Tình cảnh đáng thương của chị Nhà trò khi bị nhện ức hiếp.
Đoạn 4 : HS đọc thầm và trả lời câu hỏi:
Những câu nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế mèn ?
*ý 4: Ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn.
HS đọc toàn bài và nêu nội dung của bài.
Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- GV mời 4 HS đọc nối tiếp 4 đoạn của bài GV hướng dẫn HS giọng đọc toàn bài.
- GV hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn “Năm trước . ăn hiếp kẻ yếu ”
+ GV đọc mẫu.
+ HS luyện đọc theo cặp.
+ Đại diện một số cặp đọc trước lớp.
+ Nhận xét.
Củng cố – dặn dò.
? Các em học được ở Dế Mèn điều gì ?
	- Nhận xét tiết học.
Toán
Ôn tập các số đến 100.000
I. Mục tiêu : 
 	 - Biết đọc, viết được các số đến 100.000.Biết phân tích cấu tạo số.
	 ( Cả lớp làm BT 1; 2 ;3; a,Viết được 2 số ;b,dòng 1.HS K-g làm thêm BT 4
II. Các hoạt động dạy học :
A.Bài cũ :
B.Bài mới :
Ôn lại cách đọc số, viết số và các hàng.
	- GV viết lên bảng số : 83.251
	- Yêu cầu HS đọc, nêu rõ các chữ số đứng ở mỗi hàng.
( HS nêu : một nghìn, năm chục, hai trăm . )
	- Tương tự đối với các số : 83. 001, 80. 201, 80. 001.
	- GV cho HS nêu quan hệ giữa hai hàng liền nhau.
( VD : 1 chục bằng mười đơn vị, 1 trăm bằng 10 chục,.)
	- GV cho HS nêu các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn.
Thực hành :
Bài 1 :
 - HS đọc đề tìm ra quy luật viết các số trong dãy số này.
- GV giúp HS biết cần viết tiếp theo 10.000 là số nào và sau đó nữa là số nào ?
( HS nêu : tiếp theo 100. 000 là 20. 000, 30. 000, )
- Các trường hợp còn lại HS tự làm.
- HS trình bày bài – nhận xét, kết luận.
Bài 2 : ( a,HS viết 2 số; b, dòng 1)
 	- GV cho HS tự phân tích mẫu sau đó tự làm bài.
 - Gọi vài HS đọc bài làm.
 - Nhận xét, chữa bài.
Chú ý : 70 .008 đọc là “ bảy mươi nghìn không trăm linh tám”, không đọc là “ bảy mươi nghìn không trăm linh tám”.
Bài 3 : Cho HS tự phân tích cách làm và tự nói.
GV cho HS làm mẫu ý 1 : 8723 = 8000 + 7000 +20 + 3. Sau đó HS tự làm các ý còn lại.
GV hướng dẫn HS làm một ý,HS tự làm các ý còn lại.
Bài 4 : ( HS K-G làm ,GV kiểm tra )
Củng cố – dặn dò :
- Dặn HS về nhà làm bài tập .
 Lịch sử 
 Môn lịch sử và địa lí
I.Mục tiêu : 
	- Biết môn Lịch sử và Địa lí ở lớp 4 giúp Hs hiểu biết về thiên nhiên và con người Việt Nam ,biết công lao của ông cha ta trong thời kì dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn .
	- Biết môn Lịch sử và Địa lí góp phần giáo dục HS tình yêu thiên nhiên ,con người và đất nước Việt Nam. 
ii. Đồ dùng :
 - Bản đồ địa lý lí tự nhiên Việt nam ,bản đồ hành chính Viêt Nam.
 - Hình ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở 1 số dân tộc ở một số vùng.
III. Các hoạt động dạy học:
* Hoạt động 1 : Làm việc cả lớp
 1. GV giới thiệu vị trí của đất nước ta và các cư dân ở mỗi vùng. 
 2. HS trình bày lại và xác định trên bản đồ hành chính Việt Nam vị trí tỉnh Thanh Hóa.
* Hoạt động 2 : Làm việc nhóm 
1. GV phát cho mỗi nhóm một tranh, ảnh của một số dân tộc yêu cầu mô tả bức tranh, ảnh đó.
2. Các nhóm làm việc, sau đó trình bày trước lớp.
3. GV kết luận : Mỗi dân tộc sống trên đất nước Việt Nam có nét văn hóa riêng song đều có cùng Tổ quốc, một lích sử Việt Nam.
* Hoạt động 3 : Làm viêc cả lớp.
 - Yêu cầu HS kể chuyện chứng minh dân tộc ta trảI qua hàng nghìn năm dựng nước và dữ nước.
 - HS phát biểu.
 - GV kết luận.
* Hoạt động 4 : Làm việc cả lớp
 - GV hướng dẫn HS cách đọc, lấy VD cụ thể.
*Củng cố – dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học. Chuẩn bị tiết sau.
 Thứ ba ngày 24 tháng 8 năm 2010.
 Toán
Ôn tập các số đến 100.000 (Tiếp theo)
I.Yêu cầu : 
 	- Thực hiện được phép cộng ,phép trừ, các số có đến năm chữ số; nhân ( chia ) số có đến năm chữ số với ( cho ) số có một chữ số.
	- Biết so sánh ,xếp thứ tự ( đến bốn số ) các số đến 100 000.
	( Cả lớp làm BT 1 ( cột 1) ;2a; 3( dòng 1,2);4b.Hs K-G làm cả BT 1,2,3,4và làm thêm BT5 .) 
II. Các hoạt động dạy học:
 1.Bài cũ : HS chữa BT 3 VBT.
 2. Bài mới :
 a. Luyện tính nhẩm.
- GV đưa ra một số phép tính đơn giản yêu cầu HS nhẩm trong đầu, ghi kết quả vào giấy nháp sau đó cả lớp thống nhất kết quả.
 VD : GV đọc : “ bảy nghìn cộng hai nghìn ”,  ( GV đọc khoảng 4- 5 phép tính).
Chú ý : Quan sát giúp đỡ HS yếu.
 	 - GV nhận xét chung.
b.Thực hành :
Bài 1 : ( cột 1) GV cho HS tính nhẩm và viết kết quả vào vở.
- Gọi HS trình bày bài làm.
- Nhận xét – kết luận.
( HS K-g Làm cả BT1)
Bài 2a : 
	- GV cho HS tự làm bài vào vở. ( đặt tính rồi tính ) 
	- Gọi HS lên bảng làm bài.
	- Cả lớp thống nhất kết quả.
	( Hs K- g làm cả BT 2)
Bài 3: ( dòng 1; 2)
- GV yêu cầu HS nêu cách so sánh 2 số 5870 và 5890.
( HS nêu được hai số này đều có 4 chữ số, các chữ số ở hàng nghìn, hàng trăm đều bằng nhau, ta so sánh chữ số ở hàng chục vì 7 < 9 nên 5770 < 5890 )
- HS tự làm các bài tập còn lại.
- (Hs K-g làm cả BT 3)
Bài 4 b :	( Hs K-G làm cả BT 4)
- HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 5 :( Hs K-G làm ,Gv kiểm tra)
*Củng cố – dặn dò :
- Gv nhận xét tiết học. Dặn HS làm BT ở nhà.
Chính tả: Tuần 1
Nghe –Viết : Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
I-Mục đích yêu cầu:
 - Nghe viết và trình bày đúng bài chính tả;không mắc quá 5 lỗi trong bài.
 - Làm đúng các bài tập chính tả phương ngữ: BT2b. 
II-Đồ dùng dạy học ;
 - G/v :Bảng lớp viết 2 lần bài tập 2a).Vở BT Tiếng Việt 4.
III-Các hoạt động dạy học 
1-Mở đầu : GV nhắc lại một số điểm cần lưu ý về yêu cầu của giờ học chính tả .
2-Bài mới : Giới thiệu bài 
*HĐ1 : Hướng dẫn h/s nghe viết :
 - Gv đọc bài : Dế Mèn bênh vực kẻ yếu,h/s cả lớp theo dõi trong SGK.
 +H/s đọc thầm đoạn văn và tìm những từ khó viết trong bài?:cỏ xước ,tỉ tê,ngắn chùn chùn,
 - G/V hướng dẫn h/s viết từ khó. 
 - G/Vnhắc h/s cách trình bày bài ,tư thế ngồi viết.
 - G/v đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn cho h/s viết. 
 - Đọc toàn bài chính tả 1 lượt, h/s soát bài.
 - G/v chấm 7-10 bài ,trong khi đó từng cặp h/s đổi vở soát lỗi cho nhau.
 - G/v nêu nhận xét chung 
*HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả: 
+Bài tập 2 b: 1 hs đọc yc BT trong sgk , cả lớp theo dõi 
 - 2 hs lên bảng làm, hs dưới lớp làm bào VBT 
 - Nhận xét bài làm trên bảng , gv chốt kq đúng :
 ( - Mấy chú ngan con dàn hàng ngang 
 - Lá bàng đang đỏ ngọn cây 
 Sếu giang mang lạnh đang bay ngang trời.)
 +Bài 3a: 1 hs đọc yc trong sgk , cả lớp theo dõi .
	- HS thi giải câu đố nhanh và viết đúng – viết vào bảng con.
	- HS giơ bảng con.Một số em đọc lại câu đố và lời giải .
	- Gv nhận xét, khen ngợi những Hs giải đố nhanh,viết đúng chính tả.
 	- Cả lớp viết vào VBT theo lời giải đúng: a, Cái la bàn.
3 / Củng cố – dặn dò .
 - Nhận xét chung tiết học .Nhắc h/s ghi nhớ từ ngữ đã luyện tập để không viết sai chính tả. 
 Luyện từ và câu
Cấu tạo của tiếng
i.Mục đích Yêu cầu :
 	- Nắm được cấu tạo ba phần của tiếng ( âm đầu ,vần ,thanh ) và nội dung ghi nhớ.
	- Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở BT1 vào bảng mẫu (mục III ).
	- HS K-g giải được câu đố ở BT2( mục III ).
II. Đồ dùng :
 - Bảng phụ vẽ sẳn sơ đồ cấu tạo tiếng, có VD điển hình.
 - Bộ chữ cái ghép tiếng, VBT.
III. Các hoạt động dạy học.
Mở đầu :
Bài mới :
Giới thiệu bài :
Phần nhận xét : HS đọc và lần lượt thực hiện từng yêu cầu trong SGK.
Yêu cầu 1 : Đếm số tiếng trong câu tục ngữ.
Yêu cầu 2 : Đánh vần tiếng bầu. Ghi lại cách đánh vần đó.
Cách tổ chức :
 + Tất cả HS đánh vần thầm.
 +Một HS làm mẫu : Đánh vần thành tiếng.
 +Tất cả HS đánh vần thành tiếng và ghi lại cách đánh vần đó và vở ; HS nêu kết quả.
 + GV ghi lại kết quả làm việc của HS lên bảng.
Yêu cầu 3 : Phân tích cấu tạo tiếng bầu ( tiếng bầu do những bộ phận nào tạo thành ).
Cách tổ chức :
 + cả lớp suy nghĩ để trả lời.
Một, hai HS trình bày kết luận, vừa nói vừa chỉ vào dòng chữ trên bảng : tiếng bầu gồm có 3 phần : phần đầu, vần và thanh.
Yêu cầu 4 : Phân tích các bộ phận của tiếng còn lại. Rút ra nhận xét.
Cách tổ chức : 
- GV giao cho HS mỗi nhóm phân tích một hoặc hai tiếng, yêu cầu HS đều kẻ vào vở như sau :
 Tiếng 
Âm đầu
Vần 
T ... c 2 : Làm việc theo cặp.
- Hai em thi đố cùng nhau : 1 em vẽ kí hiệu, 1 em nói kí hiệu đó thể hiện điều gì? 
IV. Củng cố – dặn dò:
Tổng kết bài :
- GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm về bản đồ, kể một số yếu tố của bản đồ. 
 Khoa học
Trao đổi chất ở người
i.Mục tiêu :
	 - Nêu được một số biểu hiện về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường như: lấy vào khí ô-xi ,thức ăn, nước uống; thải ra khí các – bô- ních,phân và nước tiểu .
 - Hoàn thành sơ đồ sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường .
	- Giáo dục HS ý thức tích cực bảo vệ nguồn nước,bảo vệ môi trường không khí trong lành vì cuộc sống của con người. 
ii.Đồ dùng :
 	- Hình trang 6,7 SGK.
 	- VBT, bút vẽ.
iii.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1 : Tìm hiểu về sự trao đổi chất ở người.
* Mục tiêu :
- Kể ra những gì hằng ngày cơ thể người lấy vào và thở ra trong quá trình sống.
 	- Nêu được thế nào là quá trìng trao đổi chất.
* Cách tiến hành : 
Bước 1 :
 	- HS thảo luận theo cặp : HS kể tên những gì có trong hình 1, chỉ ra những thứ quan trọng ? 
Bước 2 : Các nhóm HS thảo luận, GV quan sát, giúp đỡ.
Bước 3 : Hoạt động cả lớp.
HS trình bày kết quả làm việc, nhận xét, bổ sung.
Bước 4 : GV yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết và trả lời câu hỏi :
Trao đổi chất là gì ?
 Nêu vai trò của sự trao đổi chất đối với con người, thực vật và động vật ?
- HS trả lời – nhận xét, kết luận.
 Hoạt động 2 : Thực hành vẽ sơ đồ về sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường.
* Mục tiêu : HS biết trình bày một cách sáng tạo những kiến thức đã học về sự trao đổi chất ở người với môi trường.
* Cách tiến hành :
Bước 1 : HS các nhóm thực hành vẽ sơ đồ về sự trao đổi chất ở người với môi trường xung quanh.
Bước 2 : Trình bày sản phẩm.
	- Từng nhóm trình bày sản của mình.
	- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, kết luận.
iv.Củng cố – dặn dò.
- HS nhắc lại nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài sau.
 Thứ sáu ngày 27 tháng 8 năm 2010.
 Toán
Luyện tập
i.Mục tiêu : 
 - Tính được giá trị của biểu thức có chứa một chữ khi thay chữ bằng số .
 	- Làm quen công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh là a.
	- ( Cả lớp làm BT 1; 2( 2 câu);4( chọn 1 trong 3 trường hợp ). HS K-G làm cả BT2;3;4.)
ii.Các hoạt động dạy học :
Bài cũ : HS chữa BT 4 ở VBT.
Bài mới :
Bài 1 :
 	- GV cho HS đọc và nêu bài làm.
 	- HS tự làm rồi chữa bài.
Bài 2 :( Cả lớp làm 2 câu .HS K-G làm cả BT 2)
 	- GV cho HS tự làm bài vào vở sau đó thống nhất kết quả.
Bài 3 : ( Hs K- G làm .Gv kiểm tra)
Bài 4 :( Cả lớp làm một trường hợp .HS K- G làm cả BT4).
 	- GV vẽ hình vuông lên bảng.
 	- HS nêu cách tính chu vi hình vuông.
 	- Một em lên bảng làm một trường hợp với a = 3cm.
 	- Nhận xét, chữa bài.
Củng cố – dặn dò :
 	- GV nhận xét tiết học.
 	- Dặn HS làm bài tập ở nhà.
 Luyện từ và câu
Luyện tập về cấu tạo của tiếng
 i. Mục đích yêu cầu :
	- Điền được cấu tạo của tiếng theo 3 phần đã học ( am đầu ,vần ,thanh) theo bảng mẫu ở BT1.
	- Nhận biết được các tiếng có vần giống nhau ở BT2,BT3.
	+ HS K-g nhận biết được các cặp tiếng bắt vần với nhau trong thơ ( BT4);giải được câu đố ở BT5.
 ii. Đồ dùng : 
	- Bảng phụ vẽ sẳn sơ đồ cấu tạo của tiếng và phần vần.
	- Bộ xếp chữ, VBT.
 iii. Các hoạt động dạy học :
Bài cũ : 2 HS lên bảng làm bài 
Phân tích 3 bộ phận của các tiếng trong câu Lá lành đùm lá rách.
Bài mới :
Giới thiệu bài :
Hướng dẫn HS làm bài tập :
Bài 1 :
Một HS đọc nội dung của BT 1, Đọc cả phần VD ( Mẫu ) trong SGK.
HS làm việc theo cặp – phân tích cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ theo sơ đồ, thi đua xem nhóm nào phân tích nhanh, đúng.
Bài 2 : HS tự làm bài sau đó nêu kết quả.
 - Hai tiếng bắt vần với nhau trong câu tục ngữ là : ngoài – hoài ( vần giống nhau : oai )
Bài 3 : 
- HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, thi làm đúng, nhanh trên bảng lớp. GV 
cùng cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
 - HS viết bài vào VBT.
Bài 4 :
 	- HS tự làm sau đó trình bày kết quả.
 	- Cả lớp cung GV chốt lại lời giải đúng.
Bài 5 : 
 	- Hai HS đọc yêu cầu của bài và câu đố.
 	- HS tự làm bài sau đó nêu kết quả. GV chốt lại lời giải đúng.
Củng cố – dặn dò :
? Tiếng có cấu tạo như thế nào ? Những bộ phận nào nhất thiết không thể thiếu ? 
 Tập làm văn
Nhân vật trong truyện
i.Mục đích Yêu cầu :
	- Bước đầu hiểu thế nào là nhân vật ( ND ghi nhớ ).
	- Nhận biết được tính cách của từng người cháu ( qua lời nhận xét của bà)trong câu chuyện Ba anh em ( BT 1,mục III).
	- Bước đầu biết kể tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước, đúng tính cách nhân vật( BT 2,mục III). 
ii.Đồ dùng :
	- Bảng phụ kẻ sẳn bảng phân loại theo yêu cầu của bài tập.
	- VBT.
iii.Các hoạt động dạy học :
Bài cũ :
Bài mới:
Giới thiệu bài :
Phần nhận xét :
Bài 1 :
 -1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1 .
 - 1 em nói tên những truyện các em mới học.
 - HS làm bài vào vở bài tập.
 - Gọi 1 em lên bảng làm bài, cả lớp và GV nhận xét.
Bài 2 :
 - HS đọc yêu cầu 
 - HS làm bài theo cặp.
 - Đại diện các nhóm trình bày – nhận xét – kết luận.
Phần ghi nhớ :
 - HS đọc ghi nhớ ( SGK).
Phần luyện tập :
Bài 1 :
Một hs đọc nội dung BT1.
Cả lớp đọc thầm lại, quan sát tranh minh họa
HS trao đổi, trả lời các câu hỏi.
 - Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 2 :
 - HS đọc yêu cầu BT 2.
 - GV hướng dẫn hs trao đổi, tranh luận về các hướng sự việc có thể diễn ra, đi tới kết 
luận.
 + Nếu bạn nhỏ biết quan tâm đến người khác, bạn sẽ chạy lại, nâng em bé dậy, phủi bụi và vết bẩn trên quần áo em, xin lỗi em, dỗ em nín khóc,..
 + Nếu bạn nhỏ không quan tâm đến người khác, bạn sẽ bỏ chạy hoặc tiếp tục chạy nhảy, nô đùa,mặc em bé khóc.
 	- HS suy nghĩ, thi kể. Cả lớp và GV nhận xét.
Củng cố – dặn dò :
	 - GV nhận xét tiết học.
 	 - Dặn HS học thuộc nội dung cần ghi nhớ trong bài học.
 Kĩ thuật
 Vật liệu, dụng cụ cắt, khâu, thêu ( Tiết 1 )
I-Mục đích yêu cầu:
 - Biết được đặc điểm,tác dụng và cách sử dụng bảo quản những vật liệu,dụng cụ đơn giản thường dùng để cắt, khâu,thêu.
	- Biết cách và thực hiện được thao tác xâu chỉ vào kim và vê nút chỉ (gút chỉ).
 - Giáo dục ý thức an toàn lao động 
II-Đồ dùng dạy học :
 G/V mẫu : Một số loại vải thường dùng.
- Chỉ khâu,chỉ thêu.
 - HS:1 mảnh vải , kim khâu, kim thêu, kéo. 
III-Các hoạt động dạy học:
1-Kiểm tra đồ dùng của h/s
2-Bài mới: Giới thiệu bài
*HĐ2: Dụng cụ cắt,khâu,thêu
 a, Vải:
 * Đặc điểm cấu tạo:
 - Gv cho hs quan sát một số mẫu vải đã chuẩn bị.
	? Bằng hiểu biết của mình, em hãy kể tên một số sản phẩm được làm từ vải.
-Lớp thảo luận ,1-2 HS trả lời câu hỏi.
- Cả lớp nhận xét, gv kết luận .
*Cách sử dụng : 
	- Khi may, khâu, thêu cần lựa chọn vải cho phù hợp với mục đích và yêu cầu sử dụng.
b, chỉ :
 GV cho HS quan sát hình 1 Trang 5. Trả lời câu hỏi
	- Hãy nêu tên loại chỉ trong hình 1a,1b.
- Lớp thảo luận ,1-2 HS trả lời câu hỏi.
- Cả lớp nhận xét, gv kết luận.( Theo ND Sgk)
 - HS nêu cách bảo quản . 
HĐ3: Một số vật liệu và dụng cụ khác.
 - GV yêu cầu hs quan sát H6, nêu tên và tác dụng của một số dụng cụ, vật liệu khác đợc dùng trong cắt, khâu thêu.
 	* Ghi nhớ: 1- vài HS đọc ghi nhớ ( SGK) 
 3/ Củng cố – dặn dò .
 - Nhận xét chung tiết học .Dặn h/s về nhà chuẩn bị bài sau .
Sinh hoạt tập thể 
Âm nhạc
Ôn tập 3 bài hát và kí hiệu ghi nhạc đã học ở lớp 3
i.Mục tiêu :
	- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 3 bài hát đã học ở lớp 3 : Quốc ca Việt Nam ,Bài ca đi học ,cùng múa hát dưới trăng.
	- Biết hát kết hợp vỗ tay ( gõ đệm ) hoặc vận động theo bài hát .
ii.Chuẩn bị :
 	- Bảng ghi các kí hiệu nhạc.
 	- Nhạc cụ gõ.
iii.Các hoạt động dạy học :
Phần mở bài :
Phần hoạt động.
Nội dung 1 :Ôn tập 3 bài hát đã học lớp 3.
Hoạt động 1 :
- GV chọn 3 bài hát : Quốc ca Việt Nam, Bài ca đi học, cùng múa hát dưới trăng.
Hoạt động 2 :
 	- Tập hát kết hợp với một số hoạt động như gõ đệm, vận động,..
 b. Nội dung 2 : Ôn tập một số kí hiệu ghi nhạc.
Hoạt động 1 :
 	- HS kể tên các nốt nhạc và những hình nốt nhạc đã học.
Hoạt động 2 :
 	- GV cho HS tập nói tên và viết các nốt nhạc trên khuông.
Phần kết thúc :
- Cả lớp hát lại bài hát một lần.
 - Gv nhận xét tiết học. Dặn hs về nhà tập hát lại nhiều lần cho thuộc các bài há
 Mĩ thuật
Màu sắc và cách pha màu
i.Mục tiêu :
 	- HS biết thêm cách pha các màu : da cam, xanh lá cây và tím.
 	- HS nhận biết được các cặp màu bổ túc. HS pha được các màu theo hướng dẫn.
 	- HS K-G : Pha đúng các màu da cam, xanh lá cây ,tím.
ii.Chuẩn bị :
 	+ Giáo viên :
 - Hộp màu, bút vẽ, bảng pha màu.
 - Hình giới thiệu 3 màu cơ bản và hình hướng dẫn cách pha các màu : Da cam, 
xanh lục, tím.
 - Bảng màu giới thiệu các màu nóng, màu lạnh, màu bổ túc.
 	+ Học sinh : 
 - SGK, vở thực hành.
 - Hộp màu, bút vẽ hoặc sáp màu, bút chì màu, bút dạ.
iii.Các hoạt động dạy học :
Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét.
 	- GV giới thiệu cách pha màu:
 	- GV yêu cầu HS nhắc lại các màu cơ bản.
 	- GV giới thiệu hình 2, trang 3 SGK và giải thích cách pha màu từ 3 màu cơ bản 
để có được các màu da cam, xanh lục, tím:
 	- GV yêu cầu HS quan sát hình minh họavề màu sắc ở ĐDDH, sau đó quan sát 
hình 2, trang 3 SGK để các em thấy được rõ hơn.
 	- GV giới thiệu các cặp màu bổ túc.
 	- GV cho HS quan sát hình 3, trang 4 SGK để các em nhận ra các cặp màu bổ túc.
 	- GV giới thiệu các màu nóng, màu lạnh.
 	- GV cho HS quan sát tiếp các màu nóng và màu lạnh ở trang 4,5 trang 4SGK để HS 
biết được màu nóng là gây cảm giác ấm nóng. Màu lạnh gây cảm giác mát lạnh.
Hỏi : Kể tên các đồ vật, hoa, quả có màu nóng, màu lạnh ?
 	- GV chốt lại nội dung chính ở phần quan sát, nhận xét.
Hoạt động 2 : Cách pha màu.
 	- GV làm mẫu cách pha màu bột, màu sáp, bút dạ trên giấy khổ to để HS quan sát. GV vừa thao tác vừa giải thích.
Hoạt động 3 : Thực hành.
 	- GV yêu cầu HS tập pha các màu : da cam, xanh lục, tím trên giấy nháp bằng 
màu vẽ của mình.
 	- GV hướng dẫn HS pha màu để vẽ vào phần BT ở Vở thực hành.
 	- GV theo dõi, giúp đỡ.
Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá.
 	- GV cùng HS chọn 1 số bài và gợi ý để HS nhận xét, xếp loại.
 	- GV khên ngợi những HS vẽ màu đúng và đẹp.
 * Củng cố -Dặn dò:
- Gv nhận xét tiết học.Dặn hs chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 1- LAN.doc