Thiết kế bài đạy các môn lớp 1 - Tuần 8 - Trường Tiểu học số 1 Noong Hẻo

Thiết kế bài đạy các môn lớp 1 - Tuần 8 - Trường Tiểu học số 1 Noong Hẻo

TUẦN 8

Ngày soạn: 12/10/2012

Thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2012

Tiết 1:

CHÀO CỜ

HĐTT: NGHE KỂ CHUYỆN BONG BÓNG CẦU VỒNG

I/ Mục tiêu:

- HS biết giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn, mình sẽ có thêm những bạn tốt.

- Giáo dục HS về tình cảm bạn bè.

II/ Đồ dùng dạy học:

- Truyện “Bong bong cầu vồng”

III. Hoạt đông dạy học:

 

doc 32 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 440Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế bài đạy các môn lớp 1 - Tuần 8 - Trường Tiểu học số 1 Noong Hẻo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
Ngày soạn: 12/10/2012
Thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2012
Tiết 1: 
CHÀO CỜ
HĐTT: NGHE KỂ CHUYỆN BONG BÓNG CẦU VỒNG
I/ Mục tiêu:
- HS biết giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn, mình sẽ có thêm những bạn tốt.
- Giáo dục HS về tình cảm bạn bè.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Truyện “Bong bong cầu vồng”
III. Hoạt đông dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu truyện:
2. Kể chuyện:
- Kể lần 1 và giải thích các từ khó:
 Cầu vồng, chiêm ngưỡng, thiên đường.
- Kể lần 2 theo từng đoạn:
* Bong bóng xà phòng (Từ đầu đếnThế giới này sao mà tươi đẹp!)
? Hai bạn nhỏ nhắn nhủ điều gì với bong bóng xà phòng?
* Bong bóng nhỏ gặp gà con (Tiếp theo đến “Chúc các bạn may mắn!”
? Thấy gà con bị lạc mẹ, Bóng nhỏ đã làm gì?
* Bóng nhỏ gặp em bé (Tiếp theo đến “Đừng khóc nữa bạn ơi, mình chơi với bạn nhé!”)
? Bóng nhỏ nghe thấy gì khi qua cánh đồng lúa?
? Bóng nhỏ đã làm gì?
- Cho h/s kể lại từng đoạn:
+ Bóng nhỏ gặp gà con.
+ Bóng nhỏ gặp em bé.
- Thảo luận:
? Em thấy, Bóng nhỏ là người bạn như thế nào? 
3. Nhận xét - Đánh giá:
- Tổng kết bài. Giáo dục h/s học tập Bóng nhỏ.
- Cho cả lớp hát bài “Lớp chúng ta kết đoàn”.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe truyện.
- Theo dõi từng đoạn và tìm hiểu truyện.
+ Bong bóng ơi, bay đi tìm cầu vồng nhé!
- HS trả lời câu hỏi dựa vào nội dung truyện.
- Nhận xét, bổ sung câu trả lời.
- Xung phong kể lại từng đoạn truyện.( cá nhân)
- Tự trả lời theo ý hiểu.
______________________________
Tiết 2 : Đạo đức
 Bài4 : GIA ĐÌNH EM (tiết 2).
I/ Mục tiêu:
- Trẻ em có quyền có gia đình, có cha mẹ, được cha mẹ yêu thương chăm sóc, trẻ em có bổn phận phải lễ phép, vâng lời ông bà cha mẹ, anh chị.
- Biết yêu quý gia đình của mình, yêu thương kính trọng, lễ phép với ông bà cha mẹ và anh chị. 
- Tỏ ra ngoan ngoãn, quý trọng gia đình của mình và học tập những tấm gương tốt về yêu thương kính trọng, lễ phép với ông bà cha mẹ, anh chị. 
- Giáo dục HS biết yêu thương những người thân trong gia đình.
II/ Tài liệu, phương tiện: 
- GV : Bộ tranh về quyền có gia đình, Một số bài hát: mẹ yêu không nào; Cả nhà thương nhau, ....
- HS : Vở bài tập đạo đức.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS 2. Kiểm tra bài cũ
- Trẻ em có bổn phận gì đối với gia đình?
- GV nhận xét - đánh giá
3.Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b Hoạt động 1: : Chơi trò chơi: Nối nhà.
- GV nêu cách chơi, cho HS chơi trò chơi.
- Thảo luận 
+ Em có thích sống với gia đình mình không?
+ Em cảm thấy như thế nào khi luôn có một mái nhà?
+ Em cảm thấy như thế nào khi chúng ta không có một mái nhà?
- Kết luận: Gia đình là nơi em được cha mẹ và những người trong gia đình che chở, yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng, dạy bảo.
c. Hoạt động 2 : Tiểu phẩm " Chuyện của bạn Long"
- Cho HS đóng vai các nhân vật trong tiểu phẩm.
 - Sau đó cho HS thảo luận và nêu nội dung tiểu phẩm
 + Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Long?
 + Điều gì xảy ra khi baïn Long không vâng lời cha mẹ?
+ Kết luận: Các em phải biết vâng lời ông bà, cha mẹ. 
d. Hoạt động 3: HS tự liên hệ 
- Sống trong gia đình em được cha mẹ quan tâm như thế nào? 
- Em đã làm gì để cha mẹ vui lòng?
- GV khen ngợi những HS lễ phép và biết vâng lời ông bà cha mẹ, nêu những tấm gương tốt để HS cả lớp noi theo.
4. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài" Lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ "
- HS hát
- ( Kính trọng, lễ phép, vâng lời ông bà, cha mẹ,.)
- HS nghe
- HS chơi theo hướng dẫn của GV.
- Em có ạ !
- Em thấy rất vui vì luôn được sự yêu thương che chở của cha mẹ...
- Em rất buồn khi không có mài ấm gia đình...
- HS nghe
- HS đóng vai.
- Bạn Long chưa vâng lời mẹ.
- Bạn không nghe lời mẹ nên không làm đủ bài tập.
- HS nghe.
- HS trả lời.
- Luôn chăm sóc chỉ bảo em học hành.
- Biết vâng lời, học thật giỏi,
- HS nghe.
- Xem trước bài ở nhà.
________________________________
Tiết 3 + 4: Học vần
 Bài 30: UA - ƯA
I/Mục đích yêu cầu: 
- Đọc và viết được: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ. từ ngữ và câu ứng dụng.
- Viết được: ua, ưa, cua bể, ngựa gỗ.
- Luyện nói từ 2 - 3 câu theo chủ đề: " Giữa trưa."
- Phát triển lời nói tự nhiên của HS.
II/Đồ dùng dạy học:
- GV: Quả cà chua, bảng phụ câu ứng dụng
- HS : Sách Tiếng Việt, bộ chữ thực hành Tiếng Việt...
III/Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc: tờ bìa, lá mía, vỉa hè
- Đọc SGK
- GV nhận xét - ghi điểm
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Giới thiệu vần ua 
- GV viết vần ua, nêu cấu tạo vần ua
- So sánh vần ua với ia
- Hướng dẫn HS đánh vần: u- a - ua
- GV chỉnh sửa phát âm cho HS
- Yêu cầu HS cài vần ua
- GV nhận xét - chỉnh sửa 
- Có vần ua muốn có tiếng cua ta thêm âm gì ?
- GV ghi bảng: cua
- Hướng dẫn HS đánh vần: cờ- ua - cua, đọc trơn
- Yêu cầu HS cài thêm âm c vào vần ua để được tiếng cua. 
- GV nhận xét chỉnh sửa
- Cho HS quan sát tranh con cua
- Giảng tranh, ghi từ khoà: cua bể 
- Hướng dẫn HS đánh vần và đọc từ khóa 
- GV chỉnh sửa cách đánh vần, cách đọc cho HS. 
- Đọc theo sơ đồ
* Dạy vần ưa ( tương tự )
- So sánh vần ua và ưa có gì giống và khác nhau?
- Đọc cả bài trên bảng 
* Hướng dẫn đọc từ ứng dụng 
GV ghi từ ứng dụng lên bảng.
Gọi HS đọc
GV giúp HS hiểu nghĩa các từ ứng dụng.
Yêu cầu HS tìm tiếng có vần mới.
- Nêu cấu tạo một số tiếng, đọc đánh vần tiếng, đọc trơn cả từ.
- GV đọc mẫu
- Gọi HS đọc cả bài trên bảng 
* Hướng dẫn viết 
- GV viết mẫu, nêu quy trình viết lưu ý HS nét nối các con chữ, cách đánh dấu thanh ở các tiếng.
- Yêu cầu HS viết bảng con
- GV chỉnh sửa cho HS
* Trò chơi: Tìm nhanh, đúng tiếng, từ có chứa vần hôm nay học?
- Giải thích từ HS tìm được.
Tiết 2 
c. Luyện tập
* Luyện đọc 
- Cho HS đọc lại nội dung bài ở tiết1. 
* Đọc câu ứng dụng 
- Yêu cầu HS quan sát nhận xét bức tranh minh họa cho câu ứng dụng 
- Treo bảng phụ ghi câu ứng dụng
- Hướng dẫn HS đọc câu ứng dụng 
- Tìm tiếng có vần vừa học? 
- Đọc cả bài trên bảng
* Đọc bài SGK 
* Luyện viết 
- Hướng dẫn HS viết bài trong vở tập viết.
- Quan sát, uốn nắn, chỉnh sửa chữ viết cho HS. 
- Chấm bài, nhận xét, chữa một số lỗi HS hay mắc để các em rút kinh nghiệm ở bài sau.
* Luyện nói 
- Nêu tên chủ đề luyện nói? 
- Yêu cầu HS quan sát tranh, nói trong nhóm theo các câu hỏi gợi ý
+ Trong tranh vẽ gì?
+ Tại sao em biết đây là giữa mùa hè?
+ Giữa trưa là lúc mấy giờ?
+ Giữa trưa mọi người thường ở đâu và làm gì? 
+ Có nên ra nắng vào buổi trưa không, tại sao?
+ Buổi trưa em thường làm gì?
+ Tại sao trẻ em không nên chơi đùa vào buổi trưa?
+ Nếu bạn của em thường xuyên ra ngoài vào buổi trưa nắng thì em sẽ nói gì?
3. Củng cố dặn dò:
- Yêu cầu HS đọc lại toàn bài.
- Dặn HS về nhà tìm tiếng, từ có vần vừa học trong sách, báo.
- Đọc bài và làm BT trong vở bài tập.
- 2 HS lên bảng đọc bài.
- HS nghe
- Theo dõi
- Giống : Kết thúc bằng a
- Khác: u - i
- HS đọc CN - N - ĐT
- Cài vần ua
- c trước vần ua
- HS nêu cấu tạo tiếng cua
- HS đọc CN - N - ĐT
- HS cài tiếng cua
- Quan sát tranh
- HS nghe
- HS đọc CN - N - ĐT.
- HS đọc theo sơ đồ trên bảng
- Giống nhau: kết thúc bằng a.
- Khác nhau: ưa bắt đầu bằng ư.
- HS đọc ĐT- CN
- Đọc thầm từ ứng dụng. 
- HS đọc CN - N - ĐT.
- HS nghe.
- HS lên bảng tìm
- HS nêu cấu tạo - đọc
- HS nghe
- Đọc đồng thanh - cá nhân
- HS nghe
- HS viết bảng con
- HS nối tiếp nêu tiếng, từ có chứa vần vừa học.
- HS đọc bài trên bảng
- HS quan sát
- HS đọc thầm
- HS đọc cả câu ứng dụng
- HS chỉ bảng, đọc tiếng có vần mới ua, ưa.
- Đọc đồng thanh - cá nhân
- HS đọc
- HS viết bài trong vở tập viết.
- Giữa trưa
- Quan sát tranh, nói trong nhóm đôi. 
- Giữa trưa màu hè.
- Trời nóng, nắng, bác nông dân cởi áo.
- Là 12h- 13h
- ở nhà, nghỉ trưa
- Không nên đi vì dễ bị cảm, ốm
- Em ngủ trưa.
- Vỡ cú thể sẽ bị ốm và ảnh hưởng đến mọi người nghỉ ngơi.
- Khuyên, nhắc nhở bạn không nên ra nắng rễ bị cảm.
- 2 HS đọc lại bài.
- HS thực hiện ở nhà.
_______________________________
Tiết 5: Tự nhiên và xã hội
ĂN UỐNG HÀNG NGÀY 
I/ Mục tiêu:
- Kể tên các thức ăn hàng ngày để mau lớn và khoẻ mạnh.
- Nói được : Cần ăn uống nh thế nào để có kết quả tốt nhất cho cơ thể
- Học sinh tự giác trong việc ăn uống.
II/ Đồ dung dạy học:
- GV : Hình SGk
- HS : Một số cây rau, quả
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Đánh răng và rửa mặt như thế nào là đúng cách?
- GV nhận xét - đánh giá.
2. Bái mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Hoạt động 1: Động não
- Cho HS quan sát hình trang 18
- Em thích ăn loại thức ăn nào?
- Loại thức ăn nào em chưa ăn hoặc chưa được ăn?
- Kết luận: Ăn nhiều loại thức ăn có lợi cho sức khỏe.
c. Hoạt động 2: Làm việc với SGK
- Cho HS quan sát hình trang 19
- Hình nào nói lên sự lớn lên của cơ thể?
- Hình nào có sức khỏe tốt?
- Tại sao chúng ta phải ăn uống hàng ngày?
- GV nhận xét - kết luận:
d. Hoạt động 3: Thảo luận lớp
- Khi nào chúng ta cần phải ăn uống?
- Tại sao chúng ta không nên ăn bánh kẹo vào buổi tối?
- Hàng ngày em ăn mấy bữa vào lúc nào?
- GV kết luận: chúng ta cần ăn khi đói, uống khi khát.
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS trả lời.
- HS nghe.
- HS quan sát nhận xét.
- HS kể: Thịt, rau,.Cam, quýtnước chanh.
- HS kể
- HS nghe
- HS quan sát
- Hình 1, 3
- Hình 2
- Ăn uống hàng ngày để có sức khẻo tốt.
- HS nghe
- Ăn khi đói, uongs khi khát.
- Vì dễ bị sâu răng
- 3 bữa vào buổi sáng, trưa, tối.
- HS nghe.
___________________________________________________
Ngày soạn: 13/10/2012
Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2012
Tiết 1: Thể dục
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ 
 THỂ DỤC RÈN LUYỆN TƯ THÊ CƠ BẢN 
I/ Mục tiêu:
- Ôn 1 số kỹ năng về đội hình đội ngũ đã học, yêu cầu thực hiện ở mức độ tương đối chính xác .
- Làm quen với tư thế cơ bản và đứng đưa 2 tay về trước .
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học
- HS hiểu được ý nghĩa của ngày 20/10
II/ Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: sân bãi vệ sinh sạch sẽ
- Phương tiện: còi
III/ Nội dung và phương ph ... : túi, vui, gửi, ngửi mùi.
- HS nêu
- HS đọc: cá nhân, nhóm, đồng thanh.
- HS theo dõi
- HS viết bảng con
- HS chơi trũ chơi
- HS đọc: cá nhân, nhóm, đồng thanh.
- HS quan sát, nhận xét
- HS đọc thầm
- HS đọc: cá nhân, nhóm, đồng thanh.
Dì Na vừa gửi thư về. Cả nhà vui quá.
- HS tìm: vừa, gửi, vui
- HS đọc.
- HS đọc
- HS theo dõi
- HS viết bài vào vở
- Đồi núi
- HS quan sát tranh, thảo luận và nói trong nhóm
- Đại diện các cặp trình bày
- Bức tranh vẽ cảnh đồi núi
- có nhiều đồi, núi cao,...
- Trên đồi núi thường có nhiều cây cối.
- Đồi núi.
- HS đọc lại bài.
 ________________________________
Tiết 4: Toán 
SỐ O TRONG PHÉP CỘNG 
I/Mục tiêu:
- Bước đầu HS nắm được phép cộng một số với 0 cho kết quả là chính số đó.
- Biết thực hành phép tính cộng trong trường hợp này.
- Tập biểu thị tình huống trong tranh bằng một phép tính thích hợp.
- Rèn kỹ năng làm toán cho HS.
II/ Đồ dùng dạy học:
- GV : Một số mẫu vật, phiếu bài tập 3
- HS : Bộ đồ dùng học toán, bảng con....
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
	Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng làm bài.
- GVnhận xét - ghi điểm
2.Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Giới thiệu phép cộng có dạng 0 cộng với 1 số
Bước 1: Giới thiệu phép cộng 3 + 0 = 3 và 0 + 3 = 3
- GV cho HS quan sát tranh SGK và hỏi:
 + Lồng thứ nhất có 3 con chim, lồng thứ hai không có con chim nào. Hỏi cả hai lồng có tất cả mấy con chim? 
+ 3 con chim thêm 0 con chim là mấy con chim?
+ Để thể hiện 3 con chim, thêm 0 con chim bằng 3 con chim chúng ta dùng phép tính gì? Hãy đọc phép tính đó.
Bước 2: Giới thiệu phép cộng 0 + 3 = 3( tương tự phép cộng 3+0= 3)
Bước 3: Cho HS quan sát tiếp hình vẽ sơ đồ SGK/ 51
- GV nêu yêu cầu: Hãy nêu phép tính 
tương ứng với 2 bài toán sau:
+ Có 3 chấm tròn, thêm 0 chấm tròn. Hỏi tất cả có mấy chấm tròn?
+ Có 0 chấm tròn, thêm 3 chấm tròn. Hỏi tất cả có mấy chấm tròn?
- Em có nhận xét gì về kết quả của 2 
phép tính?
- Vị trí của các số trong phép tính 3 + 0 và 0 + 3 có giống hay khác nhau?
- GV nói: Vị trí của các số trong hai phép tính khác nhau nhưng kết quả của cả 2 phép tính đều bằng 3. Vậy 3 + 0 cũng bằng 0 + 3.
- GV nêu thêm 1 số phép tính yêu cầu HS nêu kết quả
Bước 4: Rút ra kết luận
- Em có nhận xét gì khi cộng 1 số với 0( hay 0 cộng với 1 số) ?
c. Luyện tập
* Bài 1( T51): Tính
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS làm bài trên bảng con 1 số phép tính sau đó gọi nối tiếp nêu nhanh kết quả
- Nhận xét chữa bài
* Bài 2( T51): Tính 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- GV hướng dẫn HS cách đặt tính theo cột dọc, cách làm tính theo cột dọc
- Nhận xét chỉnh sửa cho HS
* Bài 3( T51): Số ? 
- Nêu yêu cầu bài tập
- Hướng dẫn HS cách làm 
- Cho HS làm bài theo nhóm
- Nhận xét, chữa bài
* Bài 4( T51): Viết phép tính thích hợp
- Nêu yêu cầu bài tập
- GV cho HS quan sát tranh gợi ý câu hỏi để HS nêu bài toán.
- Yêu cầu HS viết phép tính
- Nhận xét chữa bài.
3. Củng cố dặn dò:
- Khi cộng 1 số với 0 thì kết quả như thế nào?
- Nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài học sau.
Tính :
 3 + 2 = 5 1 + 4 = 5 2 + 3 = 5
- HS nghe.
- HS quan sát tranh nêu nhận xét
- 3 con chim
- 3 con chim thêm 0 con chim bằng 3 con chim.
 3 + 0 = 3 đọc là " Ba cộng 0 bằng ba"
 0 + 3 = 3 đọc là " 0 cộng ba bằng ba"
- HS nêu ra 2 phép tính tương ứng với 2 bài toán:
- 3 + 0 = 3 
- 0 + 3 = 3
- Kết quả 2 phép tính bằng nhau và bằng 3.
- Vị trí các số trong 2 phép tính khác nhau.
 3 + 0 = 0 + 3 = 3
 4 + 0 = 0 + 4 = 4
 2 + 0 = 0 + 2 = 2
- Một số cộng với 0 bằng chính số đó, 0 cộng với 1 số bằng chính số đó.
1 + 0 = 1 5 + 0 = 5 0 + 2 = 2 
4 + 0 = 4 0 + 1 = 1 0+ 5 = 5 2 + 0 = 2 0 + 4 = 4
- HS làm bài trên bảng con
- HS làm bài trên phiếu
 1 + 0 = 1 1 + 1 = 2 2 + 2 = 4
 0 + 3 = 3 2 + 0 = 2 0 + 0 = 0 
- Trên đĩa có 3 quả cam, bỏ vào thêm 2 quả cam nữa. Hỏi tất cả có mấy quả cam?
 a. 3 + 2 = 5 
 b. 3 + 0 = 3 hoặc 0 + 3 = 3 
- Kết quả bằng chính số đó. 
___________________________________
Tiết 5: Sinh hoạt 
SƠ KẾT TUẦN 8
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: TRÒ CHƠI SÓNG BIỂN
I/ Mục tiêu:
- Nhận xét, rút kinh nghiệm các hoạt động trong tuần.
- Nêu phương hướng hoạt động tuần tới.
- HS biết tham gia trò chơi sống biển.
- Giáo dục HS có ý thức học tập và thực hiện các hoạt động trong tuần.
II/ Nội dung sinh hoạt:
1. Nhận xét chung.
a, Ưu điểm
- Nhìn chung các em ngoan, đoàn kết với bạn bè.
- Thực hiện tốt nội quy trường lớp ..
- Các em đi học đều, đúng giờ, thực hiện tốt các nề nếp học tập.
- Tích cực tham gia các hoạt động của lớp.
- Vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
b, Nhược điểm
- Một số em chưa có ý thức tự học như: xiên, Xiêng,...
2. Phương hướng hoạt động tuần.
 - Hưởng ứng đợt thi đua chào mừng ngày phụ nữ Việt Nam 20/ 10.
 - Nâng cao kỉ cương trường lớp. HS ngoan, lễ phép chào hỏi người trên, đoàn kết giúp đỡ bạn.
 - Các em có đủ đồ dùng học tập các môn học.
 - Đi học đều đúng giờ, thực hiện tốt các nền nếp học tập.
 - Duy trì nề nếp thể dục, vệ sinh, sinh hoạt động tập thể.
3. Trò chơi: Sóng biển
- GV nêu tên trò chơi.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi.
- Nhận xét tiết học.
__________________________________________________________________
TUẦN 9
Ngày soạn: 16/10/2010
Thứ hai ngày 18 tháng 10 năm 2010
Tiết 1: 
CHÀO CỜ
______________________________________
Tiết 1: Mĩ thuật
Tiết 2: Tập viết 
 XƯA KIA, MÙA DƯA, NGÀ VOI,...
I.Mục đớch yờu cầu
- Củng cố và rèn kĩ năng viết từ ứng dụng.
- HS viết đúng mẫu chữ, đúng quy trình bài viết.
- Giáo dục HS có ý thức viết chữ cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng chữ mẫu
- HS : Vở tập viết, bảng con
III.Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS viết bảng con: nho khô, nghé ọ, chú ý.
- GV nhận xột - chỉnh sửa
2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: Trực tiếp
 b. Hướng dẫn HS tập viết
* Hướng dẫn HS tập viết
- GV treo bảng chữ mẫu
- Gọi HS đọc
- Các từ này gồm mấy tiếng? Khoảng cách giữa các tiếng?
- Những con chữ nào viết với độ cao 2 dòng kẻ ly?
- Những con chữ nào có độ cao 4 dòng kẻ ly?.......5 dòng kẻ ly?
- Khi viết từng chữ ghi tiếng các con chữ được viết nh thế nào?
- GV viết mẫu 
- Lưu ý khoảng cách giữa hai tiếng trong một từ, khoảng cách giữa hai từ trong một dòng.
- Yêu cầu HS viết bảng con
- GV uốn nắn HS yếu
* Luyện viết vở tập viết
- GV cho HS quan sát bài viết mẫu
- Nhận xét về cách trình bày bài viết
- GV uốn nắn HS viết bài.
* Chấm và chữa lỗi
- GV chấm điểm một số bài của HS
- GV nhận xét - chữa một số lỗi HS hay mắc.
- HS đọc
- x , , i, a, n, m, o cao 2 dòng kẻ ly.
- d cao 4 dòng kẻ ly.
- k cao 5 dòng kẻ ly.
- Các con chữ đợc viết nối liền nhau.
- HS theo dõi
- HS viết bảng con 
- HS viết bài vào vở.
- HS nhận xét, tự chữa lỗi
 3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét chung giờ học.
- Dặn HS viết thêm vào vở ô ly.
Tiết 3: Tập viết 
 ĐỒ CHƠI, TƯƠI CƯỜI, NGÀY HỘI, VUI VẺ 
I.Mục đớch, yờu cầu
- Củng cố cách viết một số từ ngữ đã học.
- Rèn kỹ năng viết chữ đúng quy trình, viết đúng mẫu, viết đẹp.
- Giáo dục HS có ý thức viết chữ cẩn thận.
II. Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng chữ mẫu
- HS : Vở tập viết, bảng con
III.Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
- HS viết bảng con : xưa kia, ngà voi, gà mái.
- GV nhận xột - chỉnh sửa
2.Bài mới:
a.Giới thiệu bài: Trực tiếp
b. Hướng dẫn HS tập viết:
* Hướng dẫn HS tập viết
- GV treo bảng chữ mẫu
- Gọi HS đọc
- GV giảng từ
- Mỗi từ trong bài gồm mấy tiếng? 
- Những con chữ nào viết với độ cao 2 dòng kẻ ly?
- Những con chữ nào có độ cao 3 dòng kẻ ly?.......5 dòng kẻ ly?
- Khi viết từng chữ ghi tiếng các con chữ được viết như thế nào?
- GV viết mẫu 
- Lưu ý khoảng cách giữa hai tiếng trong một từ, khoảng cách giữa hai từ trong một dòng.
- Yêu cầu HS viết bảng con
- GV uốn nắn HS 
* Luyện viết vở tập viết
- GV cho HS quan sát bài viết mẫu
- Nhận xét về cách trình bày bài viết
- Lưu ý HS tư thế ngồi viết
- GV uốn nắn HS viết bài
* Chấm và chữa lỗi
- GV chấm điểm một số bài của HS
- GV nhận xét - chữa một số lỗi HS hay mắc.
- HS đọc
- Mỗi từ gồm 2 tiếng.
- ô, ơ, i, a, v, ư, u cao 2 dòng kẻ ly.
- t cao 3 dòng kẻ ly.
- h cao 5 dòng kẻ ly.
- Các con chữ được nối liền nhau.
- HS theo dõi
- HS viết bảng con 
- HS viết bài vào vở.
- HS nhận xét, tự chữa lỗi
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét chung giờ học.
- Dặn HS viết thêm vào vở ô ly.
 _____________________________________
Thủ công
Xẫ, DÁN HèNH CÂY ĐƠN GIẢN ( tiết 1)
I. Mục tiêu
 - Biết cách xé, dán hình tán lá cây đơn giản.
 - Xé được hình tán cây và dán cân đối phẳng.
 - HS biết yêu quý sản phẩm lao động.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: Bài xé, dán mẫu, giấy màu keo dán
 - HS : Giấy thủ công, keo dán 
III.Các hoạt động dạy học
 1. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 2. Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: Trực tiếp
b.Dạy bài mới:
c. Quan sát
- GV cho HS quan sát bài mẫu
- Cây có hình dáng như thế nào? 
- Cây có các bộ phận nào?
d. Hướng dẫn cách xé, dán hình tán lá cây
* Xé dán lá cây tròn
- GV hướng dẫn mẫu
- Nêu cách xé hình tán lá cây tròn?
*Xé dán lá cây dài
- Nêu cách xé hình tán lá cây dài lá?
- GV làm mẫu kết hợp hướng dẫn
* Dán hình
- GV làm mẫu kết hợp hướng dẫn HS
g. Thực hành
- GV yêu cầu HS lấy một tờ giấy màu xanh lá cây thực hành.
- HS quan sát nêu nhận xét
- Cây có hình dáng khác nhau: cây to, cây nhỏ, cây cao, cây thấp.
- Thân cây, tán lá cây.Thân cây màu nâu, tán lá cây màu xanh.
- HS quan sát
- HS lấy tờ giấy màu xanh lá cây vẽ hình vuông có cạnh 6 ô.
- Xé hình vuông ra khỏi tờ giấy màu.
- Từ hình vuông, xé 4 góc sau đó xé dần, chỉnh sửa giống hình tán lá cây.
- Lâý một mảnh giấy màu xanh đậm vẽ 1 hình chữ nhật cạnh dài 8 ô, cạnh ngắn 5 ô.
- Xé hình chữ nhật ra khỏi tờ giấy màu.
- Từ hình chữ nhật đó xé 4 góc không cần đều nhau.
- Tiếp tục xé chỉnh sửa cho giống hình tán lá cây dài.
 - HS quan sát và làm theo
- HS thực hành trên giấy thủ công vẽ và xé dán theo mẫu.
3.Củng cố, dặn dò:
- Trưng bày một số sản phẩm.
- Nhận xét, đánh giá sản phẩm.
- Dặn HS chuẩn bị bài học sau.
________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 1 tuan 8 2012 2013.doc