Tiết 2+3: Tập đọc:
Có công mài sắt, có ngày nên kim
I. Mục tiêu :
- Đúng, rõ ràng toàn bài; biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ
- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì , nhẫn nại mới thành công. Hiểu được nghĩa của câu tục ngữ: Có công mài sắt có ngày nên kim
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa SGK.
- Bảng phụ viết sẵn câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc đúng.
Tuần 1 ( Từ ngày 10 tháng 9 đến ngày 14 tháng 9 năm 2012 ) Ngày soạn: Ngày 8 tháng 9 năm 2012 Ngày giảng: Thứ hai ngày 10 tháng 9 năm 2012 Tiết 1: Chào cờ: Tập trung toàn trường *************************************** Tiết 2+3: Tập đọc: Có công mài sắt, có ngày nên kim I. Mục tiêu : - Đúng, rõ ràng toàn bài; biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ - Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì , nhẫn nại mới thành công. Hiểu được nghĩa của câu tục ngữ: Có công mài sắt có ngày nên kim - Trả lời được các câu hỏi trong SGK II. Đồ dùng dạy học - Tranh minh họa SGK. - Bảng phụ viết sẵn câu văn, đoạn văn cần hướng dẫn HS đọc đúng. III. Hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra đồ dùng HS B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV cho HS quan sát tranh. Giới thiệu bài, ghi đầu bài lên bảng. Gọi HS nhắc lại - GVđọc mẫu toàn bài, hướng dẫn cách đọc: đọc phân biệt lời kể với lời các nhân vật. - Lời người dẫn chuyện: thong thả, chậm rãi. - Lời cậu bé: tò mò, ngạc nhiên. - Lời bà cụ: ôn tồn, hiền hậu. 2. Hướng dẫn học sinh luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ. a. Đọc từng câu: - Luyện đọc từ khó: nguệch ngoạc, quyển sách, nắn nót, mải miết. b. Đọc từng đoạn: Hướng dẫn đọc ngắt nghỉ và nhấn giọng ở các câu : Mỗi khi cầm quyển sách, /cậu chỉ đọc vài dòng /đã ngáp ngắn ngáp dài,/rồi bỏ dở.// Bà ơi ,/ bà làm gì thế ?// Thỏi sắt to như thế ,/ làm sao bà mài thành kim được ?// - Gọi HS đọc phần chú giải c. Đọc từng đoạn trong nhóm. d. Thi đọc giữa các nhóm. e. Cả lớp đọc đồng thanh - HS quan sát tranh. - 2 HS nhắc lại đầu bài - HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong mỗi đoạn . - HS đọc cá nhân, đọc đồng thanh. - HS đọc nối tiếp đoạn - HS đọc cá nhân, đồng thanh . - 2 HS đọc từ mới . - HS đọc theo nhóm đôi. - Đại diện các nhóm thi đọc. - Cả lớp nhận xét nhóm đọc hay nhất. - Cả lớp đọc đồng thanh Tiết 2 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: - Gọi HS đọc đoạn 1. + Lúc đầu cậu bé học hành như thế nào? - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi 2. + Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì? + Bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá để làm gì? - Gọi HS đọc đoạn 3. + Bà cụ giảng giải như thế nào? + Câu chuyện này khuyên em điều gì? 4. Luyện đọc lại - GV cho học sinh đọc theo nhóm, phân vai (người dẫn chuyện, cậu bé, bà cụ). GV nhận xét, tuyên dương 5. Củng cố - Dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Chuẩn bị: Bài : Tự thuật - Mỗi khi cầm sách cậu chỉ đọc được mấy dòng là chán và bỏ đi chơi. Khi tập viết, cậu chỉ nắn nót được vài chữ rồi nguệch ngoạc. - Bà cụ đang cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá. - Bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá để làm thành một cái kim khâu. - Bà cụ giảng giải mỗi ngày mài thỏi sắt nhỏ đi một tí tài. - Kiên trì, nhẫn nại Cả lớp bình chọn HS hoặc nhóm đọc hay nhất. - 2 HS đọc lại toàn bài. ************************************* Tiết 4: Mĩ thuật: (GV chuyên dạy) ************************************* Tiết 5: Toán: Ôn tập các số đến 100 (tr.3) I. Mục tiêu: - Biết đếm, đọc, viết các số đến 100 - Nhận biết được các số có một chữ số, các số có hai chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có một chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có hai chữ số; số liền trước, số liền sau II. Đồ dùng dạy - học: - Giáo viên: Một bảng các ô vuông. - Học sinh: bảng con ,vở III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra đồ dùng HS B. Bài mới: 1.Giới thiệu bài: GV ghi đầu bài 2. Hướng dẫn HS làm bài tập. Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu của bài : - Yêu cầu HS nêu các số có một chữ số - Hãy đếm theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé KL: Số bé nhất có một chữ số là số 0, số lớn nhất có một chữ số là số 9 Bài 2: Nêu tiếp các số có hai chữ số - Gọi HS nêu các số có hai chữ số + Số bé nhất có 2 chữ số là số nào ? + Số lớn nhất có 2 chữ số là số nào ? KL: Số bé nhất có hai chữ số là số 10 , số lớn nhất có hai chữ số là số 99. Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu của bài - Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con 4. Củng cố - Dặn dò. - Giáo viên nhận xét giờ học. - Học sinh về nhà ôn bài - Chuẩn bị trước bài: Ôn tập các số đến 100 ( Tiếp theo ) - HS nhắc lại Bài 1:a. Nêu tiếp các số có một chữ số: - 2 HS đọc yêu cầu 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 - HS nêu. - Nhận xét b. Viết số bé nhất có một chữ số. - HS viết bảng con số 0. c.Viết số lớn nhất có một chữ số. - HS viết bảng con số 9. Bài 2: a. Nêu tiếp các số có hai chữ số: - HS nêu các số có hai chữ số 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 + Số 10. + Số 99. Bài 3: - 2 HS đọc a- Viết số liền sau của 39 : 40 b- Viết số liền trước của 90 : 89 c- Viết số liền trước của 99 : 98 d- Viết số liền sau của 99 : 100 ************************************************************************** Ngày giảng: Thứ ba ngày 11 tháng 9 năm 2012 Toán Tiết 1: Ôn tập các số đến 100(tiếp) (tr.4) I. Mục tiêu: - Biết viết số có hai chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị, thứ tự của các số - Biết so sánh các số trong phạm vi 100. II. Đồ dùng dạy - học: - Giáo viên: Bảng ghi sẵn bài tập 1 - Học sinh: Vở bài tập. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ: Cho HS đếm từ 1 đến 100 - GV nhận xét ghi điểm B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi đề bài lên bảng 2. Luyện tập: Bài 1: GV hướng dẫn học sinh: - Đọc, viết các số, phân tích các số. - Yêu cầu HS đọc một hàng trong bảng. - HD học sinh phân tích số 36. H: Số 36 gồm mấy chục , mấy đơn vị ? - Đọc là: Ba mươi sáu. - Số 36 có thể viết thành: 36 = 30 + 6 - Gọi HS lên làm bài - Nhận xét Bài 2: HS nêu yêu cầu (Dành cho HS giỏi) - GV hướng dẫn, HS làm bài vào vở. Bài 3: Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài - Gọi HS nêu miệng kết quả. H: Vì sao đặt >, < = vào chỗ chấm. Chẳng hạn 72 > 70 vì có chữ số hàng chục đều là 7 mà 2 > 0 nên 72 > 70. -Nhận xét Bài 4: HS nêu yêu cầu, làm bài vào trong vở, 2 HS lên bảng làm bài Bài 5: HS nêu yêu cầu - GV ghi bảng - Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi. - Giáo viên hướng dẫn cách chơi. - Gọi đại diện các nhóm lên thi làm nhanh. 3. Củng cố - Dặn dò. - Nhận xét tiết học. - Về nhà xem lại bài . Chuẩn bị trước bài : Số hạng- Tổng - 3 HS lên bảng đếm - Nhận xét Bài 1: Viết (theo mẫu) - HS nêu yêu cầu Chục Đơn vị Viết số Đọc số 8 5 85 támmươi lăm 85=80+5 3 6 36 ba mươi sáu 36=30+6 7 1 71 bảy mươi mốt 71=70+1 9 4 94 chín mươi tư 94=90+4 - 3 HS đọc - 3 chục 6 đơn vị viết là: 36 - HS làm bài - Nhận xét Bài 2: Viết các số 57, 98, 61, 88, 74, 47 theo mẫu: 57 = 50 + 7 Bài 3: > < = 34 85 72 > 70 68 = 68 40 + 4 =44 - 3 HS lên bảng làm bài. - HS làm bài vào SGK và giải thích Bài 4: Viết các số 33, 54, 45, 28. - Học sinh tự làm bài rồi tự chữa bài. a.Theo thứ tự từ bé đến lớn: 28; 33; 45; 54. b.Theo thứ tự từ lớn đến bé: 54; 45; 33; 28. - HS nêu yêu cầu Bài 5: Viết số thích hợp vào ô trống, biết các số đó là: 98, 76, 67, 93, 84. - HS các nhóm lên thi làm nhanh - Các nhóm làm xong cả lớp nhận xét nhóm thắng cuộc. ************************************* Tiết 2: Thể dục: ( GV chuyên dạy ) ************************************ Tiết 3: Kể chuyện: Có công mài sắt, có ngày nên kim. I. Mục tiêu: - Dựa vào trí nhớ, tranh minh họa và gợi ý dưới mỗi tranh kể lại từng đoạn và toàn nội dung câu chuyện. - Biết kể lại toàn bộ câu chuyện ( Đối với HS khá, giỏi ) II. Đồ dùng dạy - học: - Giáo viên: Tranh minh họa bài trong sách giáo khoa. - Học sinh: SGK III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dồ dùng học tập của HS B. Bài mới: 1.Giới thiệu bài: GV giới thiệu và đề bài lên bảng - Gọi HS nhắc lại 2.GV hướng dẫn HS kể chuyện. .- GV nêu yêu cầu: quan sát tranh nhớ lại câu chuyện để kể lại từng đoạnvà toàn bộ câu chuyện “Có công mài sắt có ngày nên kim ” a. Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh + Kể theo nhóm. - Cho học sinh quan sát từng tranh và đọc thầm gợi ý mỗi tranh - GV theo dõi giúp đỡ + Yêu cầu đại diện các nhóm kể trước lớp. GV nhận xét chung. b. Kể toàn bộ câu chuyện. +GV cho các nhóm kể toàn bộ câu chuyện. + Sau mỗi lần HS kể cả lớp cùng nhận xét. + GV khen nhóm kể đúng và hay nhất. - GV hướng dẫn HS tập kể phân vai + Người dẫn chuyện: thong thả, chậm rãi. + Cậu bé: tò mò, ngạc nhiên. + Bà cụ: ôn tồn, hiền hậu. - GV nhận xét bổ sung. 4. Củng cố - Dặn dò. - GV nhận xét giờ học. - HS về tập kể cho cả nhà cùng nghe. - 2 HS nhắc lại - Học sinh chú ý - HS quan sát tranh và đọc - HS nối nhau kể từng đoạn trong nhóm. - Cử đại diện kể trước lớp. - Nhận xét - Một học sinh khá kể lại. - Các nhóm thi kể chuyện. - Nhận xét xem nhóm nào kể hay nhất. - Các nhóm cử đại diện lên đóng vai. - Cả lớp cùng nhận xét. ************************************** Tiết 4: Chính tả: ( Tập chép ) Có công mài sắt, có ngày nên kim. I. Mục tiêu: - Chép lại chính xác đoạn trích trong bài “Có công mài sắt, có ngày nên kim” - Qua bài tập chép, hiểu cách trình bày một đoạn văn: Chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào 1 ô. - Điền đúng các chữ cái vào ô trống theo tên chữ - Thuộc lòng 9 chữ cái đầu. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng lớp viết sẵn đoạn văn cần tập chép. III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dồ dùng học tập của HS B. Bài mới 1. Giới thiệu bài : 2. Dạy bài mới: GV giới thiệu và ghi đề bài lên bảng 3. Hướng dẫn tập chép: - GV đọc bài trên bảng - Gọi HS đọc lại H: Đoạn chép từ bài nào? H: Đoạn chép có mấy câu ? H: Cuối mỗi câu có dấu gì ? H: Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa ? - GV hướng dẫn v ... à viết chữ h. - HS viết vào vở tập viết * Chấm chữa bài - Chấm 5 - 7 nhận xét 4. Củng cố- Dặn dò: - Nêu cách viết chữ hoa Ă? - Nhận xét giờ học - HS nêu và củng cố - Luyện viết ở nhà Tiết 3: Toán: Luyện tập chung (tr.10) I. Mục tiêu: - Biết đếm, đoc,viết các số trong phạm vi 100. - Biết viết số liền trước, số liền sau của 1 số cho trước. - Biết làm tính cộng, trừ các số có 2 chữ số không nhớ trong phạm vi 100. - Biết giải bài toán bằng 1 phép cộng. II. Đồ dùng dạy học GV: Bảng phụ HS: Vở, sách và bảng con III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò A. Kiểm tra bài cũ : Luyện tập - Gọi HS làm 60 - 35 = 90 - 65 = - GV nhận xét ghi điểm B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi đề bài lên 2. Thực hành : Bài 1 : Viết các số : a) GV HS đếm số từ 40 đến 50 b)Từ 68 đến 74 c)Tròn chục và bé hơn 50 Bài 2: Gọi HS đọc Y/C của bài - Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con GV hướng dẫn HS dựa vào số thứ tự các số để tìm * Lưu ý : Số 0 không có số liền trước Bài 3: Đặt tính rồi tính *Lưu ý : các số xếp thẳng hàng với nhau - Gọi HS lên bảng làm , cả lớp làm vào bảng con GV nhận xét ghi điểm Bài 4 : Gọi HS đọc Y/C của bài GV giúp HS nắm nội dung bài: - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Gọi HS lên bảng tóm tắt bài toán và giải cả lớp làm vào vở ô ly, GV chấm điểm 1 số em làm nhanh GV nhận xét Bài 2: ( ý e,g ) - Cho HS lên bảng làm Bài 3: ( cột 3 ) - HS lên bảng làm 3. Củng cố - dặn dò: - GV nhận xét tiết học: - Chuẩn bị : Luyện tập chung - -2 HS lên bảng làm 60 - 35 = 25 90 - 65 = 25 - HS làm bảng con - 3 HS lên bảng viết - Từ 40 đến 50: 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50. - Từ 68 đến 74: 68, 69, 70, 71, 72, 73, 74. - Tròn chục và bé hơn 50: 10, 20, 30, 40. - 2 HS đọc Y/C của bài a)Số liền sau của 59 : 60 b) Số liền sau của 99 : 100 c) Số liền trước của 89 : 88 d) Số liền trước của 1 : 0 - Học sinh nêu cách đặt tính - 4 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con a)32 + 43 87 – 35 - + 32 87 43 35 75 52 b) 96 – 42 44 + 34 + - 96 44 42 34 54 78 - 2 HS đọc đề - 2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở ô ly Tóm tắt : Lớp 2A : 18 học sinh Lớp 2B : 21 học sinh Cả hai lớp : học sinh? Bài giải Số học sinh cả hai lớp có là: 18 + 21 = 39 ( học sinh ) Đáp số : 39 học sinh Số lớn hơn 74 và bé hơn 76 : 75 g) Số lớn hơn 86 và bé hơn 89 : 87 21 + 57 53 – 10 + - 21 53 57 10 78 43 ********************************* Tiết 4: Chính tả: (Nghe- viết ) Làm việc thật là vui I. Mục tiêu : - Nghe – viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi. - Mội số học sinh viết quá chậm viết tương đối đúng 2 câu trong đoạn viết. - Củng cố qui tắc chính tả về gh/ h. Thuộc bảng chữ cái. Bước đầu sắp xếp tên người theo thứ tự bảng chữ cái. II. Đồ dùng dạy học GV: SGK + bảng phụ HS: Vở + bảng con III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò A. Kiểm tra bài cũ : - GV đọc : xoa đầu, ngoài sân - Lớp và GV nhận xét B. Bài mới : 1.Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi đề bài lên bảng 2.Hướng dẫn HS nghe viết: a) Hướng dẫn HS chuẩn bị : - GVđọc toàn bài viết 1 lần. - Gọi HS đọc + Đoạn này có mấy câu ? + Câu nào có nhiều dấu phẩy nhất ? +Bé làm những việc gì ? + Bé làm việc như thế nào ? b) Hướng dẫn viết từ khó : - Viết lại những từ dễ sai . Gọi HS lên bảng viết , cả lớp viết vào bảng con c) viết chính tả : - GV đọc bài cho HS viết - Đọc lại cho HS soát lỗi - Chấm chữa bài. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập : Bài 2:Gọi HS đọc Y/C của bài GV chia bảng cho từng tổ lên làm tiếp sức - Khi nào chúng ta viết gh ? - Khi nào chúng ta viết g ? Bài 3: Gọi HS đọc Y/C của bài - Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vào V BT GV nhận xét 4. Củng cố – Dặn dò: - Ghi nhớ qui tắc chính tả g - gh GV nhận xét tiết học Chuẩn bị bài: Bạn của Nai Nhỏ -2 HS lên viết , lớp viết bảng con. - 2 HS đọc bảng chữ cái. -Theo dõi SGK. -2 HS đọc đoạn viết. - 3 câu - Câu 2 - Bé làm bài, đi học, quét nhà, nhặt rau chơi với em - Bé làm việc tuy bận rộn nhưng rất vui -Viết bảng con ,bảng lớp. Luôn luôn, rau, việc, nhặt -Nghe-viết vào vở. -Đổi chéo vở, dùng bút chì để soát lỗi. 2 HS đọc - HS lên làm. ga, gom, gà, gỗ, gụ, gù, ghi, ghế, ghét, ghen , - Viết gh khi đi sau nó là các âm e, ê, i - Khi đi sau nó khong phải là e, ê, i An, Bắc, Dũng, Huệ, Lan. *********************************************************************** Ngày giảng: Thứ sáu ngày 21 tháng 9 năm 2012 Tiết 1: Toán: Luyện tập chung (tr.11) I. Mục tiêu : - Biết viết số có 2 chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị. - Biết số hạng; tổng - Biết số bị trừ, số trừ, hiệu - Biết làm tính cộng, trừ các số có 2 chữ số không nhớ trong phạm vi 100 - Biết giải bài toán bằng 1 phép trừ. II. Đồ dùng dạy học - GV:Bảng phụ - HS:Bảng con + SGK III. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò A. Kiểm tra bài cũ : Luyện tập - Gọi HS lên bảng làm BT - Viết các số: GV nhận xét ghi điểm B. Bài mới : 1. Giới thiệu: Luyện tập chung (tr.11) 2. Thực hành : Bài 1: Viết (theo mẫu) 20 còn gọi là mấy chục ? 25 gồm mấy chục và mấy đơn vị ? Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con GV nhận xét , sửa sai nếu có Bài 2: GV treo bảng phụ có ghi BT Viết số thích hợp vào ô trống: - Gọi HS nêu cách làm ? Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con GV nhận xét Bài 3: Tính Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con - GV nhận xét Bài 4: Gọi HS đọc Y/C của bài - GV giúp HS nắm nội dung bài - Gọi HS lên bảng tóm tắt bài toán và giải, cả lớp làm vào vở nháp. GV chấm điểm 1 số em làm nhanh GV nhận xét. Bài 5: Gọi HS đọc Y/C của bài - Yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào SGK. 3. Củng cố – Dặn dò : - GV nhận xét tiết học - Chuẩn bị: Kiểm tra 3 HS lên bảng làm 20 còn gọi là 2chục 25 gồm 2chục và 5 đon vị - 3 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con 25 = 20 + 5; 99 = 90 + 9 ; 62 = 60 + 2 a) Tìm tổng: Ta lấy số hạng cộng với nhau b) Tìm hiệu: Ta lấy số bị trừ trừ cho số trừ - HS làm bài a) Số hạng 30 52 9 7 Số hạng 60 14 10 2 Tổng 90 66 19 9 b) Số bị trừ 90 66 19 25 Số trừ 60 52 19 15 Hiệu 30 14 0 10 - HS làm bài + - - 48 65 94 30 11 42 78 54 52 Tóm tắt: Mẹ và chị hái : 85 quả Mẹ hái : 44 quả Chị hái : quả ? Bài giải: Số cam chị hái được là: 85 – 44 = 41 (quả cam) Đáp số: 41 quả cam 1dm = 10cm 10cm = 1dm **************************************** Tiết 2: Tập làm văn: Chào hỏi-Tự giới thiệu I. Mục tiêu: - Dựa vào gợi ý và tranh vẽ , thực hiện đúng nghi thức chào hỏi và tự giới thiệu về bản - Viết được 1 bản tự thuật ngắn. II. Đồ dùng dạy học - GV: SGK , Tranh , Bảng phụ - HS: Vở III. Các hoạt động dạy – học: Hoạt động của Thầy Hoạt động của Trò A. Kiểm tra bài cũ : - 1 số HS lên bảng. Y/ C HS trả lời - GV nhận xét cho điểm B. Bài mới 1.Giới thiệu: GV giới thiệu và ghi đề bài lên bảng 2.Hướng dẫn làm BT : Bài 1: Nói lại lời em -GV cho HS dựa vào 1 nội dung trong bài để thực hiện cách chào Nhóm 1: - Chào mẹ để đi học - Chào mẹ để đi học: phải lễ phép, giọng nói vui vẻ Nhóm 2: - Chào cô khi đến trường - Đến trường gặp cô, giọng nói nhẹ nh, lễ độ Nhóm 3: - Chào bạn khi gặp nhau ở trường - Chào bạn khi gặp nhau ở trường, giọng nói vui vẻ hồ hởi Bài 2: Viết lại lời các bạn trong tranh: - Tranh vẽ những ai? - Mít đã chào và tự giới thiệu về mình như thế nào ? - Bóng Nhựa, Bút Thép chào Mít và tự giới thiệu ntn? + Nêu nhận xét về cách chào hỏi của 3 nhân vật trong tranh - Ngoài chào hỏi và tự giới thiệu ba bạn còn làm gì ? - GV cho HS đóng vai để nói lại lời chào và giới thiệu Bài 3: ( Viết ) - Viết tự thuật theo mẫu. - GV uốn nắn, hướng dẫn- Gọi HS đọc bài của mình GV nhận xét ghi điểm 3. Củng cố – Dặn dò : - GV nhận xét tiết học HS trả lời + Tên em là gì ? + Quê em ở đâu ? + Em học trường nào ? lớp nào ? + Em thích môn nào nhất ? - Làm bài tập miệng - Nhóm hoạt động và phân vai để nói lời chào - Từng nhóm trình bày - 1 HS đóng vai mẹ, 1 HS đóng vai con và nêu lên câu chào VD : Con chào, mẹ con đi học ạ !/ Xin phép mẹ, con đi học ạ !Mẹ ơi ! con đi học đây mẹ ạ ! - Lớp nhận xét HS phân vai để thực hiện lời chào - Em chào cô ạ ! Lớp nhận xét - Chào cậu ! chào bạn ! chào Linh Lớp nhận xét - HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi - Bóng Nhựa, Bút Thép, Mít - Chào hai cậu, tớ là Mít, tớ ở thành phố Tí Hon - Chào cậu, chúng tớ là Bóng Nhựa và Bút Thép. Chúng tớ là học sinh lớp 2. - Ba bạn chào hỏi nhau rất thân mật và lịch sự - Bắt tay nhau rất than mật - 3 HS đóng vai để nói lại lời chào và giới thiệu của 3 bạn - HS viết bài vào VBT *************************************** Tiết 3: Âm nhạc: (GV chuyên dạy) *************************************** Tiết 4: Tự nhiên và xã hội: ( Đ/C Giang dạy ) *************************************** Tiết 5: Sinh hoạt: Đánh giá hoạt động trong tuần 2 I. Mục tiêu: - Giúp học sinh nắm được tình hình hoạt động của lớp trong tuần. - GD HS ý thức tổ chức kỉ luật, đoàn kết chan hòa với bạn bè II.Các hoạt động dạy - học: 1. Đánh giá các hoạt động tuần qua: - Lớp đã ổn định và đi vào nề nếp. - Đa số các em ngoan, biết vâng lời. - Nhiều em có ý thức tốt trong học tập, ra vào lớp đúng giờ. - Đi học tương đối đầy đủ, đúng giờ. - Vệ sinh cá nhân sạch sẽ. - Vẫn còn một số em còn lười học, không học bài, không chuẩn bị bài trước. - 1 số em còn thiếu đồ dùng học tập cần thiết như: bảng con, bút, phấn,... 2. Kế hoạch tuần 3: - Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ. - Duy trì tốt nề nếp qui định của trường,lớp. - Thực hiện tốt “Đôi bạn học tập”để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Đi học đều và đúng giờ.Học và làm bài đầy đủ. Hăng hái phát biểu xây dựng bài. - Mua sắm đồ dùng học tập còn thiếu, bao bọc sách vở đầy đủ. - Có ý thức giữ gìn bảo vệ tài sản của nhà trường. -Vệ sinh lớp và cá nhân sạch sẽ. - Thực hiện tốt an toàn giao thông.
Tài liệu đính kèm: