Thiết kế bài dạy các môn học lớp 2 - Tuần 10 - Thứ 5

Thiết kế bài dạy các môn học lớp 2 - Tuần 10 - Thứ 5

1/ Kiểm tra bài cũ :

Yêu cầu đọc thuộc bảng 11 trừ đi 1 số.

GV - HS nhận xét cho điểm.

2/Bài mới :

- Giới thiệu bài :

+ Bước 1 : GV nêu bài toán

Có 31 que tính bớt đi 5 que. Hỏi còn bao nhiêu que tính?

+ Muốn biết còn bao nhiêu que tính ta phải làm gì?

GV viết 31- 5 = ?

+ Bước 2: Tìm kết quả

Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả.

 

doc 11 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 717Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế bài dạy các môn học lớp 2 - Tuần 10 - Thứ 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- HT: nhóm, cá nhân, cả lớp.
III/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Kiểm tra bài cũ :
Yêu cầu đọc thuộc bảng 11 trừ đi 1 số.
GV - HS nhận xét cho điểm.
2/Bài mới : 
- Giới thiệu bài :
+ Bước 1 : GV nêu bài toán 
Có 31 que tính bớt đi 5 que. Hỏi còn bao nhiêu que tính?
+ Muốn biết còn bao nhiêu que tính ta phải làm gì?
GV viết 31- 5 = ?
+ Bước 2: Tìm kết quả 
Yêu cầu HS sử dụng que tính để tìm kết quả.
31 trừ 5 bằng bao nhiêu?
+ Bước 3: Đặt tính và tính.
+ Nêu cách tính thực hiện phép tính.
- Thực hành:
Bài 1:Tính 
Nhằm khắc sâu kỹ năng đặt tính và thực hiện phép tính (Theo thứ tự từ phải sang trái).
Bài 2: Nêu yêu cầu của bài 
Đặt tính rồi tính hiệu biết số bị trừ và số trừ.
Muốn tìm hiệu số ta làm thế nào?
GV và HS chữa bài
Bài 3: HD tóm tắt và giải bài toán.
Bài toán cho biết gì?
Bài toán hỏi gì?
Muốn biết còn bao nhiêu quả trứng ta làm phép gì?
 Tóm tắt
Có : 51 quả trứng
Lấy : 6 quả trứng
Còn : ... quả trứng?
Bài 5: Đọc yêu cầu của bài.
 Đoạn thẳng AB cắt đoạn thẳng CD tại điểm nào.
3/ Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- Giao BTVN.
3 HS đọc 
2 HS đọc lại đề toán
Thực hiện phép tính trừ 31- 5
HS thao tác trên que tính
Còn 26 que tính
1 em lên bảng thực hiện phép tính 
 * 1 không trừ được 5, lấy 11 trừ 5 bằng 6 viết 6.
 * 3 trừ 1 bằng 2 viết 2.
- Học sinh nêu cách thực hiện 
- 2 em nêu yêu cầu
- 2 em lên bảng
- Lấy số bị trừ trừ đi số trừ.
- Học sinh lên bảng làm bài.
-1 học sinh đọc đề bài
- Học sinh trả lời.
 Bài giải
 Số trứng còn lại là
 51 - 6 = 45 ( quả)
 Đáp số: 45 ( quả)
- Học sinh nêu yêu cầu.
- Làm bài cá nhân.
 C I I B
 0
 A I I D
 Đoạn thẳng AB cắt đoạn thẳng CD tại O
- HS lắng nghe.
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 1: Tập viết
Tiết 10: Chữ hoa H
I . Mục đích - yêu cầu.
- Viết đúng chữ hoa H (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Hai 
(1dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Hai sương một nắng (3 lần).
II. Đồ dùng dạy - học:
- Mẫu chữ viết trong khung.
III. Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A. Kiểm tra bài cũ : 
- Y/c HS viết bảng con
- Nhắc lại cụm từ ứng dụng
- Nhận xét bài viết của học sinh.
B- Bài mới:
1 - Giới thiệu bài.
2 - HD viết chữ hoa H.
a, Quan sát nhận xét :
- Giới thiệu chữ mẫu H
- Chữ H có độ cao mấy li?
- Chữ được viết bởi mấy nét?
 - Cách viết chữ H:
- GV viết mẫu - vừa viết ,vừa nêu :
H
ĐBtrên đường kẻ ngang 5 viết nét cong trái rồi luợn ngang. Từ điểm ĐB của nét 1 đổi chiều bút viết nét móc ngược nối sang viết nét khuyết xuôi ĐB ở ĐK2 Lia bút lên quá ĐK 4 viết 1 nét thẳng đứng ĐB trước ĐK 2.
b, HD học sinh viết bảng con 
c, HD viết cụm từ ứng dụng
- Cụm từ này muốn nói đến điều gì?
GV giảng: nói về sự vất vả, đức tính chịu khó chăm chỉ của người lao động.
d, Hướng dẫn học sinh quan sát
những chữ nào có độ cao 2,5li?
những chữ nào có độ cao 1,25 li?
- Các chữ còn lại cao mấy li?
e, Hướng dẫn viết chữ Hai.
g,Hướng dẫn viết vở tập viết
h,Chấm, chữa bài, 
 - Chấm 1 số bài nhận xét
C. Củng cố - dặn dò.
 - Nhận xét tiết học.
- HS viết G
- HS Nêu : Góp sức chung tay
- Viết : Góp
- HS lắng nghe.
- Học sinh QS nhận xét 
- Cao 5 li
- 3 nét 
- Học sinh quan sát
-HS viết bảng con 
-HS đọc cụm từ: Hai sương một nắng. 
- Chữ h,g
- Chữ s
- Cao 1 li.
- Viết bảng con.
- Viết theo yêu cầu của giáo viên.
- 1 dòng chữ H cỡ vừa,2 dòng chữ H cỡ nhỏ một dòng chữ hai cỡ vừa, 2 dòng cụm từ Hai sương một nắng
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: Tự nhiên xã hội
Tiết 10: Ôn tập: Con người và sức khoẻ
I - Mục tiêu
- Khắc sâu kiến thức về các hoạt động của cơ quan vận động, tiêu hóa.
- Biết sự cần thiết và hình thành thói quen ăn sạch, uống sạch và ở sạch.
 II- Đồ dùng dạy - học
 - Các hình vẽ trong sgk. Hình vẽ các cơ quan tiêu hoá phóng to.
 - HT: Nhóm, cá nhân, cả lớp.
III- Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Kiểm tra đầu giờ.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Giáo viên nhận xét.
2/ Bài mới.
Hoạt động1: Trò chơi”xem ai cử động”nói tên các cơ quan và khớp xương 
+ Bước 1 : Hoạt động nhóm 
+ Bước 2: Hoạt động cả lớp.
 - Yêu cầu các nhóm cử đại diện viết nhanh tên nhóm : Cơ, xương, khớp rồi giơ lên.
Hoạt động 2: Trò chơi.
 GV nêu yêu cầu.
- Hãy nói đường đi của thức ăn trong hệ tiêu hoá.
- Nêu tên các cơ quan tiêu hoá.
- Một ngày bạn ăn mấy bữa là những bữa nào?
- Muốn cho cơ thể khoẻ mạnh ta cần ăn uống như thế nào?
- Tại sao phải ăn uống sạch sẽ?
- Làm thế nào để phòng được bệnh giun.
3/ Củng cố - dặn dò:
- Giáo viên nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về nhà học bài.
- HS chuẩn bị.
- Các nhóm HĐ1 số động tác vận động.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm cử đại diện lên chơi.
- Thức ăn từ miệng xuống dạ dày, ruột.
- Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già.
- Ăn 3 bữa: Bữa sáng, bữa trưa, bữa tối.
- Cần ăn đầy đủ các loại thức ăn.
- Ăn uống sạch sẽ giúp chúng ta phòng được những bệnh đường ruột.
- Giữ vệ sinh ăn uống.
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
Thứ sáu ngày 28 tháng 10 năm 2011
Tiết 1: Toán 
Tiết 50: 51- 15
I/ Mục tiêu.
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 51 - 15.
- Vẽ được hình tam giác theo mẫu (vẽ trên giấy kẻ ô li).
- Giáo dục học sinh ý thức học.
II/ Đồ dùng dạy - học.
- 5 bó một chục que tính và 11 que tính rời.
III/ Các hoạt động dạy- học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1, Kiểm tra bài cũ.
- Đọc bảng trừ: 11trừ đi một số.
- Nhận xét - chữa bài.
2, Bài mới.
a, Giới thiệu bài.
Nêu bài toán: Có 51 que tính bớt 15 que tính .Hỏi còn bao nhêu que tính?
-Muốn biết còn bao nhiêu que tính ta làm thế nào?
-Yêu cầu h/s sử dụng que tính để tìm kết quả.
-Nêu cách làm?
Vậy 51 que tính trừ 15 que bằng bao nhiêu que tính?
*Đặt tính và tính.
-Nêu cách đặt tính.
-YC HS nhắc lại cách thực hiện.
b/ Thực hành.
Bài 1: Tính.
Nêu cách thực hiện.
Bài2: Đặt tính rồi tính hiệu, biết số bị trừ và số trừ.
-Nhận xét chữa bài.
Bài 4: Vẽ hình theo mẫu.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ.
- Phát phiếu bài tập đã đánh dấu.
- Giáo viên thu bài chấm điểm.
3/ Củng cố - dặn dò.
-Nhận xét tiết học.
- Giao BTVN.
-HS đọc.
- 2 h/s nêu lại đề toán
-Thực hiện phép trừ 51-15
-H/s thao tác trên que tính.
Học sinh nêu các cách làm khác nhau.
51 que tính trừ 15 que tính bằng 36 que tính
 . 1 không trừ được 5, lấy 11trừ
 5 bằng 6, viết 6, nhớ 1.
 . 1 thêm 1 bằng 2, 5 trừ 2 bằng 3, viết 3.
- HS nêu.
- HS nêu yc bài.
- HS làm BC +BL
- HS nêu yc bài.
-HS làm bảng con - bảng lớp
a, b, 
- Học sinh làm bài cá nhân.
............................................................................................................................................................................................................................................................................ 
Tiết 2: Chính tả (Nghe viết)
Tiết 20: Ông và Cháu
 I/ Mục đích - yêu cầu.
- Nghe viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng hai khổ thơ.
- Làm được bài tập 2; bài tập (3) a/b.
- Giáo dục học sinh ý thức cẩn thận trong khi viết.
II/ Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ viết sẵn bài tập 3a.
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Kiểm tra bài cũ:
- YC HS viết: vất vả, băn khoăn.
- Nhận xét, chữa bài.
2/ Bài mới 
* Giới thiệu bài.
- GV nêu mục đích, yêu cầu bài. 
* Hướng dẫn nghe viết
- Giáo viên đọc bài. 
- Có đúng cậu bé trong bài thơ thắng được ông của mình không?
- Trong bài thơ có dùng những dấu câu gì?
- Cho HS viết chữ khó:
- Giáo viên đọc cho học sinh viết bài 
- Chấm chữa bài.
- Giáo viên chấm 5, 7 bài 
- Nhận xét bài viết của học sinh.
3- Bài tập.
Bài 2: Tìm 3 chữ bắt đầu bằng c, k
 - Giáo viên treo bảng phụ đã viết sẵn qui tắc viết chính tả.
Bài 3: a/ Điền l hay n?
- Giáo viên và học sinh chữa bài.
4/ Củng cố - dặn dò.
- Nhận xét giờ học.
- Giao BTVN: làm BT 3b.
- 2 em viết - cả lớp viết BC
- HS lắng nghe.
- 2 HS đọc lại.
- Ông giả vờ thua cho cháu vui
- Hai dấu hai chấm trước câu nói của cháu và trước câu nói của ông.
- Học sinh viết bảng con
- HS nghe viết bài
- học sinh đọc yêu cầu của bài.
- HS đọc ghi nhớ: đọc nhẩm các chữ cái bắt đầu bằng c, k
VD: cứ, cô, câm, kiến, kéo, kem....
-1 em đọc yêu cầu của bài 
Cả lớp làm bài vào phiếu
 Lên non mới biết non cao 
Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy.
- 2 - 3 học sinh đọc lại lời giải. 
- HS lắng nghe.
............................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 3: Tập làm văn
Tiết 10: Kể về người thân 
I/Mục đích - yêu cầu.
- Biết kể về ông bà hoặc người thân, dựa theo câu hỏi gợi ý (BT1).
- Viết được đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu về ông bà hoặc người thân (BT2).
- Giáo dục học sinh biết yêu quý những người thân.
II/Đồ dùng dạy - học:
 -Tranh minh hoạ BT1
 - HT: nhóm 2, cá nhân, cả lớp.
III/Hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ Kiểm tra đầu giờ.
- GV kiểm tra VBT của HS.
B/ Bài mới.
1/Giới thiệu bài.
- GV nêu mục đích, yêu cầu. 
2/HDhọc sinh làm BT:
Bài 1:Bài yêu cầu gì?
- GVgọi 1HS kể mẫu.
-Ông của em năm nay bao nhiêu tuổi?
-Ông của em làm nghề gì?
-Ông yêu quý chăm sóc em như thế nào?
- Kể chuyện trong nhóm:
- Kể trước lớp:
Bài 2:-Đề bài yêu cầu gì?
- Giáo viên hướng dẫn HS cách dùng từ, viết câu cho đúng.
- G/V uốn nắn tư thế ngồi viết của HS.
- GV nhận xét cho điểm 	 	
3/Củng cố dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học.
 - Về nhà hoàn thiện bài viết.
- HS chuẩn bị.
- HS lắng nghe.
-Một học sinh đọc yêu cầu.
-Kể về ông bà (hoặc một ngươì thân) của em.
-Một học sinh kể mẫu.
-Ông của em năm nay ngoài 60 tuổi.
-Ông là người nông dân 
-Ông rất yêu quý em .Hằng ngày ông dạy em học bài, rồi lại chơi trò chơi với em. Ông khuyên em phải chăm chỉ học tập.
- Học sinh kể theo nhóm 2
- Đại diện các nhóm kể.
- Cả lớp nhận xét.
- Học sinh đọc yêu cầu.
- Viết lại những gì em vừa nói ở bài tập 1
- Học sinh làm bài vào VBT.
- h/s đọc bài viết trước lớp.
- Cả lớp nghe nhận xét
.......................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 4: Thủ công
Tiết 10: Gấp thuyền phẳng đáy Có MUI (T1)
I/ Mục tiêu:
- Biết cách gấp thuyền phẳng đấy có mui.
- Gấp được thuyền phẳng đấy có mui. Các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.
- Thích gấp thuyền để chơi.
II/ Chuẩn bị: 
- Mẫu thuyền phẳng đáy có mui. 
- Qui trình gấp thuyền phẳng đáy có mui.
- Giấy để HD gấp.
III/ Các hoạt động dạy - học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng của HS.
2. Bài mới.
* Hoạt động 1: HS QS và nhận xét.
HS QS thuyền phẳng đáy có mui
Hình dáng thuyền như thế nào?
Có mấy phần?
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu.
Bước 1: Gấp các nét gấp cách đều.
Bước 2: Gấp tạo thân và mũi thuyền.
Bước 3: Tạo thuyền phẳng đáy có mui
3/ Thực hành.
- Yêu cầu HS thực hành theo nhóm.
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
- Tổ chức trưng bày sản phẩm.
- Gv nhận xét, đánh giá.
4/củng cố - Dặn dò.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- HS đặt đồ dùng lên bàn.
- HS quan sát và trả lời.
GV mở thuyền mẫu ra thành tờ giấy và gấp lại theo nếp gấp để HS nắm được cách gấp thuyền
- Đặt ngang tờ giấy, gấp theo chiều dài, gấp đôi mặt trớc lật ra mặt sau
- Gấp theo đờng dấu cạnh ngắn trùng với cạnh dài, lật mặt sau gấp giống như mặt trước
- Lách 2 ngón tay vào 2 mép giấy lộn mép giấy vào trong lòng thuyền miết phẳng 2 cạnh được thuyền phẳng đáy có mui.
- Các nhóm thực hành.
- HS trưng bày sản phẩm.
- HS lắng nghe.
............................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 5:	 hoạt động cuối tuần
chủ điểm "chăm ngoan học giỏi"
I. Mục tiêu:
 - HS thấy được ưu khuyết điểm của mình trong tuần 10.
 - Đề ra phương hướng tuần sau.
II.Thời gian:
 - 10 giờ 30 phút. 
III. Đối tượng:
 - HS lớp 2a: 19 HS
IV: Chuẩn bị:
* Phương tiện: + Một số bài hát múa.
 + Cá nhân, nhóm, cả lớp.
*Hình thức: + Tập trung cả lớp. 
V.Nội dung:
 1. Nhận xét chung:
*Ưu điểm:
 - Đi học đúng giờ, đảm bảo tỉ lệ chuyên cần.
- Trong lớp chú ý nghe giảng. Có ý thức xây dựng bài. 
- Trực nhật vệ sinh lớp học và khu vực sạch sẽ, tự giác.
- Thực hiện tốt các hoạt động đầu giờ và hoạt động giữa giờ.
- Một số HS có sự tiến bộ: 
- Có ý thức giúp đỡ nhau trong học tập. 
 -Thực hiện tốt mọi nội quy, nền nếp của trường, của lớp đề ra.
 - Một số em có ý thức học bài và làm bài trước khi đến lớp: 
*Tồn tại: - Một số em chưa có ý thức trong học tập: 
 - Một số HS chưa có ý thức giữ VSCĐ. 
2. Thực hiện chủ điểm:"Chăm ngoan học giỏi".
- HS ý thức được việc học bài và làm bài.
- Biết làm 1 hs ngoan phải: chăm chỉ học bài, đi học đầy đủ....
3. Phương hướng tuần 11.
- Học bài và làm trước khi đến lớp.
- Trồng và chăm sóc cây, hoa.
- Tham gia cuộc thi vẽ tranh.
- Chuẩn bị 2 tiết mục văn nghệ chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam.
- Thực hiện nghiêm túc nội quy của Đội, Nhà trường.
............................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docthu 5 tuan 10.doc