Sáng kiến kinh nghiệm “Xây dựng mô hình sinh hoạt liên đội mạnh”

Sáng kiến kinh nghiệm “Xây dựng mô hình sinh hoạt liên đội mạnh”

B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI :

 I/. Ý NGHĨA, MỤC ĐÍCH VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

 1/. Nhận Thức Vấn Đề:

 Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là một tổ chức duy nhất của thiếu nhi Việt Nam đã gớp phần trong sự nghiệp quang vinh đó bằng những việc làm “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ – Tuỳ theo theo sức lao động của mình”.

 -Ngày nay, chúng ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong hành trình quang vinh này với sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, sự dìu dắt của Đoàn TNCS Hồ CHí Minh và truyền thống hơn nữa thế kỷ qua của đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, chắc chắn lớp thiếu nhi Việt Nam hôm nay sẽ nối tiếp thành tích của các lớp thế hệ đội viên đi trước bằng những việc làm mới của mình.

 

doc 16 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 650Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm “Xây dựng mô hình sinh hoạt liên đội mạnh”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI : 
 I/. Ý NGHĨA, MỤC ĐÍCH VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
 1/. Nhận Thức Vấn Đề:
 Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là một tổ chức duy nhất của thiếu nhi Việt Nam đã gớp phần trong sự nghiệp quang vinh đó bằng những việc làm “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ – Tuỳ theo theo sức lao động của mình”.
 -Ngày nay, chúng ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong hành trình quang vinh này với sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, sự dìu dắt của Đoàn TNCS Hồ CHí Minh và truyền thống hơn nữa thế kỷ qua của đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, chắc chắn lớp thiếu nhi Việt Nam hôm nay sẽ nối tiếp thành tích của các lớp thế hệ đội viên đi trước bằng những việc làm mới của mình. 
-Trong nhiều năm qua, tôi được Ban Giám Hiệu nhà trường phân công tôi là giáo viên Tổng phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh. Trong thời gian đầu tôi đã gặp rất nhiều khó khăn trong công tác đội và phong trào thiếu nhi, cũng như công tác xây dựng mô hình tổ chức xây dựng liên đội hoạt động mạnh. Nhưng nhờ sự kiên nhẫn quyết tâm tìm tòi ra nguyên nhân và giải pháp, để khắc phục khó khăn trong công tác đội.Từ đó tôi đã nghiên cứu rút ra được kinh nghiệm cho bản thân mình để công tác tốt đó là “xây dựng mô hình tổ chức hoạt động liên đội mạnh”, đưa vào thực hiện hoạt động đội và phong trào thiếu nhi trong nhà trường.
 2/. lý do chọn đề tài:
Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức của Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, do Đảng cộng sản Việt Nam sáng lập, do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trực tiếp phụ trách .
-Đội lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu rèn luyện cho đội viên, giúp đỡ đội viên phát triển mọi khả năng trong học tập, hoạt động vui chơi giải trí, thực hiện quyền và bổn phận theo luật bảo vệ và giáo dục trẻ em.
-Mục đích của tôi là: Nhằm vào việc đào tạo người kế tục sự nghiệp của Đảng và của dân tộc ta.Vì đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh là một thế hệ trẻ, là mầm móng, là chủ nhân tương lai của đất nước sau này. Chính vì thế tôi quyết định khắc phục mọi khó khăn để tìm ra phương hướng xây dựng hệ thống sinh hoạt tổ chức đội toàn diện. Để duy trì đưa vào phong trào hoạt động đội và phong trào thiếu nhi trong nhà trường đến đỉnh cao hoàn thiện hơn nữa, phù hợp với tình hình hiện nay, ngang tầm với “Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước”. Hoạt động đội mạnh thì nâng cao chất lượng học tập của các em học sinh và đội viên và góp phần thắng lợi hoạt động của nhà trường, vì thế tôi quyết định chọn đề tài này.
 II/. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN :
 1/. Thuận Lợi :
Thật ra muốn đưa công tác đội và phong trào thiếu nhi hoạt động đến mức toàn diện, không phải là một việc đơn giản. Nhưng nhờ sự kiên quyết và nhiệt tình của Tổng Phụ Trách đội và sự tham mưu, phối hợp chặc chẽ giữa Tổng Phụ Trách đội và lãnh đạo các cấp, phối kết hợp nhịp nhàn với các đoàn thể trong nhà trường và xây dựng kế hoạch hoạt động đội phù hợp rõ ràng, nên tôi được sự quan tâm ủng hộ nhiệt tình của Ban Giám Hiệu và các đoàn thể trong nhà trường, sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo các cấp và chính quyền địa phương, sự chỉ đạo chặt chẽ của Hội Đồng Đội xã, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đở cho đội hoạt động, trong đó có Ban phụ trách là lực lượng nồng cốt trong mọi hoạt động của đội và phong trào thiếu nhi, đặc biệt hơn là trường có 2 điểm nằm trên 1 ấp, nên mọi hoạt động đều đạt kết quả rất tốt, bên cạnh đó cũng nhờ sự nổ lực phấn đấu, đoàn kết của Ban Chỉ Huy liên, chi đội và các em đội viên, đó chính là mảnh lực thúc đẩy được các mặt hoạt động phong trào đội đạt hiệu quả .
 2/. Khó khăn :
 a/ Đối với Tổng phụ trách đội :
-Do Tổng Phụ Trách đội thay đổi liên tục, nên chuyên môn nghiệp vụ còn yếu, khả năng hoạt động hạn chế, tiếng nói không thu hút được tâm lý của đội viên, không đăït lòng tin với phụ trách chi đội và giáo viên chủ nhiệm .
-Tổng Phụ Trách không xây dựng được hệ thống tổ chức hoạt động của đội và phong trào thiếu nhi trong nhà trường cụ thể như: “Thành lập Ban phụ trách” để hỗ trợ cho mọi hoạt động của đội.
 -Xây dựng mô hình hoạt động đội không phù hợp, kế hoạch hoạt động không rõ ràng, không phong phú và không sáng tạo.
 -Sự tham mưu và phối hợp với lãnh đạo cấp trên, Ban Giám Hiệu và các đoàn thể, Hội đồng giáo viên trong nhà trường không chặc chẽ, chương trình hoạt động không phù hợp, hay bị trùng lắp với hoạt đọâng của nhà trường.
 -Tổng Phụ Trách Đội chưa sáng tạo trong việc xây dựng các loại quỹ và mua sắm trang tiết bị phục vụ cho đội hoạt động.
 -Không tổ chức được nhiều loại hình hoạt động phong trào “Văn hóa-Văn nghệ, thể dục-thể thao” đễ thu hút được tâm, sinh lý đội viên.
 -Tổng phụ trách đội thông tin tư tưởng đến Hội đồng giáo viên, phụ huynh học sinh và các em đội viên chưa cao về quyền lợi và lợi ích của người đội viên và tổ chức đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
 -Tổng Phụ Trách đội thiếu nhiệt tình, không năng nỗ, không kiên quyết, không sáng tạo được các hình thức hoạt động đội và phong trào thiếu nhi cho phong phú, nên không thu hút được đông đảo đội viên tham gia, từ đó dẫn đến việc sinh hoạt đội không có hiệu quả, không có chất lượng, từ đó kéo theo công việc thực hiện chương trình, kế hoạch đề bị tồn động, dẫn đến hoạt động kém hiệu quả.
 b/. Đối với đội viên :
 -Rất nhiều và rất nhiều đội viên không hiểu hệ thống của tổ chức đội, không hiểu được hoạt động của đội, lợi ích của người đội viên, vì các em còn nhỏ, tuổi trẻ hồn nhiên và hiếu động, một phần do vai trò trách nhiệm của Tổng phụ trách đội chưa thực hiện tốt công tác tuyên truyền giáo dục cụ thể như: Thông tin tư tưởng, giáo dục truyền thống đội, truyền thống cách mạng chưa sâu, chưa đạt yêu cầu, từ đó còn có một số đội viên còn xem nhẹ trong tổ chức đội, không hiểu được tổ chức đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh là gì? Mà tham gia vào đội phải lệ thuộc trong tổ chức đội, mà còn mất nhiều thời gian trong học tập, sẻû ảnh hưởng đến việc học tập của các em, nhưng các em không hiểu tổ chức đội là một tổ chức xã hội gần gũi nhất là tập thể trường lớp mà chính các em đang sống. Vì thế, sinh hoạt đội là một hình thức hoạt động hữu hiệu nhất để các em làm quen với lối sống cộng đồng một cách thực tế, với các bạn trong toàn thể nhà trường, các em tham gia vào tổ chức đội được phát triển trí tuệ, tình cảm, biết sống trong tinh thần kỷ luật tự giác, gắn mình vào đời sống chung đầy hấp dẫn nhưng không ích khó khăn, ràng buộc.
 -Một số đội viên còn bị tác động xấu bên ngoài xã hội, không chịu tìm tòi suy nghỉ vào tổ chức đội vì sự giáo dục của gia đình còn nhiều hạn chế về lãnh vực giáo dục và xã hội.
 -Một số đội viên vì điều kiện gia đình gặp khó khăn, nên không tham gia sinh hoạt đội đều được, vì ngoài giờ học ra còn phải phụ giúp gia đình. Đó cũng là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức đội .
 c/. Đối với giáo viên :
 -Đa số giáo viên chỉ được đào tạo qua chuyên môn sư phạm giáo dục, chưa được tham gia học tập bồi dưỡng kỹ năng sinh hoạt đội, chưa hiểu được tổ chức đội, nên việc tham gia hỗ trợ cho việc công tác đội còn nhiều hạn chế và không tích cực.
 -Một số giáo viên còn xem nhẹ việc tổ chức đội, thiếu nhiệt tình, thiếu trách nhiệm, vì xem tổ chức đội không phải là một tổ chức chuyên môn, không rèn luyện và không nâng cao được trình độ chuyên môn giáo dục. Chỉ cho việc tổ chức đội là nhiệm vụ của Tổng Phụ Trách đội, chưa thấy được tổ chức đội là một tổ chức chung của toàn xã hội, nhằm vào việc giáo dục toàn diện và đào tạo thế hệ trẻ, cho nên giao trách nhiệm cho Tổng Phụ Trách chỉ đạo và trực tiếp thực hiện. 
 -Một số giáo viên có tham gia, nhưng tham gia không nhiệt tình, chỉ thực hiện những việc bị ràng buộc trên lớp. Từ đó cũng dẫn đến việc hoạt động đội hiệu quả và chất lượng không cao.
 d/. Đối với phụ huynh :
 -Một số phụ huynh không hiểu được tổ chức đội, còn thiếu ý thức cho nên không hiểu được quyền lợi của đội viên, quyền lợi của con em mình nên chỉ coi trọng việc học tập còn xem nhẹ việc tổ chức đội, ít cho các em tham gia tốt các phong trào lớn do đội tổ chức.
 -Một số gia đình phụ huynh của đội viên, có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, cho nên ngoài giờ học của các em còn phải về phụ giúp gia đình, không có thời gian đễ tham gia sinh hoạt đội tốt.
 -Việc thông tin tư tưởng công tác xã hội và giáo dục truyền thống, của nhà trường và Hội đồng đội các cấp, chưa sâu, chưa rộng khắp, nên dẫn đến việc am hiểu của cá nhân từng gia đình phụ huynh không cao về lãnh vực công tác giáo dục truyền thống và sinh hoạt đội.
 -Một số gia đình phụ huynh thiếu trách nhiệm, thiếu ý thức đối với công tác giáo dục đội viên tham gia học tập và rèn luyện trong tổ chức đội.
 đ/. Đối với Ban Giám Hiệu:
 -Ban giám hiệu nhà  ... , động viên những đội viên còn hạn chế trong sinh hoạt đội, từ đó mới ghi được ấn tượng vào tinh thần của từng đội viên, thấy rõ được tổ chức đội là một tổ chức của thế hệ trẻ, là một trung tâm bồi dưỡng mầm móng tương lai của các em sau này. Là chủ nhân tương lai là một người tốt có ích cho xã hội, cho các em tích cực tham gia trong sinh hoạt đội đạt kết quả tốt hơn .
 -Muốn thực hiện tốt các biện pháp trên, nhưng phải đảm bảo về thời gian, địa điểm cho phù hợp. Trọng tâm là về nội dung, luôn thay đổi và phát huy những cái mới, nội dung không để trùng lặp. Chúng ta không nhất thiết buổi sinh hoạt phải đầy đủ các nội dung yêu cầu nhưng các buổi sinh hoạt phải theo từng chủ điểm và yêu cầu thực tế, sáng tạo, phong phú và phù hợp với lứa tuổi của các em để nâng cao chất lượng hoạt động đội cũng như chất lượng học tập của các em .
 * Công Tác Bồi Dưỡng Chỉ Huy:
 Bên cạnh việc giáo dục truyền thống sinh hoạt định kỳ, Tổng Phụ Trách đội phối hợp với Ban phụ trách mở nhiều lớp bồi dưỡng chỉ huy, cần tập trung những vấn đề sau:
 +Bồi dưỡng toàn diện, trong lớp bồi dưỡng nên lòng ghép nhiều chương trình, bồi dưỡng, sinh hoạt cũng là việc kiểm tra đánh giá, giúp đở Ban chỉ huy tháo gỡ những khó khăn còn vướn mắt trong tổ chức sinh hoạt.
 +Qua các hình thức gặp gở trao đổi với Ban chỉ huy và các thành viên, đặc biệt là thông qua các hoạt đông riêng của đội ngũ chỉ huy để kết hợp bồi dưỡng.
 +Chương trình bồi dưỡng phải trở thành chương trình chính khoá, nghĩa là phải đảm bảo tính chính thức và pháp chế, nội dung bồi dưỡng chúng ta cần chuẩn bị tốt như: “Đối tượng, nội dung chương trình, địa điểm, phương tiện, kinh phí và thời gian nhất định” thật phù hợp mới thu hút được chỉ huy tham gia và gây sự chú ý cho đội viên.
 +Song song với việc bồi dưỡng chỉ huy, chúng ta phải duy trì được các cuộc họp Ban chỉ huy liên, chi đội nhằm nâng cao chất lượng hoạt động. Họp là một biện pháp cụ thể, để bồi dưỡng nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ tập thể lãnh đạo các kiến thức và kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sinh hoạt...
 +Bồi dưỡng Ban chỉ huy là một tác phong làm việc thực tế, cụ thể, nhằm rèn luyện cho các em năng lực quản lý đội viên, giúp cho chỉ huy tự rèn luyện tác phong thực tế, cụ thể, lời nói đi đôi với việc làm không đại khái, qua loa mà phải tỉ mỉ chu đáo, Tổng Phụ Trách đội giao việc cho Ban phụ trách cũng như giao việc cho Ban chỉ huy, đội viên thực hiện.
 IV/. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC- BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
 1/. Kết Quả Đạt Được: 
 Muốn phát huy hết nội lực và hoạt động đội có hiệu quả mạnh mẽ toàn diện: Đối với Tổng phụ trách đội phải nhiệt tình năng nỗ mỗi công việc phải rõ ràng dứt khoát, luôn luôn đảm bảo trung thực công bằng dân chủ, phải cống hiến hết sức mình vì đàn em thân yêu, để đưa công tác đội ngày càng vững mạnh và xuất sắc, nhưng không quên muốn phát huy được phải có đội hình quản lý tốt như “ Ban phụ trách, Ban chỉ huy” hoạt động giỏi, đều đặng thì đội mới phát triển được. 
 -Từ thực hiện nhiều biện pháp và cách làm trên, các chi đội đã nắm bắt kịp thời các hoạt động, các phong trào mà Hội đồng đội cấp trên đã triển khai, từ đó giúp cho đội viên ở từng chi đội nắm bắt kiến thức của đội được kịp thời, thường xuyên, liên tục, từ đó giúp cho các em thắm nhuần, rất yêu thích công tác đội, giúp công tác đội hoạt động ngày càng mạnh mẻ . 
 - Từ nhiều hoạt động phong trào và thực hiện các biện pháp mới, đưa vào trong hệ thống tổ chức sinh hoạt liên đội, tôi nhận thấy đạt hiệu quả rất cao. Từ đầu năm đến cuối năm học. Được sự thống nhất cao và hỗ trợ của Ban Giám Hiệu và các đoàn thể, phụ huynh học sinh tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ cho hoạt động của đội, từ đó 100% các em học sinh trong độ tuổi đội đều tham gia sinh hoạt đội đầy đủ, các mặt hoạt động phong trào lớn và học tập trong nhà trường đạt kết quả rất tốt. Từ những thông tin tư tưởng đến thông tin đại chúng  Từ đó phụ huynh học sinh và giáo viên cũng hiểu được, đây là phong trào chung của nhà trường, của toàn xã hội. Vì tương lai là nguyện vọng của thế hệ trẻ sau này. Để trở thành con ngoan trò giỏi xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ, là người công dân tốt, là chủ nhân tương lai có ích cho xã hội .
 -Sau một thời gian thực hiện biện pháp mới, tôi thấy tất cả công việc của đội hoạt động trôi trải, không bị tồn động lại công việc và các em đội viên ở các chi đội đều tiếp thu đồng loạt các hoạt động đội của Hội đồng đội đề ra, đều thực hiện đạt kết quả từ 90% trở lên theo yêu cầu . 
 -Từ đó ta thấy tất cả các buổi sinh hoạt ở liên, chi đội rất sôi nổi, náo nhiệt, các em rất thích tham gia sinh hoạt đội . Những buổi sinh hoạt các em đi rất đầy đủ có những chi đội thường xuyên đi sinh hoạt đạt 100% .
 -Vả lại khi áp dụng biện pháp mới này đội ngũ Ban phụ trách, Ban chỉ huy liên đội – chi đội phát huy những mặt mạnh sẳn có của các em . Đồng thời khơi dậy những tìm năng còn tiền ẩn trong các em, giúp các em vươn tới những phẩm chất năng lực cần có của người chỉ huy, qua đó bồi dưỡng khả năng tổ chức và quản lý một cách toàn diện, khoa học .
 2/. Bài Học Kinh Nghiệm:
 -Trước kia muốn tập trung đội ngũ ban chỉ huy liên đội là một vấn đề rất khó khăn, vì điều kiện thực tế ở nơi này, mỗi đơn vị trường tiểu học có rất nhiều điểm lẻ, muốn tập huấn hay hướng dẫn một vấn đề công việc gì của đội ở từng chi đội thì phải nói là gặp rất khó khăn, cần có phương tiện đi lại thường xuyên, phải tốn một phần thời gian lâu dài, có khi công việc đến khi trôi trải phải mất hàng tháng, khi đó những chi đội tiếp thu sau cùng coi như đã quá muộn, còn các chi đội tiếp thu trước thì đã quá lâu mất hết hưng phấn hoạt động . 
 -Nhìn lại từ khi hoạt động phương pháp mới, tôi thấy kết quả công việc hoạt động của đội rất có kết quả, mọi yêu cầu hay hoạt động phong trào đều thực hiện trong một thời gian nhất định . Từ đó cho ta thấy công việc của đội đã được ban phụ trách và ban chỉ huy liên, chi đội tiếp sức rất nhiều giúp cho công tác đội ngày một lớn mạnh .
 -Nhưng cũng không quên là thành lập được ban phụ trách, muốn thành lập được Ban phụ trách thì không có gì là khó, nhưng muốn ban phụ trách hoạt động được, hoạt động tốt đều cũng là một vấn đề không phải dể. Đòi hỏi Tổng phụ trách luôn luôn suy nghỉ, không ngừng sáng tạo mục tiêu chủ đề, tham mưu tốt với Ban Giám Hiệu và các đoàn thể trong nhà trường tìm cách lập kế hoạch cho chặt chẻ cụ thể, hướng dẫn rỏ ràng cho Ban phụ trách, ban chỉ huy nắm vững những việc mà trong kế hoạch đã đề ra .
 -Cuối cùng có đạt kết quả cao hay không, thì cũng nói đến sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, Hội đồng giáo viên, các đoàn thể trong nhà trường, Hội đồng đội xã và lãnh đạo các cấp, đây chính là mối quan hệ mật thiết giữa nhà trường và đoàn thể.
 -Nói đến hoạt động đội và phong trào thiếu nhi, thì Tổng phụ trách và Ban phụ trách phối hợp chỉ đạo thực hiện, nhưng Ban giám hiệu là người quyết định hoạt động được hay không, còn việc thực hiện đạt kết quả hay không là tổng phụ trách đội phải có kế hoạch rỏ ràng và phù hợp .
 -Từ đó tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm rất sâu sắc, về biện pháp mô hình cũng như về hình thức xây dựng hệ thống sinh hoạt trong việc tổ chức liên đội vững mạnh . Đây cũng là một bài học quý trong công tác đội mà nhiều năm tôi đã tìm tòi và đút kết được những mô hình và biện pháp trên.
 Dù trong lĩnh vực nào, nhiệm vụ công tác nào, dù khó khăn cách mấy, nếu ta có tính kiên trì, sáng tạo và nhiệt tình trong công tác trong nghề nghiệp và cố gắng học hỏi, trao đổi rút kinh nghiệm, từ những người đi trước, thì ta sẽ vượt qua được những khó khăn trong công tác để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao .
 C.KẾT LUẬN :
 -Việc thực hiện theo đề tài : “tổ chức xây dựng mô hình sinh hoạt liên đội mạnh ” . Mang lại cho ta kết quả rất khả quan, đòi hỏi Tổng phụ trách đội luôn tìm tòi sáng tạo trong việc soạn thảo hướng dẫn kế hoạch cho ban phụ trách - Ban chỉ huy liên đội thực hiện . Qua đó cũng hiểu được hoạt động của đội là hoạt động chính trị xã hội đặc biệt dành riêng cho thiếu niên, nhi đồng . Việc bồi dưỡng lực lượng ban chỉ huy giúp cho các em thạo việc, biết tổ chức và quản lý hoạt động là yêu cầu cần thiết. Để làm tốt công tác bồi dưỡng ban chỉ huy, đòi hỏi Tổng phụ trách phải có trình độ nghiệp vụ vững vàng, có phương pháp lao động hợp lý, thuận lợi để thực hiện nhiệm vụ . 
 -Kinh nghiệm về công tác tổ chức xây dựng mô hình công tác đội trong nhà trường. Đã được Ban Giám Hiệu nhà trường công nhận là: Có tiến trình phát triển rất tốt, đạt kết quả cụ thể và thực tế. Đã nhiều năm được Hội Đồng Đội huyện, tỉnh công nhận là liên đội mạnh.
 	 Đông Thái, Ngày 16 / 05/ 2008.
	 Người Viết Sáng kiến
 HIỆU TRƯỞNG 	 CÔNG ĐOÀN NHÀ TRƯỜNG 
 Chủ tịch 
 Nguyễn Quốc Việt 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_mo_hinh_sinh_hoat_lien_doi_ma.doc