1. Lý do chọn đề tài:
Trong hệ thống giáo dục, bậc Tiểu học được xem như nền móng của quá trình xây dựng tri thức. Bậc học này có vai trò hết sức quan trọng, góp phần hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Hiện nay Chương trình Tiểu học mới ngày càng nâng cao về kiến thức lẫn kĩ năng thực hành. Để đáp ứng mục tiêu giáo dục Tiểu học hiện nay, đòi hỏi người giáo viên cần phối hợp các phương pháp giảng dạy phù hợp cho từng phân môn. Với chương trình mới này học sinh sẽ tiếp thu nội dung bài học từ đơn giản đến nâng cao dần, xung quanh những vấn đề gần gũi cuộc sống hàng ngày của các em.
Môn Tiếng Việt cũng vậy, bước đầu dạy cho học sinh biết những tri thức sơ giản cần thiết bao gồm ngữ âm, chữ viết, luyện từ và câu, trong đó có phân môn Chính tả, giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng tiếng Việt. Vì vậy phân môn Chính tả có vị trí quan trọng trong cơ cấu chương trình môn Tiếng Việt phổ thông nhất là ở trường Tiểu học.
Mục đích của phân môn Chính tả ở lớp 2 là giúp học sinh rèn luyện kĩ năng viết chính tả và kĩ năng nghe ở các mức độ rèn luyện chính tả đoạn, bài: nhìn - viết ( tập chép ) hoặc nghe- viết một đoạn có độ dài trên dưới 50 tiếng. Chính tả âm vần nhằm luyện viết các từ có âm-vần dễ viết sai chính tả, do không nắm vững qui tắc của chữ Quốc ngữ hoặc do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
MỤC LỤC Trang A. Phần mở đầu: 2 1. Lí do chọn đề tài: 2 2. Mục đích nghiên cứu: 3 3. Giới hạn nghiên cứu: 3 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu: 3 5. Giả thuyết nghiên cứu 4 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 7. Phương pháp nghiên cứu 4 8. Kế hoạch nghiên cứu 4 B. Phần nội dung: 5 1. Cơ sở lý luận 5 2. Cơ sở thực tiễn 6 3. Biện pháp thực hiện 7 C. Phần kết luận 10 Kết quả đạt được 10 Bài học kinh nghiệm 12 D. Tài liệu tham khảo 14 Tên đề tài: BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VIẾT ĐÚNG CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH LỚP 2B. A. PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Lý do chọn đề tài: Trong hệ thống giáo dục, bậc Tiểu học được xem như nền móng của quá trình xây dựng tri thức. Bậc học này có vai trò hết sức quan trọng, góp phần hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Hiện nay Chương trình Tiểu học mới ngày càng nâng cao về kiến thức lẫn kĩ năng thực hành. Để đáp ứng mục tiêu giáo dục Tiểu học hiện nay, đòi hỏi người giáo viên cần phối hợp các phương pháp giảng dạy phù hợp cho từng phân môn. Với chương trình mới này học sinh sẽ tiếp thu nội dung bài học từ đơn giản đến nâng cao dần, xung quanh những vấn đề gần gũi cuộc sống hàng ngày của các em. Môn Tiếng Việt cũng vậy, bước đầu dạy cho học sinh biết những tri thức sơ giản cần thiết bao gồm ngữ âm, chữ viết, luyện từ và câu, trong đó có phân môn Chính tả, giúp học sinh hình thành năng lực và thói quen viết đúng tiếng Việt. Vì vậy phân môn Chính tả có vị trí quan trọng trong cơ cấu chương trình môn Tiếng Việt phổ thông nhất là ở trường Tiểu học. Mục đích của phân môn Chính tả ở lớp 2 là giúp học sinh rèn luyện kĩ năng viết chính tả và kĩ năng nghe ở các mức độ rèn luyện chính tả đoạn, bài: nhìn - viết ( tập chép ) hoặc nghe- viết một đoạn có độ dài trên dưới 50 tiếng. Chính tả âm vần nhằm luyện viết các từ có âm-vần dễ viết sai chính tả, do không nắm vững qui tắc của chữ Quốc ngữ hoặc do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. Kết hợp luyện tập chính tả với việc rèn luyện cách phát âm, củng cố nghĩa từ, trau dồi về ngữ pháp Tiếng Việt góp phần phát triển một số thao tác tư duy ( nhận xét, so sánh, liên tưởng, ghi nhớ ). Qua đó bồi dưỡng cho học sinh một số đức tính và thái độ cần thiết trong công việc như: cẩn thận, sạch sẽ, chính xác có óc thẩm mỹ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm. Cũng như các phân môn khác trong môn Tiếng Việt, phân môn Chính tả có tính chất nổi bật là tính thực hành. Bởi thế nên chỉ có thể hình thành các kĩ năng-kĩ xảo chính tả cho học sinh thông qua việc thực hành, luyện tập. Do đó, trong phân môn này các qui tắc chính tả, các đơn vị kiến thức mang tính chất lý thuyết không được bố trí trong một tiết dạy riêng mà dạy lồng trong hệ thống bài tập chính tả. Thế nên: Để giúp học sinh học tốt phân môn Chính tả phải làm thế nào? Điều đó còn phụ thuộc vào giáo viên - là người tổ chức, hướng dẫn các em để viết một đoạn văn, bài văn, hay là một nội dung tóm tắt của bài tập đọc mà các em đã học. Để giúp học sinh học tốt phân môn Chính tả, và làm giảm bớt học sinh học yếu chính tả trong lớp, bản thân nhận thấy là một khâu quan trọng hàng đầu trong công tác chủ nhiệm của mỗi giáo viên chúng ta. Làm sao để tiết dạy được nhẹ nhàng, học sinh có độ tiến đều, có trình độ ngang nhau hoặc chỉ hơn kém nhau đôi chút? Những câu hỏi đó cứ day dứt trong tôi. Xuất phát từ những lí do trên, giáo viên quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “ Biện pháp rèn luyện kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2B.” 2. Mục đích nghiên cứu: 2.1. Tìm hiểu thực trạng việc viết đúng chính tả của học sinh lớp 2B Trường Tiểu học Thiện Hưng B - huyện Bù Đốp - tỉnh Bình Phước. (năm học 2008-2009) 2.2. Tìm hiểu thái độ khi học môn Chính tả của học sinh lớp 2B Trường Tiểu học Thiện Hưng B - huyện Bù Đốp - tỉnh Bình Phước. 2.3. Trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng dạy- học môn Chính tả của học sinh Khối 2 - Trường Tiểu học Thiện Hưng B - huyện Bù Đốp - tỉnh Bình Phước. 3. Giới hạn nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu biện pháp để rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 2B - Trường Tiểu học Thiện Hưng B, năm học 2008-2009. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu : Thực trạng viết chính tả của học sinh lớp 2B Trường Tiểu học Thiện Hưng B - huyện Bù Đốp - tỉnh Bình Phước. (năm học 2008-2009) - Khách thể nghiên cứu : Một số kinh nghiệm của các giáo viên trong trường để rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh. 5. Giả thuyết nghiên cứu: Nếu tất cả các lớp 2 trong huyện Bù Đốp có hoàn cảnh và thực trạng giống như lớp 2B trường Tiểu học Thiện Hưng B áp dụng những kinh nghiệm mà đề tài này nêu lên thì chất lượng dạy – học môn Chính tả ở lớp 2 sẽ được nâng lên rõ rệt. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài đã tự xác định những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: 6.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài. 6.2. Tìm hiểu thực trạng dạy – học môn Chính tả của giáo viên và học sinh ở lớp 2B Trường tiểu học Thiện Hưng B, năm học 2008-2009 6.3. Đề xuất các biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho HS lớp 2. 7. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp điều tra. Phương pháp quan sát. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm. Phương pháp thực nghiệm. Phương pháp thống kê. 8. Kế hoạch nghiên cứu: Tháng 9/ 2008: Đăng kí đề tài, lập đề cương. Tháng 9-10/ 2008: Điều tra thực trạng việc học môn Chính tả của học sinh lớp 2B – trường Tiểu học Thiêïn Hưng B. Tháng 11 / 2008 đến cuối tháng 12 / 2008: Thu thập và xử lí các số liệu điều tra ; Thống kê phân tích các số liệu ; Viết đề tài, báo cáo sơ bộ ; Chỉnh sửa và hoàn thiện đề tài. B. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận: Chính tả là một môn học viết đúng mặt chữ, viết đúng những hình thức ngữ pháp dù chỉ là hình thức trên mặt chữ. Chính tả là một hệ thống qui phạm bắt buộc đối với mọi người chung một ngôn ngữ. Chính tả tiếng Việt đã được qui định khá chặt chẽ. Tuy vậy, còn một vài lĩnh vực chưa thật nhất trí, hoặc đã nhất trí nhưng chưa được thực hiện đồng bộ như : i/y, tên riêng tiếng Việt, tên riêng tiếng nước ngoài, thuật ngữ khoa học mượn từ các ngôn ngữ Châu Âu. Nhưng cần chú ý rằng chuẩn chính tả là hiện thực, là bắt buộc, trong khi chuẩn phát âm chỉ là giả tạo, không được bắt buộc, chỉ nên khuyến khích sửa giọng ít nhiều để học sinh chúng ta bước đầu có ý thức trong việc phát âm theo chuẩn chính tả. Nhìn chung phân môn Chính tả lớp 2 có tính tích hợp cao. Tuy vẫn là giúp học sinh tập viết và luyện đọc cho chính xác, nhưng đã có thêm những yêu cầu kết hợp cao hơn về từ vựng, ngữ pháp và trình bày văn bản. Trong năm học này, số liệu thống kê đầu năm cho thấy : * Tổng số học sinh lớp 2B: 24 em ; Nữ : 9 em. * Học sinh yếu chính tả là: 8 em Sau kì khảo sát chất lượng đầu năm, khi đã nắm được số học sinh học yếu chính tả, bản thân tiến hành tìm hiểu nguyên nhân vì sao các em học yếu chính tả, nắm vững tình hình của từng đối tượng để có biện pháp khắc phục cho từng đối tượng học sinh trong lớp. Qua tìm hiểu bản thân được biết số học sinh học yếu chính tả này là do nhiều nguyên nhân khác nhau. * Về giáo viên: Khi dạy chính tả giáo viên chỉ dừng lại ở mức độ: + Chỉ cho học sinh phân tích từ khó viết ở bảng con. + Ít chú trọng xác định rõ ràng, cụ thể nội dung bài chính tả (hay tập chép) và nhận xét những hiện tượng chính tả cần lưu ý trong bài (theo Sách giáo khoa). + Chưa thật chú trọng việc hướng dẫn cụ thể học sinh nhận biết (phân tích, so sánh, ghi nhớ ) và tập viết các chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn. + Có đôi lúc việc phát âm của giáo viên chưa thật chuẩn. * Về học sinh: - Trình độ học sinh không đồng đều, còn chênh lệch nhiều trong lớp. + Đọc bài còn chậm. + Chưa nắm được qui tắc chính tả. + Do trí phát triển còn chậm. + Do lơ đễnh, không tập trung trong lúc giáo viên hướng dẫn bài. + Do các em phát âm chưa chuẩn. - Các lỗi chính tả các em thường mắc phải là: + Chưa nắm vững qui tắc chính tả của chữ Quốc ngữ ( c/k; g/gh; ng/ngh; ia/ya; iê/yê) hoặc do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương như ( l/n; tr/ch; s/x; r/d/gi) + Học sinh còn viết thừa, viết sai nét do chưa nắm vững cấu trúc của âm tiết tiếng Việt. + Chưa nắm vững nghĩa từ và cách phát âm chưa chuẩn nên các em thường viết sai ở các từ có vần giống nhau như : an/ang; in/inh; oan/oang; iên/iêng) 2. Cơ sở thực tiễn: Dạy phân môn Chính tả thông thường có ba hình thức: chính tả đoạn, bài là nhìn - viết ( tập chép ); nghe - viết và nhớ - viết. Nhưng do kĩ năng viết của học sinh lớp 2 chưa thật vững nên Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 coi trọng hình thức tập chép và chưa đưa hình thức nhớ - viết vào. Thực ra thì chính tả-tập chép là một bước chuẩn bị cho chính tả nghe - viết. Học sinh chỉ thấy có một sự khác nhau: tập chép là các em tự đọc lấy để chép, còn nghe - viết thì ... mẫu, phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải, tạo điều kiện cho học sinh chú ý đến những hiện tượng chính tả cần viết đúng. Bên cạnh đó cần để học sinh nắm vững cơ sở lý thuyết của những hiện tượng chính tả dễ nhầm . Đối với những trường hợp chính tả có qui tắc, giáo viên thường xuyên nhắc nhở để học sinh nhớ lại các quy tắc chính tả đã biết (nếu không làm việc này thường xuyên thì học sinh rất dễ quên các quy tắc chính tả đã học) - Giáo viên cần chú ý nhiều hơn nữa những em học sinh yếu, sử dụng nhiều biện pháp để giảm số lượng học sinh đọc bài chậm hoặc học sinh lơ đễnh trong giờ học. - Giáo viên giải thích cho học sinh hiểu việc đọc bài chậm dẫn đến viết chính tả sai, đồng thời đề ra phương pháp học ở nhà có sự kết hợp đôn đốc, kiểm tra của phụ huynh. - Trong thời gian giảng bài, bất chợt giáo viên gọi ngay những em không tập trung nhắc nhở tư thế ngồi học, chú ý nghe giảng và những em này giáo viên cũng cần sắp xếp cho ngồi lên trên, nơi gần giáo viên nhất. - Đối với những em khắc phục được ngay: Nguyên nhân: Là do về nhà không xem lại bài, không làm theo hướng dẫn của giáo viên, xem như phần kiến thức không được củng cố nên các em quên không nhớ được từ khó phải viết như thế nào cho đúng. Biện pháp: Trong quá trình giảng giải bản thân chú ý thường xuyên gọi các em này nhiều hơn, sau vài tuần học, thấy các em có tiến bộ dần. - Đối với những em cần phải khắc phục dần: Nguyên nhân: Những em này là do trí tuệ phát triển chậm hơn bạn trong lớp nên việc tiếp thu bài chưa thật tốt. Ngoài ra còn do lơ đễnh không tập trung trong lúc giáo viên hướng dẫn bài. Biện pháp: Trong quá trình phụ đạo thêm, giáo viên theo dõi kết quả từng tháng xem các em này có tiến bộ hay không, nếu có thì tiến bộ đến mức độ nào, để có hướng giúp đỡ, uốn nắn, bồi dưỡng kịp thời, ở đây đòi hỏi giáo viên chúng ta phải kiên trì, không bỏ lững, vì nếu không chú ý các em sẽ trở lại tình trạng ban đầu thì càng khó khăn hơn. Bởi vì khi phụ đạo thêm thì dứt khoát phải có kết quả rõ rệt, mặc dù có tiến bộ đôi chút cũng được. ********************************** C. PHẦN KẾT LUẬN: v Kết quả đạt được: Trong 2 năm học trước, tỉ lệ học sinh Khối 2 có điểm bài thi chính tả cuối năm dưới trung bình là khá cao. Cụ thể : THỐNG KÊ KẾT QUẢ ĐIỂM BÀI THI CHÍNH TẢ CUỐI NĂM CỦA HỌC SINH KHỐI 2 NĂM HỌC LỚP TSHS Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm 3-4 Điểm 1-2 SL % SL % SL % SL % SL % 2006 2007 2A 19 4 21.1 6 31.6 7 36.8 1 5.3 1 5.2 2B 24 5 20.8 6 25.0 9 37.5 3 12.5 1 4.2 2C 17 3 17.6 4 23.5 7 41.2 2 11.8 1 5.9 2D 22 1 4.5 4 18.2 10 45.5 4 18.2 3 13.6 TC 82 13 15.9 20 24.4 33 40.2 10 12.2 6 7.3 2007 2008 2A 24 4 16.7 8 33.3 9 37.5 1 4.2 2 8.3 2B 26 5 19.2 7 26.9 10 38.5 3 11.5 1 3.9 2C 20 3 15.0 6 30.0 8 40.0 3 15.0 0 0 2D 16 1 6.2 3 18.8 7 43.8 2 12.5 3 18.7 TC 86 13 15.1 24 27.9 34 39.5 9 10.5 6 7.0 Nay, nhờ áp dụng các biện pháp nêu trên nên bước đầu đã làm giảm bớt học sinh yếu chính tả. Ở lớp 2B, đầu năm có 8 em yếu, hiện nay chỉ còn 1 em. Aùp dụng đề tài này trong toàn Khối 2, kết quả thu được như sau : THỐNG KÊ ĐIỂM BÀI THI CHÍNH TẢ CỦA HỌC SINH KHỐI 2. NĂM HỌC : 2008 – 2009. Giai đoạn khảo sát LỚP TSHS Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm 3-4 Điểm 1-2 SL % SL % SL % SL % SL % ĐẦU NĂM 2A 25 2 8.0 4 16.0 8 32.0 6 24.0 5 20.0 2B 24 2 8.4 2 8.3 12 50.0 5 20.8 3 12.5 2C 15 1 6.7 3 20.0 5 33.3 4 26.7 2 13.3 2D 18 0 0 2 11.1 5 27.8 6 33.3 5 27.8 TC 82 5 6.1 11 13.4 30 36.6 21 25.6 15 18.3 GIỮA KÌ I 2A 25 4 16.0 6 24.0 9 36.0 3 12.0 3 12.0 2B 24 4 16.7 5 20.8 10 41.6 3 12.5 2 8.4 2C 15 2 13.3 4 26.7 6 40.0 2 13.3 1 6.7 2D 18 1 5.5 2 11.1 7 38.9 5 27.8 3 16.7 TC 82 11 13.4 17 20.7 32 39.0 13 15.9 9 11.0 CUỐI KÌ I 2A 25 6 24.0 7 28.0 10 40.0 2 8.0 0 0 2B 24 6 25.0 9 37.5 8 33.3 1 4.2 0 0 2C 15 4 26.7 5 33.3 5 33.3 1 6.7 0 0 2D 18 2 11.1 4 22.2 8 44.4 3 16.7 1 5.6 TC 82 18 22.0 25 30.5 31 37.8 7 8.5 1 1.2 v Những mặt áp dụng có hiệu quả: + Thực hiện được yêu cầu của các bài tập củng cố chính tả (viết đúng âm đầu, đúng vần, đúng thanh điệu) kết hợp với các kiến thức về từ vựng, ngữ pháp và trình bày văn bản. + Thực hiện yêu cầu viết đúng các dấu câu và viết tất cả các chữ hoa. + Đạt được tốc độ viết khoảng 50 tiếng / 15 phút + Học sinh nắm được qui tắc chính tả tiếng Việt (c/k; g/gh; ng/ngh; ia/ya; iê/yê; thanh hỏi / thanh ngã; an/ang; ac/at; uc/ ut; r/d/gi) + Học sinh nhận xét được những hiện tượng chính tả cần viết đúng. + Đa số học sinh có chữ viết tương đối đúng mẫu, đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi/1 bài (trên dưới 50 chữ). + Trong chữa bài, học sinh biết đối chiếu bài chính tả của mình với đoạn văn trong Sách giáo khoa và đối chiếu bài chính tả của mình với bài chép của giáo viên trên bảng. + Bằng câu hỏi, bằng lời giải thích của giáo viên, học sinh nắm vững được yêu cầu của bài tập và làm được bài tập một cách dễ dàng, nhanh chóng, chỉ còn một số ít em không chú ý làm còn hơi chậm và sai vài ba từ. v Những mặt cần tiếp tục nghiên cứu khắc phục: Còn một số học sinh phát âm chưa chuẩn ở các âm gi, tr, ch, v, r, do các em này có giọng nói chưa chuẩn; do cách phát âm của gia đình học sinh nên trong quá trình viết chính tả các em còn nhầm lẫn, viết sai theo cách phát âm của mình, mặc dù giáo viên đã sửa chữa rất nhiều lần. v Bài học kinh nghiệm: Dạy phân môn Chính tả đòi hỏi giáo viên chúng ta phải nắm chắc hệ thống kiến thức, kĩ năng cơ bản. Biết kết hợp luyện tập chính tả với việc rèn luyện cách phát âm, củng cố nghĩa từ, trau dồi kiến thức về ngữ pháp tiếng Việt, góp phần phát triển một số thao tác tư duy, nhận xét, so sánh, liên tưởng, ghi nhớ Ngoài ra cần bồi dưỡng cho học sinh một số đức tính và thái độ cần thiết trong công việc như cẩn thận, chính xác, có óc thẩm mĩ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm. Chuẩn chính tả là hiện thực, là bắt buộc, trong khi chuẩn phát âm chỉ mang tính hình thức, không nên bắt buộc, chỉ khuyến khích học sinh phát âm đúng chuẩn để làm phương tiện cho việc dạy - học chính tả. Do đó giáo viên nên khuyến khích sửa giọng ít nhiều để học sinh bước đầu có ý thức về phát âm theo chuẩn chính tả vì chính tả là một hệ thống qui phạm, bắt buộc đối với mọi người có chung một ngôn ngữ. Ngoài ra phân môn Chính tả còn có tính tích hợp cao. Tuy vẫn là giúp học sinh tập viết và luyện đọc cho chính xác, nhưng yêu cầu kết hợp cao hơn, thế nên về phương pháp dạy học, rất cần chú ý tinh thần tích hợp ấy của chương trình. Giáo viên chúng ta cần phát âm thật chuẩn, rõ ràng, tốc độ vừa phải, hầu tạo điều kiện cho học sinh chú ý đến những hiện tượng chính tả cần viết đúng, qua đó rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng ngôn ngữ. Giáo viên cần quan tâm theo sát trình độ của từng đối tượng, tìm tòi suy nghĩ, đưa ra biện pháp thích hợp khắc phục kịp thời những khuyết điểm vể lỗi chính tả. Học sinh cần nắm vững qui tắc chính tả của tiếng Việt, xác định được nội dung bài chính tả qua gợi ý của giáo viên và nhận xét được những hiện tượng chính tả cần lưu ý trong bài. v Hướng phổ biến đề tài: Với những kết quả đạt được của đề tài, có thể áp dụng đề tài này trong toàn trường và phổ biến rộng rãi đến các trường trong toàn huyện. v Hướng nghiên cứu tiếp: Trong năm học tới, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu bổ sung để hoàn thiện đề tài, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học môn Chính tả lớp 2. Do năng lực còn hạn chế nên đề tài vẫn còn thiếu sót, rất mong sự đóng góp nhiệt tình của đồng nghiệp, của Hội đồng khoa học các cấp. Thiện Hưng B, ngày 30 tháng 12 năm 2008 Người viết Lê Thị Mai D. TÀI LIỆU THAM KHẢO: - Sách giáo viên Tiếng Việt 2, SGK Tiếng Việt 2 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Tạp chí Thế giới trong ta. - Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2 của Bộ Giáo dục và Đào tạo , Đại học Huế - Trung tâm Đào tạo từ xa (Lê Thị Hoài Nam). ****************************************** PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ KHỐI .. .. .. .................................................................................................................................................................................. . . . .. .. .. Thiện Hưng B, ngày tháng năm 2009 KHỐI TRƯỞNG PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG .. .. .. .................................................................................................................................................................................. . . . .. .. .. Thiện Hưng B, ngày tháng năm 2009 CHỦ TỊCH HĐKH TRƯỜNG PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHỊNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN BÙ ĐỐP .. .. .. .................................................................................................................................................................................. . . . .. .. .. Bù Đốp, ngày tháng năm 2009 CHỦ TỊCH HĐKH
Tài liệu đính kèm: