Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2

RÈN KỸ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

 - Ở bậc tiểu học môn tập đọc giữ vai trò rất quan trọng trong chương trình Tiếng Việt. Nó đóng vai trò quyết định tới chất lượng của học sinh, từ chỗ học sinh đọc lưu loát, đọc đúmg, đọc diễn cảm thì học sinh mới hiểu được ý nghĩa của câu văn, đoạn văn, cả bài văn, bài thơ. Hơn nữa việc đọc lưu loát giúp học sinh có thể đọc tốt hơn cho các môn học khác.

 - Bản thân tôi đã từng dạy lớp 4 - 5 thấy rằng: Một tiết tập đọc dạy thành công cũng thật khó vô cùng. Ngay cả những giờ dạy minh họa hay dạy chuyên đề cũng cần có sự thông cảm của đồng nghiệp. Mặt khác khi dạy môn tập đọc mà giáo viên chưa chú trọng đến việc rèn kỹ năng đọc đúng mà giáo viên chỉ chú ý đến việc tập đọc lưu loát hơn thôi thì chưa đủ. Vì vậy muốn HS đọc tốt thì GV phải là người đọc chuẩn mực(Cả phát âm, đọc diễn cảm tốc độ đọc ) Từ đó học sinh mới nhận thức và coi đó là mẫu để các em học tập. Nhưng một tiết dạy tập đọc không thành công có rất nhiều nguyên nhân, có thể từ phía HS có thể từ phía giáo viên, có thể do ngoại cảnh đem lại

 - Bấy lâu nay phân môn tập đọc ít chú trọng đến việc rèn đọc cho HS. Vì vậy các em thường đọc ngọng các phụ âm đầu l/n; s/x và cả ngọng dấu thanh .

 Từ những hạn chế trên, tôi đã trăn trở suy nghĩ và chọn đề tài này để nghiên cứu áp dụng vào thực tế trong giảng dạy cho học sinh lớp 2 nhằm mục đích giúp học sinh có kỹ năng đọc tốt hơn.

 

doc 17 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 1183Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 2
Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài:
	- ở bậc tiểu học môn tập đọc giữ vai trò rất quan trọng trong chương trình Tiếng Việt. Nó đóng vai trò quyết định tới chất lượng của học sinh, từ chỗ học sinh đọc lưu loát, đọc đúmg, đọc diễn cảm thì học sinh mới hiểu được ý nghĩa của câu văn, đoạn văn, cả bài văn, bài thơ. Hơn nữa việc đọc lưu loát giúp học sinh có thể đọc tốt hơn cho các môn học khác.
	- Bản thân tôi đã từng dạy lớp 4 - 5 thấy rằng: Một tiết tập đọc dạy thành công cũng thật khó vô cùng. Ngay cả những giờ dạy minh họa hay dạy chuyên đề cũng cần có sự thông cảm của đồng nghiệp. Mặt khác khi dạy môn tập đọc mà giáo viên chưa chú trọng đến việc rèn kỹ năng đọc đúng mà giáo viên chỉ chú ý đến việc tập đọc lưu loát hơn thôi thì chưa đủ. Vì vậy muốn HS đọc tốt thì GV phải là người đọc chuẩn mực(Cả phát âm, đọc diễn cảm tốc độ đọc) Từ đó học sinh mới nhận thức và coi đó là mẫu để các em học tập. Nhưng một tiết dạy tập đọc không thành công có rất nhiều nguyên nhân, có thể từ phía HS có thể từ phía giáo viên, có thể do ngoại cảnh đem lại
	- Bấy lâu nay phân môn tập đọc ít chú trọng đến việc rèn đọc cho HS. Vì vậy các em thường đọc ngọng các phụ âm đầu l/n; s/xvà cả ngọng dấu thanh.
	Từ những hạn chế trên, tôi đã trăn trở suy nghĩ và chọn đề tài này để nghiên cứu áp dụng vào thực tế trong giảng dạy cho học sinh lớp 2 nhằm mục đích giúp học sinh có kỹ năng đọc tốt hơn.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
	- Nghiên cứu sách giáo khoa, sách giáo viên lớp 2 (Chương trình mới) các tài liệu khác có liên quan đến dạy môn Tiếng Việt: Tạp chí giáo dục tiểu học, thế giới trong ta, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 3, giúp em học tốt môn Tiếng Việt 2..
	- Những kiến thức liên quan trực tiếp đến nội dung và phương pháp giảng dạy môn Tiếng Việt.
	- Tìm hiểu thực trạng việc giảng dạy phân môn tập đọc tại lớp 2D Trường TH Lê Văn Tám.
	- Đề xuất các phương pháp sư phạm cần thiết để đạt yêu cầu bài dạy.
3. Các phương pháp nghiên cứu.
	+ Nghiên cứu các tài liệu lý luận có liên quan đến nội dung môn Tiếng Việt.
	- Sách giáo khoa, sách giáo viên lớp 2 cải cách.
	- Các văn bản chỉ thị của phòng - Sở giáo dục đào tạo.
	+ Phương pháp điều tra trắc nghiệm - Quan sát.
	+ Điều tra về chất lượng thực hành kỹ năng thực hành luyện tập.
	+ Điều tra việc học môn Tiếng Việt của HS lớp 2.
	+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
	+ Phương pháp tổng kết:
	+ Phương pháp trực quan.
	+ Phương pháp thảo luận nhóm
	Dựa vào những kinh nghiệm giảng dạy của đồng nghiệp, của các giáo viên dạy giỏi cấp Thành Phố, cấp Tỉnh. Kết hợp với kinh nghiệm của bản thân trong suốt quá trình thực tế giảng dạy.
Phần nội dung
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
I. Cơ sở lý luận.
	- Đọc là một trong bốn dạng hoạt động ngôn ngữ nhằm chuyển dạng hình thức chữ viết sang lời nói có âm thanh, là quá trình chuyển từ hình thức chữ viết sang đơn vị nghĩa không có âm thanh. Như vậy dạy tập đọc nhằm giải quyết bộ mã gồm hai bậc: Từ chữ sang âm, nghĩa. Không những thế đọc còn là một quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì đọc được. Trên thực tế nhiều khi ta chưa hiểu đầy đủ khái niệm "Đọc". Nhiều khi người ta chỉ nói đến đọc như nói đến việc sử dụng bộ mã chữ - âm. Còn việc chuyển từ âm -> nghĩa không được chú ý đúng mức. Như vậy đọc là một hoạt động nhân tin, hoạt động được xảy ra khi người nắm được chữ viết. Đọc là dùng mắt (thị giác) chuyển hoá ký hiệu chữ viết trong văn bản thành dòng âm thanh ngôn ngữ sau đó thao tác tư duy xảy ra giúp người đọc thông hiểu nội dung chữ trong văn bản.
1. ý nghĩa của việc đọc.
	Phân môn tập đọc mục đích rèn cho HS những kỹ năng đọc, giúp các em cảm thụ được cái hay cái đẹp trong mỗi bài thơ, bài văn. Khi đọc các tác phẩm văn chương các em sẽ lĩnh hội được tri thức khoa học, cuộc sống, lịch sử đánh giá được cuộc sống. Những kiến thức này góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho HS. Chính vì vậy đọc giữ một vai trò rất quan trọng đối với giáo dục tiểu học. Nó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ dùng trong giao tiếp và học tập, nó là công cụ để học các môn học khác, nó tạo hứng thú cho động cơ học tập, tạo điều kiện cho HS tự học, có tinh thần học tập suốt đời. Có thể nói đọc là khả năng không thể thiếu trong bất kỳ lĩnh vực nào. Việc dạy HS đọc đúng giúp HS hiểu biết nhiều hơn, bồi dưỡng cho các em lòng yêu cái thiên cái đẹp , dạy cho các em biết suy nghĩ lô gíc, có hình ảnh. Như vậy dạy đọc có ý nghĩa rất to lớn, nó góp phần giáo dưỡng, giáo dục và phát triển nhân cách HS.
2. Nhiệm vụ dạy đọc ở tiểu học.
	- Nhiệm vụ quan trọng nhất là hình thành năng lực đọc cho HS. Năng lực đọc tạo nên từ 4 kỹ năng cũng là 4 yêu cầu về chất lượng của "Đọc": Đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức và đọc diễn cảm bốn kỹ năng này được hình thành qua hai hình thức: Đọc thành tiếng và đọc thầm.
	- Dạy đọc còn nhằm giáo dục lòng ham đọc sách cho HS thành phương pháp thói quen làm việc với SGK cho học sinh.
	- Thông qua việc dạy học phải giúp HS thích đọc và thấy được việc đọc giúp ích rất nhiều trong cuộc sống cho các em thấy được đó là một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc sống trí tụê đầy đủ và phát triển. Đọc một cách có ý thức sẽ tác động tích cực tới ngôn ngữ và tư duy của người đọc. Dạy đọc không chỉ giáo dục tư tưởng đạo đức mà còn giáo dục tính cách, thị hiếu cho học sinh.
	II. Cơ sở thực tiễn:
	- Thực tế dạy tập đọc ở lớp 2 trường TH Lê Văn Tám - TP Lào Cai. Tôi thấy: Việc dạy tập đọc lớp 2 được giáo viên và học sinh thực hiện khá tốt về cả nội dung và phương pháp các hình thức tổ chức khá linh hoạt như: Dạy cá nhân, HĐ nhóm, lớp, sử dụng các phương tiện, đồ dùng hợp lý. Vì vậy kết quả khá cao. Bên cạnh đó vẫn còn những hạn chế như: HS đọc chưa theo mong muốn còn một số em đọc ngọng, đọc lắp, các em chưa thực sự nắm chắc được công cụ hữu hiệu để lĩnh hội tri thức tư tưởng, tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản. Giáo viên đôi khi chưa chú ý đến kĩ năng đọc cho HS.
	* Mục đích yêu cầu của việc dạy tập đọc lớp 2.
	* Phát triển kĩ năng đọc và nghe cho học sinh cụ thể:
	- Đọc thành tiếng:
	+ Cần phát âm đúng.
	+ Ngắt nghỉ hợp lí.
	+ Cường độ vừa phải.
	+ Tốc độ vừa phải (không ê, a ngắc ngứ hay đọc nhanh quá) Hết học kì I đạt 45 - 50 tiếng/phút.
	- Đọc thầm và hiểu nội dung:
	+ Đọc không mấp, máy môi 
	+ Hiểu được nghĩa của từ ngữ trong bài đọc. Nắm được nội dung của câu, đoạn ý, của bài.
	+ Có khả năng trả lời đúng các câu hỏi liên quan đến bài đọc.
	- Nghe:
	+ Nghe và nắm được cách đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn
	+ Nghe - hiểu được nội dung câu hỏi và yêu cầu của thầy cô.
	+ Nghe - hiểu ý kiến nhận xét của bạn
	* Trau dồi vốn Tiếng Việt, phát triển tư duy, mở rộng sự hiểu biết của học sinh về cuộc sống cụ thể:
	- Làm giàu vốn từ tích cực hoá vốn từ, phát triển khả năng diễn đạt.
	- Bồi dưỡng vốn văn học mở rộng hiểu biết về cuộc sống.
	- Phát triển một số thao tác tư duy cơ bản.
	* Bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm và tâm hồn lành mạnh trong sáng, tình yêu cái đẹp, cái thiện và thái độ ứng xử đúng mực trong cuộc sống
	* Bồi dưỡng tình cảm yêu quí kính trọng, biết ơn và trách nhiệm với mọi người; yêu trường, yêu lớp, biết giúp đỡ bạn bè, vị tha, nhân hậu.
	* Xây dựng những ý thức và năng lực thực hiện phép xã giao tối thiểu.
Chương II
 Các nội dung và phương pháp dạy tập đọc lớp 2
1. Nội dung dạy tập đọc lớp 2
Chương trình tập đọc của lớp 2 có: 60 bài tập đọc là văn bản văn học, 45 bài văn xuôi, 15 bài thơ, (có 17 bài là văn bản nước ngoài) các văn bản khác có 33 bài (không có văn bản dịch của nước ngoài). Bao gồm văn bản khoa học, báo trí, hành chính (tự thuật, thời gian biểu, thời khoá biểu, mục lục sách)
	- Nội dung bám sát và phản ánh nhiều lĩnh vực khác từ gia đình, nhà trường, bạn bè, quê hương, các vùng miền và dân tộc anh em trên đất nước ta đến các hoạt động văn hoá, khoa học, thể thao và các vấn đề khác.
2. Phương pháp:
	* Về dạy đọc: Thông qua các hình thức tập luyện như luyện đọc từng từ, từng câu, từng đoạn hay cả bài. Hiện nay nhiều giáo viên chưa coi trọng việc đọc câu, đọc đoạn, luyện ngắt theo từng cụm từ. GV cần gợi ý tạo hình để học sinh nhận xét, giải thích tự tìm ra cách đọc. Cho một vài học sinh đọc một câu và nhận xét ai đọc hay hơn. Như vậy cùng tạo ra được không khí thi đua trong lớp. Luyện đọc đoạn bao gồm cả đọc câu đối thoại, có thể lấy việc đọc đoạn là chính, chỉ có vài em đọc cả bài. Để tạo lên hứng thú có thể cho học sinh tự chọn 1 đoạn thích nhất trong bài để đọc.
	- Đọc có nhiều hình thức: Đọc trơn, đọc diễn cảm, đọc to, đọc thầm, đọc cá nhân, đọc nhóm, đọc phân vai, đọc đồng thanh. Các hình thức này diễn ra trong các tiết dạy tập đọc. 
	Để tạo cho học sinh đọc tốt, chuẩn, thì vai trò của người thầy là quan trọng nhất.
 	* 5 bước quan trọng của một giờ tập đọc:
	- Bước 1: Giới thiệu bài
	- Bước 2: Luyện đọc 
	- Bước 3: Tìm hiểu bài 
	- Bước 4: Luyện đọc lại
	- Bước 5: Củng cố dặn dò:
	* Về hướng cảm thụ:
	- Hiện nay nhiều giáo viên mới chỉ chú ý tập cho học sinh trả lời câu hỏi, cách làm như vậy là xuôi chiều đơn điệu. Chúng ta nên tập cho học sinh nêu câu hỏi. Các em đọc 1 đoạn văn, 1 đoạn thơ sau đó nêu câu hỏi đó cũng là một hình thức cảm thụ. Hình thức này đã được áp dụng, bước đầu HS còn bỡ ngỡ nhưng qua nhiều lần các em sẽ quen và hứng thú. Đọc 1 đoạn trong bài tập đọc, HS thi đua tìm câu hỏi giáo viên sẽ chọn một câu hay nhất, đúng nhất, ngộ nghĩnh nhất cho cả lớp suy nghĩ và trả lời. áp dụng phương pháp này cũng là cách đổi mới cho giờ tập đọc sinh động hơn. HS nêu câu hỏi hay chứng tỏ các em đã cảm thụ tốt bài văn, bài thơ còn phụ thuộc vào yếu tố vô cùng quan trọng là việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh có đầy đủ chu đáo không.
Chương III
 Thực nghiệm sư phạm
	- Để tiền hành viết đề tài này từ ngay từ đầu năm học khi nhận lớp tôi đã tiến hành khảo sát các đối tượng học sinh lớp 2D trường tiểu học Lê Văn Tám mà hiện nay tôi đang dạy tôi thấy:
	1. Đặc điểm học sinh qua thực tế giảng dạy và khảo sát.
	- Đối với học sinh lớp tôi tới 79,5% các em đọc khá chuẩn mực về dấu thanh, phát âm. Nhưng trong lớp vẫn còn 2 em ngọng về dấu thanh dấu ngã đọc thành dấu sắc: (Nam, Quyền). VD: xã đọc ... /2/2.
	Ví dụ:
	- Bài : Cái trống trường em:
	Đọc sai: 	Buồn không/hả trống//
	Nó mừng /vui quá//.
	Kìa trống/ đang gọi://
	Tùng! Tùng ! // Tùng! Tùng !/
Đọc đúng:
Buồn không /hả trống// 
Nó/mừng vui quá//
Kìa/Trống đang gọi://
Tùng!/Tùng!/Tùng! Tùng!//
Bài: Mẹ.
Đọc sai:
Lặng rồi cả tiếng/con ve//
 Con ve cũng mệt vì hè/nắng oi/
 Những ngôi sao thức/ngoài kia/
 Chẳng bằng/mẹ đã thức vì/ chúng con//
Đọc đúng:
Lặng rồi/ cả tiếng con ve
Con ve cũng mệt/ vì hè nắng oi//
 Những ngôi sao/ thức ngoài kia
 Chẳng bằng mẹ / đã thức vì chúng con.//
* Đọc văn bản: Học sinh thường ngắt giọng ở nhịp câu dài có cấu trúc ngữ pháp phức tạp. Các em thường ngắt giọng lấy hơi một cách tuỳ tiện mà không tính đến nghĩa, tạo ra những lỗi ngắt nhịp lôgic như:
	VD: Bài: Mít làm thơ
	Đọc sai: ở thành phố Tí Hon/nổi tiếng/nhất là Mít.// Người ta gọi cậu/như vậy vì cậu/ chẳng biết gì.//
	Đọc đúng: 
	ở thành phố Tí Hon/ nổi tiếng nhất/ là Mít.// Người ta gọi cậu như vậy vì cậu chẳng biết gì.//
	- Thường là những học sinh không chú ý đến câu lên không đọc đúng kiểu câu. Vì vậy không thể hiện đúng ý nghĩa cảm xúc cần có. 
	3.3. Lỗi về đọc diễn cảm:
	- Ngoài hai lỗi trên các em còn mắc lỗi về giọng điệu các em thể hiện chưa phù hợp với từng loại văn bản. Vì thế chưa thể hiện được cảm xúc của tác giả trong khi đọc. Đây là phần khó đối với học sinh nhất là ở các lớp đầu cấp. Tuy các em hiểu nội dung bài, biết tính cách nhân vật nhưng chưa thể hiện được vì các em còn e ngại rụt rè chưa làm chủ được chỗ ngắt giọng biểu cảm, sử dụng tốc độ, cường độ và cao độ trong khi đọc
	Ví dụ:
Bài: 	 Ngôi trường mới (Tiếng Việt 2 tập 1)
	Các em chưa biết đọc với giọng trìu mến tự hào, thể hiện tình cảm yêu mến ngôi trường mới của các em học sinh.
	Bài: 	Sông Hương (Tiếng Việt 2tập 2)
	- Các em chưa làm chủ được chỗ ngắt giọng biểu cảm chưa thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung của bài đọc để người nghe cảm nhận được vẻ thơ mộng luôn luôn biến đổi của Sông Hương qua cách miêu tả của tác giả. 
	4. Qua khảo sát tôi rút ra một số nguyên nhân học sinh thường đọc sai như sau:
	* Về phía học sinh
- Nhiều em chưa có ý thức học tập, lười đọc bài ở nhà, ít phát biểu ý kiến xây dựng bài ở lớp, chưa chăm chỉ tập chung hứng thú trong học tập, ít tham gia các hoạt động của thầy.
- Ngoài giờ học trên lớp (bán trú) các em ít tự học, tự đọc thêm sách báo truyện ở nhà. 
- Một số em còn thích chơi một số trò chơi vô bổ, thích xem ti vi Do đó, các em ít có thị hiếu đọc sách báo.
* Về phía giáo viên: Một số giáo viên chưa rèn dứt điểm cho những học sinh yếu, dẫn đến trên lớp những em chưa mạnh dạn ít được tham gia địc hoặc các hoạt động khác.
-Nhiếu khi giáo viên chưa thực sự coi học sinh như là con của mình, chưa có sự quan tâm đúng mức đến các đối tượng học sinh, cũng là ngyên nhân học sinh đọc chưa tốt.
* Ngoài ra còn do nguyên nhân khách quan như môi trường tiếp xúc, di truyền, tiếng địa phương
Qua việc dạy thực nghiẻm trên lớp và khảo sát thực tế ở lớp 2D Trường TH Lê Văn Tám tôi thấy một số học sinh chưa đạt chuẩn yêu cầu kiến thức kĩ năng, việc đọc diễn cảm chưa thể hiện được cảm xúc của tác giả. Các em mới chỉ dừng lại ở hình thức đọc thành tiếng, hoặc đọc to. 
5. Biện pháp khắc phục 
Để giờ dạy có hiệu quả giáo viên phải là người hiểu biết sâu sắc về nội dung dạy tập đọc, hiểu sâu sắc về học sinh nhất là vốn "Tập đọc" và giáo viên phải thành thục các kĩ năng này.
- Khi soạn bài phải xác định được những kĩ năng cần có và luyện tập cho mình thật thành thạo.
Tuỳ thuộc vào phương ngữ chúng ta có thể chọn những nội dung thích hợp để học sinh thể hiện chính xác âm vị Tiếng Việt .
- Giáo viên phải tìm hiểu kĩ chương trình, sách giáo khoa, tìm hiểu vốn đọc của học sinh, đặc điểm, trình độ đọc của từng em 
* Đọc mẫu của giáo viên
- Giáo viên đọc mẫu một cách chuẩn xác, diễn cảm, hướng dẫn cho học sinh biết nghe trong quá trình đọc mẫu của giáo viên nhằm: Nghe đề đọc đúng các từ ngữ khó, nghe để biết được cách đọc các câu, đoạn khó đọc và phát hiện từng câu, từng đoạn và cả bài; Nghe để phát hiện các từ ngữ khó cần tìm hiểu và cao hơn là nắm được sơ bộ nội dung bài đọc.
- Khi hướng dẫn đọc phát âm giáo viên đọc mẫu từ ngữ, câu có chứa tiếng thó phất âm dễ đọc lẫn yêu cầu học sinh phát âm chuẩn.
- Giáo viên có thể xây dựng bài tập yêu cầu học sinh tìm ra từ ngữ câu có tiếng mà học sinh phát âm sai và đọc lên. 
- Khi hướng dẫn học sinh cách nghỉ hơi giữa các cụm từ dài, giáo viên cần lưu ý để các em đọc tự nhiên, tránh cường điệu, đọc nhát gừng giáo viên không nhất thiết buộc học sinh phải nghỉ hơi thật rõ sẽ làm cho lời đọc của các em trở lên gượng gạo.
* Rèn kĩ năng đọc cho học sinh:
Năng lực đọc của học sinh được hình thành từ vốn kĩ năng đọc: Đọc đúng - đọc nhanh (đọc lưu loát, trôi chảy) - đọc có ý thức (thông hiểu được nội dung điều mình đọc.) - đọc hay (đọc diễn cảm).
Bốn kĩ năng của đọc được hình thành trong 2 hình thức: Đọc thành tiếng và đọc thầm. 
- Luyện đọc thành tiếng cần hướng dẫn học sinh tâm thế để đọc. Khi ngồi đọc học sinh ngồi ngay ngắn,khoảng cách từ mắt đến sách trong khoảng từ 30 - 35 cm, hướng dẫn các em ngồi thẳng, hít sâu và thở ra chậm để lấy hơi. 
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc to, làm cho học sinh hiểu rằng các em đọc không phải chỉ để mình cô giáo nghe mà cho tất cả các bạn trong lớp cùng nghe nên cần đọc với giọng đủ lớn cho mọi người nghe rõ.
- Khi các em đọc nhỏ quá, tôi động viên để các em tự tin, đồng thời luyện cho các em kĩ thuật nâng cao giọng để đọc to hơn.
* Luyện đọc đúng: Yêu cầu các em không đọc thừa, không sót tiếng, đọc đúng chính âm, khi học sinh đọc sai, tôi phát âm mẫu, đưa ra trước học sinh cách phát âm chuẩn các từ cần luyện yêu cầu học sinh phát âm theo.
* Luyện đọc ngắt nhịp cho học sinh: Quan sát cách đọc của học sinh, nghe học sinh đọc để nhanh chóng nhận ra sai lệch trong cách đọc của các em từ đó rèn đọc cho học sinh.
- Đọc trong nhóm tôi bố trí số lượng học sinh trong nhóm phù hợp với đoạn (phần) trong từng bài tập đọc, không bố trí nhóm quá đông.
- Tổ chức cho học sinh thi đọc giữa các nhóm (cá nhân - đồng thanh) thi đọc tiếp sức, đọc luyện điệu" đọc theo vai, bố trí các em có trình độ tương đương thi đọc với nhau và nhiều em trong nhóm tập đọc. Kết quả thi đọc là kết quả của cả nhóm. 
- Đọc đồng thanh một đoạn hay toàn bài phải đảm bảo tốc độ đọc chung của các bạn trong lớp, yêu cầu tối thiểu 50 tiếng/1phút. Cường độ đọc vừa phải không to quá, không đọc lí nhí.
* Luyện đọc thầm: Rèn cho học sinh không đọc thành tiếng không mấp máy môi, hiểu được nghĩa của các từ ngữ mới, nắm được nội dung của câu, đoạn hoặc toàn bài đọc. Đối với các bài tập đọc cần thể hiện giọng đọc phân vai tôi ghi thêm giọng đọc của đoạn hoặc của từng nhân vật trong bài tập đọc.
* Phân loại học sinh: 
- Đây là việc làm cũng không kém phần quan trọng chúng ta không lầm tưởng rằng phân loại chỉ có trong Toán hoặc Văn. ở rèn đọc cần phân loại học sinh thành 3 loại để rèn:
+ Loại 1: Đọc kém (ngọng, thiếu từ: l thành n ; mũ thành mú) 
+ Loại 2: Đọc bình thường
+ Loại 3: Đọc tốt. 
	Biện pháp rèn ba loại như sau:
	a. Đối với học sinh đọc kém:
	- Tâm lý các em ngại đọc, nhất là bài dài vì thế không nên ép các em đọc nhiều. Trong phương pháp mới của phân môn tập đọc có đọc nối tiếp câu, đây là lúc rèn tốt nhất.
	- Tôi động viên các em đọc tốt từng câu của mỗi bài, sau đó nâng dần lên đọc đoạn. Mặt khác khi đọc trong nhóm để các em khá kèm cặp các em yếu. Ngoài ra tôi còn vận động phụ huynh học sinh đặt mua báo nhi đồng, truyện tranh thiếu nhi để các em đọc. 
	b. Đối với học sinh đọc bình thường:
	- Tâm lí các em học sinh này ngại thể hiện, các em nghĩ biết đọc là được. Tôi khuyến khích các em bằng cách: Cho điểm để các em bạo dạn hơn, ngoài ra cho các em đóng vai nhân vật trong giờ tập đọc hoặc kể chuyện để lôi cuốn các em thích đọc thêm.
	c. Đối với học sinh đọc tốt:
	- Tâm lý các em thích bộc lộ, tự tin. Tôi đòi hỏi các em ở mức độ cao hơn là đọc diễn cảm, đọc phân vai. Lấy các em là nhân tố tích cực từ đó phát triển thêm các em khác. 
6. Kết quả: 
- Sau học kì I nhờ áp dụng những biện pháp đã nêu trên lớp tôi đã đạt được những kết quả cụ thể như sau: 
Tiếng Việt đọc:
 Giữa kỳ I: 	Cuối kỳ I
+ Điểm 10:	3 em 	Điểm 10: 	10 em
+ Điểm9: 	17 em 	Điểm 9: 	10 em 
+ Điểm 8:	8 em 	Điểm 8: 	15 em
+ Điểm5: 	5 em 	Điểm 7: 	1 em
+ Điểm 4:	1 em	Điểm 6: 	1 em
+ Điểm 3: 	5 em 	Điểm 5: 	1 em
	Điểm 4: 	1em
Phần kết luận
Rèn kĩ năng đọc cho học sinh Tiểu học nói chung, học sinh lớp 2 nói riêng là một yêu cầu khách quan là việc làm thường xuyên của giáo viên nhằm góp phần quyết định thắng lợi vào việc đổi mới phương pháp dạy học cũng là thắng lợi của sự nghiệp giáo dục. Từ đó thấy được việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2 là điều cần phải quan tâm do vậy giáo viên cần: 
- Coi trọng việc hướng dẫn đọc, giúp các em hiểu được nội dung văn bản mình vừa đọc. Từ đó các em có kĩ năng đọc đúng, biết ngắt giọng, biết đọc diễn cảm tốt. Giáo viên tổ chức dưới các hình thức đọc, đọc nối tiếp câu, đọc đoạn cả bài, khi đọc hay 
- Giáo viên phải tôn trọng học sinh ghi nhận sự tiến bộ vươn lên của các em. Phải động viên, khích lệ các em kịp thời. Như vậy giúp các em khẳng định niềm tin vào chính mình, các em phải đọc được, cảm nhận được những cảm xúc của bài đọc qua việc đọc diễn cảm. 
- Tổ chuyên môn, ban giám hiệu có thể tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng giáo viên, kĩ năng sử dụng linh hoạt các phương pháp để kích thích học sinh hứng thú, ham đọc sách, góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt nói chung, phân môn Tập đọc nói riêng trong nhà trường. Giúp học sinh thêm yêu môn tập đọc thích học môn tập đọc hơn. 
- Giáo viên cần có những suy nghĩ sáng tạo trau rồi kiến thức đổi mới phương pháp dạy học để giờ dạy có hiệu quả cao. 
Trên đây là một số kinh nghiệm qua thực tế giảng dạy ở trường để đáp ứng được yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng của phân môn Tập đọc.Tôi rất mong sự góp ý của đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học "Rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 2"
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Lào Cai,ngày 06 tháng 11 năm 2007
Người viết
Nguyễn Hồng Hạnh

Tài liệu đính kèm:

  • docsang kien kinh nghiem lop 2(4).doc