- Cơ sở lý luận:
Chữ viết là một trong những phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người. Chữ viết đúng, sạch, rõ ràng không những giúp dễ hiểu mà còn tạo sự thiện cảm với người đọc. Thực tế, đôi khi chỉ qua chữ viết của một người, ta có thể nhận ra một vài tính cách của người đó. Mặc khác, chữ viết còn thể hiện nền văn hóa, sự tinh hoa của dân tộc. Bởi vậy, việc hình thành và rèn kĩ năng viết chữ đúng, đẹp là một trong những nội dung giáo dục quan trọng. Dạy Tiếng Việt ở lớp 2 là trao cho các em chiếc chìa khóa để vận dụng chữ viết trong suốt quá trình học tập và cả cuộc đời. Đối với học sinh lớp 2, yêu cầu cơ bản và quan trọng nhất trong học Tiếng Việt là đọc thông viết thạo mà cần thiết hơn cả là chất lượng chữ viết. Kĩ năng viết đúng là cơ sở để các em viết đẹp, rõ ràng. Đồng thời với việc rèn chữ các em sẽ có cơ hội rèn luyện tính cẩn thận, sự khoa học, óc thẩm mĩ và tình yêu tiếng mẹ đẻ.
Trong những năm gần đây, việc rèn chữ viết được nhà trường và các bậc phụ huynh hết sức quan tâm, đặc biệt ở cấp tiểu học. Nhờ vậy, chất lượng dạy và học chữ ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, thực trạng chữ viết của học sinh hiện nay còn xấu và thiếu chính xác. Các em còn viết sai, viết quá chậm hay có những học sinh viết nhanh, làm tính giỏi nhưng chữ viết quá xấu, trình bày không sạch sẽ, rõ ràng thì không thể trở thành một học sinh giỏi toàn diện được. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học Tiếng Việt nói riêng và các môn học khác nói chung. Mặt khác, chữ viết của một số giáo viên chưa đúng quy định cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc rèn chữ viết của học sinh. Mỗi thầy, cô giáo được xem như một tấm gương sáng để học sinh noi theo. Hơn nữa, lứa tuổi của học sinh tiểu học là lứa tuổi hay “ bắt chước”, giáo viên viết thế nào thì học sinh sẽ viết như thế đó, đặc biệt là học sinh lớp 2.
- Cơ sở thực tiễn:
Là một giáo viên dạy lớp 2 và trực tiếp tham gia dự thi viết chữ đẹp cấp huyện, rèn chữ viết cho học sinh tôi nhận thấy Tập viết là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt. Việc rèn luyện kỹ năng viết chữ cho học sinh, nhất là học sinh lớp 2, sẽ đặt nền móng cơ bản “ Khởi nguồn cho mọi khởi nguồn” cho toàn bộ quá trình học tập và quan trọng hơn còn giúp học sinh rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp như: tinh thần kỉ luật, tính cẩn thận và óc thẩm mĩ. Chính vì thấy được tầm quan trọng của việc rèn chữ viết cho học sinh cùng với mong muốn các em trở thành những con người phát triển toàn diện, có ích cho đất nước, tôi đã đi sâu tìm hiểu, học hỏi và rút ra được một số kinh nghiệm và biện pháp giúp học sinh viết chữ đúng và đẹp hơn, sạch hơn và cẩn thận hơn qua sáng kiến kinh nghiệm “ Một vài biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 2 rèn chữ viết đúng” nhằm nâng cao chất lượng dạy - học ở tiểu học nói chung và dạy - học chữ viết nói riêng.
Cùng với giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản góp phần hình thành nhân cách con người.
Nếu như nói môn Tiếng Việt giúp cho việc rèn năng lực đọc tốt thì tập viết giúp rèn năng lực ghi chép tốt. Rèn chữ viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như: tính cẩn thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ “Luyện nét chữ - Rèn nết người”. Như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người, học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với chính mình cũng như đối với thầy và bạn đọc bài vở của mình
Ngoài việc học viết trong phân môn Tập Viết chương trình còn dành riêng mỗi tuần 1 tiết tập viết (mỗi tiết 35 phút) chia thành, 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: tuần 1 hướng dẫn các nét cơ bản.
- Giai đoạn 2: tuần 2 → 35: Viết lại một số âm, từ ngữ đã học trong môn Tiếng Việt.
Học sinh trường tiểu học Trường Xuân 1, đời sống nhân dân ở đây còn nhiều vất vả, thiếu thốn.Vì vậy việc học hành của các em học sinh chưa được phụ huynh thực sự quan tâm. Các em đến lớp còn rất thụ động; phải mất một thời gian đầu năm các em mới quen dần với nề nếp học tập. Phụ huynh chỉ lo việc kiếm sống mà phó mặc việc học tập của các con cho giáo viên. Việc phối hợp của giáo viên với phụ huynh để dạy dỗ các em còn nhiều hạn chế.
A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: - Cơ sở lý luận: Chữ viết là một trong những phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người. Chữ viết đúng, sạch, rõ ràng không những giúp dễ hiểu mà còn tạo sự thiện cảm với người đọc. Thực tế, đôi khi chỉ qua chữ viết của một người, ta có thể nhận ra một vài tính cách của người đó. Mặc khác, chữ viết còn thể hiện nền văn hóa, sự tinh hoa của dân tộc. Bởi vậy, việc hình thành và rèn kĩ năng viết chữ đúng, đẹp là một trong những nội dung giáo dục quan trọng. Dạy Tiếng Việt ở lớp 2 là trao cho các em chiếc chìa khóa để vận dụng chữ viết trong suốt quá trình học tập và cả cuộc đời. Đối với học sinh lớp 2, yêu cầu cơ bản và quan trọng nhất trong học Tiếng Việt là đọc thông viết thạo mà cần thiết hơn cả là chất lượng chữ viết. Kĩ năng viết đúng là cơ sở để các em viết đẹp, rõ ràng. Đồng thời với việc rèn chữ các em sẽ có cơ hội rèn luyện tính cẩn thận, sự khoa học, óc thẩm mĩ và tình yêu tiếng mẹ đẻ. Trong những năm gần đây, việc rèn chữ viết được nhà trường và các bậc phụ huynh hết sức quan tâm, đặc biệt ở cấp tiểu học. Nhờ vậy, chất lượng dạy và học chữ ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, thực trạng chữ viết của học sinh hiện nay còn xấu và thiếu chính xác. Các em còn viết sai, viết quá chậm hay có những học sinh viết nhanh, làm tính giỏi nhưng chữ viết quá xấu, trình bày không sạch sẽ, rõ ràng thì không thể trở thành một học sinh giỏi toàn diện được. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học Tiếng Việt nói riêng và các môn học khác nói chung. Mặt khác, chữ viết của một số giáo viên chưa đúng quy định cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc rèn chữ viết của học sinh. Mỗi thầy, cô giáo được xem như một tấm gương sáng để học sinh noi theo. Hơn nữa, lứa tuổi của học sinh tiểu học là lứa tuổi hay “ bắt chước”, giáo viên viết thế nào thì học sinh sẽ viết như thế đó, đặc biệt là học sinh lớp 2. - Cơ sở thực tiễn: Là một giáo viên dạy lớp 2 và trực tiếp tham gia dự thi viết chữ đẹp cấp huyện, rèn chữ viết cho học sinh tôi nhận thấy Tập viết là một trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt. Việc rèn luyện kỹ năng viết chữ cho học sinh, nhất là học sinh lớp 2, sẽ đặt nền móng cơ bản “ Khởi nguồn cho mọi khởi nguồn” cho toàn bộ quá trình học tập và quan trọng hơn còn giúp học sinh rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp như: tinh thần kỉ luật, tính cẩn thận và óc thẩm mĩ. Chính vì thấy được tầm quan trọng của việc rèn chữ viết cho học sinh cùng với mong muốn các em trở thành những con người phát triển toàn diện, có ích cho đất nước, tôi đã đi sâu tìm hiểu, học hỏi và rút ra được một số kinh nghiệm và biện pháp giúp học sinh viết chữ đúng và đẹp hơn, sạch hơn và cẩn thận hơn qua sáng kiến kinh nghiệm “ Một vài biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 2 rèn chữ viết đúng” nhằm nâng cao chất lượng dạy - học ở tiểu học nói chung và dạy - học chữ viết nói riêng. Cùng với giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản góp phần hình thành nhân cách con người. Nếu như nói môn Tiếng Việt giúp cho việc rèn năng lực đọc tốt thì tập viết giúp rèn năng lực ghi chép tốt. Rèn chữ viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như: tính cẩn thận, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mỹ “Luyện nét chữ - Rèn nết người”. Như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người, học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho các em tính cẩn thận, lòng tự trọng đối với chính mình cũng như đối với thầy và bạn đọc bài vở của mình Ngoài việc học viết trong phân môn Tập Viết chương trình còn dành riêng mỗi tuần 1 tiết tập viết (mỗi tiết 35 phút) chia thành, 2 giai đoạn: - Giai đoạn 1: tuần 1 hướng dẫn các nét cơ bản. - Giai đoạn 2: tuần 2 → 35: Viết lại một số âm, từ ngữ đã học trong môn Tiếng Việt. Học sinh trường tiểu học Trường Xuân 1, đời sống nhân dân ở đây còn nhiều vất vả, thiếu thốn.Vì vậy việc học hành của các em học sinh chưa được phụ huynh thực sự quan tâm. Các em đến lớp còn rất thụ động; phải mất một thời gian đầu năm các em mới quen dần với nề nếp học tập. Phụ huynh chỉ lo việc kiếm sống mà phó mặc việc học tập của các con cho giáo viên. Việc phối hợp của giáo viên với phụ huynh để dạy dỗ các em còn nhiều hạn chế. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm phải đảm nhận dạy hết tất cả các môn học trong một buổi, mỗi môn học dạy trong 35 phút nên không có nhiều thời gian rèn thêm cho học sinh viết chậm hoặc bồi dưỡng cho học sinh viết đẹp. Chất lượng học sinh vào đầu năm học còn thấp, chưa đồng đều. Đầu năm nhận lớp, còn tồn tại một số thực trạng như sau: ? CÁCH CẦM BÚT CHƯA ĐÚNG - Cách cầm bút chưa đúng: các em co tất cả các ngón tay vào lòng bàn tay, cầm bút thấp, sát với ngòi bút nên không thể định hướng được nét bút; các em không chú ý đến ngón chủ đạo là ngón trỏ và ngón giữa; ngón tay út không chạm vào mặt giấy nên nét chữ không đẹp. Còn khi viết bảng, các em để cả bàn tay chạm vào mặt bảng nên rất khó viết, nét không chắc chắn, chữ không đều. - Tư thế ngồi viết chưa đúng: các em thường nhìn vở quá gần nên không bao quát được trang viết và dễ bị cận thị; một số em ngồi xoay ngang người hay lệch sống lưng sang một bên. Như thế sẽ bị chóng mỏi dễ dẫn đến căn bệnh học đường (cong vẹo cột sống). - Kỹ thuật viết con chữ và chữ chưa đúng: việc làm quen với chữ viết đối với các em thật khó khăn, bởi đôi tay còn vụng về, lóng ngóng, học sinh thường căng thẳng, rụt rè và cảm thấy “sợ viết chữ”. Từ đó, giờ học trở nên căng thẳng ảnh hưởng không ít đến kết quả học tập. Nguyên nhân: - Các em còn quá nhỏ nên chưa có ý thức, hiếu động và thiếu kiên trì. - Một số thói quen đã được hình thành ngay từ khi còn ở lớp 1. - Các em chưa thực sự say sưa hay nói một cách khác là chưa hứng thú đối với việc rèn chữ. Các em chưa tự giác trong học tập. - Việc thiết kế các hoạt động trên lớp của giáo viên chưa khoa học, chưa tạo được sự hứng thú trong học sinh. Như vậy, việc nắm bắt thực trạng của học sinh trong việc rèn chữ cũng như nguyên nhân gây ra thực trạng ấy là một đòi hỏi thực tiễn đặt ra cần có lời giải đáp. 2. Giới hạn đề tài: Xuất phát từ thực tế nêu trên, với những kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế của bản thân, nhưng với mong muốn góp phần giúp cho các em viết đúng chuẩn theo quy định và sạch đẹp, tôi đã tìm tòi, nghiên cứu để viết sáng kiến kinh nghiệm này. Là một giáo viên tiểu học chắc hẳn ai cũng nhận thức được tầm quan trọng của chữ viết trong hoạt động giáo dục. Như ông cha ta đã có câu: “ Nét chữ nết người”. Nhận thấy việc rèn chữ cho học sinh rất là quan trọng nên tôi đã chọn đề tài về kinh nghiệm rèn chữ viết cho học sinh lớp 2, đó là:“ Một vài biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 2 rèn chữ viết đúng”. Sau mỗi năm vận dụng những biện pháp và kinh nghiệm để rèn chữ cho học sinh, tôi đã rút được nhiều kinh nghiệm và qua mỗi năm tôi lại đưa thêm những đổi mới vào để rèn chữ cho học sinh và thấy rất hiệu quả.Vậy đề tài này mới ở chỗ nào? Vận dụng hiệu quả như thế nào tôi xin trình bày như sau: B. PHẦN NỘI DUNG 1. Thực trạng vấn đề - Thuận lợi: Đầu năm học 2018– 2019, bản thân tôi được phân công dạy lớp 2A4 (lớp có 30 học sinh). Trong những năm qua, việc rèn luyện chữ viết cho học sinh tiểu học được Bộ Giáo Dục, Sở Giáo Dục, Phòng Giáo Dục, đặc biệt là lãnh đạo nhà trường, các thầy cô và các bậc phụ huynh rất quan tâm. Chính vì thế, mục tiêu hướng dẫn rèn chữ viết đúng cho học sinh lớp 2 được đặt lên hàng đầu. - Mỗi giáo viên được trang bị bộ chữ dạy Tập Viết. - Giáo viên được tham dự những chuyên đề về Tập viết và các cuộc thi “Viết chữ đẹp” để học hỏi và trau dồi kiến thức, trau dồi kinh nghiệm. - Hàng tuần, học sinh đều có thêm tiết học để rèn luyện chữ viết đẹp, viết đúng. - Nội dung các bài Tập Viết rõ ràng, phù hợp với lứa tuổi và cụ thể các bài viết. Đặc biệt, học sinh còn được rèn luyện thêm về cách viết chữ nghiêng, chữ in hoa. - Khó khăn: + Một số phụ huynh chưa quan tâm đến học sinh, chưa chú trọng đến chữ viết đúng cho học sinh nên bảng con, phấn, bút, vở tập viết chưa đáp ứng kịp thời. + Chữ viết không đúng mẫu các chữ cái để ghi âm, vần, tiếng không đúng cỡ chữ( độ cao, độ rộng nhất là các con chữ cao 1,25; 1,5 và 2,5 đơn vị như r, s- t, h – g, y, k). + Học sinh thường viết sai mẫu chữ, nhất là những chữ dễ nhầm lẫn như: n với u; ô với â; s với r; tr với th; k với h; p với q. + Viết chữ in lẫn chữ thường, chữ in hoa lẫn chữ viết hoa; Trong một chữ mà có con chữ thì viết ngửa, con chữ thì viết nghiêng. + Khoảng cách giữa các chữ, con chữ chưa hợp lý. + Trong một bài viết, một chữ mà có nhiều cỡ chữ khác nhau; Chữ viết thiếu nét, đặt sai vị trí dấu thanh, viết hoa tùy tiện. Một số học sinh chưa biết cách trình bày thường mắc lỗi về chữ viết chưa đúng, nét các con chữ chưa đều, độ cao nét chữ còn thiếu, những em sau đây có tỷ lệ mắc lỗi nhiều hơn cả như: Huỳnh Tấn Đức, Nguyễn Hoàng Huy, Nguyễn Thế Ngọc Huy, Nguyễn Hoàng Khang, Trần Hoài Phong, Nguyễn Chí Tùng; qua nhiều lần nhận xét, chữa bài; cho các em viết lại nhiều lần những từ đã sai đó trong giờ Tập viết, vào hoạt động ôn bài, củng cố, nhưng vẫn không có kết quả. 2. Những giải pháp thực hiện - Xác định được mục tiêu cần đạt khi rèn chữ: Sau một thời gian nghiên cứu, tìm tòi tôi nhận thấy phương pháp giải quyết thiết thực nhất là dành một khoảng thời gian trong tiết Tập Viết để giúp học sinh phân loại nhóm chữ, rèn cho học sinh kỹ năng viết chữ hoa, viết liền nét, bỏ dấu thanh. Ngoài ra, giới thiệu thêm với học sinh những mẫu chữ hoa truyền thống và hướng dẫn học sinh luyện viết vào tiết luyện viết chữ đẹp.Truyền thụ cho học sinh những kiến thức cơ bản về chữ viết và kỹ thuật viết chữ. Học sinh nắm bắt được các tri thức cơ bản về bảng chữ cái La tinh ghi âm tiếng Việt, thể hiện bộ chữ cái này trên góc học tập Tiếng Việt và trong vở. Học sinh hiểu được những khái niệm cơ bản về đường kẻ, điểm xuất phát của con chữ, chữ, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, vị trí dấu thanh, dấu phụ và các liên kết nét chữ hoặc liên kết chữ cái. Từ đó học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về hình dáng, đ ... ng thú cho học sinh, tôi tiến hành theo một số cách sau để thu hút học sinh trong các giờ học Tập viết: + Khi nhận xét chữ viết của học sinh, tôi cho học sinh quan sát lại chữ mẫu, gợi ý để học sinh tự nhận xét chữ viết của mình và của bạn, biết tự tham gia chữa lại những chỗ đã viết sai. + Cho học sinh luyện viết lại những chữ chưa đạt yêu cầu. + Tổ chức một số trò chơi để tránh căng thẳng, mệt mỏi cho học sinh. - Cuối mỗi tuần tôi quy định cho học sinh viết 1 bài thi viết chữ đẹp và chọn những em có bài vở trong tuần sạch sẽ và chữ đẹp để trao phần thưởng, có khi là cây bút chì, cây thước nhựa nhưng các em rất vui vẻ và rất có ý thức phấn đấu. Các bài sạch đẹp của các em được tôi gắn lên trưng bày sản phẩm: góc Chữ viết đẹp cho các bạn tham khảo và noi gương. 3. Những kết quả đạt được: Do nắm được vai trò quan trọng của môn Tiếng Việt (phần Tập Viết), nên những việc làm trên đã được tôi tiến hành một cách thường xuyên trong các giờ Tập viết, kết hợp với các môn học khác để thấy được hiệu quả của học sinh. Nếu so với đầu năm, nhiều em còn viết ẩu, viết xấu, thậm chí còn lệch dòng kẻ, sai cỡ chữ thì chữ viết của học sinh lớp tôi tương đối đều, thẳng hàng, đúng mẫu chữ quy định và đạt được tốc độ yêu cầu đối với học sinh lớp 2 theo từng giai đoạn, một số em viết chữ đúng chuẩn, đẹp, tốc độ viết của học sinh đã nhanh hơn, tỉ lệ viết đúng, viết đẹp của học sinh cũng nâng lên. Vở viết của học sinh tương đối sạch và đẹp, không nhàu nát, bài viết cẩn thận hơn. Lớp 2A4 của tôi được rèn theo những kinh nghiệm qua cũng có tiến bộ rõ rệt. Dựa theo đánh giá xếp loại dựa vào tiêu chí đánh giá như sau: NỘI DUNG CÁC CHUẨN ĐIỂM Nội dung ( 6,5 điểm ) 1. Số lượng bài vở đảm bảo đủ theo qui định. 0,5 điểm 2. Chữ viết: các con chữ, câu đoạn bài: + Rõ về nét ( không bị mất nét ), các nét chữ hài hoà. 1 điểm + Chữ viết liền mạch, chân phương. 1 điểm + Khoảng cách giữa các con chữ đều. 1 điểm + Độ cao, thế chữ cân đối. 1 điểm 3. Chính tả: Trong tất cả các vở, nội dung bài học, bài làm đều ít sai lỗi chính tả. 2 điểm Hình thức ( 3,5 điểm ) 1. Trình bày các bài học, bài làm mẫu mực, cân đối khoa học ( cách ghi ngày, tháng, năm, môn học, ... ) 1 điểm 2. Sử dụng đồ dùng học tập hợp lí: màu mực, dùng thước kẻ, không dùng bút xoá,.... 1 điểm 3. Bảo quản vở tốt và sạch sẽ: + Có bìa và nhãn vở rõ ràng, sạch đẹp. 0,5 điểm + Các mép vở không bị quăn, bài viết không bị bôi xoá. 1điểm Cộng 10 điểm Xếp loại A : 8 – 10 điểm B : 5 – 7 điểm C : điểm dưới 5 THỐNG KÊ XẾP LOẠI VỞ SẠCH - CHỮ ĐẸP Thời điểm Loại A Tỉ lệ Loại B Tỉ lệ Loại C Tỉ lệ Đầu năm 2 /30 HS 6,67% 12/30 HS 40% 16/30 HS 53,33 Học kì 1 10 /30 HS 33,34% 14/30 HS 46,66% 6/30 HS 20% - Từ những kết quả đạt được qua các lần kiểm nghiệm thực tế đối với học sinh của mình, tôi có thể khẳng định, nếu giáo viên chúng ta áp dụng nội dung và cách làm nêu trên để rèn luyên chữ viết cho học sinh thì các em sẽ viết đúng, viết đẹp hơn. Nếu so với đầu năm, nhiều em còn viết nhầm, viết chưa đạt, thậm chí còn lệch dòng kẻ, sai cỡ chữ, chưa có ý thức giữ gìn tập vở. - Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này để hướng dẫn rèn chữ viết đúng cho các em thì kết quả tiến bộ rõ rệt: chữ viết của học sinh lớp tôi tương đối đều hơn, bài viết sạch đẹp hơn, số lượng học sinh có ý thức giữ gìn tập vở tăng lên rõ rệt.Tốc độ viết của các em đã nhanh hơn, tỉ lệ viết đúng, viết đẹp của học sinh cũng nâng lên. Một số em thời gian đầu chưa đạt yêu cầu nhưng giờ đã đạt môn học này. - Chữ viết của các em tương đối đều, thẳng hàng, tương đối đúng mẫu chữ quy định và đạt được tốc độ yêu cầu đối với học sinh lớp 2 theo từng giai đoạn. - Vở viết của học sinh sạch và đẹp, không nhàu nát, bài viết cẩn thận. - Sau một thời gian thực hiện, các em có nhiều tiến bộ rõ. Các bài Tập viết đưa ra các em đều hoàn thành tốt, đúng thời gian. Nếu so với đầu năm, nhiều em còn viết nhầm, viết chưa đạt yêu cầu, thậm chí còn lệch dòng kẻ, sai cỡ chữ thì giờ đây chữ viết của học sinh đã rất đẹp, viết đúng chiều cao quy định và liền nét, bài viết sạch đẹp, tỉ lệ viết đúng, viết đẹp của học sinh cũng nâng lên. Các học sinh như: Huỳnh Tấn Đức, Nguyễn Hoàng Huy, Nguyễn Thế Ngọc Huy, Nguyễn Hoàng Khang, Trần Hoài Phong, Nguyễn Chí Tùng; đã tiến bộ rất nhiều. - Tôi tiếp tục đưa ra các bài tập để cho các em thực hành và kết hợp rèn luyện cho các em không chỉ ở môn Tập Viết mà còn các môn học khác. Sau nhiều đợt kiểm tra, tôi nhận thấy các em cơ bản đã viết đúng, viết đẹp, tốc độ viết đã nhanh hơn. C. PHẦN KẾT LUẬN 1. Bài học kinh nghiệm Theo tôi mỗi giáo viên khi muốn bắt tay vào việc dạy rèn chữ viết đúng cho học sinh cần rút cho mình bài học kinh nghiệm sau: - Việc áp dụng giảng dạy, bồi dưỡng, rèn chữ viết đúng cho học sinh tiểu học đòi hỏi chúng ta hết sức kiên nhẫn, phải thực sự thương yêu học sinh, giúp các em vượt qua mọi khó khăn, trở ngại . - Bên cạnh đó, giáo viên phải tăng cường kiểm tra thường xuyên để kịp thời tìm biện pháp giảng dạy cho học sinh thật tốt, tạo niềm tin vững chắc trong việc học tập của học sinh. - Đối với mỗi giáo viên đòi hỏi đầu tiên theo tôi đó là sự tận tâm, nhiệt tình, yêu thương con trẻ. Trong mỗi giờ dạy, người giáo viên phải tạo được sự say mê cho bản thân mình cũng như hứng thú cho học sinh. - Thường xuyên rèn luyện để có chữ viết mẫu chuẩn và đẹp (vì tư duy của trẻ chủ yếu là trực quan và rất thích bắt chước theo cô giáo). - Chuẩn bị đồ dùng dạy học chữ mẫu trong mỗi tiết dạy. - Luôn tạo hứng thú cho các em trong các giờ học, sưu tầm chữ mẫu đẹp để phục vụ bài học. - Tuyên dương khen thưởng kịp thời những em có nhiều cố gắng, có tiến bộ trong việc rèn chữ giữ vở. 2. Ý nghĩa, dự đoán và kiến nghị Đề tài mà tôi đưa ra đã được áp dụng nhiều năm và đem lại hiệu quả cao trong việc rèn chữ, giữ vở cho học sinh tiểu học và nhất là trong các kì thi viết chữ đẹp do ngành giáo dục tổ chức. Mỗi năm áp dụng đã đúc kết cho mình nhiều kinh nghiệm để có hướng điều chỉnh ở những năm học sau. Để nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh, tôi xin có một vài đề xuất sau: - Nên trang bị cho mỗi giáo viên bộ chữ hoa mẫu theo kiểu lật từng trang hiện ra từng nét chữ để giúp học sinh có hình ảnh cụ thể, sinh động về chữ mẫu cần viết. - Trong các hội thi “Vở sạch - Chữ đẹp” nên tạo điều kiện cho chúng tôi được học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau hay được tham khảo những bài thi đạt giải cao để từ đó rút ra một số kinh nghiệm cho bản thân nhằm để áp dụng tốt hơn trong công tác chuyên môn của mình. - Môn Tiếng Việt (phần Tập Viết) là môn học rất quan trọng nhưng tài liệu để giáo viên tham khảo thì còn hạn chế để cho giáo viên nghiên cứu. Mong rằng trong thời gian sớm nhất nhà xuất bản Giáo Dục sẽ có tài liệu về phân môn này để giáo viên có cơ hội học tập đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phân môn Tập Viết nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung. Trên đây là một số suy nghĩ và những biện pháp mà tôi đã áp dụng trong việc rèn chữ cho học sinh lớp 2. Tôi tin rằng, nếu mỗi giáo viên luôn có ý thức rèn luyện và tận tâm dạy bảo thì chắc chắn không những các em học sinh khối 2 mà học sinh ở các khối lớp khác sẽ có những bài viết đẹp, sạch sẽ. Sau này, các em sẽ trở thành những con người có tính cẩn thận, kiên trì, làm việc có khoa học, xứng đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước. Tôi xin chân thành cảm ơn! Trường Xuân, ngày 19 tháng 02 năm 2019 Người thực hiện Nguyễn Thị Phi Lan NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRƯỜNG: -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP HUYỆN: -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: