Kĩ năng là một hình thái của tư tưởng. Kĩ năng không tồn tại độc lập mà chúng được biểu hiện bên ngoài bằng các kĩ năng cụ thể, nói chung đó là những kĩ năng sống.
Giáo dục kĩ năng sống là một vấn đề đang được quan tâm của Bộ Giáo dục- Đào tạo. Chính vì thế, năm học 2010-2011 chương trình giáo dục kĩ năng sống được đưa vào trong nhà trường nói chung và trường Tiểu học nói riêng.
Nhà trường là nơi đang diễn ra cuộc sống của trẻ, do vậy kĩ năng sống là sản phẩm bắt buộc phải có của giáo dục nhà trường. Nó không phải là một môn học mới mà nó bao trùm toàn bộ các môn học và các hoạt động giáo dục.
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Trẻ em là nguồn hạnh phúc của gia đình, tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gia đình và Xã hội dành cho trẻ những điều kiện sống tốt nhất cho sự phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, tình cảm và đạo đức của trẻ.
Vâng, trẻ em ngày nay đã được tiến lên một vị trí mới trong xã hội, các em được hưởng những điều kiện ưu tiên để sống và phát triển nên người.
Chúng ta thấy rằng, thai nhi trong bụng mẹ tự phát triển thành em bé. Bé tự cất tiếng khóc chào đời, tập bú, tập ăn, tập lẫy, tập bò, ê a tập nói Bé tự học, tự phát triển trong vòng tay thương yêu của cha mẹ. Lớn hơn một chút, bé tự học, tự rèn nào là múa, vẽ, hát ca, làm tóan, làm văn. dưới sự hướng dẫn của cô thầy. Như vậy, tự học, tự rèn, tự phát triển là điều kiện cốt lõi giúp phát triển bản thân trẻ.
Kĩ năng là một hình thái của tư tưởng. Kĩ năng không tồn tại độc lập mà chúng được biểu hiện bên ngoài bằng các kĩ năng cụ thể, nói chung đó là những kĩ năng sống. Giáo dục kĩ năng sống là một vấn đề đang được quan tâm của Bộ Giáo dục- Đào tạo. Chính vì thế, năm học 2010-2011 chương trình giáo dục kĩ năng sống được đưa vào trong nhà trường nói chung và trường Tiểu học nói riêng. Nhà trường là nơi đang diễn ra cuộc sống của trẻ, do vậy kĩ năng sống là sản phẩm bắt buộc phải có của giáo dục nhà trường. Nó không phải là một môn học mới mà nó bao trùm toàn bộ các môn học và các hoạt động giáo dục. “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Trẻ em là nguồn hạnh phúc của gia đình, tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Gia đình và Xã hội dành cho trẻ những điều kiện sống tốt nhất cho sự phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, tình cảm và đạo đức của trẻ. Vâng, trẻ em ngày nay đã được tiến lên một vị trí mới trong xã hội, các em được hưởng những điều kiện ưu tiên để sống và phát triển nên người. Chúng ta thấy rằng, thai nhi trong bụng mẹ tự phát triển thành em bé. Bé tự cất tiếng khóc chào đời, tập bú, tập ăn, tập lẫy, tập bò, ê a tập nói Bé tự học, tự phát triển trong vòng tay thương yêu của cha mẹ. Lớn hơn một chút, bé tự học, tự rèn nào là múa, vẽ, hát ca, làm tóan, làm văn..dưới sự hướng dẫn của cô thầy. Như vậy, tự học, tự rèn, tự phát triển là điều kiện cốt lõi giúp phát triển bản thân trẻ. Trong xu thế hiện nay, phương pháp giáo dục tập trung vào vai trò người giáo viên sang phương pháp tập trung vào vai trò của học sinh. Từ hình thức dạy học đồng loạt sang hình thức dạy học bằng việc tổ chức các hoạt động nhằm phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh. Phương pháp dạy học mới nhằm phát huy khả năng và kiến thức của học sinh ở mức cao nhất, ở đó các em không bị “áp đặt” phải nghe và tiếp nhận kiến thức một cách thụ động mà các em được chủ động tự chiếm lĩnh tri thức dưới sự tổ chức, hướng dẫn và giải thích của giáo viên. Giáo viên phải tạo được hình thức khơi dậy ở các em lòng ham hiểu biết, tìm tòi học hỏi, tạo cho học sinh một động cơ học tập, có nhu cầu học tập để tiếp thu những kiến thức mới. Khi có hứng thú học tập thì các em tham gia hoạt động sôi nổi, hào hứng và tích cực. Hứng thú với học tập là một yếu tố rất quan trọng và cần thiết giúp cho việc học tập của học sinh mang lại hiệu quả cao, tránh được sự căng thẳng và nhàm chán Với tiêu chí : Trẻ cần học bằng việc làm, thông qua gải quyết những tình huống qua cách ứng xử thực tế, chứ không nhồi nhét, áp đặt, giáo điều. Trẻ cần học cách sống thực và hành động ngay trong cuộc sống thực tại chứ không phải chỉ học để chuẩn bị vào đời. Tôi luôn nghĩ rằng mình phải làm thế nào để các em có một vốn kĩ năng sống để các em có thể ứng xử tốt với thực tế cuộc sống hay các em có thể giải quyết các vấn đề xã hội một cách tốt nhất. Đây cũng là những ưu tư trăn trở của đội ngũ giáo viên nói chung và bản tân tôi nói riêng. Chính vì những ưu tư như thế nên tôi đã mạnh dạn khai thác đề tài : Một số nội dung và giải pháp về Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp Hai thông qua các môn học trong nhà trường Tiểu học. Đây là mảng đề tài rất mới, hơn nữa với vốn kinh nghiệm sống ít ỏi, vốn kinh nghiệm chuyên môn còn hạn chế nên việc thiếu xót trong khi khai thác đề tài là điều không thể tránh khỏi. Vì thế rất mong sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, quý anh chị em đồng nghiệp để cho mảng đề tài này được hoàn thiện hơn và dần đi vào thực tế giảng dạy trong những năm tiếp theo. A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.Lý do khách quan: Trong năm học 2010-2011 Bộ Giáo dục và đào tạo đã đưa chương trình giáo dục kĩ năng sống vào các bậc học phổ thông đây là một việc làm đúng và cấp thiết. Trong năm 2010 Sở Giáo dục và Đào tạo Tiền Giang cũng đã phối hợp cùng với các Phòng Giáo dục và Đào tạo mở các lớp tập huấn cho đội ngũ giáo viên về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nhất là cho học sinh tiểu học trong khuôn khổ của phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực”. Như vậy Giáo dục kĩ năng sống bắt đầu được thực hiện trong nhà trường nói chung và trường Tiểu học nói riêng. 2. Lý do chủ quan: Trong quá trình thực hiện việc giảng dạy kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường nói chung và học sinh lớp 2 của trường Tiểu học Vàm Láng 1 nói riêng, tôi cảm thấy đây chỉ là giai đoạn khởi đầu, bước khởi động đầu tiên của một chủ trương lớn. Do vậy, là một giáo viên đã có nhiều năm đứng lớp tôi nhận thấy việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cần phải chú trọng giáo dục những kĩ năng thông qua các môn học nhằm tạo cho học sinh có thêm vốn kiến thức kĩ năng cụ thể. Đó là điều tôi luôn băn khoăn trăn trở, cũng chính vì thế tôi mong muốn tìm hiểu nhiều hơn về việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh khối lớp 2 nhằm tìm ra những ưu điểm để phát huy và những khó khăn vướng mắc để có giải pháp khắc phục góp phần nâng cao công tác quản lý giáo dục cho Trường Tiều học Vàm Láng 1 huyện Gò Công Đông nói riêng và ngành giáo dục của tỉnh nhà nói chung. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Qua công tác nghiên cứu đề tài nhằm đánh giá kết quả thực hiện việc rèn kĩ năng sống cho học sinh khối lớp 2 thông qua các môn học trong trường Tiểu học Vàm Láng 1 huyện Gò Công Đông. Từ những thực tiễn giảng dạy sẽ dề ra những giải pháp thích hợp để góp phần cho việc rèn kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học nhất là học sinh lớp 2 được tốt hơn. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1/ Nghiên cứu thu thập tài liệu: * Nghiên cứu các tài liệu: Các tài liệu được tiếp cận như: Cẩm nang giáo dục kĩ năng sống cho học sinh Tiểu học- Nhà xuất bản Giáo dục. Các văn bản có liên quan. 2/ Đàm thoại và giảng giải: Nhằm mục đích giúp học sinh hiểu thế nào là các kĩ năng sống ,nhận biết được các kĩ năng sống trong thực tế. 3/ Phương pháp luyện tập thực hành: Đây là phương pháp giúp các em có cơ hội thực hành ứng xử với các tình huống thực tiễn. 4/ Phương pháp trò chơi: Thông qua phương pháp này giúp các em có khả năng giao tiếp hay ứng xử với các tình huống có thể xảy ra trong thực tế cuộc sống hay trong các giờ học. IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU: 1/ Đối tượng nghiên cứu: Tất cả học sinh khối lớp 2 thuộc trường Tiểu học Vàm Láng 1. 2/ Khách thể nghiên cứu: Hoạt động giảng dạy của giáo viên khối lớp 2. Đối tượng: Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, Tổng phụ trách. 3/ Phạm vi nghiên cứu: Đây là mảng đề tài nghiên cứu về giáo dục kĩ năng sống cho học sinh lớp 2 trong trường Tiểu học Vàm Láng 1: Nội dung và đưa ra những giải pháp. B. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH LỚP 2 THÔNG QUA CÁC MÔN HỌC: NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP 1. Các khái niệm về giáo dục kĩ năng sống Kĩ năng sống là năng lực tâm lý xã hội giúp cá nhân giải quyết có hiệu quả những nhu cầu và thách thức cuộc sống. Giáo dục kĩ năng là làm sao trang bị cho học sinh những kiến thức ,kĩ năng về cuộc sống để các em có thể thích ứng với cuộc sống đồng thờico1 thể tự mình có thể xử lý mọi tình huống thực tế một cách tốt nhất. Có nhiều quan niệm khác nhau về Kĩ năng sống. Ví dụ: WHO: Kĩ năng sống là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Kĩ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày UNICEF: Kĩ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành học viên mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và KN. 2. Phân loại kỹ năng sống: - Có nhiều cách phân loại kỹ năng sống a/ Dựa vào môi trường sống: Kĩ năng sống tại trường học Kĩ năng sống tại gia đình Kĩ năng sống tại nơi làm việc( Đối với học sinh là trường học, lớp học) b/ Dựa vào các lĩnh vực tâm lí: Kĩ năng sống nhận thức Kĩ năng sống xã hội Kĩ năng sống quản lí bản thân 3.Trong các chương trình giáo dục Kĩ năng sống cho trẻ( 6 tuổi đến 15 tuổi) - Người ta thường nhắc đến những nhóm Kĩ năng sống sau đây: a/ Nhóm kĩ năng nhận thức: Nhận thức bản thân Xây dựng kế hoạch Xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân Khắc phục khó khăn để đạt mục đích Tư duy tích cực và tư duy sáng tạo b/Nhóm kỹ năng xã hội: Kĩ năng sống giao tiếp bằng ngôn ngữ Kĩ năng sống giao tiếp không lời Kĩ năng sống thuyết trình và nói được trước đám đông Kĩ năng sống diễn đạt cảm xúc, phản hồi Kĩ năng sống từ chối Kĩ năng sống việc nhóm Kĩ năng sống vận động và gây ảnh hưởng Kĩ năng sống ra quyết định c/Nhóm kĩ năng quản lý bản thân: Kĩ năng làm chủ cảm xúc Kĩ năng phòng chống stress Kĩ năng vượt qua sợ hãi, lo lắng Kĩ năng khắc phục sự tức giận Kĩ năng quản lý thời gian Kĩ năng nghỉ ngơi tích cực Kĩ năng giải trí lành mạnh II. NỘI DUNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG: 1. Vì sao cần GD KNS cho HS PT?( Tầm quan trọng của GD KNS Kĩ năng sống góp phần thúc đẩy sự phát triển cá nhân. KNS góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội. Đặc điểm lứa tuổi học sinh phổ thông. Bối cảnh hội nhập quốc tế và nền kinh tế thị trường . Yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. Giáo dục Kĩ năng sống cho học sinh trong các nhà trường phổ thông là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới . 2. MỤC TIÊU GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH Trang bị cho học sinh những kiến thức, giá trị, thái độ, kĩ năng phù hợp Hình thành cho học sinh những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực. Kĩ năng sống giúp học sinh có khả năng ứng phó phù hợp và linh hoạt trong các tình huống của cuộc sống hàng ngày Kĩ năng sống giúp học sinh vận dụng tốt kiến thức đã học, làm tăng tính thực hành Tạo cơ hội thuận lợi để học sinh thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức 3. NỘI DUNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG - Kĩ năng giao tiếp: kĩ năng giao tiếp là khả năng có thể bày tỏ ý kiến của bản thân theo hình thức nói, viết hoặc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách phù hợp với hoàn cảnh và văn hóa, đồng thời biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến người khác ngay cả khi bất đồng quan điểm. Bày tỏ ý kiến bao gồm cả bày tỏ về suy nghĩ, ý tưởng, nhu cầu, mong muốn và cảm xúc, đồng thời nhờ sự giúp đỡ và sự tư vấn khi cần thiết. - Kĩ năng tự nhận th kĩ năng tự nhận thức là khả năng của con người hiểu về chính bản thân mình, như cơ thể, tư tưởng, các mối quan hệ xã hội của bản thân; biết nhìn nhận, đánh giá đúng về tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu,... của bản thân mình; quan tâm và luôn ý thức được mình đang làm gì. - Kĩ năng xác định giá trị: Kĩ năng xác định giá trị là khả năng con người hiểu rõ được những giá trị của bản thân mình Kĩ năng này giúp người ta biết tôn trọng và chấp nhận những giá trị và niềm tin của người khác, có thể khác mình. - Kĩ năng kiểm soát cảm xúc: Kiểm soát cảm xúc là khả năng con người nhận thức rõ cảm xúc của mình trong một tình huống nào đó và hiểu được ảnh hưởng của cảm xúc đối với bản thân và người khác như thế nào, đồng thời biết cách điều chỉnh và thể hiện cảm xúc một cách phù hợp. - Kĩ năng thương lượng Là khả năng có thể hình dung và đặt mình trong hoàn cảnh của người khác, giúp chúng ta hiểu và chấp nhận người khác. Kĩ năng thương lượng là khả năng trình bày suy nghĩ, phân tích và giải thích, đồng thời có thảo luận để đạt được một sự điều chỉnh và thống nhất về cách suy nghĩ, cách làm hoặc về một vấn đề gì đó. - KN từ chối - Kĩ năng ra quyết định - Kĩ năng giải quyết v/đ: Là khả năng con người nhận thức được nguyên nhân nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết những mâu thuẫn đó với thái độ tích cực, không dùng bạo lực, thỏa mãn được nhu cầu và quyền lợi các bên và giải quyết cả mối quan hệ giữa các bên một cách hòa bình. - Kĩ năng ứng phó với căng thẳng: Kĩ năng ứng phó với căng thẳng là khả năng con người bình tĩnh, sẵn sàng đón nhận những tình huống căng thẳng như là một phần tất yếu của cuộc sống, là khả năng nhận biết sự căng thẳng, hiểu được nguyên nhân, hậu quả của căng thẳng, cũng như biết cách suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi bị căng thẳng. - Kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ: Biết xác định được những địa chỉ hỗ trợ đáng tin cậy, Tự tin và biết tìm đến các địa chỉ đó Biết bày tỏ nhu cầu cần giúp đỡ một cách phù hợp - Kĩ năng kiên định: là kĩ năng ra quyết định là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống một cách kịp thời. - Kĩ năng giải quyết v/đ là khả năng của cá nhân biết quyết định lựa chọn phương án tối ưu và hành động theo phương án đã chọn để giải quyết vấn đề hoặc tình huống gặp phải trong cuộc sống . - Kĩ năng đặt mục tiêu: là khả năng của con người biết đề ra mục tiêu cho bản thân trong cuộc sống cũng như lập kế hoạch để thực hiện được mục tiêu đó. - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: là kĩ năng giúp học sinh biết xử lý các thông tinh một cách dứt khoát, hiệu quả. - Kĩ năng tư duy phê phán: Kĩ năng tư duy phê phán là khả năng phân tích một cách khách quan và toàn diện các vấn đề, sự vật, hiện tượng,... xảy ra - Kĩ năng tư duy sáng tạo là khả năng nhìn nhận và giải quyết vấn đề theo một cách mới, với ý tưởng mới, theo phương thức mới, cách sắp xếp và tổ chức mới; là khả năng khám phá và kết nối mối quan hệ giữa các khái niệm, ý tưởng, quan điểm, sự việc; độc lập trong suy nghĩ. -- Kĩ năng hợp tác: là khả năng cá nhân biết chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng làm việc có hiệu quả với những thành viên khác trong nhóm. - Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm là khả năng con người thể hiện sự tự tin, chủ động và ý thức cùng chia sẻ công việc với các thành viên khác trong nhóm - Kĩ năng tự nhận thức: Tự nhận thức là tự nhìn nhận, tự đánh giá về bản thân. Kĩ năng tự nhận thức là khả năng của con người hiểu về chính bản thân mình, như cơ thể, tư tưởng, các mối quan hệ xã hội của bản thân; biết nhìn nhận, đánh giá đúng về tiềm năng, tình cảm, sở thích, thói quen, điểm mạnh, điểm yếu,... của bản thân mình; quan tâm và luôn ý thức được mình đang làm gì. III. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH QUA CÁC MÔN HỌC 1.TIẾNG VIỆT Chương trình môn Tiếng Việt chú trọng rèn kĩ năng nhận thức cho HS thông qua một chương trình mang tính tích hợp. Cụ thể là: Tích hợp giữa kiến thức Tiếng Việt với các mảng kiến thức về tự nhiên, xã hội và con người theo nguyên tắc đồng quy. Tích hợp ở một đơn vị kiến thức và kĩ năng mới với những kiến thức và kĩ năng đã học trước đó theo nguyên tắc đồng tâm (còn gọi là đồng trục hay vòng tròn xoáy trôn ốc ), * Khả năng giáo dục Kĩ năng sống của môn Tiếng Việt không chỉ thể hiện ở nội dung môn học mà còn được thể hiện ở phương pháp dạy học của giáo viên. Việc giáo dục Kĩ năng sống trong môn Tiếng Việt ở Tiểu học nhằm giúp học sinh bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh các Kĩ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi, giúp các em nhận biết được những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, biết tự nhìn nhận, đánh giá đúng về bản thân để tự tin , tự trong và không ngừng vươn lên trong cuộc sống; biết ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với người thân, với cộng đồng và với môi trường tự nhiên; biết sống tích cực, chủ động trong mọi điêu kiện, hoàn cảnh . Việc giáo dục Kĩ năng sống cho học sinh có thể thực hiện trong bất cứ giờ học nào. Các nội dung và địa chỉ giáo dục Kĩ năng sống trong môn Tiếng Việt nêu trong tài liệu chỉ là những ví dụ tiêu biểu để giáo viên khai thác một số Kĩ năng sống có trong nội dung dạy học hoặc bằng cách thức tổ chức các hoạt động dạy học tăng cường thực hành, luyện tập các kĩ năng sống cho học sinh. 2. MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI Môn Tự nhiên và Xã hội ở các lớp 1, 2, 3 là một môn học giúp học sinh có một số kiến thức cơ bản ban đầu về con người và sức khoẻ, về một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong Tự nhiên và Xã hội; Chú trọng việc hình thành và phát triển kĩ năng trong học tập như quan sát, thắc mắc, đặt câu hỏi và diễn đạt hiểu biết của bản thân về các sự vật, hiện tượng hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và trong xã hội; Đặc biệt môn học giúp học sinh xây dựng các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng; yêu gia đình, quê hương, trường học và có thái độ thân thiện với thiên nhiên . Vì vậy, môn Tự nhiên và Xã hội ở Tiểu học là một trong những môn học phù hợp để giáo viên có thể giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh. Cùng với kiến thức cơ bản về con người, về Tự nhiên và Xã hội, việc giáo dục kĩ năng sống qua môn Tự nhiên và Xã hội sẽ góp phần không chỉ khắc sâu thêm các kiến thức của môn học mà còn hình thành thái độ và hành vi tích cực, phù hợp, cần thiết giúp HS có thể ứng xử có hiệu quả các tình huống thực tế trong cuộc sống. Giáo dục kĩ năng sống trong môn Tự nhiên và Xã hội giúp học sinh: -Tự nhận và xác định được giá trị của bản thân mình, biết lắng nghe, ứng xử phù hợp với một số tình huống liên quan đến sức khoẻ bản thân, các quan hệ gia đình, nhà trường, trong tự nhiên và xã hội . - Biết tìm kiếm, xử lí thông tin và phân tích, so sánh để nhận diện, nêu nhận xét về các sự vật, hiện tượng đơn giản trong Tự nhiên và Xã hội. - Hiểu và vận dụng các kĩ năng trên: Cam kết có những hành vi tích cực; Tự nguyện (tự phục vụ, tự bảo vệ ) trong việc thự hiện các quy tắc vệ sinh, chăm sóc sức khoẻ bản thân, trong việc đảm bảo an toàn khi ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng; Thân thiện với cây cối, con vật xung quanh và môi trường . *Các kĩ năng sống chủ yếu trong môn Tự nhiên và Xã hội: - Kĩ năng tự nhận thức: Tự nhìn nhận, đánh giá về bản thân để xác định được mặt mạnh, mặt yếu của bản thân; - Kĩ năng tự phục vụ và tự bảo vệ: ... - Kĩ năng ra quyết định: - Kĩ năng kiên định và kĩ năng từ chối: - Kĩ năng làm chủ bản thân: - Kĩ năng giao tiếp: - Kĩ năng hợp tác: - Kĩ năng tư duy phê phán: - Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin: Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ bao gồm các yếu tố sau: - Ý thức được nhu cầu cần giúp đỡ. 3. MÔN ĐẠO ĐỨC IV. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN MỘT BÀI GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG Một bài giáo dục kĩ năng sống thường được thực hiện theo 4 bước / giai đoạn sau : Khám phá Kết nối Thực hành / Luyện tập Vận dụng Giai đoạn 1: Khám phá Tìm hiểu kinh nghiệm/hiểu biết của người học liên quan đến kĩ năng sống sẽ học. Phương pháp dạy học thường sử dụng: Động não, Phân loại/Xác định chùm vấn đề, Thảo luận, Chơi trò chơi tương tác, đặt câu hỏi,. Giai đoạn 2: Kết nối Giới thiệu thông tin mới và các kĩ năng liên quan đến thực tế cuộc sống (tạo “cầu nối” liên kết giữa cái “đã biết” và “chưa biết”. Cầu nối này sẽ kết nối kinh nghiệm hiện có của học sinh với bài học mới = chương trình học dựa trên thực tiễn/thực tế). Phương pháp dạy học thường sử dụng: Thảo luận nhóm, nghiên cứu trường hợp điển hình, phân tích tình huống, động não, Hỏi chuyên gia, Công đoạn, ... Giai đoạn 3: Thực hành Gồm các hoạt động để tạo cơ hội cho học sinh luyện tập, thực hành kĩ năng sống mới học vào một tình huống/bối cảnh tương tự. Phương pháp dạy học thường sử dụng: đóng vai, xử lí tình huống, hỏi chuyên gia, hỏi và trả lời, trò chơi, Giai đoạn 4: Vận dụng Tạo cơ hội cho học sinh áp dụng các kĩ năng sống đã học vào các tình huống/bối cảnh mới hoặc tình huống/bối cảnh thực tiễn Phương pháp dạy học thường sử dụng: Dự án, hoạt động nhóm, ... MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG RÈN KĨ NĂNG CHO HỌC SINH Học sinh tham gia hoạt động nhóm Học sinh tham gia ứng xử các tình huống Học sinh tham gia đàm thoại ứng xử các tình huống Học sinh tham gia đàm thảo luận nhóm
Tài liệu đính kèm: