Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2A4 trường Tiểu học thị trấn Than Uyên

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2A4 trường Tiểu học thị trấn Than Uyên

Trong những năm gần đây công tác giáo dục của tỉnh Lai Châu nói chung và hoạt động giáo dục của huyện Than Uyên nói riêng đã có nhiều thay đổi. Khi phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được triển khai và hưởng ứng mạnh mẽ trong các cấp học, ngoài việc nâng cao chất lượng giáo dục. Hiện nay trong các trường đã và đang vận dụng phương pháp dạy học đổi mới, đó là cách dạy hướng vào người học hay còn gọi là “Lấy học sinh làm trung tâm” người thầy là người hướng dẫn chỉ đạo trong quá trình học sinh lĩnh hội kiến thức, với các môn học nói chung và môn Toán nói riêng. Để vận dụng tốt được cách dạy học mới này đòi hỏi người giáo viên phải tâm huyết với nghề, phải dày công nghiên cứu tìm ra giải pháp thích hợp với đối tượng học sinh mình dạy.

Để nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh. Ngoài việc dạy cho các em kiến thức về số học, yếu tố đại số, đại lượng và đo đại lượng, yếu tố hình học, yếu tố thống kê. Kiến thức về giải toán có lời văn cũng hết sức quan trọng vì trong giải toán có lời văn giúp các em củng cố, vận dụng những kiến thức giải toán, phát triển kỹ năng, kỹ xảo đã được hình thành. Đặc biệt giải toán có lời văn còn giúp phát triển tư duy ở học sinh.

Qua thực tế dạy học giải toán có lời văn nói chung và việc giải toán có lời văn bằng hai phép tính nói riêng của lớp 3a3 trường Tiểu học thị trấn Than Uyên, chúng tôi thấy chỉ được khoảng 40% học sinh nắm được cách giải bài toán giải bằng hai phép tính. Trong đó vẫn còn học sinh sử dụng câu lời giải chưa chính xác. Còn lại 60% học sinh lơ mơ, lúng túng khi phải đứng trước một bài toán giải bằng hai phép tính. Có thể các em giải “mò” và tìm ra được kết quả nhưng lời giải còn chưa chính xác, khi được giáo viên hỏi lại để khắc sâu kiến thức thì các em còn lúng túng và chưa mạnh dạn, tự tin để trả lời.

Trong chương trình lớp 3 ngoài các dạng toán đơn giải bằng một phép tính, các em còn được làm quen với các dạng toán giải bằng hai phép tính. Bởi vậy để giúp cho các em nắm chắc các dạng toán đơn đã học từ lớp 2 và vận dụng để giải bài toán bằng hai phép tính ở lớp 3, giúp cho các em không bị nhầm lẫn câu lời giải, tự tin khi thực hiện giải bài toán có lời văn và việc nắm chắc các dạng toán, cách giải còn là cơ sở để các em giải tốt các dạng toán khác khi học lên các lớp trên nhóm chúng tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2a4 trường Tiểu học thị trấn Than Uyên”.

 

doc 23 trang Người đăng haibinhnt91 Lượt xem 570Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2A4 trường Tiểu học thị trấn Than Uyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Đồng tác giả:
1.1. Họ và tên: Đỗ Thị Hòa
Năm sinh: 1972
Nơi thường trú: Khu 1, thị trấn Than Uyên, Than Uyên, Lai Châu
Trình độ chuyên môn: Đại học 
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nhiệm vụ được phân công: Giáo viên chủ nhiệm
1.2. Họ và tên: Phùng Thanh Thủy
Năm sinh: 1983
Nơi thường trú: Mường Than, Than Uyên, Lai Châu
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng 
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nhiệm vụ được phân công: Giáo viên chủ nhiệm
1.3. Họ và tên: Đỗ Thị Kim Dung
Năm sinh: -
Nơi thường trú: Khu 1, thị trấn Than Uyên, Than Uyên, Lai Châu
Trình độ chuyên môn: Đại học 
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nhiệm vụ được phân công: Giáo viên chủ nhiệm
2. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2a4 trường Tiểu học thị trấn Than Uyên” 
3. Tính mới và sự khác biệt 
* Tính mới: Qua việc áp dụng hai biện pháp đã nêu trên chúng tôi nhận thấy:
 Đối với học sinh: Các em có thói quen xác định các dạng toán trước khi giải toán, nắm chắc các dạng toán đã học, tóm tắt bài toán đúng và nhanh, lựa chọn phép tính và lời giải chính xác, hiểu rõ bản chất của bài toán. Mạnh dạn, tự tin khi học toán.
Đối với chúng tôi: Việc dạy giải toán có lời văn đã trở nên hứng thú, say mê và dễ dàng hơn, việc phân tích bài toán, hướng dẫn các bước giải có cơ sở không bị quá tường minh, không bị theo khuôn mẫu nên học sinh dù học yếu cũng hiểu bài toán một cách cặn kẽ và giải chính xác. 
* Sự khác biệt: Khi đưa các biện pháp vào thực hiện chúng tôi nhận thấy rõ sự khác biệt giữa biện pháp cũ và biện pháp mới như sau:
Giải pháp cũ
Giải pháp mới
- Biện pháp 1: Học sinh giải được bài toán ngay trong tiết học, khả năng ghi nhớ để giải các bài toán trong thời gian dài tiếp theo không cao. 
Học sinh nắm chắc các dạng toán đã học, tóm tắt bài toán và xác định cách giải một cách thành thạo, chính xác.
- Biện pháp 2: Học sinh thiếu khả năng vận dụng cách giải các bài toán đơn vào giải bài toán bằng hai phép tính. Nhiều em giải mò có thể đúng lời giải hoặc phép tính. Học sinh không có kĩ năng xác định dạng toán trước khi giải nên thiếu tự tin trong giải toán.
Có thói quen lập bài toán mới, xác định dạng toán cho bước giải thứ hai và giải chính xác cả về lời giải và phép tính.
4. Hiệu quả sáng kiến mang lại
 Giúp giáo viên nắm được phương pháp vững chắc để áp dụng vào dạy giải toán nói chung và giải toán có lời văn nói riêng.
 Học sinh không nhút nhát, lúng túng khi thực hiện giải toán, nắm được dạng toán, cách giải bài toán, biết phân tích, tóm tắt bài toán, trình bày được bài giải khoa học, đúng. 100% các em đều giải được các dạng toán đơn trong chương trình một cách có cơ sở. 
Góp phần trong việc huy động tỷ lệ chuyên cần của lớp. Học sinh có hứng thú khi học bài, mạnh dạn, tự tin hơn. Giúp phụ huynh biết cách hướng dẫn con học tập, kiểm tra bài học ở nhà của con. Phụ huynh học sinh yên tâm về việc học của con em của mình. Học sinh đi học đều, nhiều em nắm chắc và yêu thích môn học, ham học hỏi, tìm tòi hơn, không có học sinh bỏ học đảm bảo phổ cập giáo dục của thị trấn.
5. Phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến
Chúng tôi đã áp dụng thực hiện và thấy kết quả đạt được rất tốt. Sáng kiến có thể áp dụng được trong nhà trường không chỉ với học sinh lớp 2a4, mà tất cả các lớp trong khối 2, từ đó có cơ sở cho việc dạy giải các bài toán có hai phép tính trở lên. Mong các bạn đồng nghiệp tham khảo để nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh. Ngoài ra sáng kiến còn có thể áp dụng cho các trường có nhiều em học sinh dân tộc thiểu số để giúp các em nắm chắc các dạng toán và cách giải.
I. THÔNG TIN CHUNG 
1. Tên sáng kiến:
 “Một số biện pháp dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2a4 trường Tiểu học thị trấn Than Uyên” 
2. Đồng tác giả:
2.1. Họ và tên: Đỗ Thị Hòa
Năm sinh: 1972
Nơi thường trú: Khu 1, thị trấn Than Uyên, Than Uyên, Lai Châu
Trình độ chuyên môn: Đại học 
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường Tiểu học thị trấn Than Uyên
Điện thoại: 01649999796
Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 34%
2.2. Họ và tên: Phùng Thanh Thủy
Năm sinh: 1983
Nơi thường trú: Mường Than, Than Uyên, Lai Châu
Trình độ chuyên môn: Cao đẳng 
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường Tiểu học thị trấn Than Uyên
Điện thoại: 01649492700
Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 33%
2.3. Họ và tên: Đỗ Thị Kim Dung
Năm sinh: 
Nơi thường trú: Khu 1, thị trấn Than Uyên, Than Uyên, Lai Châu
Trình độ chuyên môn: Đại học 
Chức vụ công tác: Giáo viên
Nơi làm việc: Trường Tiểu học thị trấn Than Uyên
Điện thoại: 
Tỉ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 33%
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác giảng dạy
4. Thời gian áp dụng sáng kiến: Tiến hành nghiên cứu, điều tra thu thập thông tin, xử lý dữ liệu và hoàn chỉnh trong thời gian 2 năm (từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 5 năm 2018).
Từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 8 năm 2017: nghiên cứu và vận dụng tại lớp 1a4 trường Tiểu học thị trấn Than Uyên.
Từ tháng 9 năm 2017 đến tháng 5 năm 2018: thực hiện tại lớp 2a4 trường Tiểu học thị trấn Than Uyên
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường Tiểu học thị trấn Than Uyên
Địa chỉ: Khu 6, thị trấn Than Uyên, Than Uyên, Lai Châu
Điện thoại: 02133784274
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1. Sự cần thiết, mục đích của việc áp dụng sáng kiến
1.1. Sự cần thiết
Trong những năm gần đây công tác giáo dục của tỉnh Lai Châu nói chung và hoạt động giáo dục của huyện Than Uyên nói riêng đã có nhiều thay đổi. Khi phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được triển khai và hưởng ứng mạnh mẽ trong các cấp học, ngoài việc nâng cao chất lượng giáo dục. Hiện nay trong các trường đã và đang vận dụng phương pháp dạy học đổi mới, đó là cách dạy hướng vào người học hay còn gọi là “Lấy học sinh làm trung tâm” người thầy là người hướng dẫn chỉ đạo trong quá trình học sinh lĩnh hội kiến thức, với các môn học nói chung và môn Toán nói riêng. Để vận dụng tốt được cách dạy học mới này đòi hỏi người giáo viên phải tâm huyết với nghề, phải dày công nghiên cứu tìm ra giải pháp thích hợp với đối tượng học sinh mình dạy.
Để nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh. Ngoài việc dạy cho các em kiến thức về số học, yếu tố đại số, đại lượng và đo đại lượng, yếu tố hình học, yếu tố thống kê. Kiến thức về giải toán có lời văn cũng hết sức quan trọng vì trong giải toán có lời văn giúp các em củng cố, vận dụng những kiến thức giải toán, phát triển kỹ năng, kỹ xảo đã được hình thành. Đặc biệt giải toán có lời văn còn giúp phát triển tư duy ở học sinh.
Qua thực tế dạy học giải toán có lời văn nói chung và việc giải toán có lời văn bằng hai phép tính nói riêng của lớp 3a3 trường Tiểu học thị trấn Than Uyên, chúng tôi thấy chỉ được khoảng 40% học sinh nắm được cách giải bài toán giải bằng hai phép tính. Trong đó vẫn còn học sinh sử dụng câu lời giải chưa chính xác. Còn lại 60% học sinh lơ mơ, lúng túng khi phải đứng trước một bài toán giải bằng hai phép tính. Có thể các em giải “mò” và tìm ra được kết quả nhưng lời giải còn chưa chính xác, khi được giáo viên hỏi lại để khắc sâu kiến thức thì các em còn lúng túng và chưa mạnh dạn, tự tin để trả lời.
Trong chương trình lớp 3 ngoài các dạng toán đơn giải bằng một phép tính, các em còn được làm quen với các dạng toán giải bằng hai phép tính. Bởi vậy để giúp cho các em nắm chắc các dạng toán đơn đã học từ lớp 2 và vận dụng để giải bài toán bằng hai phép tính ở lớp 3, giúp cho các em không bị nhầm lẫn câu lời giải, tự tin khi thực hiện giải bài toán có lời văn và việc nắm chắc các dạng toán, cách giải còn là cơ sở để các em giải tốt các dạng toán khác khi học lên các lớp trên nhóm chúng tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2a4 trường Tiểu học thị trấn Than Uyên”. 
	1.2. Mục đích
+ Học sinh nêu được bài toán có lời văn qua việc tóm tắt bằng sơ đồ, và nhìn tóm tắt để nêu được nội dung bài toán.
 + Giúp cho học sinh biết xác định dạng toán của bài toán có lời văn.
+ Giúp cho học sinh biết xác định phần cho biết của bài toán thuộc dạng toán gì để xác định chính xác câu lời giải thứ nhất.
+ Giúp học sinh sau khi tìm được kết quả của phép tính thứ nhất, dựa vào câu lời giải của phép tính thứ nhất, ghép với phần cho biết để tạo thành một bài toán mới. 
+ Giúp cho học sinh biết xác định phần hỏi của bài toán thuộc dạng toán gì và xác định chính xác câu lời giải thứ hai. 
	+ Giúp học sinh dựa vào bài toán mới ghép được để có phép tính thứ hai 
	+ Giúp học sinh nắm chắc được các dạng toán và cách giải bài toán bằng hai phép tính.
+ Giúp cho giáo viên dễ dàng hơn khi hướng dẫn học sinh cách giải bài toán bằng hai phép tính.
	+ Học sinh biết tự trình bày bài giải gồm ba bước: Câu lời giải, phép tính và đáp số.
	+ Học sinh biết tự tìm câu lời giải khác cho bài toán có lời văn bằng nhiều câu khác nhau.
 2. Phạm vi triển khai thực hiện sáng kiến
Năm học 2015 – 2016: nghiên cứu và vận dụng 2 biện pháp cho 30 học sinh của lớp 2a3 trường Tiểu học thị trấn Than Uyên.
Năm học 2016 – 2017: thực hiện sáng kiến đối với 30 học sinh của lớp 3a3 trường Tiểu học thị trấn Than Uyên.
	3. Mô tả sáng kiến
3.1. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
3.1.1 Hiện trạng việc thực hiện giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2. 
Ở cuối lớp 1, các em được làm quen với giải toán có lời văn ở mức độ đơn giản với các dạng toán có từ khóa thông thường là: “thêm”, “bớt” ở dữ kiện đã biết và “tất cả”, “còn lại” ở phần câu hỏi. Dựa vào các từ khóa này học sinh giải bài toán bằng phép cộng hoặc phép trừ. Lên lớp 2, các em học thêm nhiều dạng toán đơn mới. Đặc biệt, các em được học giải toán bằng phép nhân hoặc phép chia. Để giải tốt các bài toán có lời văn ở lớp hai, đòi hỏi các em phải đọc kĩ đề toán, phân tích, tóm tắt, nắm được các dữ kiện của bài toán. Từ đó các em dựa vào kiến thức đã được học để giải các bài toán. Trong khi đó khả năng tư duy của nhiều em còn chưa tốt, việc phân tích, ghi nhớ còn hạn chế. Nhiều em có thể giải bài toán rất tốt ngay sau khi học bài mới nhưng chỉ một thời gian ngắn sau các em có thể sẽ quên cách giải và giải mò bằng một trong hai cặp phép tính cộng trừ hoặc nhân chia. Mặt khác nếu bài toán không được viết theo cấu trúc thông thườ ...  tìm nhiều
	- Bước giải: Ban đầu chúng tôi thao tác trên vật thật hoặc trên mô hình để học sinh nhận biết cách giải, các em có thể giải bằng phép cộng. Khi đó, chúng tôi hướng dẫn học sinh chuyển thành phép nhân dựa vào mối quan hệ giữa phép cộng và phép nhân bằng cách hỏi: Dựa vào tóm tắt em hiểu “mấy” được lấy “mấy” lần (3 được lấy 6 lần và thực hiện phép tính 3 6). Lúc này chúng tôi chốt lại dạng toán biết 1 – tìm nhiều giải bằng phép tính nhân.
* Dạng toán 2: Biết nhiều – tìm một
 - Bước tóm tắt: Dạng toán này bao giờ cũng xuất hiện từ “đều, như nhau hoặc bằng nhau” có nghĩa các nhóm được chia với số lượng bằng nhau. Vậy tóm tắt theo trình tự sau: 
Ví dụ: Có 18 bông hoa chia đều vào 6 lọ. Hỏi mỗi lọ cắm được mấy bông hoa? 
Dựa vào câu hỏi, ta thấy đại lượng “lọ” viết trước dấu hai chấm, đại lượng “bông” viết sau dấu hai chấm nên ta cũng tóm tắt ở dòng biết tương tự như vậy. Với ví dụ này ta sẽ tóm tắt câu đầu của bài toán nhưng lộn lại để có lọ viết trước, bông viết sau: 
6 lọ: 18 bông (Biết 6 lọ - nhiều lọ có 18 bông hoa)
1 lọ:  bông? (tìm 1 lọ có bao nhiêu bông hoa)
Chúng tôi đặc biệt lưu ý học sinh không được chuyển số lượng và đại lượng tương ứng sai so với đề bài. Ví dụ: 18 bông 18 lọ hoặc 6 lọ 6 bông
Bước phân tích và xác định dạng toán: 
Giáo viên
Học sinh
- Bài toán cho biết gì?
- 6 lọ có 18 bông hoa.
- Bài toán hỏi gì?
- 1 lọ có mấy ong hoa?
- Bài toán thuộc dạng toán nào?
- Biết nhiều – tìm một
 Bước giải: Chúng tôi thao tác trên vật thật hoặc trên mô hình để học sinh biết gắn bài toán với thực tế. Chia đều 18 bông hoa vào 6 lọ tức là chúng ta thực hiện động tác chia hoa vào 6 lọ. Vậy trong toán học ta cũng thực hiện phép tính chia. Và cuối cùng chúng tôi chốt lại dạng toán biết nhiều – tìm 1 giải bằng phép tính chia.
* Dạng toán 3: Chia thành các phần bằng nhau
 Bước tóm tắt: Dạng toán này bao giờ cũng xuất hiện từ “các” hoặc “một số” có nghĩa chia thành các nhóm bằng nhau. Vậy tóm tắt theo trình tự sau: 
Ví dụ: Có 18 bông hoa cắm đều vào các lọ hoa, mỗi lọ có 3 bông hoa. Hỏi cắm được mấy lọ hoa?
Hướng dẫn học sinh hiểu câu hỏi đầy đủ: có 18 bông hoa thì cắm đều vào được mấy lọ hoa. Dựa vào câu hỏi đầy đủ vừa khôi phục, ta thấy đại lượng “bông” viết trước, đại lượng “lọ” viết sau nên ta cũng tóm tắt ở dòng biết tương tự như vậy. Với ví dụ này ta sẽ tóm tắt dữ kiện thứ hai của bài toán trước nhưng phải đảo vị trí các đại lượng để có bông viết trước, lọ viết sau: 
3 bông: 1 lọ 
18 bông:  lọ? 
 Bước phân tích và xác định dạng toán: Với dạng toán này, chúng tôi hướng dẫn học sinh gắn bài toán với thực tế bằng cách thao tác trên vật thật hoặc trên mô hình, chỉ cho học sinh thấy ở tóm tắt không xuất hiện số 1 ở đầu dòng cả dòng “biết” và dòng “tìm” thì bài toán thuộc dạng: Chia thành các phần bằng nhau. 
Giáo viên
Học sinh
- Bài toán cho biết gì?
- 3 bông cắm được 1 lọ.
- Bài toán hỏi gì?
- 18 bông cắm được mấy lọ?
- Bài toán thuộc dạng toán nào?
- Chia thành các phần bằng nhau.
 Bước giải: Chúng tôi hướng dẫn chia đều 18 bông hoa vào các lọ, mỗi lọ có 3 bông, tức là chúng ta thực hiện động tác chia hoa vào một số lọ sao cho mỗi lọ có 3 bông. Vậy trong toán học ta cũng thực hiện phép tính chia. Và cuối cùng chúng tôi chốt lại dạng toán chia thành các phần bằng nhau thì giải bằng phép tính chia.
Chúng tôi rất quan tâm đến việc tóm tắt bài toán là vì học sinh tóm tắt được bài toán tức là học sinh đã hiểu bài toán và dễ dàng xác định được dạng toán để chọn được phép tính giải đúng. Mặt khác nó rất thuận lợi cho việc tìm hiểu và phân tích bài toán của giáo viên. Sau khi hình thành kĩ năng tóm tắt bài toán thành ba dạng như trên ta thấy các dữ kiện của bài toán được sắp xếp theo hai dòng: dòng trên là điều “bài toán cho biết gì?”, dòng dưới là điều “bài toán hỏi gì?”. Đây là các câu hỏi nhiều giáo viên rất hay dùng để phân tích bài toán.
3.2.2.2. Biện pháp 2: Dạy giải toán thông qua bước lập biểu thức trước khi giải.
- Bước tóm tắt: 
- Bước phân tích và xác định dạng toán: 
- Bước giải
4. Hiệu quả do sáng kiến đem lại 
4.1. Hiệu quả kinh tế
Qua thời gian áp dụng, nghiên cứu ở tại lớp 3A3 chúng tôi thấy: 
Theo phân phối chương trình, với mỗi dạng toán có 1 tiết lí thuyết và 2 đến 3 tiết luyện tập thì với 10 dạng toán đã được thống kê như trên, trong chương trình lớp 3 nếu chưa áp dụng sáng kiến thì với mỗi dạng toán các em sẽ phải học lí thuyết và luyện tập khoảng 3 tiết, sau đó lại chuyển sang dạng toán mới, tới khi ôn lại các dạng toán đã học các em lại quên và phải nhắc lại lý thuyết, lặp đi lặp lại như vậy các em không nắm được bản chất nên hay quên và mất rất nhiều thời gian.
Sau khi áp dụng sáng kiến chúng tôi thấy các em nắm được chắc các dạng toán, thành thạo các bước giải nên vào các tiết luyện tập ở buổi sáng hay ôn luyện tổng hợp vào buổi chiều có các bài tập về các dạng bài toán đơn hay bài toán giải bằng hai phép tính thì học sinh có thể nắm chắc và thực hiện thành thạo các bước giải và giải tốt được các bài tập mà giáo viên giao. 
 Học sinh nắm vững cách giải các dạng toán đơn ngay sau khi học xong mỗi dạng toán, vận dụng vào giải bài toán bằng hai phép tính một cách thành thạo, tiết kiệm khoảng 30% thời gian suy nghĩ và giải bài toán.
4.2. Hiệu quả kĩ thuật
 Giúp giáo viên nắm chắc phương pháp để áp dụng vào giảng dạy các dạng toán có lời văn nói chung, dạy các dạng toán có lời văn ở lớp 3 nói riêng.
 Học sinh không nhút nhát, lúng túng khi thực hiện giải toán, nắm được các dạng bài toán có lời văn, cách giải bài toán bằng hai phép tính, biết phân tích, tóm tắt bài toán, trình bày được bài giải khoa học, đúng. 100% các em đều giải được các bài toán giải bằng hai phép tính trong chương trình lớp 3
So sánh kết quả khảo sát như sau:
Giải pháp
TSHS
Điểm
9 - 10
Điểm
7 - 8
Điểm
5 - 6
Điểm
3 - 4
Điểm
1 - 2
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Cũ
30
5
16,7
5
16,7
10
33,3
6
20
4
13,3
Mới
30
13
43,3
14
46,7
3
10
0
0
0
0
4. 3. Hiệu quả xã hội
 Góp phần trong việc huy động tỷ lệ chuyên cần của lớp.
 Học sinh được tăng cường Tiếng Việt khi học Toán, có hứng thú khi học bài, mạnh dạn, tự tin hơn.
 Phụ huynh học sinh yên tâm về việc học giải toán có lời văn của con em của mình. 
 Học sinh đi học đều, nhiều em nắm chắc và yêu thích môn học, ham học hỏi, tích cực tìm tòi, khả năng vận dụng giải các bài tập dạng khác khá thành thạo.
5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến 
Sáng kiến không chỉ với học sinh lớp 3A3, mà đã được triển khai rộng rãi tới tất cả các khối lớp 2 và 3 trong năm học 2015 – 2016 và 2016 – 2017 của trường Tiểu học Thị trấn Than Uyên. 
Theo đánh giá chủ quan của chúng tôi, sáng kiến có thể áp dụng rất phù hợp với các trường có nhiều em học sinh dân tộc thiểu số để giúp các em nắm chắc các dạng toán và cách giải.
	6. Các thông tin cần được bảo mật: Không
7. Kiến nghị, đề xuất
a, Về danh sách cá nhân được công nhận đồng tác giả sáng kiến:
1, Đỗ Thị Hòa
2, Phùng Thanh Thủy
b, Kiến nghị khác: Giáo viên cần không ngừng học hỏi đề nâng cao trình độ chuyên môn, trong dạy học sử dụng các tranh ảnh, vật mẫu, đồ dùng trực quan ... để tạo hứng thú giúp học sinh học tập tích cực. Tổ chức học tập theo nhóm, cá nhân ... phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh.
Khảo sát chất lượng, phân loại đối tượng, xây dựng kế hoạch dạy học theo đúng từng đối tượng trong lớp. Tổ chức các hoạt động vui chơi toán học cho các em. Có sự động viên khuyến khích kịp thời với sự tiến bộ của các em. Điều chỉnh phương pháp và hình thức tổ chức dạy học trong từng tiết dạy, kịp thời giúp đỡ các em chưa làm được.
	Trên đây là một số kinh nghiệm của chúng tôi trong việc giúp học sinh lớp 3A3 trường Tiểu học thị trấn Than Uyên trình bày và giải được bài toán có lời văn bằng hai phép tính. Chúng tôi mong muốn sáng kiến của mình sẽ được ứng dụng rộng rãi vào các trường tiểu học trong những năm học tiếp theo. 
Chúng tôi rất mong được sự quan tâm và đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp và Ban giám hiệu nhà trường để sáng kiến của tôi được nhân rộng ra các đơn vị trường bạn.
8. Tài liệu đính kèm: Không
Trên đây là nội dung, hiệu quả của nhóm tác giả do chính chúng tôi thực hiện không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
 ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
 (Ký tên, đóng dấu)
 NHÓM TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
 (Ký tên)
Đỗ Thị Hòa Phùng Thanh Thủy
	Kính gửi: Hội đồng khoa học cấp cơ sở
Đơn vị trường Tiểu học thị trấn Than Uyên xác nhận bà: Đỗ Thị Hòa, Phùng Thanh Thủy là nhóm tác giả của sáng kiến: “Một số biện pháp dạy giải toán bằng hai phép tính cho học sinh lớp 3a3 trường Tiểu học thị trấn Than Uyên” đã áp dụng tại trường thời gian Từ tháng 9 năm 2015 đến tháng 8 năm 2016: nghiên cứu và vận dụng tại lớp 2a3 trường Tiểu học thị trấn Than Uyên. Từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 5 năm 2017: thực hiện tại lớp 3a3 trường Tiểu học thị trấn Than Uyên.
	Qua thời gian áp dụng sáng kiến tại đơn vị, kết quả đem lại như sau:
Giải pháp
TSHS
Điểm
9 - 10
Điểm
7 - 8
Điểm
5 - 6
Điểm
3 - 4
Điểm
1 - 2
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Cũ
30
5
16,7
5
16,7
10
33,3
6
20
4
13,3
Mới
30
13
43,3
14
46,7
3
10
0
0
0
0
	Vậy đề nghị Hội đồng khoa học cấp cơ sở xem xét, ghi nhận kết quả trên.
 Hiệu trưởng
 (Kí tên, đóng dấu)
- Bài toán về tìm tổng (giải bằng phép cộng): trong bài toán có các dữ kiện: 
cho thêm, thêm, bay đến thêm, mua thêm  và bài toán hỏi: cả hai, tất cả, có tất cả 
- Bài toán về tìm hiệu (giải bằng phép trừ): trong bài toán có các dữ kiện: bớt, cho đi, đem biếu, đem tặng, bay đi  và bài toán hỏi: còn, còn lại, 
- Bài toán về tách ra làm hai phần (giải bằng phép trừ): Từ đặc biệt để xác định dạng toán là “trong đó”.
Ví dụ: Mẹ mua 35kg gạo nếp và gạo tẻ. Trong đó có 12kg gạo tẻ. Hỏi mẹ mua bao nhiêu ki-lô-gam gạo nếp?
- Bài toán về nhiều hơn (giải bằng phép cộng): trong bài toán có các dữ kiện: đại lượng thứ hai (hơn, nhiều hơn, nặng hơn, dài hơn) đại lượng thứ nhất, và bài toán hỏi về đại lượng thứ hai.
- Bài toán về ít hơn (giải bằng phép trừ): trong bài toán có các dữ kiện: đại lượng thứ hai (kém, ít hơn, ngắn hơn, nhẹ hơn) đại lượng thứ nhất, và bài toán hỏi về đại lượng thứ hai.

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_day_giai_toan_co_loi.doc