I, LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ xã xưa cha ông ta đã có câu " Nét chữ - Nết người " . Điều đó cho chúng ta thấy từ xưa cha ông ta đã để ý đến nét chữ của một con người . Nét chữ cẩn thận nói lên con người ấy chu đáo . Nét chữ cứng rắn nói lên tính cách của con gười ấy cứng rắn , thẳng thắn, chắc chắn. Nét chữ mềm mại nói lên con người ấy hiền lành, dễ thương. Ngược lại nét chữ xấu, cẩu thả thể hiện con người ấy làm việc thiếu khoa học , thiếu thận trọng, ngăn nắp .
Xuất phát từ thực trạng trên để luyện viết chữ đẹp cho học sinh trong nhà
trường đáp ứng với yêu cầu trong tình hình mới. Bản thân tôi là một người lãnh đạo đã mạnh dạn đột phá trong việc chỉ đạo việc " Luyện viết chữ đẹp " ở nhà trường và bước đầu đã thu được những kết quả đáng khả quan
Kinh nghiệm chỉ đạo luyện viết chữ đẹp I, Lý do chọn đề tài Từ xã xưa cha ông ta đã có câu " Nét chữ - Nết người " . Điều đó cho chúng ta thấy từ xưa cha ông ta đã để ý đến nét chữ của một con người . Nét chữ cẩn thận nói lên con người ấy chu đáo . Nét chữ cứng rắn nói lên tính cách của con gười ấy cứng rắn , thẳng thắn, chắc chắn. Nét chữ mềm mại nói lên con người ấy hiền lành, dễ thương. Ngược lại nét chữ xấu, cẩu thả thể hiện con người ấy làm việc thiếu khoa học , thiếu thận trọng, ngăn nắp ... Xuất phát từ thực trạng trên để luyện viết chữ đẹp cho học sinh trong nhà trường đáp ứng với yêu cầu trong tình hình mới. Bản thân tôi là một người lãnh đạo đã mạnh dạn đột phá trong việc chỉ đạo việc " Luyện viết chữ đẹp " ở nhà trường và bước đầu đã thu được những kết quả đáng khả quan II, đối tượng thực hiện Giáo viên và học sinh trường Tiểu học Hoằng Lộc III, Thời gian thực hiện Từ năm học 2004 - 2005 đến 2005 - 2006 IV, Phương pháp thực hiện - Tổ chức triển khai yêu cầu , nôi dung, kế hoạch một cách cụ thể - Kiểm tra việc thực hiện - Rút kinh nghiệm sau kiểm tra - Đánh giá kết quả và khen thưởng V, Nội dung thực hiện Phần thứ nhất Quán triệt đến từng giáo viên và học sinh những yêu cầu sau đây 1, Những yêu cầu đối với giáo viên - Mỗi giáo viên phải xác định việc rèn chữ viết cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng không kém gì việc truyền thụ kiến thức văn hoá - Thường xuyên, liên tục chú ý đến việc uốn nắm học sinh từ cách cầm bút , cách ngôi viết , cách đặt vở, tay chận lên trang vở viết để định vị tờ giấy, cách đặt bút bắt đầu một con chữ, một chữ, vị trí đặt đấu thanh, kích thước dấu thanh trong mỗi bài viết và trong tất cảc các môn học , tiết học ( Không cho phép bỏ qua các chi tiết trong việc luyện chữ mặc dù là rất nhỏ ) - Thực hiện nghiêm túc, có chất lượng tất cả các bài viết, bài làm được quy định trong chương trình và các bài luyện viết ở vở ô ly, trong việc ghi vở, trong các bài thi viết - Khi chấm bài cho học sinh mỗi giáo viên phải chú ý đến nét chữ, kích cỡ, lỗi chính tả và trình bày . Cần động viên, khuyến khích những em thực hiện tốt, động viên khích lệ những em có tiến bộ, có ý thức rèn luyện đồng thời nghiêm khắc đối với những em chậm tiến, chây lười, nét chữ không ổn định , thiếu trách nhiệm trong khi viết bài bằng nhiều hình thức ..... Phần thứ hai Các hình thức luyện viết và biện pháp thực hiện I, Các hình thức luyện viết trong chương trình 1, Luyện viết trong các tiết tập viết Trước hết mỗi giáo viên phải xác định và thực hiện được những yêu cầu sau đây trong mỗi tiết dạy - Đây là tiết học quan trọng nhất , có bản nhất , là nền tảng ban đầu cho chữ viết của mỗi học sinh - Tiết dạy này nhằm mục đích dạy cho các em viết chữ gì ? Từ gì ? Câu gì ? - Để viết được các chữ, từ, câu trên yêu cầu học sinh phải nắm được những thao tác gì ? ( cầm bút, điểm đặt bút , đưa nét bút , đá nét bút, nét thanh, nét đậm , liên kết các con chữ, khoảng cách giữa các tiếng, sắp xếp như thế nào cho đẹp và khoa học ....) - Cần làm như thế nào để hướng dẫn các em có hiệu quả nhất - Cần cho HS liên hệ nội dung bài học với các bài trước có sự giống và khác nhau để các em vận dụng và củng cố về hiểu biết của các em
Tài liệu đính kèm: