HIỆU TRƯỞNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TIỂU HỌC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Mục tiêu đào tạo của nhà trường XHCN nứơc ta là '' Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lượng của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc ".Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục tiểu học nhằm " Hình thành cho học sinh những cơ bản ban đầu cho sự phát triển đúng lâu dài về tình cảm, trí tuệ, phẩm chất và các kĩ năng cơ bản để tiếp tục học trung học hoặc đi vào cuộc sống"
Quán triệt Nghị quyết TW2 khoá 8 về phát triển giáo dục và mục tiêu trên vào hoạt động thực tiễn giáo dục Tiểu học, một mặt chúng ta phải tổ chức các hoạt động giáo dục trên lớp có chất lượng, mặt khác phải tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để xây dựng và phát triển một cách toàn diện về trí tuệ, tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ và thể chất của trẻ em, nhằm hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam XHCN.
Giáo dục HS không chỉ bó hẹp trong 4 bức tường của lớp học mà cần biết chỉ đạo tốt mọi hoạt động ngoài giờ lên lớp, chính hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có vị trí và ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh. Từ hoạt động ngoài giờ lên lớp làm cho các em có thói quen sinh hoạt tập thể, biết vì lợi ích của tập thể, hoạt động tự giác, đầy hứng thú và thu hút các em vào hoạt động giáo dục so với các em hoạt động của các môn học trên lớp thì hoạt động ngoài giờ lên lớp có nội dung phong phú hơn, hấp dẫn hơn, phạm vi tiến hành rộng rãi hơn và có khả năng liên kết các lực lượng giáo dục cũng khá dồi dào hơn.
HIỆU TRƯỞNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở TIỂU HỌC A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Mục tiêu đào tạo của nhà trường XHCN nứơc ta là '' Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lượng của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc ".Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục tiểu học nhằm " Hình thành cho học sinh những cơ bản ban đầu cho sự phát triển đúng lâu dài về tình cảm, trí tuệ, phẩm chất và các kĩ năng cơ bản để tiếp tục học trung học hoặc đi vào cuộc sống" Quán triệt Nghị quyết TW2 khoá 8 về phát triển giáo dục và mục tiêu trên vào hoạt động thực tiễn giáo dục Tiểu học, một mặt chúng ta phải tổ chức các hoạt động giáo dục trên lớp có chất lượng, mặt khác phải tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để xây dựng và phát triển một cách toàn diện về trí tuệ, tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ và thể chất của trẻ em, nhằm hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người Việt Nam XHCN. Giáo dục HS không chỉ bó hẹp trong 4 bức tường của lớp học mà cần biết chỉ đạo tốt mọi hoạt động ngoài giờ lên lớp, chính hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có vị trí và ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với hoạt động tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh. Từ hoạt động ngoài giờ lên lớp làm cho các em có thói quen sinh hoạt tập thể, biết vì lợi ích của tập thể, hoạt động tự giác, đầy hứng thú và thu hút các em vào hoạt động giáo dục so với các em hoạt động của các môn học trên lớp thì hoạt động ngoài giờ lên lớp có nội dung phong phú hơn, hấp dẫn hơn, phạm vi tiến hành rộng rãi hơn và có khả năng liên kết các lực lượng giáo dục cũng khá dồi dào hơn. Thực tiễn giáo dục đã khẳng định rằng: Giáo dục ngoài giờ lên lớp là điều kiện cơ bản để nâng cao chất lượng giáo dục và chất lượng văn hóa của học sinh, nó còn mang một ý nghiã quan trọng nhằm rèn luyện cho các em một ý thức tự giác, tự chủ cao, có tinh thần trách nhiệm trong công việc. Tạo cho các em bay cao hơn, bay xa hơn trong cuộc sống, nắm bắt nhanh nhạy vào ứng dụng khoa học kĩ thuật vào trong cuộc sống hiện đại. Xuất phát từ những nhận thức về vai trò của hoạt động ngoài giờ lên lớp trong trường Tiểu Học và ngoài xã hội, từ thực tiễn hoạt động ngoài giờ lên lớp hiện nay ở trường Tiểu học. Bản thân tôi mạnh dạn chọn đề tài:"Hiệu trưởng quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học". 2. Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng và một số giải pháp về quản lí hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học. Đề xuất một số giải pháp cần thiết để quản lí tốt hoạt động ngoài giờ lên lớp. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu: Bám sát vào mục tiêu của cấp học, vào tình hình thực trạng hiện nay. Đề tài giáo dục học sinh ngoài giờ lên lớp phải thực hiện các nhiệm vụ sau: - Củng cố, tăng cường về nhận thức. - Bồi dưỡng về thái độ. - Rèn luyện bản năng. Ba nhiệm vụ đó có quan hệ mật thiết với nhau, cái nọ làm tiền đề, bổ sung cho cái kia và ngược lại. Vì vậy với đề tài này tôi muốn nêu lên một số giải pháp, kinh nghiệm tổ chức quản lí hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh ở trường Tiểu Học Nghiêm Xuyên trên cơ sở của lí luận giáo dục hiện đại và yêu cầu thực tế xã hội, thực tiễn xây dựng nhà trường trong những năm qua. 4. Giới hạn vấn đề nghiên cứu: Hoạt động xây dựng trường Tiểu học tiên tiến theo các chuẩn mực của Bộ GD - ĐT là một hoạt động lớn bao gồm nhiều mặt hoạt động khác nhau của một nhà trường, nó đan xen và tác động lẫn nhau. Người hiệu trưởng cần phải biết những yếu tố nào, mặt hoạt động nào là quan trọng nhất, chủ đạo nhất xuyên suốt trong quá trình hoạt động của nhà trường? Mặt nào hỗ trợ cho công tác quản lí, tạo môi trường cho hoạt động chuyên môn và các hoạt động giáo dục khác? Từ góc độ đó, trong đề tài này xin được nêu một số định hướng, một số giải pháp, kinh nghiệm về tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học mà chúng tôi đã nghieân cöùu ñeå thực hiện để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh tröôøng Tiểu học Nghiêm Xuyên trong nhöõng naêm tôùi. B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI I. Sơ lược lịch sử vấn đề: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp từ trước đến nay đã được luật giáo dục(NXB Chính trị quốc gia 1998) quy định, được đề cập ở văn kiện hội nghị lần thứ 2 BCH TW Đảng khóa 8" NXB Chính trị quốc gia 1997". Với tác phẩm" Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp" Đăng Vũ Hoạt chủ biên - NXB Giáo Dục 1994. Tác giả đã xác định vị trí của các hoạt động ngoài giờ lên lớp là cầu nối tạo ra mối quan hệ giữa nhà trường và xã hội. Nó thực sự là một bộ phận quan trọng trong giáo dục ở trường phổ thông. Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhà trường có điều kiện để phát huy vai trò của mình trong cuộc sống. Thông tư 32 - Thủ Tướng Chính Phủ 14 / 10 / 1982, thông tư hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và công tác Đoàn - Đội ở trường phổ thông đã đưa ra cách tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức hoạt động mỗi người quản lí cần phải biết linh hoạt tổ chức, phối hợp sao cho hoạt động đạt hiệu quả cao nhất và phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, đặc riêng của từng vùng nơi các em sinh sống. Đặc biệt, trong những năm học gần đây, Bộ GD – ĐT chủ trương đưa hoạt động trò chơi dân gian vào các nhà trường để các em học sinh được ôn lại các hoạt động của cha ông được sản sinh trong hoạt động sản xuất và sinh hoạt, từ đó nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, “ uống nước nhớ nguồn “ và nhắc nhở các em về việc giữ gìn truyền thống, bản sắc của dân tộc. II. Cơ sở lí luận: 1. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một hoạt động giáo dục cơ bản được thực hiện một cách có mục đích, kế hoạch, có tổ chức nhằm góp phần thực hiện quá trình đào tạo nhân cách học sinh, đáp ứng nhu cầu đa dạng của đời sống xã hội. Hoạt động này do nhà trường quản lí, tiến hành ngoài giờ dạy học trên lớp theo chương trình, kế hoạch dạy học. Nó được tiến hành xen kẽ hoặc nối tiếp chương trình dạy học trong phạm vi nhà trường hoặc trong đời sống xã hội do nhà trường chỉ đạo, diễn ra trong suốt năm học và cả thời gian nghỉ hè để khép kín khóa giáo dục, làm cho quá trình đó có thể thực hiện mọi nơi, mọi lúc. Quan điểm giáo dục của Đảng trong nghị quyết BCH TW Đảng khóa 8 đã nêu rõ nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục: "Xây dựng những con người và những thế hệ thiết tha gắn bó với lí tưởng độc lập của dân tộc và CNXH, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước; Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại. Có tư duy sáng tạo, có kĩ năng thực hành giỏi, có tính tổ chức và kĩ luật, có sức khỏe là những người thừa kế xây dựng CNXH vừa "Hồng" vừa "Chuyên" như lời dặn của Bác. 2. Quan điểm giáo dục của Đảng là: "Học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội". Nhằm đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện về phẩm chất nhân cách, tính cách, tài năng, thiên hướng nghề nghiệp cá nhân, hình thành các mối quan hệ giữa con người với đời sống xã hội, con người với thiên nhiên, với môi trường. Đặc điểm lứa tuổi học sinh Tiểu học các em lớn lên về thân thể và có sức khỏe nhờ được nuôi dưỡng, ăn uống và hít thở khí trời. Trí tuệ của các em phát triển, tâm hồn các em phong phú, năng lực, tình cảm của các em hình thành và phát triển nhờ có hoạt động trên lớp và ngoài giờ lên lớp. Ở Tiểu học, học sinh không những tiếp thu tốt những môn văn hóa trên lớp mà còn phải thích thú với các hoạt động vui chơi giải trí, hoạt động văn hóa, thể dục thể thao để nâng cao nhận thức, kiến thức xã hội. Trong tâm lí học tồn tại những quan điểm khác nhau về động cơ hoạt động nói chung và động cơ học tập nói riêng của học sinh. Tuy nhiên cũng có thể hiểu rằng động cơ học tập của học sinh là điều mà trẻ học, là điều thôi thúc trẻ học tập. Hoạt động của học sinh có nhiều động cơ, các em có thể học vì muốn biết, muốn được điểm tốt và muốn đến trường là vì niềm vui. Do đó tạo được điều kiện cho các em học tập, tạo điều kiện cho các em vui chơi sẽ lôi kéo các em đạt kết quả cao hơn. 3. Đặc trưng của hoạt động ngoài giờ lên lớp: 3.1, Vai trò: Hoạt động ngoài giờ lên lớp có vai trò to lớn. - Đó là dịp để học sinh củng cố kiến thức đã học trên lớp biến trí thức thành niềm tin ở mỗi học sinh. Thông qua các dạng hoạt động cụ thể, các em có dịp để đối chiếu, để kiểm nghiệm tri thức đã học, làm cho tri thức đó trở thành máu thịt của các em. - Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phát huy cao độ tích cực, chủ động, sáng tạo của tập thể trẻ em nói chung và mỗi học sinh nói riêng dưới sự cố vấn, giúp đỡ của giáo viên các em cũng được hoạt động trong đời sống cộng đồng. Từ đó hình thành ở học sinh những kinh nghiệm ứng xử xã hội tốt đẹp nhất. Tóm lại, với vai trò và vị trí quan trọng như vậy, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thực sự là một bộ phận cấu thành trong các hoạt động giáo dục ở nhà trường Tiểu học hiện nay. Thực hiện giáo dục ngoài giờ lên lớp tích cực và có hiệu quả sẽ góp phần vào việc gắn liền nhà trường với cuộc sống, phục vụ những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội với an ninh quốc phòng của đất nước trong giai đoạn hiện nay. 3.2, Nhiệm vụ: Bám sát vào mục tiêu đào tạo của cấp học, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp thực hiện một số nhiệm vụ cơ bản sau: - Nhiệm vụ về nhận thức: Bất kì làm một việc gì, tổ chức một hoạt động nào cũng đều phải hiểu, hiểu ngay từ đầu, hiểu rõ hơn trong quá trình hoạt động. Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp phải giúp học sinh củng cố về nhận thức, tăng cường sự hiểu biết về xã hội, con người. Trên cơ sở ấy tạo cơ hội để các em tiếp cận với tri thức khoa học kĩ thuật, lao động sản xuất, văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, kiến thức xã hội.... Những kiến thức tiếp thu được trên lớp mới chỉ là một phần trong kho tàng kiến thức của nhân loại. Đó là tri thức cơ bản, phổ thông nhất mà hoạt động dạ ... 22/12), ngày Quốc tế phụ nữ (8/3), ngày thành lập Đoàn (26/3)...Phát động thi đua trong lớp để giúp bạn nghèo vượt khó, giúp các bạn có hoàn cảnh khó khăn, các bạn vùng lũ lụt, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ....Tìm hiểu về vấn đề bảo vệ môi trường sống xung quanh. - Hoạt động khoa học kỹ thuật: Các em phải hình thành được câu lạc bộ "Em yêu khoa học", "Hội vui học tập", sưu tầm được những bài toán vui, những bài văn hay để cả lớp cùng tham gia giải đáp. - Hoạt động lao động công ích: Các hình thức lao động cơ bản đòi hỏi các em phải thực hiện được như: Lao động sạch đẹp trường lớp, lao động tu bổ, sửa sang lớp học, trường học như quét dọn vệ sinh, lau chùi cửa, bảng đen, sắp xếp bàn ghế....Lao động tổng vệ sinh môi trường vào chiều thứ 6 hàng tuần. Tham gia lao động công ích ở địa phương như: Làm vệ sinh môi trường ở thôn xóm, nơi công cộng, chăm sóc di tích lịch sử địa phương ( Khu di tích lịch sử Bác Hồ về thăm Nghiêm Xuyên ) ... - Hoạt động đánh giá thi đua: Nhận xét hàng tuần, sơ kết thi đua tháng, phát động các đợt thi đua mới. Đại hội chi đội (Khối 4,5), thành lập các sao nhi đồng ở khối 1,2,3. Tóm lại: Việc quản lý và chỉ đạo của người hiệu trưởng bằng kế hoạch, theo dõi, chỉ đạo, kiểm tra để học sinh thực hiện đúng quá trình nêu trên theo từng hoạt động đã được đưa vào trong kế hoạch làm cho quá trình giáo dục có hiệu quả cao. 2.2 Hình thức hoạt động giáo dục theo chủ điểm: Các chủ điểm giáo dục trong năm học được hiệu trưởng chỉ đạo. Tổng phụ trách cùng các anh chị phụ trách ở các lớp thống nhất và triển khai đến từng chi đội, sao nhi đồng để thực hiện. Lấy ví dụ dẫn chứng các chủ điểm trong năm học 2009- 2010: *Tháng 9: Chủ điểm "Cùng nhau đến trường" Nội dung cần đạt: + Làm tốt vệ sinh trường lớp, chuẩn bị tốt lễ khai giảng. + Tiến hành tổ chức tham dự ngày hội "Toàn dân đưa trẻ đến trường" + Ổn định kỷ cương, nề nếp. + Kiện toàn tổ chức của liên đội, chi đội. + Đại hội chi đội, liên đội, thành lập sao nhi đồng. *Tháng 10: Chủ điểm "Chăm ngoan học giỏi" Nội dung cần đạt: +Triển khai tập huấn kỹ năng hoạt động Đội. +Phát động phong trào thi đua chào mừng ngày 20/10 và 20/11. + Hưởng ứng cuộc thi "An toàn giao thông" + Giao lưu văn nghệ. *Tháng 11: Chủ điểm "Biết ơn thầy cô" Nội dung cần đạt: + Thi đua tháng học tốt, tuần học tốt, ngày học tốt dành nhiều điểm 10 dành tặng thầy cô giáo nhân ngày 20/11. + Triển khai các hoạt động văn nghệ, thể thao, làm hoa học tốt. + Chào mừng các thầy cô giáo nhân ngày 20/11 + Triển khai chuyên hiệu đội viên *Tháng 12: Chủ điểm "Về nguồn" Nội dung cần đạt: + Thực hiện tốt các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn như: Vệ sinh nghĩa trang liệt sĩ, dâng hương Đài tưởng niệm liệt sĩ . + Làm tốt công tác "Trần Quốc Toản". Thi báo ảnh "Anh bộ đội Cụ Hồ". + Sinh hoạt truyền thống nhân ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. + Hội vui học tập chẩn bị cho thi học kỳ I. *Tháng 1/2010: Chủ điểm "Thiếu nhi vui khỏe" Nội dung cần đạt: + Đẩy mạnh phong trào học tốt. + Thi đua thành lập thành tích chào mừng Đảng quang vinh. + Hoạt động chào mừng ngày học sinh, sinh viên Việt Nam 9/1 *Tháng 2: Chủ điểm "Vòng tay bè bạn" Nôi dung cần đạt: + Xây dựng quỹ giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn + Tổ chức hội thi "Nét Đẹp tuổi thơ". + Tổ chức các hoạt động thể dục thể thao: Cầu lông, cờ vua, bóng đá mini, điền kinh, bật xa,... + Tham gia các hoạt động mừng Đảng, mừng xuân. *Tháng 3: Chủ điểm "Đội em vững mạnh, tiến bước theo Đoàn" Nội dung : + Thi đua lập thành tích chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 và ngày thành lập Đoàn 26/3. + Tổ chức ca hát về mẹ và cô giáo. + Tổ chức các hoạt động nhân ngày 26/3. *Tháng 4:Chủ điểm "Yêu quê hương đất nước" Nội dung: + Các em nắm được những hiểu biết về quê hương đất nước tự hào về truyền thống dân tộc và chiến thắng 30/4. + Nghe báo cáo của cựu chiến binh, xem phim về chiến thắng 30/4/1975 *Tháng 5: Chủ điểm "Nhớ ơn Bác Hồ" Nội dung: + Thi đua lập nhiều thành tích mừng ngày sinh nhật của Bác. Thi báo ảnh về Bác. + Thi tìm hiểu về truyền thống của Đội. + Ôn tập tốt để thi cuối năm đạt chất lượng cao. +Tham gia sinh hoạt động Đội trên địa bàn dân cư. VI. KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU CỦA ĐỀ TÀI: Từ những kinh nghiệm quản lý ở trường TH Nghiêm Xuyên, chúng tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm tiến hành cải tiến, quản lý nâng cao hiệu quả của hoạt động ngoài giờ lên lớp. Đối chiếu với khảo sát ban đầu về nhận thức của học sinh và kết quả điều tra của năm học 2008- 2009, tôi nhận thấy có nhiều tiến bộ vượt bậc. Do thời gian có hạn nên tôi chỉ đi sâu vào một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Với cải tiến quản lý hoạt động ngoài giờ lên lớp đã huy động hết khả năng tổ chức, tiến hành hướng dẫn hoạt động của giáo viên. Đồng thời tôi thấy rằng đã xuất hiện hướng chuyển biến tốt đẹp về nhận thức của học sinh, các em chủ động, tích cực, yêu thích hoạt động ngoài giờ hơn, các em trở nên mạnh dan, tự tin và sẽ hòa nhập hơn. *Thống kê kết quả đạt được sau khi triển khai cải tiến quản lý (Chỉ lấy số học sinh được khảo sát của khối 4,5 năm học 2008-2009) +Kết quả cụ thể: KHỐI SỐ HS ĐƯỢC KIỂM TRA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LL VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VUI CHƠI GIẢI TRÍ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI KHOA HỌC KĨ THUẬT LAO ĐỘNG CÔNG ÍCH SL % SL % SL % SL % SL % 4 54 45 – 83,3 % 54- 100% 47 – 87 % 42-77,7 % 54- 100% 5 72 61- 84,7 % 72- 100% 63- 87,5 % 60-83,3 % 72- 100% Đối chiếu so sánh với năm học 2007 - 2008 thì kết quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của năm học 2008 - 2009 đạt được kết quả khá cao. Cụ thể: - Văn hóa nghệ thuật tăng 25,8 % - Vui chơi giải trí tăng 35,8 % - Hoạt động xã hội tăng 25 % - Khoa học kỹ thuật tăng 29,8 % - Lao động công ích tăng 39,3 % C. KẾT LUẬN - ĐỀ XUẤT 1.Kết luận: Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: "Nghề dạy học là một nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý". Dạy học vừa mang tính khoa học vừa mang tinh nghệ thuật. Muốn làm tót công tác giáo dục nói chung và giáo dục ngoài giờ lên lớp nói riêng. Thì trách nhiệm lãnh đạo của người quản lý cần phải phát huy tính dân chủ trong tập thể sư phạm vừa tập trung trí tuệ của học sinh để giữ vững phong trào và định hướng phát triển cho chất lượng dạy và học. Tất cả những điều đó thì người quản lý cần phải có những định hướng đúng đắn, những giải pháp tối ưu, cụ thể trong việc lãnh, chỉ đạo các hoạt động của nhà trường. Trong quá trình quản lý các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học, người lãnh đạo phải xác định đúng đắn vai trò của mình trong quá trình chỉ đạo. Người hiệu trưởng không chỉ là người chỉ đạo ở tầm vĩ mô mà còn phải là người tham gia hòa mình vui niềm vui cùng các em, tổ chức, chỉ đạo, quản lý, kiểm tra các hoạt động của các em. Học sinh phải là người được hướng dẫn được hoạt động, các hoạt động phù hợp với lúa tuổi của mình các em được hoạt động một cách chủ động. Có như vậy việc quản lý cũng như hiệu quả hoạt động ngoài giờ lên lớp được nâng cao hơn, quá trình giáo dục sẽ được thành công hơn. 2.Một số ý kiến đề xuất: 2.1Đối với cán bộ giáo viên: - Giáo viên cần có tinh thần trách nhiệm cao, thương yêu và vì học sinh thân yêu. - Nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng, tham gia các lớp tập huấn, đào tào để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. - Nâng cao hiệu quả các hoạt động ngoài giờ lên lớp bằng việc tiếp cận những thông tin mới qua sách báo. - Bám sát kế hoạch của nhà trường, cụ thể hóa vào kế hoạch cá nhân, chương trình giảng dạy của từng khối lớp sao cho phù hợp. - Làm tốt công tác chủ nhiêm, tăng cường thâm nhập thực tế, phối hợp với các ban ngành và phụ huynh để giáo dục học sinh. Phát động các đợt thi đua có đánh giá, khen thưởng, uốn nắn kịp thời để kích thích học sinh học tập. 2 .2Đối với nhà trường: - Nhận thức rõ vị trí, vai trò to lớn quyết định của đội ngũ cán bộ quản lý. - Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp kịp thời, cụ thể cho từng khối lớp ngay từ đầu năm học. - Tăng cương đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động ngoài giờ. - Thường xuyên quan tâm đến đội ngũ giáo viên đứng lớp, bám sát sự chỉ đạo của ngành để có định hướng đúng đẵn trong các hoạt động. - Đẩy mạnh công tác hoạt động của các đoàn thể để cùng phối hợp thực hiện. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, biểu dương, khen thưởng kịp thời những tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong các hoạt động. Chỉ có cải tiến công tác quản lý và thực hiện các điều kiện trên, chúng ta mới thực hiện có hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Vì vậy, người Hiệu trưởng, người cán bộ quản lý cần hiểu rõ vai trò trách nhiệm của mình trong quá trình quản lý dạy học. Với sự nổ lực và sáng tạo của bản thân, người quản lý sẽ nâng cao hiệu quả giáo dục nói chung và hoạt động giáo dục ngoài giờ nói riêng. Đồng thời giúp học sinh yêu thích hơn, tự giác hơn trong các hoạt động ngoài giờ nhằm từng bước hình thành và phát triển những nhân cách tốt đẹp cho các em. Vì điều kiện thời gian có hạn, trên đây chỉ là những kết quả bước đầu của tôi trong việc nghieân cöùu söï quản lý ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học. Chắc chắn rằng đề tài này vẫn có nhiều chỗ chưa thỏa đáng, bản thân tôi mong được đón nhận những lời góp ý chân thành của các cấp lãnh đạo để nâng cao hiệu quả của hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trường Tiểu học ngày càng có chất lượng hơn. Xin chân thành cám ơn ! Nghiêm Xuyên, ngày 2/ 5/ 2010 NGƯỜI THÖÏC HIỆN Lý Trần Sinh .... .......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: