Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học để cho học sinh lớp 1 không bị lưu ban

Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học để cho học sinh lớp 1 không bị lưu ban

A. ĐẶT VẤN ĐỀ.

 Như chúng ta đã biết chất lượng mũi nhọn và chất lượng đại trà là hai vấn đề được đặt ra và phải thực hiện có hiệu quả trong năm học. Để đạt được điều đó tất cả các lớp trong cấp học phải quan tâm đến từng đối tượng học sinh : Giỏi, khá, trung bình, yếu. Nhiệm vụ chủ yếu và cốt lõi nhất của giáo viên là làm sao nâng cao chất lượng dạy và học để đưa học sinh trung bình vươn lên khá, học sinh khá giỏi phải đạt kết quả cao hơn nữa. Đặc biệt là đưa học sinh yếu đạt trình độ trung bình để cuối năm không có học sinh nào lưu ban . Đó cũng là mong muốn và trăn trở của rất nhiều giáo viên có tâm huyết với nghề dạy học. Chống lưu ban ở Tiểu học của Bộ xuống tận trường, đồng thời chống lưu ban ở Tiểu học tức là đã góp phần tích cực thực hiện tốt công tác phổ cập Tiểu học. Đây là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ mà nghành đã đề ra cho năm học.

 Riêng đối với lớp 1 là lớp đầu cấp bậc Tiểu học, nó có vị trí vô cùng quan trọng là lớp tạo nền móng cho các cấp học.

 

doc 6 trang Người đăng phuongtranhp Lượt xem 625Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Dạy học để cho học sinh lớp 1 không bị lưu ban", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Đặt vấn đề.
	Như chúng ta đã biết chất lượng mũi nhọn và chất lượng đại trà là hai vấn đề được đặt ra và phải thực hiện có hiệu quả trong năm học. Để đạt được điều đó tất cả các lớp trong cấp học phải quan tâm đến từng đối tượng học sinh : Giỏi, khá, trung bình, yếu. Nhiệm vụ chủ yếu và cốt lõi nhất của giáo viên là làm sao nâng cao chất lượng dạy và học để đưa học sinh trung bình vươn lên khá, học sinh khá giỏi phải đạt kết quả cao hơn nữa. Đặc biệt là đưa học sinh yếu đạt trình độ trung bình để cuối năm không có học sinh nào lưu ban . Đó cũng là mong muốn và trăn trở của rất nhiều giáo viên có tâm huyết với nghề dạy học. Chống lưu ban ở Tiểu học của Bộ xuống tận trường, đồng thời chống lưu ban ở Tiểu học tức là đã góp phần tích cực thực hiện tốt công tác phổ cập Tiểu học. Đây là một trong những mục tiêu, nhiệm vụ mà nghành đã đề ra cho năm học. 
	Riêng đối với lớp 1 là lớp đầu cấp bậc Tiểu học, nó có vị trí vô cùng quan trọng là lớp tạo nền móng cho các cấp học.
I. Cơ sở lý luận 	
	Bác Hồ đã từng nói “ Học đi đôi với hành” chúng ta càng thấy thấm thía nâng cao chất lượng văn hóa, rèn luyện và giáo dục tư cách cho học sinh rất tốt sẽ hạn chế được cho học sinh lưu ban . Đó là sự giúp đỡ của giáo viên đối với học sinh rất quan trọng , làm sao các em từng bước học tập có kết quả, tự đó gây lòng tự tin hứng thú cố gắng học tập (trừ trường hợp bệnh lý) các học sinh phát triển bình thường đều có khả năng tiếp thu chương trình và đạt yêu cầu quy định. Song trong thực tiễn số học sinh đạt kết quả thấp tương đối nhiều. Nguyên nhân vì sao?
II. Cơ sở thực tiễn 
 Qua dự giờ đồng nghiệp , qua trao đổi cởi mở với giáo viên tôi nhận thấy thực tế dạy lớp một ở trường Tiểu học còn có một số tồn tại sau.
1. Về phía học sinh.
	- Đó là sự phát triển nhận thức học sinh cùng lứa tuổi không đồng đều.
	- Hoạt động tư duy có những nét riêng đối với từng em.
	- Thái độ học tập chưa được định hướng rõ.
	- Sức khỏe chưa tốt.
	- Đời sống vật chất còn nhiều khó khăn , đồ dùng sách vở học tập không đầy đủ.
	- Vấn đề học ở nhà trường không được gia đình quan tâm.
2. Về phía giáo viên. 
	- Nhịp độ giảng bài quá nhanh.
	- Phương pháp còn thiếu sót.
	- Tinh thần trách nhiệm của giáo viên đối với việc học tập của học sinh chưa đầy đủ.
	Những nguyên nhân trên tác động tổng hợp , mất hứng thú học tập , học sinh thiếu tự tin , thiếu cố gắng vươn lên, kết quả học tập yếu không ổn định.
B. Giải quyết vấn đề.
1. Thực trạng
	- Tư duy thiếu linh họat.
	- Sự chú ý, óc quan sát, trí tưởng tượng đều phát triển chậm.
	- Diễn đạt bằng ngôn ngữ khô khan, lúng túng nhiều chỗ còn lộn xộn.
	- Biểu hiện bề ngoài là thái độ thờ ơ với học tập, giáo viên hỏi lại học sinh trả lời ngập ngừng, không tin ở chính mình, thái độ tiếp thu thụ động.
	- Nghịch ngỗ có cá tính ham chơi lười học dẫn đến học kém và ngại học.
2. Kết quả khảo sát trước khi áp dụng kinh nghiệm.
Số HS
Kết quả
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
20
2
10%
4
20%
9
45%
5
25%
Rõ ràng đây là những con số còn khiêm tốn.
3. Các biện pháp.
	Thông qua quá trình giảng dạy , qua sự tìm hiểu nguyên nhân và những biểu hiện của học sinh yếu tôi đã tìm ra những biện pháp thích hợp với từng đối tương, từng em học yếu đó là những biện pháp sau.
 3.1 Về phía giáo viên:
 Tôi thực sự yêu trẻ, hiểu tâm lý của trẻ và bản thân nhiệt tình trong giảng dạy đồng thời tôi luôn luôn tự học hỏi để nâng cao trình độ và phương pháp giảng dạy. 
	Thu hút tuyệt đối sự chú ý của các em , cố gắng tạo niềm vui trong lúc học không để các em nhàm chán . Đây là phương pháp tôi áp dụng đầu tiên bằng cách luôn động viên khuyến khích các em kịp thời . Do đặc điểm tâm lý của lứa tuổi các em là hiếu động thích vui chơi, một số các em là con “ cưng” nên ở nhà có thể các em đòi gì thì được bố mẹ đáp ứng ngay nên hay nhõng nhẽo , nhưng khi đã đến lớp tôi “ Đánh bạt” được sự nhõng nhẽo ngay từ buổi đầu , rất nghiêm khắc nhưng lại nhẹ nhàng, luôn gần gủi động viên các em. 
	Ví dụ: Sau câu trả lời của học sinh tôi khen ngay “ em rất cố gắng” hay “ lần này bạn tiến bộ hơn phải không cả lớp” “ Rồi cả lớp hoan hô khen bạn”.
	Mỗi lần khen là tôi đã gây được niềm tin cho các em. Nếu có lúc nào đó các em chưa đọc đúng, viết đúng hay làm tính sai tôi luôn phê bình mà ngược lại vẫn động viên khuyến khích rằng “ Em hãy cố gắng hơn nữa” tránh thái độ lời nói chạm tới lòng tự ái hoặc mặc cảm đối với các em.
 3.2. Về phía học sinh
	* Biện pháp thứ nhất là:
	- Phân loại học sinh:
 Đọc kém, viết kém hay tính toán kém..... khi đã nắm được điểm yếu của học sinh tôi lập ngay kế hoạch theo dõi, thường xuyên cụ thể kết quả học tập , làm bài tập kết quả kiểm tra một cách chặt chẽ.
	- Hoặc phân loại học sinh theo các mức sau: Sự phát triển trí tuệ chậm; kiến thức không vững chắc...
	Với những em trí tuệ phát triển chậm thì bản thân phải kiên trì và tìm nhiều biện pháp thích hợp , khắc sâu kiến thức cho các em.
	Với những em kiến thức không vững chắc, trong giờ học tập phải tìm hiểu và nắm được các em thường đọc sai, viết sai ở những âm gì, chữ gì từ đó tôi kèm cặp và gọi các em tìm âm vần trong bộ chữ hay đối với phần Tập đọc các em chưa nắm được vần khó như vần oay, uây, uyên,uyêch thì tôi phân tích kỹ cấu tạo vần cho các em nắm được, sau đó cho các em tìm những tiếng có vần đó ....
	* Biện pháp thứ hai:
 Luôn tạo ra niềm vui trong học tập cho các em thông qua các trò chơi mà tiếp thu bài khắc sâu được kiến thức. 
	Ví dụ: Viết vần mới, tiếng mới vừa học vào các mảnh giấy cắt hình bông hoa để trên bàn sau đó gọi hai em lên bảng cùng chơi trò chơi “ Hái hoa” bạn nào hái được bông hoa nào thì giở ra đọc ngay vần hoặc tiếng ở trong đó. Ai đọc đúng thì được cả lớp hoan hô và cho điểm cao.
	Hoặc sau các giờ học cho học sinh chơi trò chơi nhanh tay, nhanh mắt. Tôi viết lên bảng một số vần có lẫn lộn trong các âm. Ví dụ như hôm nay học vần oay, uyên .... Thì tôi viết lên bảng các vần đó song thêm vào vần như aoy,yuên....Gọi học sinh lên bảng gạch chân dưới vần mới đã học ,em nào gạch đúng thì được cả lớp hoan hô và tặng cho bông hoa điểm mười.
	ở trên lớp tôi luôn tìm biện pháp giảng dạy thích hợp có trọng tâm như tự điều chỉnh nhịp độ giảng bài, tổ chức việc học tập bằng phương pháp tích cực chủ động của học sinh. Tổ chức hướng dẫn dìu dắt để các em tự tiếp cận , chiếm lĩnh hoàn toàn trí thức không áp đặt, các câu hỏi được sắp xếp rõ ràng có hệ thống cho từng trò, từng đối tượng cụ thể trong từng bài soạn. Với yêu cầu vừa sức các em và nâng dần lên, không nể nang, sốt ruột , khắc phục tính ngại khó và những định kiến thiếu tin tưởng vào tiến độ của học sinh.
	Khi giảng dạy thường xuyên theo dõi sự chú ý của học sinh để kiểm tra kịp thời sự tiếp thu bài giảng. 
	Ví dụ: Về môn toán học bài số 7 tôi luôn khắc sâu và kiểm tra học sinh yếu số 7 gồm số 6 thêm vào số mấy ? 
	Hay sau khi học xong tiết học vần thường hỏi học sinh yếu rằng: “Hôm nay ta học vần gì?” Vần đó có mấy âm, âm nào đứng trước, âm nào đứng sau?
	Phần hướng dẫn bài tập cần làm cụ thể hơn đối với học sinh yếu. Mọi nhiệm vụ được giao tôi kiểm tra cụ thể phải phân tích và sửa chữa kịp thời các sai lầm của các em.
 Ví dụ: Khi tập viết “ giờ kép” học sinh thường viết sai nhiều tôi tôi đã phân tích hướng dẫn kỹ thuật ngữ “ Đường kẻ”, “ dòng kẻ”tên gọi các nét cách viết các nét nằm trong dòng li,bắt đầu từ đường li nào, kết thúc ở đường li nào...khi học sinh nắn được thuật ngữ thì cách viết các nét dễ dàng,thì bài viết sẽ tốt hơn. 
	Khi viết thành ngữ đối với học sinh yếu các em dễ sai phần vần. Đó là do khi đánh vần các em chỉ đọc trơn âm đầu,tên vần và tên thanh mà ít được lặp lại cấu tạo vần.Thực ra một trẻ chưa đi học nhưng nghe anh chị đánh vần,theo phản xạ có thể đánh vần trơn tru hầu hết các tiếng theo kiểu “đờ anh sắc đánh” “vờ ân vân huyền vần” ....Như thế nhưng không biết phải viết ra sao học sinh yếu ở lớp 1 vẫn còn lúng túng ở chỗ này.
	Ví dụ: Khi đọc cho các em viết “loan” các em có thể viết thành “loa” hay “lon” để khắc phục chỗ này tôi cho các em yếu đánh vần “lờ o a nờ oan, lờ oan loan” thế là khi viết các em không bị sai vần nữa.
	* Biện pháp thứ ba:
	Việc đọc mẫu của giáo viên cũng đóng một vai trò quan trọng , các em bắt chước rất nhanh rất tốt việc chỉnh sữa phát âm cho học sinh không mấy khó khăn ở những cấp độ đọc âm ,vần,tiếng,từ. Đối với học sinh yếu khi đọc từng câu dài các em còn có xu hướng đọc rời rạc thành tiếng và càng về cuối câu càng đuối dần. Nhất là những câu tương đối dài. Tôi dạy cho các em, đọc các cụm từ và đọc từ cuối câu đọc lên sẽ khắc phục tình trạng này.
	* Biện pháp thứ tư: 
Là nắm được việc học ở nhà của các em. Mọi nhiệm vụ được giao học sinh biết đó là bài học của mình để có tinh thần tự học tự làm. 
	Trước khi hết buổi học vì bây giờ học sinh chủ yếu học ở trên lớp song nếu không giao bài về nhà cho học sinh thì học sinh yếu buổi học hôm sau đến trường đều không nhớ bài học trước. Vì vậy cho nên trước khi hết buổi học tôi thường dành khoảng năm phút để căn dặn lại học sinh đoc, viết bài gì, làm các bài tập nào? và nhất là đối với học sinh yêú tôi phải đến tận nơi để sắp từng cuốn sách, quyển vở dặn các em về nhà đọc, viết bài này , làm bài tập kia....Ngay buổi học hôm sau tôi kiểm tra cụ thể và tuyên dương các em.
	* Biện pháp thứ năm:
 Là tổ chức học sinh khá giỏi thường xuyên giúp đỡ học sinh yếu bằng cách bố trí học sinh khá giỏi ngồi gần học sinh yếu, hay học sinh đọc yếu, viết yếu ngồi lên bàn đầu để giáo viên thường xuyên kiểm tra và giúp đỡ kịp thời.
* Biện pháp thứ sáu:
Là biện pháp tổ chức cho học sinh làm việc với sách giáo khoa và bảng con 
	Học sinh làm việc với sách giáo khoa là một phương pháp rất quan trọng , nên trong mỗi giờ học tôi đã dành một khoảng thời gian nhất định để các em xem hình vẽ mô hình minh họa.
	Ví dụ: Trong giờ tập đọc khi một học sinh được gọi đọc bài , những học sinh khác có nhiệm vụ theo dõi bạn đọc để nhận xét hoặc đọc nối tiếp.
 Để kiểm tra kết quả của học sinh một cách chắc chắn kịp thời tôi đã tổ chức cho học sinh làm việc với bảng con. Từ đó sửa ngay những cái sai chung của nhiều em và lỗi sai cá biệt của một hai em.
	Khắc phục hiện tượng một bộ phận học sinh không làm việc trong giờ học đó là những học sinh thiếu đồ dùng học tập, không thích ứng với nhịp độ giảng bài. Giáo viên cần lôi cuốn những học sinh vào bài học bằng cách nhắc lại câu trả lời của bạn hay kết luận của cô giáo. Có những em không tham gia vào những hoạt động học tập là do các em không được giao nhiệm vụ học tập .
	Để làm được điều đó tôi dành thời gian ưu tiên đi thực tế gia đình học sinh yếu trước. Nếu gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bố mẹ chưa có tiền mua sách cho con học tập tôi tạo điều kiện mua sách cho em.
	* Ngoài các biện pháp giảng dạy trên lớp tôi luôn luôn tổ chức tốt cho các em hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, các trò chơi trong giờ họat động ngoài giờ ...Để giáo dục các em lòng yêu trường , yêu lớp , thiết tha được học tập , gần gũi với cô giáo. Làm cho các em luôn tin yêu cô nhưng lại chấp hành tốt nhiệm vụ và kỷ luật tốt buổi học.
	* Biện pháp cuối cùng:
 Là biện pháp phối hợp chặt chẽ với gia đình qua sổ liên lạc tạo điều kiện giúp đỡ các em học tập, đôn đốc thực hiện kế hoạch ở trường, ở nhà. 
	Tóm lại: Tùy đối tượng cụ thể mà giáo viên có biện pháp cụ thể thích hợp để tổ chức tốt hoạt động học tập cho học sinh trong từng lớp. Đó là biện pháp thiết thực nhất để nâng cao chất lượng lớp 1 hiện nay, hạn chế được học sinh lưu ban đẩy nhanh tiến độ phổ cập giáo dục Tiểu học.
4. Kết quả đạt được.
	Bản thân tôi là một giáo viên dạy địa bàn nông thôn nên việc giảng dạy gặp nhiều khó khăn. Bằng những kinh nghiệm cuả mình tôi đã áp dụng trong giảng dạy giáo dục học sinh lớp 1 trong năm học qua.
	Với những cố gắng trên đây tôi đã thực hiện khá thành công trong việc dạy để học sinh lớp 1 không bị lưu ban. Kết qủa đạt được như sau.
Số HS
Kết quả
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
20
8
40%
7
35%
5
25%
0
0
5. Bài học kinh nghiệm.
	* Giáo viên thực sự yêu trẻ, hiểu tâm lý của trẻ và nhiệt tình trong giảng dạy.
 * Giáo viên phải nắm từng đối tượng, từng cá nhân thật cụ thể để có phương pháp giáo dục phù hợp.
 * Giáo viên phải kỳ công bày vẽ hướng dẫn từng li, từng tí cho học sinh. 
C. Kết luận và kiến nghị
 Trên đây là những kinh nghiệm sáng kiến mà tôi đã thử nghiệm tại lớp tôi phụ trách đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học để học sinh lớp 1 không bị lưu ban, nhằm tạo đà cho việc học tốt các lớp sau.
	Với bài viết này tôi muốn trao đổi, giao lưu cùng đồng nghiệp. Mong nhận được nhiều ý kiến góp ý của hội đồng khoa học các cấp của bạn bè đồng nghiệp và của bạn đọc bổ sung góp ý để góp phần bổ ích vào “biển học” rộng lớn. Đứng trước học sinh ta luôn tự tin vào chất lượng của những tiết dạy sau nhiều năm trăn trở tìm tòi và tự đổi mới.
 Tôi xin chân thành cảm ơn và lắng nghe ý kiến.
 Hà Tĩnh, ngày 20-4-2010

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_day_hoc_de_cho_hoc_sinh_lop_1_khong_bi.doc