Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp 2

Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp 2

A. Nêu vấn đề.

I – Lý do chọn đề tài.

1. Thực hiện nhiệm vụ , mục tiêu SGK Tiếng Việt 2 năm 2000

Cũng như bộ SGK Tiếng Việt tiểu học cải cách giáo dục cũ, bộ SGK Tiếng Việt tiểu học mới tổ chức rèn luyện kỹ năng sử dụng Tiếng Việt cho học sinh thông qua các phân môn Tập đọc, Từ ngữ - Ngữ pháp, Chính tả, Tập viết, Kể chuyện và Tập làm văn .

Phân môn Tập đọc rèn cho học sinh các kỹ năng đọc (đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc hiểu, đọc diễn cảm) , nghe và nói. Bên cạnh đó, thông qua hệ thống bài đọc theo chủ điểm và những câu hỏi , những bài tập khai thác nội dung bài đọc, phân môn Tập đọc cung cấp cho học sinh những hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ, vốn diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn học (như đề tài, cốt truyện, nhân vật,. ) và góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh.

Phân môn Từ ngữ - Ngữ pháp, được gọi bằng tên mới là Luyện từ và câu, cung cấp những kiến thức sơ giản về Tiếng việt bằng con đường quy nạp và rèn luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu( nói, viết, ) kĩ năng đọc cho học sinh .

 

doc 31 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 1229Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nêu vấn đề.
I – Lý do chọn đề tài.
1. Thực hiện nhiệm vụ , mục tiêu SGK Tiếng Việt 2 năm 2000
Cũng như bộ SGK Tiếng Việt tiểu học cải cách giáo dục cũ, bộ SGK Tiếng Việt tiểu học mới tổ chức rèn luyện kỹ năng sử dụng Tiếng Việt cho học sinh thông qua các phân môn Tập đọc, Từ ngữ - Ngữ pháp, Chính tả, Tập viết, Kể chuyện và Tập làm văn .
Phân môn Tập đọc rèn cho học sinh các kỹ năng đọc (đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc hiểu, đọc diễn cảm) , nghe và nói. Bên cạnh đó, thông qua hệ thống bài đọc theo chủ điểm và những câu hỏi , những bài tập khai thác nội dung bài đọc, phân môn Tập đọc cung cấp cho học sinh những hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ, vốn diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn học (như đề tài, cốt truyện, nhân vật,... ) và góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh.
Phân môn Từ ngữ - Ngữ pháp, được gọi bằng tên mới là Luyện từ và câu, cung cấp những kiến thức sơ giản về Tiếng việt bằng con đường quy nạp và rèn luyện kĩ năng dùng từ, đặt câu( nói, viết, ) kĩ năng đọc cho học sinh .
Phân môn Chính tả rèn các kĩ năng viết, nghe và đọc. Trong giờ Chính tả, nhiệm vụ của học sinh là viết một đoạn văn ( nhìn - viết, nghe- viết, nhớ - viết) và làm bài tập chính tả, qua đó rèn luyện các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ. Các bài chính tả nhiều khi cũng cung cấp cho học sinh vốn từ, vốn hiểu biết về các mảng khác nhau của đời sống.
Phân môn Tập viết chủ yếu rèn kĩ năng viết chữ.
Phân môn Kể chuyện rèn kĩ năng nói, nghe và đọc. Trong giờ kể chuyện, học sinh kể lại những câu chuyện phù hợp với chủ điểm mà các em đã học (trong SGK hoặc trong các sách khác), nghe thầy, cô hoặc bạn kể rồi kể lại một câu chuyện bằng lời của mình, trả lời câu hỏi hoặc ghi lại những chi tiêt chính của câu chuyện đó. 
Phân môn Tập làm văn rèn cả 4 kĩ năng nghe, nói, viết và đọc. Trong giờ Tập làm văn, học sinh được cung cấp kiến thức về cách làm bài và làm các bài tập (nói, viết) xây dựng các loại văn bản và các bộ phận cấu thành của văn bản.
Nhận biết được tầm quan trọng của việc đổi mới SGK lớp 2 và môn Tiếng việt ở lớp 2, là một trong những giáo viên được tiếp cận với chương trình và SGK mới, tôi vừa dạy vừa nghiên cứu để tìm ra những sáng kiến mới nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và mong được góp sức giúp cho công tác giáo dục ngày càng phát triển và đổi mới.
2. Đáp ứng yêu cầu đổi mới trong dạy và học:
Theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy và học, Tiếng việt là môn học rất cần phải tạo điều kiện cho học sinh tự giác luyện tập và rút kinh nghiệm qua thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Trong kinh nghiệm này, tôi xin đề cập đến vấn đề: “Rèn kĩ năng nói cho học sinh lớp 2”.
3. Phù hợp với đặc điểm của địa bàn dân cư:
Trường tiểu học T©n LËp nằm ở địa bàn dân cư có mặt bằng dân trí chưa cao. Do chưa có sự quan tâm chu đáo, chặt chẽ của cha mẹ nên các em học sinh ở đây có một thực tế rất đáng quan tâm đó là các em ngại giao tiếp, giao tiếp kém hoặc có thì nói năng cộc lốc, không biết cách diễn đạt hết ý của mình.
4. Tầm quan trọng của lời nói trong giao tiếp:
Không biết từ bao giờ, trải qua hàng ngàn năm tiến hoá của loài người, ngôn ngữ- tiếng nói từ tác dụng sơ khai là trao đổi thông tin đã đóng vai trò biểu hiện tình cảm, trạng thái tâm lý và là một yếu tố quan trọng biểu lộ văn hoá, tính cách con người.
Việc giáo dục lời nói trong giao tiếp từ xưa đã được ông cha ta rất coi trọng:
“Học ăn, học nói, học gói, học mở”
“Lời nói không mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
Để đánh giá một con người, chúng ta cũng phải có sự thử thách qua giao tiếp hàng ngày với họ:
“Chim khôn thử tiếng, người ngoan thử lời”
Mặt khác việc giao tiếp, ứng xử khéo léo cũng giúp chúng ta thành công về nhiều lĩnh vực:
“ Khéo bán, khéo mua cũng thua người khéo nói”
Với trẻ em, lứa tuổi đang hình thành nhân cách, ngay từ khi các em còn rất nhỏ, chúng ta đã rất chú trọng:
“Trẻ lên ba, cả nhà học nói”
Ngành giáo dục đào tạo nói chung và ngành giáo dục tiểu học nói riêng đã được xã hội trao cho trọng trách đáng tự hào là giáo dục trẻ em ngay từ những ngày đầu bước chân tới trường. Từ bao đời nay, việc giáo dục ở nhà trường đã áp dụng phương châm: “Tiên học lễ, hậu học văn”.
Dạy Tiếng việt không có nghĩa là chỉ dạy các em kĩ năng đọc, viết, nghe mà dạy các em biết sử dụng những lời nói biểu cảm trong giao tiếp là một mảng vô cùng quan trọng. Ta thử tưởng tượng một người đọc thông, viết thạo tất cả các loại văn bản, song khi giao tiếp lại để ấn tượng xấu, không gây đươcj mối thiện cảm đối với mọi người thì con người đó có khả năng sống và làm việc có hiệu quả không?
Ý thức được vai trò của việc sử dụng ngôn ngữ biểu cảm trong giao tiếp, tôi đã lựa chọn và nghiên cứu kinh nghiệm giảng dạy môn Tiếng việt:
“Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy Tiếng việt cho học sinh lớp 2”
II. Mục đích nghiên cứu:
1. Biện pháp:
Tìm ra những biện pháp phù hợp nhằm giúp trẻ: trước hết mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tiếp đó là rèn những kĩ năng, thói quen dùng lời nói biểu cảm trong giao tiếp, trong các giờ luyện nói của các tiết Tiếng việt trong chương trình SGK lớp 2 năm học 2004-2005.
2. Thực trạng:
Nghiên cứu thực trạng trẻ lớp 2 hiện nay có kiến thức, ý thức ra sao trong giao tiếp hàng ngày cũng như sự bày tỏ quan điểm nhận thức của bản thân,trước những vấn đề mà trẻ phải tự bộc lộ bản thân qua những lời nói, lời phát biểu trả lời theo nội dung bài học và sự giao tiếp với mọi người xung quanh ở trường, ở lớp.
3. Giải pháp:
Đề xuất một số giải pháp, phương nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt lớp 2 theo hướng lấy học sinh làm trung tâm.
III. Phương pháp nghiên cứu:
Ngoài việc học hỏi đồng nghiệp tôi còn sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp.
- Phương pháp thực hành luyện tập.
IV. Giới hạn nghiên cứu:
Đối tượng: Học sinh lớp 2.
Nội dung
Chương I Những cơ sở lý luận
Suy nghĩ về đổi mới phương pháp dạy học hiện nay:
Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học - một yếu tố rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động dạy học, giáo dục ở tiểu học. Để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học đạt hiệu quả chúng ta cần lưu ý tiến hành đổi mới một cách đồng bộ các vấn đề sau:
Công tác quản lí:
- Quán triệt chủ trương của ngành về đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý các cấp và giáo viên đứng lớp: “Tổ chức các giờ học, các hoạt động giáo dục đảm bảo nhẹ nhàng - tự nhiên – hiệu quả và chất lượng”.
- Tăng cường hoạt động kiểm tra chuyên môn, dự giờ rút kinh nghiệm và tổ chức cho giáo viên giao lưu trao đổi và học hỏi kinh nghiệm trong và ngoài trường.
- Tổ chức các cuộc thi giáo viên dạy giỏi các cấp về thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá đúng chất lượng dạy của giáo viên.
- Đổi mới cách đánh giá xếp loại học sinh.
Đội ngũ giáo viên:
Cần từng bước chuẩn hoá đội ngũ giáo viên: trang bị giáo viên những kiến thức về đổi mới phương pháp dạy học cụ thể qua các chuyên đề, các loại bài học, các hình thức tổ chức dạy học. Đổi mới sinh hoạt chuyên môn hàng tuần ở từng khối lớp, ở tổ chuyên môn...
Cơ sở vật chất:
Trang bị đầy đủ sách khoa, đồ dùng học tập cho cho học sinh, tăng cường sách hướng dẫn giảng dạy, thiết bị dạy học tối thiểu cho giáo viên.
Trở về với mỗi giáo viên, hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học đang thu hút và tác động đến từng cá nhân. Mỗi tiết dạy để đảm bảo sự thành công, việc đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học đang được quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, cần lựa chọn sao cho phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh.
Chương trình sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 2 năm học 2004- 2005:
Sách được xây dựng theo 2 trục là chủ điểm và kĩ năng, trong đó chủ điểm được lấy làm khung cho cả cuốn sách, còn kĩ năng được lấy làm khung cho từng tuần, từng đơn vị học.
Sách bao gồm 15 đơn vị học, mỗi đơn vị gắn với một chủ điểm, học trong 2 tuần (riêng chủ điểm Nhân dân học trong 3 tuần).
Chương trình Tiếng Việt lớp 2 gồm 35 tuần lễ. Mỗi tuần học 9 tiết, học kỳ I gồm 18 tuần (162 tiết), học kỳ II gồm 17 tuần (153 tiết). Được chia làm hai tập: Sách Tiếng Việt lớp 2 tập 1, sách Tiếng Việt lớp 2 tập 2.
Tập 1 tập trung vào mảng “Học sinh – Nhà trường – Gia đình” gồm 8 đơn vị học, các chủ điểm có tên gọi như sau:
- Em là học sinh (tuần 1, 2).
- Bạn bè (tuần 3, 4)
- Trường học (tuần 5, 6)
- Thầy cô (tuần 7, 8)
- Ông bà (tuần 10, 11)
- Cha mẹ (tuần 12, 13)
- Anh em (tuần 14, 15)
- Bạn trong nhà (tuần 16, 17)
Tuần 9 dành để ôn tập giữa học kỳ I: Tuần 18 – ôn tập cuối học kỳ I.
Tập hai tập trung vào mảng “Thiên nhiên - Đất nước”, gồm 7 đơn vị học, với các chủ điểm sau:
- Bốn mùa (tuần 19, 20)
- Chim chóc (tuần 21, 22)
- Muông thú (tuần 23, 24)
- Sông biển (tuần 25, 26)
- Cây cối (tuần 28, 29)
- Bác Hồ (tuần 30, 31)
- Nhân dân (tuần 32, 33, 34)
Tuần 27 dành để ôn tập giữa học kỳ II; tuần 35 – ôn tập cuối học kỳ II.
2. Cấu trúc của từng đơn vị học (2 tuần)
Tuần thứ nhất:
- Tập đọc (2 tiết): Một kể chuyện
- Kể chuyện (1 tiết)
- Chính tả (1 tiết)
-Tập đọc (1 tiết): một văn bản thông thường.
- Luyện từ và câu (1 tiết)
- Tập viết (1 tiết)
- Tập đọc (1 tiết): một văn bản thơ
- Chính tả (1 tiết)
- Tập làm văn (1 tiết)
Tuần thứ hai
- Tập đọc (2 tiết): Một truyện kể
- Kể chuyện (1 tiết)
- Chính tả (1 tiết)
- Tập đọc (1 tiết): một văn bản miêu tả
- Luyện từ và câu (1 tiết)
- Tập viết (1 tiết)
- Tập đọc (1 tiết): một truyện vui hoặc truyện ngụ ngôn
- Chính tả (1 tiết)
- Tập làm văn (1 tiết)
Chương III: Một số giải pháp nhằm “Rèn kĩ năng nói trong giờ học Tiếng Việt cho học sinh lớp 2”.
Phương pháp 1: Phương pháp quan sát:
Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu giáo dục. Nhằm quan sát giờ dạy của giáo viên và học tập của học sinh trên lớp. Đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua những lời phát biểu của học sinh trong giờ luyện nói của mỗi tiết học, qua lời nói của học sinh với mọi người xung quanh mọi nơi, mọi lúc qua các bài tập thực hành trong vở bài tập Tiếng Việt in.
Biện pháp thực hiện:
- Ngoài những sổ sách do nhà trường quy định, giáo viên có thêm một quyển sổ ghi chép những điều quan sát, nhận xét từng học sinh trong lớp.  ... ạn trai được giải và nói lời chúc mừng.
- 5 chiếc mũ làm bằng dải bìa quây tròn, trên có dòng chữ Giải nhất viết chữ đẹp.
- 5 quả bóng có dán băng giấy trên băng giấy có ghi ĐỘi vô địch.
- 5 chiếc mũ làm bằng dải bì, quây tròn, trên có điểm 10 và chưc KC (kể chuyện)
- Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm ít nhất 6 học sinh, sao cho cứ 2 em đóng vai để thực hiện 1 tình huống được minh hoạ trong tranh.
- GV làm trọng tài, 2 học sinh giúp trọng tài làm việc.
Cách tiến hành:
Nêu cách chơi và tính điểm (tương tự hướng dẫn ở trò chơi 43).
VD: 2 học sinh đại diện cho nhóm 4 tham gia chơi. Một học sinh đóng vai bạn gái đoạt giải nhất trong kỳ thi Viết chữ đẹp của trường. Một ọc sinh đóng vai bạn gái lên chúc mừng bạn được giải và nói: “Chức mừng bạn! Chúng tớ vui lắm!” rồi xiết chặt tay bạn. Bạn được giải đáp: “Cảm ơn các bạn!”.
Thực hành chơi:
- 3 nhóm học sinh chơi đóng vai lần lượt từ tình huống đầu đến tình huống cuối theo cách đã hướng dẫn. Khi 2 học sinh trong nhóm chơi xong ở tình huống đầu thì nhóm lại cử hai học sinh khác chơi ở tình huống tiếp theo. Tiếp tục cử người chơi như vậy ở 3 tình huống.
- 2 học sinh giúp việc trọng tài ghi lại câu nói của hai bạn tham gia trò chơi ở từng tình huống, môic học sinh giúp việc trọng tài chỉ chuyên ghi lại lời nói của một vai (vai chức mừng hoặc vai đáp lời chúc mừng).
- Sau mỗi tình huống, trọng tài ghi điểm cho từng nhóm lên bảng lớp. Khi các nhóm đã chơi đóng vai ở tất cả các tình huống thì trọng tài cộng điểm và công bố nhóm có diểm cao nhất để khen thưởng.
Loại bài tập kể chuyện:
(Kể chuyện đã nghe, đã đọc, kể chuyện về bản thân và những người xung quanh...)
Loại bài tập này được áp dụngở phân môn kể chuyện. Cần chú ý hướng dấn học sinh có tư thế, có giọng kể thích hợp, biết sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ hỗ trợ, đặc biệt nắm vững câu chuyện định kể.
Ví dụ: Phân vai dựng chuyện
Chuẩn bị:
GV lựa chọn bài tạp ở tiết kể chuyện co yêu cầu phân vai dựng lại câu chuyện (Trong SGK Tiếng Việt lớp 2); có thể dựa vào văn bản truyện kể ở SGK, saon thành “Màn kịch ngắn” để học sinh tập diễn xuất được dễ dàng và thuận lợi.
VD: Câu chuyện Những quả đào (Tiếng Việt 2, Tập 2, tr 91) có thể được dựng lại thành “kịch bản’ cho “Màn kịch ngắn” như dưới đây để hướng dẫn học sinh tham gia dựng lại câu chuyện (lời dẫn trong ngoặc đơn nhằm gợi ý về thái độ, của chỉ, hành động của nhân vật hoặc gợi ý tạo dựng bài trí khung cảnh...)
Những quả đào
Nhân vật: - Ông
- Bà
- Cậu bé Xuân
- Cô bé Vân 
- Cậu bé Việt
Cảnh 1:
(Bà và các cháu Xuân, Vân, Việt đang ngồi trò chuyện trên ghế băng. Ông vừa đi xa về, từ ngoài cửa đi vào, trên tay cầm 4 quả đào: một quả to, 3 quả nhỏ)
Ông(đưa quả đào to cho bà, 3 quả nhỏ chia cho 3 cháu):
- Quả to này xin phần bà. Ba qua nhỏ chia cho 3 cháu.
Cảnh 2:
(Khung cảnh trong nhà vào buổi chiều. Một mâm cơm bày sẵn trên chiếc bàn có khăn trải, cả nhà ngồi trên 5 chiếc ghế quây quanh bàn)
Ông (hỏi các cháu):
- Thế nào, các cháu thấy đào có ngon không ?
Xuân:
- Đào có vị rất ngon và mùi thật là thơm, ông ạ. Cháu đã đem trồng vào một cái vò. Chẳng bao lâu nữa, nó sẽ mọc thành một cây đào to đấy, ông nhỉ?
Ông(mỉm cười,gật đầu, vẻ hài lòng):
- Ừ, mai sau cháu sẽ làm vườn giỏi đấy!
Vân(nói với ông, vẻ tiếc rẻ):
- Đào ngon quá, cháu ăn hết mà vẫn thèm. Còn hạt thì cháu vứt đi rồi ông ạ .
Ông (xoa đầu Vân nhẹ nhàng, cười độ lượng ):
- Ôi, cháu của ông còn thơ dại quá!
( Lúc này, Việt chỉ chăm chú vào chiếc khăn trải bàn, không nói gì)
Ông( nhìn VIệt vẻ ngạc nhiên, hỏi):
- Còn Việt, sao cháu chẳng thấy gì thế?
Việt( hơi bẽn lẽn nhưng giọng nói tỏ ra rất vui ):
- Cháu ấy a? Cháu mang đào cho bạn Sơn. Bạn ấy bị ốm. Nhưng bạn ấy lại chẳng muốn nhận quả đào cháu tặng. Cháu lén đặt quả đào trên giường bạn ấy rồi trốn về, ông ạ.
Ông( thốt lên phấn khởi, xoa đầu Việt một cách âu yếm):
- Ôi chao, cháu yêu quý của ông, cháu là người có tấm lòg thật là nhân hậu. Ông rất hài lòng về việc làm của cháu đấy!
- Một số đồ vật phục vụ cho việc bài trí khung cảnh và diễn xuất: 1 chiếc ghế dài( cảnh 1); 1 chiếc bàn tròn( hoặc chữ nhật ) và 5 chiếc ghế đơn( ghế đẩu hoặc ghế tựa); 1 mâm cơm có vài chiếc bát, đĩa có thức ăn tượng trưng; 4 quả đào thật hoặc quả giả bằng nhựa ( một quả to, 3 quả nhỏ).
- Quần áo cho học sinh đóng vai người ông, vai người bà( có thể hoá trang về râu,tóc cho phù hợp); trang phục thích hợp với tính cách từng nhân vật : Vân( ngây thơ hồn nhiên), Việt( hiền từ nhân hậu),Xuân ( cẩn thận, chu đáo).
Cách tiến hành:
GV cho học sinh nhận vai, học thuộc lời thoại, nắm vững yêu cầu thể hiện tình cảm, thái độ ( qua ánh mặt , cử chỉ, động tác, giọng nói...) của nhân vật trong câu chuyện .
GV hướng dẫn các nhân vật tập đối thoại sao cho thuộc lời, phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng, tự nhiên ( chưa cần diễn xuất cụ thể).
GV hướng dẫn cách diễn xuất cho từng nhân vật theo” kịch bản” đã chuản bị ( tương tự như "đạo diễn” dựng kịch nói hay hoạt cảnh); trình diễn thử với đạo cụ và bài trí khung cảnh nêu trong “kịch bản”.
Học sinh trình diễn” màn kịch ngắn” trước lớp; GV cho cả lớp nhận xét, bình chọn những học sinh diễn xuất giỏi để biểu dương, khen thưởng.
Chương III. Kết quả
Qua một số phương pháp luyện nói cho học sinh đã nêu ở trên, tôi đã thu được những kết quả chủ yếu trong dạy học như sau:
Đa số học sinh trong lớp có khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh rất tốt như: các em nhận thức được cần phải lễ phép với người trên, phải xưng hô đúng cách, phải biết nói lời cảm ơn hay xin lỗi đúng chỗ, đúng nơi, đúng lúc.Khi giao tiếp với thầy cô giáo trong trường theo đúng nghi thức, hầu hết học sinh đều biết sử dụng lời nói biểu cảm để bày tỏ sự lễ phép của minh.
Trong tất cả các giờ học trên lớp, học sinh đã biết trả lời các câu hỏi của giáo viên với nội dung đầy đủ ý nghĩa, biết cách trả lời câu hỏi một cách rõ ràng, trả lời cả câu... Việc giao tiếp với bạn bè trong lớp cởi mở, tự tin hơn rất nhiều.
Kết quả học tập và đạo đức của lớp tôi như sau:
Học kì I:
Về học lực :
Học sinh xuất sắc: 17 học sinh chiếm: 44%
Học sinh giỏi: học sinh chiếm
Học sinh tiên tiến: 20 học sinh chiếm: 48%
Về đạo đức: 100% học sinh được nhận xét: thực hiện đầy đủ
Học kì II:
Về học lực :
Học sinh xuất sắc: 22 học sinh chiếm : 51%
Học sinh giỏi: học sinh chiếm:
Học sinh tiên tiến: 25 học sinh chiếm: 59%
Về đạo đức: 100% học sinh được nhận xét: thực hiện đầy đủ
Cả năm:
Về học lực :
Học sinh xuất sắc: học sinh chiếm:
Học sinh giỏi: học sinh chiếm:
Học sinh tiên tiến: học sinh chiếm:
Về đạo đức: 100% học sinh được nhận xét : thực hioện đầy đủ
Căn cứ vào kết quả học tập của học sinh, tôi có kết quả xếp loại khả năng nói và giao tiếp của học sinh lớp tôi như sau:
Bảnh thống kê khả năng nói_ giao tiếp của học sinh lớp 2c năm học 2004-2005
Khả năng
Số học sinh
 Tỷ lệ %
Nói tốt
20 HS
40%
Tạm được
20 HS
40%
Chưa được
3 HS
6%
Với kết quả 2 mặt giáo dục như đã nêu trên, tôi tin tưởng các em học sinh lớp 2c do tôi chủ nhiệm ở năm học 2004-2005 này, các em đủ điều kiện lên lớp 3 để tiếp tục học tập và tiếp cận với chương trình SGK mới của những năm học tiếp theo.
C- Kết luận và khuyến nghị
Trong “ mục tiêu giáo dục bậc tiểu học” có đưa phần mục tiêu rèn luyện nhân cách lên hàng đầu, cụ thể :
“ Rèn luyện cái Tâm, bao gồm:
- Xây dựng ở học sinh lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, yêu quý anh chị em.
- Kính trọng thầy cô giáo, lễ phép với người lớn tuổi.
- Giúp đỡ bạn bè và các em nhỏ...”
Như vậy mục tiêu giáo dục tiểu học còn là xoá nạn mù chữ, dạy học sinh nghe, nói, đọc, viết, biết tính toán, có kiến thức cơ bản về tự nhiên và xã hội, mà còn chú trọng rèn nhân cách con người là chính. Nhưng lòng hiếu thảo, sự kính trọng ông, bà, cha, mẹ,thầy cô và người lớn tuổi phải được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau , từ lời nói, thái độ, cử chỉ và việc làm. Điều này khẳng định vai trò to lớn của những lời nói biểu cảm của học sinh trong quá trinh giao tiếp với mọi người xung quanh. Vì vậy việc rèn kỹ năng “ nói” cho học sinh trong giờ tiếng Việt là một vấn đề vô cùng quan trọng và cần thiết.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy ở tiểu học đã nhiều năm qua, tôi nhận thấy viẹc đổi mới chương trình SGK là một việc làm vô cùng hơp lý và đáng hoan nghênh.Chương trình SGK tiếng Việt lớp 2 mới đã thực sự quan tâm, đưa ra những chủ đề, những bài tập thực hành thực sự phù hợp cho việc rèn kỹ năng “ nói” cho học sinh lớp 2.
Môn tiếng Việt ở tiểu học có vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học. Nhu cầu học tập của học sinh ngày càng cao, giáo viên phải không ngừng học hỏi, nghiên cứu tài liệu giáo dục nhằm thoả mãn nhu cầu ham học hỏi của học sinh. Trong quá trình dạy học, người giáo viên cần phối hợp linh hoạt các phương pháp và có các hình thức dạy học tạo không khí hào hứng, vui tươi, phấn khởi để học sinh tiếp thu bài học với hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, sự quan tâm của cha mẹ học sinh đối với việc học tập của con em mình sẽ chính là động lực mạnh mẽ nhất giúp học sinh thực sự trở thành những con ngoan, trò giỏi, là những công dân văn minh lịch sự, có ích cho gia đình, nhà trường và xã hội.
Trước thực tế giảng dạy trong năm học vừa qua, với tư cách là một giáo viên dạy tiểu học, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số đề xuất sau:
1. Từ khi trẻ bâpj bẹ biết nói, những người lớn tuổi trong gia đình cần phải luôn lưu tâm uốn nắn lời ăn tiếng nói cho con em mình. Các cụ đã dạy “Uốn cây từ thuở còn non”. Không những thế người lớn còn là tấm gương cho con trẻ noi theo.
2. Khi trẻ bắt đầu đến trường, thì cùng với gia đình, nhà trường và xã hội cần giáo dục trẻ ngay từ những thói quen trong giao tiếp mạnh dạn tự tin, văn minh lịch sự, thể hiện tác phong tư cách đạo đức của con người có văn hoá. Do đó sự phối kết hợp ăn ý nhịp nhàng giữa nhà trường và gia đình là vô cùng quan trọng và cần thiết.
3. Bên cạnh đó, mỗi giáo viên cần dành nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu giảng dạy, tăng cường hiệu quả của các giờ sinh hoạt chuyên môn để đưa ra những bài giảng sinh động, hấp dẫn. Ngôn ngữ của giáo viên phải chuẩn mực chính xác trong sáng.
Trên đây là một số khuyến nghị của tôi. Mong các đồng nghiệp đóng góp.

Tài liệu đính kèm:

  • docRen ky nang viet cho hs tieu hoc.doc