Một số vấn đề về kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán trong mô hình "Trường tiểu học mới"

Một số vấn đề về kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán trong mô hình "Trường tiểu học mới"

Một số vấn đề về kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán

trong mô hình "Trường tiểu học mới"

PGS.TS. Đỗ Tiến Đạt - Viện KHGD Việt Nam

Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tổ chức nghiên cứu thử nghiệm mô hình “Trường tiểu học mới" với sự tham gia của 48 lớp trong 6 tỉnh.

Một trong các ý tưởng chủ đạo của nghiên cứu này là chuyển quá trình thuyết giảng một cách bình quân, áp đặt của người dạy thành quá trình tự học, tự tìm tòi, khám phá của người học. Mỗi HS luôn được giao nhiệm vụ và mục tiêu học tập cụ thể, nhưng luôn có thể tự điều chỉnh hoạt động của chính mình để việc học phù hợp với nhịp độ tiếp thu của bản thân.

GV chủ động phát huy tác dụng tích cực của hình thức dạy học theo nhóm, theo cặp, chỉ tập trung HS để giảng giải khi cần nhận xét, đánh giá chung hoặc hướng dẫn hoạt động cho toàn lớp.

Khác với dạy học truyền thống, “Trường tiểu học mới” chú trọng nhấn mạnh các dạng hoạt động thực hành và ứng dụng trong đời sống thực tế của HS, khuyến khích HS mở rộng vốn kiến thức qua các nguồn thông tin khác nhau (từ gia đình, cộng đồng, làng bản, thôn xóm). Điều này đòi hỏi sự quan tâm hỗ trợ HS học tập từ gia đình và cộng đồng, sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục gia đình, nhà trường và cộng đồng.

Với một quá trình dạy học đòi hỏi phải có những chuyển biến như vậy, vấn đề đánh giá kết quả học tập (ĐGKQHT) của HS cũng cần được đổi mới. Phương hướng đổi mới cơ bản là: chuyển trọng tâm từ đánh giá “kết thúc”, đánh giá “tổng kết” sang việc coi trọng đánh giá theo “từng phần”, đánh giá theo “tiến trình”; chuyển trọng tâm từ việc đánh giá bằng cách cho “điểm số” sang việc đánh giá bằng “nhận xét”, bằng việc “đo tiến độ”, đo hiệu quả công việc và năng lực thực hành của HS.

 

doc 9 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 579Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số vấn đề về kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán trong mô hình "Trường tiểu học mới"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số vấn đề về kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán 
trong mô hình "Trường tiểu học mới"
PGS.TS. Đỗ Tiến Đạt - Viện KHGD Việt Nam
Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tổ chức nghiên cứu thử nghiệm mô hình “Trường tiểu học mới" với sự tham gia của 48 lớp trong 6 tỉnh. 
Một trong các ý tưởng chủ đạo của nghiên cứu này là chuyển quá trình thuyết giảng một cách bình quân, áp đặt của người dạy thành quá trình tự học, tự tìm tòi, khám phá của người học. Mỗi HS luôn được giao nhiệm vụ và mục tiêu học tập cụ thể, nhưng luôn có thể tự điều chỉnh hoạt động của chính mình để việc học phù hợp với nhịp độ tiếp thu của bản thân.
GV chủ động phát huy tác dụng tích cực của hình thức dạy học theo nhóm, theo cặp, chỉ tập trung HS để giảng giải khi cần nhận xét, đánh giá chung hoặc hướng dẫn hoạt động cho toàn lớp. 
Khác với dạy học truyền thống, “Trường tiểu học mới” chú trọng nhấn mạnh các dạng hoạt động thực hành và ứng dụng trong đời sống thực tế của HS, khuyến khích HS mở rộng vốn kiến thức qua các nguồn thông tin khác nhau (từ gia đình, cộng đồng, làng bản, thôn xóm). Điều này đòi hỏi sự quan tâm hỗ trợ HS học tập từ gia đình và cộng đồng, sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục gia đình, nhà trường và cộng đồng. 
Với một quá trình dạy học đòi hỏi phải có những chuyển biến như vậy, vấn đề đánh giá kết quả học tập (ĐGKQHT) của HS cũng cần được đổi mới. Phương hướng đổi mới cơ bản là: chuyển trọng tâm từ đánh giá “kết thúc”, đánh giá “tổng kết” sang việc coi trọng đánh giá theo “từng phần”, đánh giá theo “tiến trình”; chuyển trọng tâm từ việc đánh giá bằng cách cho “điểm số” sang việc đánh giá bằng “nhận xét”, bằng việc “đo tiến độ”, đo hiệu quả công việc và năng lực thực hành của HS.
Tuy nhiên đây là vấn đề khá phức tạp, đòi hỏi phải được nghiên cứu, tổng kết nghiêm túc dưới nhiều góc độ khác nhau. Ở đây chúng tôi xin nêu một số suy nghĩ bước đầu về vấn đề ĐGKQHT môn Toán của HS trong quá trình học các bài học theo “Tài liệu hướng dẫn học tập môn Toán” của mô hình "Trường tiểu học mới” và tác động đến việc điều chỉnh cách học, cách dạy của HS và GV.
1. Quan niệm, mục đích, ý nghĩa, chức năng của việc kiểm tra, ĐGKQHT của HS
Kiểm tra, đánh giá KQHT của HS là quá trình:
- thu thập và xử lý thông tin về tình hình học tập của HS đối chiếu với mục tiêu đã đề ra, nhằm xác nhận kết quả học tập của HS tại từng thời điểm trong quá trình học tập; “xác nhận sự tiến bộ từng bước về kiến thức của người học theo các mục tiêu học tập cụ thể trong suốt một đơn vị bài học” (Nguyễn Hữu Châu, 2010);
- giúp HS hình thành thái độ tự đánh giá, khuyến khích và động viên HS chăm học, tự tin, hứng thú học tập và học tập ngày càng tiến bộ hơn; 
- giúp GV có cơ sở thực tế để nhìn nhận những điểm mạnh và điểm yếu của chính mình, tự hoàn thiện hoạt động dạy, nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học.
2. Một số vấn đề về ĐGKQHT môn Toán của HS “Trường tiểu học mới”
2.1. Căn cứ quan niệm, vai trò, chức năng của kiểm tra ĐGKQHT và đặc điểm mô hình “Trường tiểu học mới", công tác kiểm tra ĐGKQHT của HS cần đáp ứng một số yêu cầu cụ thể sau:
- Trước khi dạy một bài hay một vấn đề nào đó GV cần tiến hành đánh giá sơ bộ (đánh giá chẩn đoán) vốn kiến thức liên quan hoặc kinh nghiệm đã có ở HS, những điểm HS nắm vững, những lỗ hổng cần bổ khuyết... để quyết định cách dạy học cho thích hợp. Dạy học mà không dựa trên kết quả chẩn đoán cũng giống như “bay mà không định hướng”.
- Đánh giá phải xuất phát từ mục tiêu dạy học (cụ thể là mục tiêu của bài học) và dựa trên yêu cầu về Chuẩn kiến thức, kĩ năng. Các mục tiêu đánh giá phải được thể hiện dưới dạng những điều có thể quan sát được.
- Lôi cuốn, khuyến khích HS tham gia vào quá trình đánh giá và tự đánh giá. Mỗi HS có “Phiếu tự đánh giá” (hay còn gọi là Bảng đo tiến độ) với các tiêu chí cụ thể nhằm theo dõi sự tiến bộ của bản thân. Đánh giá theo nhóm tự quản, đánh giá cặp đôi (đánh giá đồng đẳng) cũng là những hình thức đánh giá hiệu quả. Tuy nhiên cần chú ý, kết quả của tự đánh giá không phải bao giờ cũng phù hợp với thực tế bởi lẽ HS tiểu học thường có xu hướng e ngại khi tự nhận xét là chưa đạt kết quả trong học tập.
- Công cụ đánh giá phải đảm bảo thuận tiện khi sử dụng. GV cần phải biết rõ những hạn chế của từng công cụ đánh giá (đánh giá bằng nhận xét, đánh giá bằng điểm số...) để sử dụng chúng có hiệu quả. 
- Trong đánh giá nên sử dụng nhiều phương pháp và hình thức khác nhau phù hợp với các hoạt động dạy học cụ thể. 
2.2. Bảng dưới đây mô tả hình thức và công cụ đánh giá có thể sử dụng trong tiến trình thực hiện các hoạt động học tập của HS : 
Hoạt động học tập
Hình thức đánh giá 
 có thể sử dụng
 Công cụ đánh giá 
 có thể sử dụng
Tự học (HS làm việc cá nhân) hoặc tự học có hướng dẫn
HS tự đánh giá
Bảng đo tiến độ (HS tự ghi hoặc GV ghi nhận xét)
Làm việc theo cặp, theo nhóm
HS đánh giá theo cặp (đánh giá đồng đẳng), đánh giá theo nhóm
Đánh giá bằng nhận xét
Làm việc cả lớp
Quan sát, nhận xét trên lớp hoặc kiểm tra viết
Đánh giá bằng nhận xét và bằng điểm số
Thực hiện hoạt động ứng dụng với sự giúp đỡ của gia đình, cộng đồng (hoặc các hoạt động tham quan, ngoại khóa...)
Đánh giá tiến độ, nghiệm thu kết quả, sản phẩm
Đánh giá bằng nhận xét và bằng điểm số
2. 3. Giới thiệu “Phiếu tự đánh giá của học sinh”
Trong mô hình ”Trường tiểu học mới”, tiến trình thực hiện mỗi bài học gồm ba hoạt động (cơ bản, thực hành, ứng dụng), trong đó mỗi hoạt động có thể bao gồm một số hoạt động thành phần. Khi kết thúc một hoạt động thành phần, HS tự đánh giá kết quả đạt được và tự xếp loại (tốt, hoàn thành, không hoàn thành).
Chúng tôi xin giới thiệu mẫu phiếu tự đánh giá hoạt động của HS như một tham khảo về việc sử dụng công cụ đánh giá.
Trong mô hình “Trường tiểu học mới”, HS học theo tốc độ khác nhau, việc tự đánh giá trong nhóm của mỗi HS giúp GV kiểm soát được tốc độ học tập của từng HS trong nhóm, GV cũng cần đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ giữa các nhóm để kiểm soát được tốc độ học tập của các nhóm so với tốc độ học chung của cả lớp. Những thông tin đó giúp GV đưa ra những hướng dẫn, hỗ trợ cần thiết và hợp lí. Chẳng hạn:
+Nhìn vào Phiếu tự đánh giá tiến độ (bảng đo tiến độ) của HS, GV nắm được HS nào luôn hoàn thành trước, HS nào học chậm hơn cần giúp đỡ, đồng thời GV biết được khi nào các nhóm đã hoàn thành để có thể tiến hành hoạt động toàn lớp; hoặc biết được nhóm nào xong trước, nhóm nào chưa xong. Căn cứ vào đó GV có thể điều phối những HS xong trước giúp các bạn còn chậm hơn để đảm bảo tốc độ học tập chung của nhóm. cũng như của cả lớp.
+ GV có thể ghi những quan sát hoặc lưu ý tại thời điểm quan sát vào cột ghi chú trong Bảng đo tiến độ của HS 
+ Tổng hợp các phiếu đánh giá tiến độ sẽ giúp GV có đủ thông tin và minh chứng để đánh giá sự tiến bộ của HS trong cả quá trình học tập. 
GV có thể không cần quá cầu kì khi làm các phiếu đánh giá, mà có thể hướng dẫn HS tự làm phiếu đánh giá, HS kẻ bảng vào một quyển vở ô li, mỗi quyển cho một môn để theo dõi hàng ngày. Bảng tự đánh giá tiến độ của nhóm cũng được đặt ở thư viện lớp học để tất cả mọi người đều có thể xem.
GV cần rèn luyện kĩ năng tự đánh giá cho HS để việc tự đánh giá trở thành một thói quen, HS thực hiện công việc đánh giá một cách tự nhiên và luôn ý thức được mình đã hoàn thành nhiệm vụ học tập ở mức độ nào, còn những điểm yếu nào cần cố gắng khắc phục.
PHIẾU TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA HỌC SINH
 Họ và tên:..	Lớp:
 Bài :...
Bài tập
Hoạt động cơ bản
Hoạt động thực hành
Hoạt động ứng dụng
Tự đánh giá 
Thời điểm hoàn thành
Tự đánh giá 
Thời điểm hoàn thành
Tự đánh giá 
Thời điểm hoàn thành
Ghi chú
1
2
3
4
5
3. Ví dụ minh họa 
Dưới đây chúng tôi xin nêu một ví dụ minh họa về việc thực hiện các hoạt động đánh giá trong tiến trình dạy học bài “Bảng nhân 2” ở môn Toán, lớp 2, "Trường tiểu học mới". 
 Mục tiêu:
Em học thuộc bảng nhân 2 và thực hành vận dụng bảng nhân 2
 Bài 54. BẢNG NHÂN 2 
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Chơi trò chơi “Tìm nhà”:
Xếp các thẻ vào ngôi nhà thích hợp
2 x 4
2 + 2 + 2 + 2
5 được lấy 3 lần
3 + 3
3 được lấy 2 lần
a.Thực hiện lần lượt các hoạt động sau và viết phép nhân vào vở:
2 được lấy 1 lần, ta viết: 2 × 1 = 2
Mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn. Lấy ra 1 tấm bìa:
Mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn. Lấy ra 2 tấm bìa:
2 được lấy 2 lần, ta có: 2 × 2 = 2 + 2 = 4 Vậy 2 × 2 = 4 
2 × 5 = 
Mỗi tấm bìa có 2 chấm tròn. Lấy ra 3 tấm bìa:
2 được lấy 3 lần, ta có: 2 × 3 = 2 + 2 + 2 = 6 Vậy 2 × 3 = 6 
2 × 4 = 
2 × 5 = 
2 × 6 = 
2 × 7 = 
2 × 8 = 
2 × 9 = 
2 × 10 = 
b. Em thực hiện tương tự như trên và viết các phép nhân vào vở:
 c. Đọc và học thuộc bảng nhân 2
2 × 1 = 2
2 × 2 = 4
2 × 3 = 6
2 × 4 = 8
2 × 5 = 10
2 × 6 = 12
2 × 7 = 14
2 × 8 = 16
2 × 9 = 18
2 × 10 = 20
BẢNG NHÂN 2
 Em đố bạn đọc thuộc bảng nhân 2 nhé!
3. Chơi trò chơi “Đếm thêm 2” theo hướng dẫn của thầy/cô giáo
Báo cáo với thầy/cô giáo những gì em đã làm
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Tính nhẩm :
Xem tranh, viết số thích hợp vào ô trống :
3.Thực hiện phép tính (theo mẫu):
Báo cáo với thầy/cô giáo những gì em đã làm
HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG
1.Giải bài toán sau và viết vào vở:
Mỗi lọ hoa có 2 bông hoa. Hỏi 4 lọ hoa như thế có tất cả bao nhiêu bông hoa?
2.Trả lời câu hỏi sau:
a) Mỗi con gà có 2 chân. Hỏi 6 con gà có bao nhiêu chân?
b) Hãy đặt các câu hỏi tương tự như trên để đố mọi người trong gia đình em.
Thầy, cô giáo nhận xét kết quả học tập và ghi nhận sự tiến bộ của học sinh.
C. Phân tích hoạt động đánh giá trong tiến trình dạy học bài “Bảng nhân 2”
Mục tiêu
Dạng hoạt động học tập của HS 
Hình thức đánh giá
Công cụ đánh giá
(1) Thành lập “Bảng nhân 2”
- Tự học kết hợp với làm việc theo cặp, theo nhóm.
- HS tự đánh giá kết hợp với đánh giá theo cặp, đánh giá theo nhóm.
- Bảng đo tiến độ.
- Đánh giá bằng nhận xét (HS tự ghi hoặc GV ghi nhận xét vào bảng đo tiến độ).
(2) Đọc và học thuộc “Bảng nhân 2”
- Tự học kết hợp với làm việc theo cặp, theo nhóm. 
- Làm việc cả lớp. 
- Đánh giá theo cặp, đánh giá theo nhóm.
- Quan sát, nhận xét trên lớp.
- Kiểm tra miệng (hỏi - đáp).
- Bảng đo tiến độ.
- Đánh giá bằng nhận xét.
- Đánh giá bằng điểm số (GV có thể cho điểm).
(3) Thực hành vận dụng “Bảng nhân 2” 
- Tự học kết hợp với làm việc theo cặp, theo nhóm. 
- Làm việc cả lớp (GV chữa bài cho cả lớp). 
- HS tự đánh giá kết hợp với đánh giá theo cặp, theo nhóm (HS đổi vở, chấm chéo).
 - Quan sát , kiểm tra tiến độ.
- Nhận xét trên lớp hoặc kiểm tra viết (HS chữa bài trên bảng lớp hoặc bảng phụ).
- Bảng đo tiến độ.
- Đánh giá bằng nhận xét.
- Đánh giá bằng điểm số.
(4) Thực hiện hoạt động “Ứng dụng” (với sự giúp đỡ hợp lí của người lớn) 
- HS độc lập thực hiện các hoạt động luyện tập thực hành ứng dụng.
- Gia đình và cộng đồng giúp đỡ HS luyện tập, thực hành và, củng cố, và mở rộng kiến thức (có thể nêu ra các bài tập, các nhiệm vụ với mức độ phù hợp với khả năng của HS). 
- Đánh giá tiến độ, nghiệm thu kết quả, sản phẩm.
- GV giúp HS nhận ra khó khăn của mình, nhấn mạnh quy tắc, cách làm, thao tác cơ bản. 
- Đánh giá bằng nhận xét và bằng điểm số. 

Tài liệu đính kèm:

  • doctai lieu tap huan.doc