Một số phương pháp dạy học tích cực ở Tiểu học

Một số phương pháp dạy học tích cực ở Tiểu học

Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của học sinh không thể đồng đều tuyệt đối thì khi áp dụng phương pháp tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hóa về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi công tác độc lập.

Tuy nhiên, trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều được hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp thầy - trò, trò - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới. Trong nhà trường, phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm, tổ, lớp hoặc trường. . Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuát hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. Trong hoạt động theo nhóm nhỏ sẽ không thể có hiện tượng ỷ lại; tính cách năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ, uốn nắn, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ.

 

doc 31 trang Người đăng haibinhnt91 Ngày đăng 04/06/2022 Lượt xem 426Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số phương pháp dạy học tích cực ở Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THU HOẠCH 
Bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
 Năm học 2018 – 2019
Họ và tên: DƯƠNG NGỌC PHƯƠNG 
Chức vụ công tác: Giáo viên
Trình độ đào tạo:  ĐHSP
Đơn vị công tác: Trường TH. Quảng Châu- TP Hưng Yên 
 Công việc được giao: Dạy HĐGD Mỹ thuật Khối 3,4,5; HĐGD Chủ điểm Khối 3,4(Học kỳ I); HĐGD thể chất lớp 1B,3B,4C(Học kỳ 2); HĐGD Chủ điểm lớp 3B; Đạo đức 1B. 
Thực hiện kế hoạch BDTX của cá nhân năm học 2018-2019, trong quá trình học tập, tôi thu hoạch được kết quả như sau : 
Nội dung 3: Căn cứ vào quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học để lựa chọn nội dung (mô đun) bồi dưỡng sát thực, phù hợp với đặc điểm tình hình nhà trường, đối tượng học sinh và yêu cầu về nâng cao nghiệp vụ sư phạm.  Bản thân chọn 4 mô đun sau:
- Modul TH 15: Một số phương pháp dạy học tích cực ở tiểu học.
- Modul TH16: Một số kỹ thuật dạy học tích cực ở tiểu học. - ModulTH 39: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh  tiểu học qua các môn học. - Modul TH40: Thực hành giáo dục kĩ năng sống trong một số môn học ở tiểu học. 
 PHẦN I: MODULE 15
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC Ở TIỂU HỌC
I. Khái niệm và các dấu hiệu đặc trưng cúa dạy học tích cực
1. Khái niệm phương pháp dạy học tích cực:
Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều nước để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
"Tích cực" trong PPDH - tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động.
 Trong đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công. 
 2. Các dấu hiệu đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực.
 a. Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.
Trong phương pháp dạy học tích cực, người học - đối tượng của hoạt động "dạy", đồng thời là chủ thể của hoạt động "học" - được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt. Dạy theo cách này thì giáo viên không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn hành động. Chương trình dạy học phải giúp cho từng học sinh biết hành động và tích cực tham gia các chương trình hành động của cộng đồng.
b. Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.
Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học.
Phải quan tâm dạy cho học sinh phương pháp học ngay từ bậc Tiểu học. Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội. 
c. Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.
Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của học sinh không thể đồng đều tuyệt đối thì khi áp dụng phương pháp tích cực buộc phải chấp nhận sự phân hóa về cường độ, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập, nhất là khi bài học được thiết kế thành một chuỗi công tác độc lập.
Tuy nhiên, trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều được hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp thầy - trò, trò - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới. Trong nhà trường, phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở cấp nhóm, tổ, lớp hoặc trường. . Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuát hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. Trong hoạt động theo nhóm nhỏ sẽ không thể có hiện tượng ỷ lại; tính cách năng lực của mỗi thành viên được bộc lộ, uốn nắn, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức, tinh thần tương trợ. 
d. Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.
 Trong dạy học, việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy.
Trước đây giáo viên giữ độc quyền đánh giá học sinh. Trong phương pháp tích cực, giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học. Liên quan với điều này, giáo viên cần tạo điều kiện thuận lợi để học sinh được tham gia đánh giá lẫn nhau. Tự đánh giá đúng và điều chỉnh hoạt động kịp thời là năng lực rất cần cho sự thành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho học sinh.
 Việc kiểm tra, đánh giá không thể dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã học mà phải khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết những tình huống thực tế.
Từ dạy và học thụ động sang dạy và học tích cực, giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình. Giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của học sinh mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của giáo viên. Có thể so sánh đặc trưng của dạy học truyền thống và dạy học tích cực như sau:
Dạy học truyền thống
Các mô hình dạy học mới (DHTC)
Quan niệm
Học là quá trình tiếp thu và lĩnh hội, qua đó hình thành kiến thức, kỹ năng, tư tưởng, tình cảm.
Học là quá trình kiến tạo; học sinh tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lý thông tin  tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất.
Bản chất
Truyền thụ tri thức, truyền thụ và chứng minh chân lý của giáo viên.
Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh. Dạy học sinh cách tìm ra chân lý.
Mục tiêu
Chú trọng cung cấp tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Học để đối phó với thi cử. Sau khi thi xong những điều đã học thường bị bỏ quên hoặc ít dùng đến.
Chú trọng hình thành các năng lực (sáng tạo, hợp tác, ) dạy phương pháp và kỹ thuật lao động khoa học, dạy cách học. Học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai. Những điều đã học cần thiết, bổ ích cho bản thân học sinh và cho sự phát triển xã hội.
Nội dung
Từ sách giáo khoa + giáo viên
Từ nhiều nguồn khác nhau : SGK, GV, các tài liệu khoa học phù hợp, internet, thí nghiệm, bảo tàng, thực tế  gắn với :
- Vốn hiểu biết, kinh nghiệm và nhu cầu của HS.
- Tình huống thực tế, bối cảnh và môi trường địa phương.
- Những vấn đề HS quan tâm.
Phương pháp
Các phương pháp diễn giảng, truyền thụ kiến thức một chiều.
Các phương pháp tìm tòi, điều tra, giải quyết vấn đề; dạy học tương tác.
Hình thức tổ chức
Cố định: Giới hạn trong 4 bức tường của lớp học, giáo viên đối diện với cả lớp.
Cơ động, linh hoạt: Học ở lớp, ở phòng thí nghiệm, ở hiện trường, trong thực tế, online , học cá nhân, học đôi bạn, học theo cả nhóm, cả lớp đối diện với giáo viên.
 II. Một số phương pháp dạy học tích cực cần phát triển ở trường Tiểu học
 1). Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề.
Trong một xã hội đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trường, cạnh tranh gay gắt thì phát hiện sớm và giải quyết hợp lý những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn là một năng lực đảm bảo sự thành công trong cuộc sống. Vì vậy, tập dượt cho học sinh biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp phải trong học tập, không chỉ có ý nghĩa ở tầm phương pháp dạy học mà phải được đặt như một mục tiêu giáo dục và đào tạo.
Cấu trúc một bài học (hoặc một phần bài học) theo phương pháp đặt và giải quyết vấn đề thường như sau
 * Đặt vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức
- Tạo tình huống có vấn đề;
- Phát hiện, nhận dạng vấn đề nảy sinh;
- Phát hiện vấn đề cần giải quyết
 * Giải quyết vấn đề đặt ra
- Đề xuất cách giải quyết;
- Lập kế hoạch giải quyết;
- Thực hiện kế hoạch giải quyết.
 * Kết luận:
- Thảo luận kết quả và đánh giá;
- Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết nêu ra;
- Phát biểu kết luận;
- Đề xuất vấn đề mới.
 * Có thể phân biệt bốn mức trình độ đặt và giải quyết vấn đề:
Mức 1: Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên đánh giá kết quả làm việc của học sinh.
Mức 2: Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết vấn đề. . Giáo viên và học sinh cùng đánh giá.
Mức 3: Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống có vấn đề. Học sinh phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự đề xuất các giả thuyết và lựa chọn giải pháp. Học sinh thực hiện cách giải quyết vấn đề. Giáo viên và học sinh cùng đánh giá. 
Mức 4 : Học sinh tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc cộng đồng, lựa chọn vấn đề giải quyết. Học sinh giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất lượng, hiệu quả, có ý kiến bổ sung của giáo viên khi kết thúc. 
 2) Phương pháp hoạt động nhóm:
Lớp học được chia thành từng nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Tuỳ mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau. 
Nhóm tự bầu nhóm trưởng nếu thấy cần. Trong nhóm có thể phân công mỗi người một phần việc. Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, không thể ỷ lại vào một vài người hiểu bết và năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiêu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học ... của HS trước khi giới thiệu vấn đề mới
- GV (cùng HS) thiết kế hoạt động (có tính chất trải nghiệm)
- GV (cùng với HS) đặt các câu hỏi nhằm gợi lại những hiểu biết đã có liên quan đến bài học
- GV giúp HS xử lý/ phân tích các hiểu biết hoặc trải nghiệm của HS
Hoạt động1: Nhận xét về trang phục
2. Bài mới
- Giới thiệu thông tin, kiến thức và kỹ năng mới thông qua việc liên kết giữa cái đã biết với cái chưa biết
- Giới thiệu mục tiêu bài học
 - Giới thiệu KT và KN mới
- KT việc cung cấp KT đã chính xác chưa
Hoạt động2:
Lựa chọn 
trang phục
3.Thực hành
Tạo cơ hội cho HS vận dụng kiến thức và kỹ năng vào bối cảnh/hoàn cảnh/ điều kiện
- Định hướng để HS thực hành đúng cách
- Điều chỉnh những hiểu biết và kỹ năng còn sai lệch
- GV thiết kế/ chuẩn bị những hoạt động mà theo đó yêu cầu HS phải sử dụng KT và KN mới
- HS làm việc theo nhóm, cặp, để hoàn thành nhiệm vụ
- GV giám sát, điều chỉnh nếu cần thiết
- GV khuyến khích HS thể hiện những điều các em suy nghĩ hoặc mới lĩnh hội được
Hoạt động3: Đi siêu thị
4.Vận dụng
Tạo cơ hội cho HS tích hợp, mở rộng và vận dụng kiến thức và kỹ năng có được vào các tình huống/ bối cảnh mới.
Lưu ý: GV cần phối hợp với phụ huynh trong việc nhắc nhở, động viên HS thực hành ở nhà để nội dung bài dạy đạt hiệu quả cao.
- GV cùng HS lập kế hoạch các hoạt động đòi hỏi HS vận dụng kiến thức và KN mới
- HS làm việc theo nhóm, cặp,để hoàn thành nhiệm vụ
- GV cùng HS tham gia hỏi và trả lời trong quá trình hoạt động
- Gv đánh giá kết quả học tập của HS
Hoạt động4: 
Biểu diễn
thời trang
So sánh các giai đoạn này các bước lên lớp mà GV vẫn thường áp dụng trong thực tế:
	- Khám phá không phải là kiểm tra bài cũ của các bước lên lớp truyền thống. Mục đích của khám phá khác với mục đích của kiểm tra bìa cũ. Khám phá là tìm hiểu những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm sống mà HS đã có về nội dung bài học mới để trên cơ sở đó tiếp tục hướng dẫn HS khám phá và chiếm lĩnh nội dung bài mới. Những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm đó có thể không liên quan đến nội dung bài học cũ, hoặc nếu có liên quan đến bài học cũ thì cũng ở phạm vi rộng hơn.
	Khám phá cũng không chỉ đơn thuần là giới thiệu bài mới của các bước lên lớp truyền thống. Vì giới thiệu bài mới nhiều khi chỉ là một vài câu giới thiệu của GV, còn khám phá thì không phải như vậy. Trong giai đoạn khám phá, HS phải hồi tưởng, phải suy nghĩ và chia sẽ hoặc phải cùng tham gia các hoạt động mang tính chất trải nghiệm.
a) Kết nối: Kết nối tương đương với phần phát triển bài mới của các bước lên lớp truyền thống nhưng các bước thực hiện phải trên cơ sở liên kết giữa những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm HS đã có với cái HS chưa biết và cần biết.
b) Thực hành/luyện tập: Thực hành/luyện tập tương đương với phần Củng cố của các bước lên lớp truyền thống nhưng không phải là HS chỉ cần trả lời các câu hỏi do GV đưa ra mà trong giai đoạn này HS phải thực hiện các hoạt động để vận dụng các kiến thức, kĩ năng vừa học trong những tình huống/bối cảnh tương tự như những tình huống/bối cảnh mẫu.
c) Vận dụng: vận dụng khá gần với phần hoạt động tiếp nối của các bước lên lớp truyền thống song khác biết ở chỗ:
	- Về thời điểm thực hiện: Vận dụng có thể ngay trong giờ học hoặc sau giờ học còn hoạt động tiếp nối là thực hiện sau giờ học.
	- Về nội dung: Vận dụng là tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động để vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học trong những tình huống/bối cảnh mới hoặc tình huống thực tiễn. Còn hoạt động nối tiêp có thể như vậy hoặc chỉ có thể đơn thuần yêu cầu HS học bài, Làm bài tập trong sách giáo khoa
NỘI DUNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ KẾ HOẠCH BÀI HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC KNS ĐÃ THIẾT KẾ
Phân tích, đánh giá một số kế hoạch bài học đã thiết kế:
Tên bài
Ưu điểm
Hạn chế
Đề xuất thay đổi
1. Những con sếu bằng giấy
- Bài được thiết kế theo câu trúc quy định.
- Hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ.
- Các KNS được xác định phù hợp.
- Hoạt động thực hành kĩ năng thể hiện sự cảm thông chia sẽ rất cụ thể và phù hợp.
- Thiết kế không thật rõ mục tiêu và kết luận của các hoạt động dạy học.
- việc giáo dục kĩ năng xác định giá trị cho HS chưa được làm rõ trong các giai đoạn của tiến trình dạy học, đặc biệt là trong giai đoạn thực hành và vận dụng.
- Viết rõ các hoạt động dạy học với mục tiêu, cách thực hiện và kết luận cụ thể.
- Bổ sung thêm các hoạt động dạy học để giáo dục kĩ năng xác định giá trị cho HS. Ví dụ: Tổ chức cho HS viết các thông điệp, các bài viết ngắn, bày tỏ ý kiến về tình yêu hòa bình, phản đối chiến tranh của trẻ em.
2. Em yêu Tổ quốc Việt Nam
- Bài được thiết kế theo cấu trúc quy định.
- Các KNS và PPDH,KTDH được xác định phù hợp.
- Các hoạt động dạy học đa dạng, phong phú, phát huy được tính tích cực của HS và phù hợp với các giai đoạn dạy một bài KNS.
-Một số hoạt động hướng dẫn còn chưa thật cụ thể, có thể gây khó khăn cho GV trong quá trình thực hiện.
- GV ở một số vùng sâu, vùng xa, vùng chậm phát triển sẽ gặp khó khăn trong việc sưu tầm các thông tin, tư liệu về đất nước và con người Việt Nam.
- Gợi ý cụ thể, chi tiết hơn một số hoạt động.
- Cần cung cấp thêm một số tư liệu về đất nước và con người Việt Nam.
NỘI DUNG 3: THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI HỌC THEO HƯỚNG TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
* Thiết kế và dạy thử nghiệm kế hoạch bài học tăng cường giáo dục KNS cho HS trong môn Đạo đức.
. Môn Đạo đức (lớp 5)
Tìm hiểu cấu trúc kế hoạch bài học theo định hướng tăng cường giáo dục kĩ năng sống 
Đạo đức lớp 5
Em yêu Tổ quốc Việt Nam
I. MỤC TIÊU 
Học xong bài này HS có khả năng:
- Biết Tổ quốc của em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
- Có hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hóa và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam.
- Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước. 
- Yêu Tổ quốc Việt Nam, tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc, quan tâm đến sự phát triển của đất nước.
II. CÁC KNS ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI
- Kỹ năng xác định giá trị(tình yêu Tổ quốc).
- Kỹ năng tìm kiếm và xử lý thông tin(về đất nước và con người Việt Nam).
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng(về đất nước và con người Việt Nam, về tình yêu Tổ quốc Việt Nam).
III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC
- Phương pháp: Thảo luận lớp, đóng vai, dự án
- Kỹ thuật: Trình bày 1 phút
IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
Tranh ảnh, băng cát xét, đĩa hình, bài viết, bài thơ, bài hát về Tổ quốc Việt Nam và tình yêu Tổ quốc Việt Nam.
V. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 1
1. Khám phá
* Hoạt động 1: HS nghe băng bài hát” Việt Nam-Tổ quốc tôi”
GV bật băng cho HS cùng nghe băng bài hát Việt Nam-Tổ quốc tôi.
- Hỏi: Bài hát nói về điều gì?
- Kết luận: Bài hát nói về tình yêu Tổ quốc Việt Nam.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu-Hiểu biết của HS về Tổ quốc Việt Nam.
- GV viết 2 từ Việt Nam lên trên bảng và nêu câu hỏi động não: Các em đã biết những gì về Tổ quốc Việt Nam của chúng ta?(Gợi ý: Có các danh lam thắng cảnh nào? Có các di sản nào được thế giới công nhận? Có các vị anh hùng dân tộc nào? Có các thành tựu phát triển về chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học-kỹ thuật, ngoại giao, tôn giáonào nổi bật? Nước ta còn những khó khăn nào?
- HS suy nghĩ và phát triển nhanh, GV kẻ bảng và ghi tóm tắt ý kiến của HS qua từng nội dung.
2. Kết nối
* Hoạt động 3: Thảo luận lớp.
Mục tiêu: 
- HS biết được một số nét đặc trưng về Tổ quốc Việt Nam.
- HS được rèn luyện kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng xử lý thông tin, kỹ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS tự đọc các thông tin ở trang 34, SGK đạo đức 5
- GV giới thiệu thêm một số tranh ảnh, băng hình vế đất nước và con người Việt Nam.
- Thảo luận lớp:
+ Qua các thông tin trên em có cảm nghĩ như thế nào về đất nước và con người Việt Nam.
+ HS chúng ta cần làm gì để thể hiện tình yêu đối với Tổ quốc, để góp phần đưa đất nước vượt qua những khó khăn hiện nay?
- GV nhận xét và kết luận:
+ Việt Nam là một đất nước tươi đẹp, có truyền thống văn hóa lâu đời và có truyền thống đấu tranh dựng nước và bảo vệ Tổ quốc đáng tự hào.
+ Đất nước ta đang đổi mới và phát triển từng ngày song vẫn còn là một nước nghèo và có nhiều khó khăn cần phải vượt qua. 
+ Yêu Tổ quốc Việt Nam, các em cần cố gắng học tập, rèn luyện thật tốt để mai sau góp phần xây dựng Tổ quốc giàu mạnh.
3. Thực hành
* Hoạt động 4: HS làm bài tập 1, 2 SGK
Mục tiêu:
- HS biết được một số sự kiện lịch sử hào hùng của dân tộc, thêm tự hào về đất nước, con người Việt Nam.
- HS được rèn luyện kỹ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi bài tập 1,2 SGK Đạo đức 5.
- GV yêu cầu mỗi nhóm trình bày về một sự kiện lịch sử có liên quan(bài tập 1) và các hình ảnh có liên quan(bài tập 2)
- GV kết luận: Về các sự kiện lịch sử và các hình ảnh có liên quan.
Công việc về nhà:
- Các nhóm HS về nhà sưu tầm tranh ảnh, đĩa hình, bài viết, bài thơ, bài hát về đất nước và con người Việt Nam.
- Chuẩn bị trình bày kết quả sưu tầm được trước lớp.
Tiết 2
1. Áp dụng
* Hoạt động 5: Giới thiệu về đất nước và con người Việt Nam.
Mục tiêu:
- HS biết trình bày một số nét về đất nước, con người Việt Nam.
- HS được rèn luyện kỹ năng tìm kiếm và sử lý thông tin, kỹ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu các nhóm HS trưng bày xung quanh lớp học các tư liệu các em đã sưu tầm, tìm hiểu được về đất nước và con người Việt Nam.
- Cả lớp đi xem và nghe đại diện các nhóm-trong vai các hướng dẫn viên du lịch trình bày(kỹ thuật trình bày 1 phút).
Kết luận: GV nhận xét và kết luận về kết quả sưu tầm, tìm hiểu của các nhóm.
* Hoạt động 6: Hát, đọc thơ về Tổ quốc Việt Nam.
Mục tiêu: HS biết thể hiện tình yêu Tổ quốc qua các bài thơ, bài hát.
Cách tiến hành:
- Một HS sẽ đóng vai người dẫn chương trình, giới thiệu các tiết mục.
- HS trình bày các bài thơ, bài hát về chủ đề.
- Bình chọn các tiết mục hay nhất/ ấn tượng nhất/ huy động được nhiều người tham gia nhất.
- Kết thúc tiết học: Cả lớp cùng đứng lên vừa làm động tác phụ họa, vừa hát theo băng bài hát Việt Nam-Tổ quốc tôi.
Đánh giá, nhận xét của Ban giám hiệu	 Người viết 
	 Dương Ngọc Phương 

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_phuong_phap_day_hoc_tich_cuc_o_tieu_hoc.doc