Một số kinh nghiệm về ren kĩ năng đọc và kĩ năng viết cho học sinh lớp 2 - Hoàng Thị Công

Một số kinh nghiệm về ren kĩ năng đọc và kĩ năng viết cho học sinh lớp 2 - Hoàng Thị Công

MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ REN KĨ NĂNG ĐỌC VÀ KĨ NĂNG VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 2

GV Thực hiện : Hoàng Thị Công

PHẦN I.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

I / LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.

 1. Cơ sở lí luận :

 Như chúng ta đã biết nhiệm vụ của giáo dục là đào tạo thế hệ trẻ thành những con người mới . Đó là con người có ý thức,làm chủ ý thức trách nhiệm công dân.Có tri thức ,có sức khỏe và lao động giỏi. Sống có văn hóa và tình nghĩa, giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính. Trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo thì nhà trường chính là kết tinh của xã hội. Đặc biệt trường Tiểu học có một vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp trồng người.Nó là nền tảng cho các cấp học trên được thuận lợi và hiệu quả . Vì vậy ngay từ bậc tiểu học cần phải hình thành cho các em tất cả kĩ năng để nâng cao hiệu quả giáo dục.

 Trong quá trình dạy học ,việc hình thành kĩ năng đọc và kĩ năng viết đối với học sinh lớp ở trường Tiểu học là hết sức quan trọng .Viết và đọc đúng Tiếng Việt được coi là chuẩn mực của việc phát triển kiến thức .Đây là môn học vừa có chức năng khoa học vừa có chức năng làm công cụ để học sinh có thể học được và tốt các môn học khác .Vì có đọc được và đọc đúng các em mới hiểu được vấn đề,

mới nắm được nhiệm vụ cần thực hiện .Từ đó các em mới chiếm lĩnh được những tri thức mới.

 

doc 18 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 516Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số kinh nghiệm về ren kĩ năng đọc và kĩ năng viết cho học sinh lớp 2 - Hoàng Thị Công", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ REN KĨ NĂNG ĐỌC VÀ KĨ NĂNG VIẾT CHO HỌC SINH LỚP 2
GV Thực hiện : Hoàng Thị Công
PHẦN I.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
I / LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
 1. Cơ sở lí luận :
 Như chúng ta đã biết nhiệm vụ của giáo dục là đào tạo thế hệ trẻ thành những con người mới . Đó là con người có ý thức,làm chủ ý thức trách nhiệm công dân.Có tri thức ,có sức khỏe và lao động giỏi. Sống có văn hóa và tình nghĩa, giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính. Trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo thì nhà trường chính là kết tinh của xã hội. Đặc biệt trường Tiểu học có một vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp trồng người.Nó là nền tảng cho các cấp học trên được thuận lợi và hiệu quả . Vì vậy ngay từ bậc tiểu học cần phải hình thành cho các em tất cả kĩ năng để nâng cao hiệu quả giáo dục.
 Trong quá trình dạy học ,việc hình thành kĩ năng đọc và kĩ năng viết đối với học sinh lớp ở trường Tiểu học là hết sức quan trọng .Viết và đọc đúng Tiếng Việt được coi là chuẩn mực của việc phát triển kiến thức .Đây là môn học vừa có chức năng khoa học vừa có chức năng làm công cụ để học sinh có thể học được và tốt các môn học khác .Vì có đọc được và đọc đúng các em mới hiểu được vấn đề,
mới nắm được nhiệm vụ cần thực hiện .Từ đó các em mới chiếm lĩnh được những tri thức mới.
 Vậy việc hình thành các kĩ năng cho các em như thế nào là phù hợp ? Đây là vấn đề đáng quan tâm của các bậc thầy ,cô. Mặt khác cần hình thành kĩ năng đọc và viết cụ thể ở từng khối lớp để vận dụng phương pháp dạy học cho phù hợp.
 2. Cơ sở thực tiễn :
 Sau Một năm giảng dạy ở Trường tiểu học II xã Đình Lập tôi nhận thấy hầu hết các em học sinh khối lớp 2 đã đọc đúng và viết đúng . Song bên cạnh đó vẫn còn nhiều em đọc và viết sai nguyên nhân chủ yếu là các em sống ở nhiều địa phương khác nhau nên cách phát âm khác nhau và một phần lớn các em là đồng bào dân tộc tại chỗ.Các em đọc sao viết vậy nên khi có sự ảnh hưởng của địa phương các em sẽ đọc sai và dẫn đến viết sai . Để khắc phục tình trạng trên, nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho người giáo viên Tiểu học trong quá trình giảng dạy là phải đặc biệt chú trọng đến việc rèn luyện kĩ năng đọc và kĩ năng viết của học sinh.
 Là giáo viên đã nhiều năm được phân công giảng dạy lớp 2 tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm về rèn kĩ năng đọc và kĩ năng viết cho học sinh lớp 2,cùng với yêu cầu của sự nghiệp giáo dục đã nói thì kinh nghiệm này đã giúp tôi đạt được nhữmg kết quả nhất định .Qua bài viết này tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm đã tích lũy được với quý thầy cô. Rất mong được sự quan tâm góp ý kiến của quý thầy cô để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. Đó cũng chính là lí do để tôi chọn đề tài này.
 II / MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI :
 1 . Mục tiêu 
Nghiên cứu đề tài này tôi đặt ra mục đích như sau :
 Bước đầu tìm hiểu về kĩ năng đọc và kĩ năng viết của học sinh khối lớp 2 Trường tiểu học II xã Đình Lập để đánh giá và có những kết luận cần thiết làm cơ sở để tìm giải pháp khắc phục và vận dụng giải pháp vào thực tế giảng dạy nhằm phục vụ cho việc giáo dục học sinh ngày càng có hiệu quả tiến đến hoàn thiện hơn.
 2 . Nhiệm vụ :
 Từ việc làm rõ vấn đề rồi tìm ra giải pháp khắc phục, tôi đã vận dụng vào dạy nhằm giúp học sinh lớp 2 dạt được các kĩ năng như : 
- Đọc đúng và rành mạch bài văn ngắn khoảng 50 tiếng trong 1 phút. Đọc dúng phụ âm đấu , đúng vần , đúng dấu thanh , đúng dấu câu , đọc to rõ lời , đọc trôi chảy , bước đầu biết đọc diễn cảm (đối vối học sinh khá giỏi ), biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp .
- Viết đúng bài chính tả khoảng 50 chữ trong vòng 15 phút . Biết viết đúng và đều nét các chũ thường và chữ hoa . Thực hiện được các quy ước viết hoa.
III / ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
 1 / Khách thể nghiên cứu: 
 Gồm 6 học sinh lớp 2A Trường tiểu học II xã Đình Lập.
 2 / Đối tượng nghiên cứu: 
 Những biểu hiện về kĩ năng đọc và kĩ năng viết của học sinh khối lớp 2 Trường tiểu học II xã Đình Lập.
 3. Phạm vi nghiên cứu:
 Do bản thân còn nhiều hạn chế về việc viết sáng kiến kinh nghiệm , lại chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm vì tuổi nghề còn non trẻ nên tôi chỉ chọn ngẫu nhiên 6 em học sinh của lớp 2A Trường tiểu học II xã Đình Lập.
 4. Kế hoạch nghiên cứu
 - Qua nhiều năm giảng dạy ở lớp 2 tôi đã quan sát và tìm hiểu những biểu hiện về kĩ năng đọc và kĩ năng viết của học sinh. Từ đó tôi đề ra kế hoạch nghiên cứu cho mình. Kế hoạch cụ thể là:
	+ Quan sát những biểu hiện về kĩ năng đọc và kĩ năng viết của học sinh
	+ Thu thập thông tin, dữ liệu
	+ Lựa chọn phương pháp nghiên cứu
	+ Tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra giải pháp.
	+ Áp dụng vào thực tiễn giảng dạy trên lớp tôi chủ nhiệm – Đánh giá 
IV / PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
 1. Phương pháp quan sát và đàm thoại :
 Từ những giờ dạy cụ thể trên lớp tôi đã quan sát, ghi nhận những biểu hiện về kĩ năng đọc và kĩ năng viết của các em. Bên cạnh đó tôi còn trực tiếp phỏng vấn, nói chuyện với một các em học sinh trong những giờ sinh hoạt lớp hay sinh hoạt ngoài giờ lên lớp . Qua đó nắm bắt thêm những biểu hiện – kĩ năng đọc ,viết của các em .
 2. Phương pháp điều tra : 
 Tôi dùng một số câu hỏi để hỏi trực tiếp ,các em trả lời miệng những câu hỏi tôi đã nêu. Từ đó tôi thu thập, ghi nhận những gì đã tìm hiểu được .
 3. Phương pháp thu thập tài liệu, phân tích tổng hợp .
 - Cho các em đọc một đoạn văn khoảng 40 tiếng để theo dõi nhận xét ,đánh giá và kết luận .
 - Cho các em viết bài chính tả khoảng 40 chữ/ 15 phút rồi thu lại để nghiên cứu,
đánh giá và kết luận.
PHẦN II:
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
 CHƯƠNG I / RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2A 
I / CƠ SỞ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 
 Từ quy luật của nhận thức là từ cụ thể đến tư duy trừu tượng ,từ đơn giản đến phức tạp ta thấy rằng phải biết mặt chữ mới biết đọc,biết đọc thì mới biết viết. Đọc được mới hiểu được ,từ hiểu ta mới hoàn thành được nhiệm vụ học tập .Vì vậy đọc chính là nền tảng , là chìa khóa của mọi sự hiểu biết .Từ đó trong chương trình Tiểu học việc đầu tiên các nhà giáo dục dạy các em là việc tìm hiểu các nét ,nhận biết mặt chữ, tập phát âm,tập tô rồi mới tập ghép vần,tập đọc rồi tập viếttheo một thể thống nhất và theo chuẩn Tiếng Việt.
 Trong khi đó Việt Nam là nước đa dân tộc với 54 dân tộc anh em sinh sống ở nhiều vùng lãnh thổ khác nhau. Mà mỗi địa phương lại có một phương ngữ riêng,mổi dân tộc có một thổ ngữ khác nhau nên bên cạnh tính thống nhất chủ đạo nó cũng có những nét dị biệt . Điều đó được thể hiện rất rõ ràng trong cách phát âm,cách dùng từ giữa các vùng. 
 Trường tiểu học II xã Đình Lập nằm trên địa bàn dân cư là người dân tộc thiểu số. Cùng với số lượng học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới đa số nên trong quá trình giảng dạy còn gặp rất nhiều khó khăn .
II / THỰC TRẠNG BAN ĐÂU KHI TÔI NHẬN LỚP 
 - Về phía nhà trường : Trường có 7 lớp với tổng số học sinh là 58 em.Trong đó khoảng 99.9% số học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số. Khi tôi nhận lớp sĩ số lớp là 6 trong đó có tới 5 học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số1 học sinh là nguời kinh. Do đó kĩ năng đọc của học sinh lớp tôi là rất kém so với các lớp khác trong khối .Vì vậy tôi đã làm một điều tra nhỏ để làm số liệu .
 1. Nội dung điều tra.
 Tìm hiểu kĩ năng đọc của học sinh khối về các phụ âm đầu ,âm tiết ,các vần . Tìm hiểu học sinh có đọc trôi chảy ,diễn cảm , ngắt nghỉ hơi có đúng nhịp không , tốc độ đọc như thế nào ?
 2. Phương pháp điều tra :
 - Giáo viên chọn một đoạn văn có khoảng 40 tiếng .
 - Cho học sinh lần lượt từng em đọc .
Tôi theo dõi,ghi lại những biểu hiện kĩ năng đọc của từng học sinh (đọc rõ lời,đúng âm đầu, đúng vần,đúng dấu thanh, đọc trôi chảy, đọc diễn cảm, ngắt nghỉ hơi đúng nhịp,tốc độ đọc)để tổng hợp, nhận xét từ đó tìm biện pháp khắc phục .
 3. Kết quả thu được :
Số lượng học sinh
Đọc rõ lời 
4/6
Đọc đúng âm đầu
3/6
Đọc đúng vần 
3/6
Đọc đúng dấu thanh 
3/6
Đọc trôi chảy
2/6
Đọc diễn cảm
1/6
Ngắt nghỉ hơi đúng nhịp
3/6
 Nhận xét : 
 Đối với các em khối 2 hầu hết các em mới nhận diện mặt chữ,bước đầu biết ghép vần và biết đọc nên tốc độ đọc còn chậm. Lời đọc còn ấp úng, đọc chưa trôi chảy đoạn văn . Hầu hết các em chưa biết ngắt nghỉ hơi đúng dấu câu. Chưa biết đọc diễn cảm những từ ngữ thể hiện thái độ. Đặc biệt các em còn sai nhiều ở phần vần ât - âc , ac – at ,ăt – ăc , an – ang ,phụ âm đầu tr-ch ; l-n ; s-x và dấu thanh .Phần lớn những em sai những vần nói trên là do ảnh hưởng của phương ngữ. Những em sai dấu thanh rơi nhiều vào học sinh là đồng bào dân tộc.
 III / NGUYÊN NHÂN :
Đối với giáo viên : Người dạy còn chăm lo đến các môn học khác vì chương trình nhiều .Chưa thấy sự ảnh hưởng nhiều mặt của việc đọc. Chưa toàn tâm toàn ý tập trung vào việc rèn kĩ năng đọc cho các em .Do đó việc đọc chưa được đầu tư đúng mức đúng theo yêu cầu ,mục tiêu đã đề ra.
Đối với gia đình : Chưa nhận thức được vai trò là “cái nôi” trong việc rèn kĩ năng nói cho các em. Hầu hết đều giao tiếp, trao đổi với nhau theo tiếng địa phương.Chưa chú ý đến việc rèn kĩ năng phát âm chuẩn cho các em .Do đó các em bị ảnh hưởng của phương ngữ khá nhiều, dẫn đến đọc sai do phát âm sai . Bên cạnh đó đại bộ phận phụ huynh chưa có sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường, còn mang tư tưởng “khoán ” cho các thầy cô ở trường do trình độ học vấn có hạn hoặc có trình độ học vấn cao nhưng lại không có phương pháp.
Đối với bản thân người học (học sinh): Chưa nhận thức được ý nghĩa của việc học , các em còn ham vui chỉ xem lớp học ,trường học là nơi gặp gỡ vui chơi với các bạn nên các em chưa cố gắng trong việc rèn kĩ năng cho mình.
IV / CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN :
Vận dụng triệt để và có hiệu quả các giải pháp theo chương trình SGK.
 - Luyện phát âm cho đúng với chuẩn qua tất cả các tiết học.
 Trong tất cả các tiết dạy tôi luôn chú ý tới việc phát âm trong lời giảng , để lời giảng rõ ràng rành mạch . Đặc biệt trong các giờ Tiếng Việt tôi luôn làm mẫu về cách phát âm để các em nghe và quan sát .Tôi luôn yêu cầu vừa nghe vừa ghi nhớ khẩu hình ,khẩu ngữ của tôi khi phát âm từ hay tiếng đó rồi yêu cầu các em thực hiện lại. Những học sinh khác quan sát lắng nghe nhận xét bạn để tự hoàn thiện mình.
- Vận dụng luật chính tả và từ điển chính tả.
 Tôi đã vận dụng luật chính tả để hướng dẫn  ... ần viết do thiếu tập trung.
IV / BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC :
 Qua việc tìm hiểu kĩ năng viết chính tả của lớp tôi như trên tôi đã sử dụng các biện pháp sau đây :
 1. Những giải pháp theo chương trình sách giáo khoa:
Luyện phát âm cho đúng với chuẩn qua các bài tập.
 Thông qua các bài tập chính tả giáo viên cho các em tập phát âm rồi viết bảng con các từ mới phát âm.
 VD :Luyện phát âm tr / ch : trực ban ;kiểm tra; chả cá ; số chục; chủ nhật
 Luyện ph át âm s / x : xuân về; say xe; xuất sắc; sản xuất
Ghi nhớ hình thức và ý nghĩa của từ : Trong quá trình học chính tả giáo viên nhắc về hình thức lấy nghĩa của từ.
 *VD: khi âm tiết có nghĩa là lớp bọc ngoài cơ thể động vật,mặt ngoài của một số vật thì viết là d : da cóc,da cam,m àu daCòn khi âm tiết có nghĩa là thêm vào hay nhà thì viết là gi : gia đình;gia sư;tân gia.
Dùng mẹo luật chính tả : Hướng dẫn cho học sinh nắm được một số trường hợp chỉ có thể dùng cái này mà không thể dùng cái kia.
*VD : Đứng trước các âm i,e, ê thì phải dùng k chứ không dùng c,dùng gh chứ không dùng g, dùng ngh chứ không dùng ng : kể , nghi , ghế .
 Từ chỉ người thân trong gia đình đều viết bắng ch chứ không viết tr : cha , chú, chị ,cháu,chắt.
 Từ chỉ cây cối ,hoa quả đa số viết là x : xà lách ,xoài ,xương rồng,hồng xiêm..
 Từ chỉ các hiện tượng tự nhiên thường được viết là s : sấm , sét, sao 
 Nếu vế trước là ang thì vế sau là ac: khang khác , .
 Nếu vế trước là an thì vế sau là at : nhàn nhạt , ..
2. Biện pháp theo kinh nghiệm :
Ngoài các biện pháp trên trong quá trình dạy học tôi luôn căn cứ vào từng đặc điểm và mức độ sai chính tả của từng học sinh để áp dụng các phương pháp thích hợp.Thực hiện đúng các bước , đối với các tiếng khó tôi cho học sinh phân tích, hướng dẫn các em cách phát âm, cách viết các từ đó. Đối với các từ khó viết tôi luôn phân tích kĩ và luyện viết them trên bảng con để các em nắm được cấu tạo chữ đó. Ngoài ra nếu có thể tôi còn giải thích thêm từ đó theo tiếng địa phương giúp các em dễ hiểu hơn.
V / KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 
Số lượng học sinh
Viết đúng phụ âm đầu
5/6
Viết đúng vần
4/6
Viết đúng các loại dấu câu
5/6
Viết đúng dấu thanh
3/6
Thực hiện quy ước viết hoa
5/6
 Nhận xét :
 Do nhiều nguyên nhân mà kĩ năng viết của học sinh lớp 2A thời điểm đầu năm học còn rất yếu .Tuy vậy dưới sự giảng dạy nhiệt tình,chỉ dẫn cụ thể,luôn thương yêu giúp đỡ học sinh. Cùng với chuyên môn sư phạm và kinh nghiệm trong giảng dạy của giáo viên các em đã dần khắc phục được những hạn chế của bản thân.Cụ thể là kĩ năng về viết của học sinh có tiến bộ rõ rệt . Đặc biệt kĩ năng viết dấu câu đã đạt 83.4 %.Kĩ năng viết phụ âm đấu , vần , dấu câu , dấu thanh và thực hiện quy ước viết hoa cũng đạt tỉ lệ khá cao từ 80% trở lên và đang dần được hoàn thiện.
PHẦN III 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I / KẾT LUẬN CHUNG : 
 Với đặc điểm là trường có tỉ lệ học sinh dân tộc là chủ yếu nên việc đọc và viết đúng theo chuẩn Tiếng Việt còn gặp nhiều khó khăn.Tuy vậy dưới sự giảng dạy nhiệt tình của giáo viên cùng với sự nổ lực của bản thân học sinh thì kĩ năng đọc và kĩ năng viết của học sinh lớp 2A đã có nhiều tiến bộ so với đầu năm. Cụ thể là:
 1. Về kĩ năng đọc 
 Nhìn chung kĩ năng đọc của các em còn nhiều hạn chế,song đã có sự tiến bộ rõ rệt so với đầu năm .
Đọc đúng phụ âm đầu : 
 Ở đầu năm đọc đúng đạt 66.6% thì đến cuối học kì I đã là 83,4% 
- Đọc đúng vần :
Từ 3/6 em đọc đúng ở đầu năm , đến cuối học kì đã có 5/6em đọc đúng .
 - Đọc diễn cảm :
 Về mặt này các em còn hạn chế ,hầu hết các em còn chú tâm đọc cho đúng chứ chưa có ý thức đọc cho hay. Vì vậy tỉ lệ đọc đạt ở mục này là khá thấp chỉ có2/6 em .
Ngắt nghỉ đúng dấu câu:
 Đây cũng là một trong những kĩ năng còn hạn chế ở các em học sinh lớp 2A. Hầu hết các em mới biết đọc trôi chảy nên còn đọc theo cảm tính chưa thật sự chú tâm vào bài đọc nên chưa thâm nhập bài học,từ đó chưa tự chủ được trong việc ngắt nghỉ đúng dấu câu. Ở đầu năm chỉ có 3/6 em . Nhưng đến cuối kì kĩ năng này đã dần được hoàn thiện . Có 5/6 em đọc đúng .
Về tốc độ đọc:
 Về mặt này các em lớp 2A còn yếu vì hầu hết các em mới biết đọc nên còn nhiều trường hợp các em vừa đọc vừa đánh vần dẫn đến tốc độ đọc chỉ đạt ở mức thấp và tương đối .
- Đọc đúng dấu thanh : 
Do trường có tỉ lệ học sinh là đồng bào khá cao nên kĩ năng đọc đúng dấu thanh của các em là rất hạn chế.Bên cạnh đó cũng còn một số trường hợp các em đọc sai do ảnh hưởng cách phát âm của vùng miền.Kĩ năng đọc đúng dấu thanh của các em học sinh lớp 2A là khá thấp ,song ở cuối kì đã tiến bộ hơn đạt 70%.
Về kĩ năng viết chính tả : 
Qua bảng số liệu mới thống kê chúng ta thấy rằng cùng với kĩ năng đọc ,kĩ năng viết của các em cũng đã tiến bộ rất nhiều sau khi tôi áp dụng những kinh nghiệm trên .
Về kĩ năng viết đúng phụ âm đầu : Đã tăng từ 50% lên 83.4%
Về kĩ nămg viết đúng vần : Do các em đang ở các lớp đầu cấp nên kĩ năng viết đúng vần đạt tỉ lệ chưa cao. Song cũng tăng lên so với đầu năm . tăng từ 50% lên 66.6%.
Về kĩ năng viết các loại dấu câu : Kĩ năng này các em đã hoàn thiện hơn so với các kĩ năng khác do là các em mới tiếp xúc với các dấu câu đơn giản như dấu chấm ,dấu phẩy ,dấu hai chấm ,dấu ngoặc kép nên tỉ lệ sai thấp . Đầu năm tỉ lệ viết đúng là 50% nay đã là 83.4%.
Về kĩ năng thực hiện quy ước viết hoa : Đây là kĩ năng mà các em tăng lên vượt trội so với các kĩ năng khác . Từ tỉ lệ viết đúng đầu năm chỉ là 50% nay đã là 83.4%. Tuy nhiên phần lớn các em mới biết viết hoa chữ nắm sau dấu chấm mà chưa biết viết hoa danh từ riêng như tên người hoặc tên địa lí. Do đó, tỉ lệ viết đúng ở kĩ năng này chưa cao.
 Về kĩ năng viết đúng dấu thanh : Kĩ năng này là các em thực hiện kém nhất so với các kĩ năng khác. Như vậy kĩ năng viết cao nhất của các em là dấu câu và thấp nhất là kĩ năng viết dấu thanh. 
II / Ý NGHĨA : 
 Trong quá trình giảng dạy học sinh cũng như thông qua kết quả đã đạt được tôi nhận thấy để học sinh tiến bộ và khắc phục được những thiếu sót của bản thân người giáo viên không những phải nhiệt tình mà diều quan trọng là cần tỉm ra những biện pháp cụ thể phù hợp với từng đối tượng học sinh.
 Từ đặc điểm của Tiếng Việt là nói sao đọc vậy , đọc sao viết vậy. Nói sai thì đọc sai và đọc sai sẽ viết sai . Vì vậy để kĩ năng đọc và kĩ năng viết của các em được hoàn thiện chúng ta cần điều chỉnh cách phát âm cho các em theo đúng chuẩn của Tiếng Việt.Tiếp đến là rèn kĩ năng đọc cho các em rồi rèn kĩ năng viết.Tuy vậy cả ba công việc này có sự tác động qua lại lẫn nhau , bổ sung cho nhau và cần được tiến hành đồng bộ.
 Mặt khác muốn việc khắc phục kĩ năng đọc và kĩ năng viết của các em đạt hiệu quả cao bên cạnh các phương pháp và giải pháp chung trong chương trình giáo dục thì việc khắc phục kĩ năng đọc -viết nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung còn phụ thuộc rất nhiều vào sự nổ lực của các em và sự quan tâm giúp đỡ của các bậc phụ huynh.
III / KIẾN NGHỊ 
 Để không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học , khắc phục được hiện tượng đọc sai và viết sai của học sinh . Bên cạnh việc đưa ra các giải pháp của bản thân tôi xin được đề xuất nột số ý kiến như sau : 
Đối với nhà trường : 
 Thường xuyên tổ chức các sân chơi ngoại khoá có nội dung về Tiếng Việt để qua đó các em được học hỏi và rèn luyện khĩ năng nói-đọc-viết Tiếng Việt.
 Bên cạnh cuộc thi “Vở sạch chữ đẹp “được tổ chức thường niên nhà trường nên tổ chức các cuộc thi như “Kể chuyện hay - đọc bài giỏi ”để các em có hứng thú học tập.
 Có các cuộc thi cho giáo viên để mọi người chia sẻ kinh nghiệm với nhau trong việc rèn kĩ năng cho học sinh hay kinh nghiệm tự rèn luyện của cá nhân.
 Tạo điều kiện về cơ sở vật chất và đồ dùng dạy học đầy đủ để mỗi bài học , buổi học đạt kết quả tốt hơn.
Đối với giáo viên :
Luôn là tấm gương sáng về tinh thần tự học tập và rèn luyện trong mắt học sinh . Luôn cập nhật các chường trình đổi mới của sách giáo khoa, của phương pháp dạy học, bổ sung các tài liệu tham khảo để không ngừng nâng cao chất lượng dạy học.
Thương yêu , giúp đỡ học sinh ,nhiệt tình trong giảng dạy . Thực sự là người mẹ hiền của các em khi ở trường. Để mỗi ngày đến trường là một ngày vui đối với các em.
Có sự liên hệ chặt chẽ với gia đình học sinh để kịp thời nắm bắt thông tin về học sinh làm cơ sở để đưa ra các biện pháp giáo dục phù hợp.
Đối với gia đình : 
 Quan tâm tạo điều kiện tốt cho việc học tập của các em. Có sự liên hệ chặt chẽ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm để thường xuyên kiểm tra đôn đốc các em ở nhiều môi trường khác nhau.
 Tạo ra không khí gia tình vui tươi hoà thuận để các em không bị phân tán trong học tập. Chỉ nên cho các em làm những công việc phù hợp với khả năng và sức khoẻ của các em.
Đình lập 22/9/2011
Hoàng Thị Công
MỤC LỤC
PHẦN I : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 
 I / Tính cấp thiết của đề tài 
 1. Cơ sở lí luận 1
 2. Cơ sở thực tiễn 1
 II / Mục tiêu của đề tài 2
 1. Mục tiêu 2 
 2.Nhiệm vụ 2 
 III / Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
 1. Khách thể nghiên cứu 	3
 2. Đối tượng nghiên cứu 3
 3.Phạm vi nghiên cứu 3
 4. kế hoạch nghiên cứu 3
V / Phương pháp nghiên cứu 
PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG I : RÈN KĨ NĂNG ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2 4
I / Cơ sở luận và thực tiễn 4
II / Thực trạng ban đầu khi nhận lớp 5
 1. Nội dung điều tra 5
 2. Phương pháp điều tra 5
 3. Kết quả thu được 5
III / Nguyên nhân 6
IV / Các giải pháp đã thực hiện 7
Vận dụng triệt để và có hiệu quả các giải pháp theo chương 
trình sách giáo khoa 7
 2. Vận dụng các trò chơi đơn giản vào dạy học 7
 3. Rèn luyện mọi nơi mọi lúc 8
 4. Có sự liên hệ phối hợp với gia đình học sinh 8
V / Kết quả đạt được 8 
CHƯƠNG II : RÈN KĨ NĂNG VIẾT CHÍNH TẢ 9
I / Cơ sở luận và thực tiễn 9
II / Thực trạng 9
1. Nội dung điều tra viết chính tả của học sinh lớp 2A 9
2. Phương pháp tổ chức 9
3. Kết quả thu được 10
III / Nguyên nhân 10
IV / Biện pháp khắc phục 11
 1. Những giải pháp theo chương trình sách giáo khoa 11
 2. Biện pháp theo kinh nghiệm 11
V / Kết quả đạt dược 12
PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
I / Kết luận chung 12
 1. Về kĩ năng đọc 13
 2. Về kĩ năng viết 14
II / Ý nghĩa 15
III / Kiến nghị 
 1. Đối với nhà trường 15
 2. Đối với giáo viên 16
 3. Đối với gia đình 16

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKNREN KI NANGDOCVIET CHO HOC SINH LOP 2.doc