1. Lý do chọn đề tài
Cùng với các môn học khác ở cấp Tiểu học, môn Toán có vai trò vô cùng quan trọng, nó giúp học sinh nhận biết được số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực, nhờ đó mà học sinh có những phương pháp, kĩ năng nhận thức một số mặt của thế giới xung quanh. Nó góp phần rèn luyện phương pháp suy luận, suy nghĩ đặt vấn đề và giải quyết vấn đề; góp phần phát triển óc thông minh, suy nghĩ độc lập, linh động, sáng tạo cho học sinh. Mặt khác, các kiến thức, kĩ năng môn toán ở Tiểu học còn có nhiều ứng dụng trong đời sống thực tế.
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy nhiều năm ở khối 2, tôi thấy: Toán có lời văn có vị trí rất quan trọng trong chương trình Toán ở trường Tiểu học. Các em được làm quen với toán có lời văn ngay từ lớp học, đặc biệt ở lớp 2 yêu cầu các em viết lời giải cho phép tính. Có thể nói, đây quả thực là một khó khăn đối với học sinh dân tộc khi học giải toán có lời văn. Đọc một đề toán đang còn là khó đối với các em vậy mà còn phải: Tìm hiểu đề toán, tóm tắt đề, đặt câu lời giải, phép tính, đáp số.Vì vậy đây là một vấn đề mà chúng tôi luôn luôn trao đổi, thảo luận trong những buổi sinh hoạt chuyên môn, tích luỹ kinh nghiệm do nhà trường tổ chức. Làm thế nào để học sinh dân tộc hiểu được đề toán, viết được tóm tắt, nêu được câu lời giải, phép tính đúng. Điều đó đòi hỏi rất nhiều công sức và sự nỗ lực không biết mệt mỏi của người giáo viên đứng lớp .
Là một giáo viên đã có nhiều năm trực tiếp chủ nhiệm và giảng dạy ở khối lớp 2, qua kinh nghiệm của bản thân và học hỏi, trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp, tôi đã rút ra được: “Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh dân tộc” để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường nói chung và đối với học sinh lớp 2D nói riêng.
MụC LụC A. Đặt vấn đề trang 2 1. Lớ do chọn đề tài trang 2 2. Mục đớch nghiờn cứu trang 2 3. Giới hạn nghiờn cứu trang 3 4. Đối tượng và khỏch thể nghiờn cứu trang 3 5. Giả thuyết nghiờn cứu trang 3 6. Nhiệm vụ nghiờn cứu trang 3 7. Phương phỏp nghiờn cứu trang 3 8. Kế hoạch nghiờn cứu trang 3 B. Nội dung trang 4 1. Cơ sở lớ luận trang 4 2. Cơ sở thực tiễn trang 4 3. Thực trạng trang 5 4. Cỏc biện phỏp thực hiện trang 6 C. Kết luận trang 13 1. Kết quả nghiờn cứu trang 13 2. Bài học kinh nghiệm trang 14 D. Tài liệu tham khảo trang 16 Tên đề tài: MộT Số KINH NGHIệM RèN Kĩ NĂNG GIảI TOáN Có LờI VĂN CHO HọC SINH DÂN TộC – LớP 2D A. Đặt vấn đề 1. Lý do chọn đề tài Cùng với các môn học khác ở cấp Tiểu học, môn Toán có vai trò vô cùng quan trọng, nó giúp học sinh nhận biết được số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực, nhờ đó mà học sinh có những phương pháp, kĩ năng nhận thức một số mặt của thế giới xung quanh. Nó góp phần rèn luyện phương pháp suy luận, suy nghĩ đặt vấn đề và giải quyết vấn đề; góp phần phát triển óc thông minh, suy nghĩ độc lập, linh động, sáng tạo cho học sinh. Mặt khác, các kiến thức, kĩ năng môn toán ở Tiểu học còn có nhiều ứng dụng trong đời sống thực tế. Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy nhiều năm ở khối 2, tôi thấy: Toán có lời văn có vị trí rất quan trọng trong chương trình Toán ở trường Tiểu học. Các em được làm quen với toán có lời văn ngay từ lớp học, đặc biệt ở lớp 2 yêu cầu các em viết lời giải cho phép tính. Có thể nói, đây quả thực là một khó khăn đối với học sinh dân tộc khi học giải toán có lời văn. Đọc một đề toán đang còn là khó đối với các em vậy mà còn phải: Tìm hiểu đề toán, tóm tắt đề, đặt câu lời giải, phép tính, đáp số.Vì vậy đây là một vấn đề mà chúng tôi luôn luôn trao đổi, thảo luận trong những buổi sinh hoạt chuyên môn, tích luỹ kinh nghiệm do nhà trường tổ chức. Làm thế nào để học sinh dân tộc hiểu được đề toán, viết được tóm tắt, nêu được câu lời giải, phép tính đúng. Điều đó đòi hỏi rất nhiều công sức và sự nỗ lực không biết mệt mỏi của người giáo viên đứng lớp . Là một giáo viên đã có nhiều năm trực tiếp chủ nhiệm và giảng dạy ở khối lớp 2, qua kinh nghiệm của bản thân và học hỏi, trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp, tôi đã rút ra được: “Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh dân tộc” để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường nói chung và đối với học sinh lớp 2D nói riêng. 2. Mục đích nghiên cứu: 2.1. Tìm hiểu thực trạng việc học Giải toán có lời văn của học sinh lớp 2D, trường Tiểu học Thiện Hưng B (năm học 2009-2010). 2.2. Tìm hiểu thái độ học tập môn Toán của học sinh lớp 2D, trường Tiểu học Thiện Hưng B (năm học 2009-2010) 2.3. Trên cơ sở đó, đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm góp phần nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh khối 2 – trường Tiểu học Thiện Hưng B, năm học 2009-2010. 3. Giới hạn nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu biện pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh dân tộc lớp 2D trường Tiểu học Thiện Hưng B 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng giải toán có lời văn của học sinh lớp 2D, trường Tiểu học Thiện Hưng B, năm học 2009-2010. - Khách thể nghiên cứu : Một số kinh nghiệm của giáo viên trong việc rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh dân tộc. 5. Giả thuyết nghiên cứu: Nếu tất cả các lớp 2 trong huyện Bù Đốp có hoàn cảnh và thực trạng giống như lớp 2D trường Tiểu học Thiện Hưng B áp dụng những kinh nghiệm mà đề tài này nêu lên thì chất lượng dạy – học Toán ở lớp 2 sẽ được nâng lên rõ rệt. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài xác định những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây : 6.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài. 6.2. Tìm hiểu thực trạng học giải toán có lời văn của học sinh lớp 2D, trường Tiểu học Thiện Hưng B, năm học 2009-2010. 6.3. Đề xuất những biện pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 2D, trường Tiểu học Thiện Hưng B. 7. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp điều tra. Phương pháp quan sát. Phương pháp thực nghiệm. Phương pháp thống kê. 8. Kế hoạch nghiên cứu: Tháng 8/2009 : Đăng kí đề tài, lập đề cương. Tháng 9/2009 : Điều tra thực trạng việc học giải toán có lời văn của học sinh lớp 2D trường Tiểu học Thiện Hưng B. Từ tháng 10 đến cuối tháng 12/2009 : Thu thập và xử lí các số liệu điều tra ; phân tích, thống kê các số liệu ; viết đề tài, báo cáo sơ bộ. Đầu tháng 1/2010 : Chỉnh sửa và hoàn thiện đề tài. B. NộI DUNG 1. Cơ sở lý luận. Giải toán có lời văn thực chất là những bài toán thực tế, nội dung bài toán được thông qua những câu văn nói về những quan hệ, tương quan và phụ thuộc, có liên quan tới cuộc sống thường xảy ra hàng ngày. Cái khó của giải toán có lời văn chính là ở chỗ làm thế nào để lược bỏ được những yếu tố về lời văn đã che đậy bản chất toán học của bài toán. Hay nói một cách khác là làm sao phải chỉ ra được các mối quan hệ giữa các yếu tố toán học chứa đựng trong bài toán và tìm được những câu lời giải phép tính thích hợp để từ đó tìm được đáp số của bài toán. Nhưng làm thế nào để học sinh dân tộc hiểu và giải toán theo yêu cầu của chương trình mới, đó là điều cần phải trao đổi nhiều đối với chúng ta – những người trực tiếp giảng dạy cho các em nhất là việc: Đặt câu lời giải cho bài toán. Như chúng ta đã biết: Trước cải cách giáo dục thì đến lớp 4, các em mới phải viết câu lời giải, còn những năm đầu cải cách giáo dục thì đến học kì 2 của lớp 3 học sinh mới phải viết câu lời giải. Còn đến nay theo chương trình mới thì ngay từ lớp 1 học sinh đã được yêu cầu viết câu lời giải, đây quả là một bước nhảy vọt khá lớn trong chương trình Toán ở Tiểu học. Nhưng nếu như nắm bắt được cách giải toán ngay từ lớp 1, lớp 2 thì đến các lớp trên các em dễ dàng tiếp thu, nắm bắt và gọt giũa, tôi luyện để trang bị thêm vào hành trang kiến thức của mình để tiếp tục học tốt ở các lớp sau. 2. Cơ sở thực tiễn. Ta thấy rằng, giải toán ở Tiểu học trước hết là giúp các em luyện tập, vận dụng kiến thức , các thao tác thực hành vào thực tiễn. Qua đó , từng bước giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, rèn luyện phương pháp suy luận lôgíc . Thông qua giải toán mà học sinh rèn luyện được phong cách của người lao động mới: Làm việc có ý thức, có kế hoạch, sáng tạo và hăng say, miệt mài trong công việc. Thực tế qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy ở khối lớp 2, bản thân nhận they học sinh khi giải các bài toán có lời văn thường rất chậm so với các dạng bài tập khác (đặc biệt với học sinh dân tộc lại càng khó hơn). Các em thường lúng túng khi đặt câu lời giải cho phép tính, có nhiều em làm phép tính chính xác và nhanh chóng nhưng không làm sao tìm được lời giải đúng hoặc đặt lời giải cho phù hợp với đề toán đặt ra. Chính vì thế, nhiều khi dạy học sinh đặt câu lời giải còn vất vả hơn nhiều so với dạy trẻ thực hiện các phép tính ấy để tìm ra đáp số. Việc đặt lời giải ngay từ lớp 1, lớp 2 sẽ là một khó khăn lớn đối với mỗi giáo viên trực tiếp giảng dạy ở lớp 1, 2 nhất là những tuần đầu dạy toán có lời văn ngay ở việc giúp các em đọc đề, tìm hiểu đề. Một số em mới chỉ đọc được đề toán chứ chưa hiểu được đề, chưa trả lời các câu hỏi giáo viên nêu, đến khi giải toán thì đặt câu lời giải chưa đúng, hoặc không có câu lời giải. Những nguyên nhân trên không thể đổ lỗi về phía học sinh được mà phần lớn chính là các phương pháp, cách áp dụng, truyền đạt của những người thầy. Đây cũng là lý do mà tôi chọn đề tài này, mong tìm ra những giải pháp nhằm góp phần nâng cao kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh dân tộc ở lớp 2D nói riêng và cho học sinh khối 2 nói chung, để từ đó, các em có thể thành thạo hơn với những bài toán có lời văn khó và phức tạp ở các lớp trên. 3. Thực trạng về kĩ năng giải toán có lời văn của học sinh lớp 2D. a. Thực trạng chung của nhà trường. * Thuận lợi: Nhà trường được sự quan tâm của chính quyền địa phương, của Hội cha mẹ học sinh. Ban giám hiệu nhà trường năng nổ nhiệt tình, sáng tạo luôn chỉ đạo sát sao việc dạy-học của giáo viên và học sinh. Đội ngũ giáo viên trong trường luôn nhiệt tình giảng dạy, yêu nghề mến trẻ . Về học sinh: nhìn chung các em đều ngoan, có ý thức vươn lên trong học tập. Bên cạnh những thuận lợi trên, nhà trường còn gặp không ít khó khăn. * Khó khăn: - Là một xã dân cư chủ yếu sống bằng nghề nông, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, chính điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập cũng như chất lượng học tập của các em. - Nhiều gia đình đi làm ăn xa gửi con cho ông bà chăm sóc do ông bà đã già yếu nên không quán xuyến được việc học hành của các cháu. - Do tâm lý chung của học sinh Tiểu học còn ham chơi nên việc học hành của các em nếu không có sự giám sát chặt chẽ của gia đình thì khó có hiệu quả cao. - Về cơ sở vật chất của nhà trường: Tuy nhà trường đã có đủ phòng học nhưng thiết bị nhà trường còn có nhiều hạn chế. - Về đội ngũ giáo viên: Nhà trường có đội ngũ giáo viên nhiệt tình giảng dạy song còn gặp nhiều khó khăn do trình độ giáo viên còn chưa đồng đều. b. Thực trạng của lớp. Năm học 2009-2010, tôi được phân công giảng dạy lớp 2D trường Tiểu học Thiện Hưng B. Lớp 2D do tôi chủ nhiệm và giảng dạy có 13 học sinh. Trong đó: Học sinh dân tộc Stiêng : 13 em. Con gia đình nông nghiệp: 13 em. Nam: 6 em ; nữ: 7 em. Các em đều ở thôn Thiện Cư xã Thiện Hưng, có nhiều học sinh ở xa trường nên việc đi lại của các em gặp rất nhiều khó khăn điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các em. - Qua thực tế giảng dạy và thảo luận cùng đồng nghiệp, tôi nhận thấy: + Việc đọc đề toán, tìm hiểu đề còn nhiều khó khăn đối với học sinh lớp 2D. Vì kĩ năng đọc thành thạo của các em chưa cao, nên các em đọc được đề toán và hiểu đề còn thụ động, chậm chạp. + Thực tế trong một tiết dạy 40 phút, thời gian dạy kiến thức mới mất nhiều – phần bài tập hầu hết là ở cuối bài nên thời gian để luyện nêu đề, nêu câu trả lời không được nhiều. Qua điều tra, tổng hợp kết quả của hai năm học trước và khảo sát kĩ năng giải toán có lời văn của 13 học sinh lớp 2D năm học này, kết quả thu được như sau: NĂM HỌC LỚP SĨ S ... học tập. Bên cạnh việc hướng dẫn cách trình bày như trên, tôi cũng luôn luôn nhắc nhở, rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết chữ , viết số đúng mẫu , đẹp. Việc kết hợp giữa chữ viết đẹp và cách trình bày đúng cũng là một yếu tố góp phần tạo nên sự thành công trong vấn đề giải toán có lời văn của các em. Cùng với việc áp dụng các biện pháp ngay từ đầu năm học và áp dụng trực tiếp các biện pháp vào bài dạy đầu tiên về giải toán có lời văn, tôi đã cho học sinh làm một số dạng bài tập giải toán có lời văn như sau: Ví dụ 1: Nam có 6 lá cờ, Hùng có 9 lá cờ. Hỏi cả hai bạn có bao nhiêu lá cờ? Không cần hướng dẫn, học sinh lớp tôi thực hiện được ngay cách làm như sau: Tóm tắt Nam có: 6 lá cờ Hùng có: 9 lá cờ Cả hai bạn : ... lá cờ ? Bài giải Cả hai bạn có số lá cờ là: 6 + 9 = 15 ( lá cờ) Đáp số: 15 lá cờ. Ví dụ 2: Hải có 15 hòn bi, Hải cho bạn 6 hòn bi. Hỏi Hải còn lại bao nhiêu hòn bi? Học sinh thực hiện như sau: Tóm tắt Hải có: 15 hòn bi. Cho bạn: 6 hòn bi. Còn lại: ... hòn bi? Bài giải Hải còn lại số hòn bi là: 15 - 6 = 9 (hòn bi) Đáp số: 9 hòn bi. Tiếp tục tiến hành kiểm tra nhiều kĩ năng giải toán của học sinh với nhiều dạng bài khác nhau, tổng hợp kết quả qua chấm chữa bài cho học sinh tôi thu được kết quả sau: - Số bài giỏi: 4 bài. - Số bài khá: 6 bài. - Số bài trung bình: 3 bài. - Số bài yếu: Không có. 4. Khích lệ học sinh tạo hứng thú khi học tập. Đặc điểm chung của học sinh Tiểu học là thích được khen hơn chê, hạn chế chê các em trong học tập, rèn luyện . Tuy nhiên, nếu ta không biết kết hợp tâm lý từng học sinh mà cứ khen nhiều sẽ không có tác dụng tốt. Đối với những em chậm tiến bộ, thường rụt rè, tự ti, tôi luôn luôn chú ý nhắc nhở, gọi các em trả lời hoặc lên bảng làm bài. Chỉ cần các em có một “tiến bộ nhỏ” là tôi tuyên dương ngay, để từ đó các em sẽ cố gắng tiến bộ và mạnh dạn, tự tin hơn. Đối với những em học khá, giỏi phải có những biểu hiện vượt bậc, có tiến bộ rõ rệt tôi mới khen.Chính sự khen, chê đúng lúc, kịp thời và đúng đối tượng học sinh trong lớp đã có tác dụng khích lệ học sinh trong học tâp. Ngoài ra, việc áp dụng các trò chơi học tập cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng giúp học sinh có niềm hăng say trong học tập, mong muốn nhanh đến giờ học và tiếp thu kiến thức nhanh hơn, chắc hơn. Chúng ta đều biết học sinh Tiểu học nói chung, học sinh lớp hai nói riêng có trí thông minh khá nhạy bén, sắc sảo, có óc tưởng tượng phong phú. đó là tiền đề tốt cho việc phát triển tư duy toán học nhưng các em cũng rất dễ bị phân tán, rối trí nếu bị áp đặt, căng thẳng hay quá tải. Hơn nữa cơ thể của các em còn đang trong thời kì phát triển hay nói cụ thể hơn là các hệ cơ quan còn chưa hoàn thiện vì thế sức dẻo dai của cơ thể còn thấp nên trẻ không thể ngồi lâu trong giờ học cũng như làm một việc gì đó trong một thời gian dài. Vì vậy muốn giờ học có hiệu quả thì đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học tức là dạy học : “ Lấy học sinh làm trung tâm.”, hướng tập trung vào học sinh, trên cơ sở hoạt động của các em. Trong mỗi tiết học, tôi thường dành khoảng 2 - 3 phút để cho các em nghỉ giải lao tại chỗ bằng cách chơi các trò chơi học tập vừa giúp các em thoải mái sau giờ học căng thẳng, vừa giúp các em có phản ứng nhanh nhẹn, ghi nhớ một số nội dung bài đã học. Tóm lại: Trong quá trình dạy học người giáo viên không chỉ chú ý đến rèn luyện kĩ năng, truyền đạt kiến thức cho học sinh mà còn phải quan tâm chú ý đến việc : khuyến khích học sinh, tạo hứng thú trong học tập. C. Kết luận I. Kết quả nghiên cứu. Nhờ áp dụng kết hợp các biện pháp nói trên trong giảng dạy mà tôi đã thu được những kết quả ban đầu trong việc dạy học Giải toán có lời văn nói riêng và trong chất lượng học tập môn Toán của lớp 2D nói chung. Bởi vì “Giải toán có lời văn” là dạng toán khó và mới của chương trình sách giáo khoa mới. Học sinh phải đặt lời giải trước phép tính và kết quả của bài toán. Nếu các em nắm chắc được cách giải toán ở lớp hai chắc chắn sau này các em học lên các lớp trên sẽ có kết quả tốt hơn ở các dạng toán khác. Trong năm học trước, có những em khi giải toán còn đặt câu lời giải như: “Có tất cả bao nhiêu là:” hoặc “Hỏi số gà còn lại là:” Những lỗi đó đến nay không còn nữa, học sinh lớp tôi không những biết cách đặt câu lời giải đúng, viết phép tính đúng mà còn biết cách trình bày bài giải đúng, đẹp. Năm học 2009 - 2010 này tôi được phân công chủ nhiệm lớp 2D. Tổng số học sinh của lớp là 13 em. Có 7 em nữ. Ngay từ đầu năm học mới, sau khi nhận lớp, tôi đã thử nghiệm ngay những ý tưởng của mình. Những kết quả mà các em đạt được sau những lần thi do nhà trường ra đề đã cho thấy công sức tôi bỏ ra đã có kết quả nhất định. Tính đến nay (cuối học kì I), kết quả “Giải toán có lời văn” ở lớp 2D đạt được kết quả như sau: Giai đoạn Sĩ số Giải thành thạo Kĩ năng giải chậm Chưa nắm được cách giải Đầu năm 13 em 2 em (15,4%) 4 em (30,8%) 7 em (53,8%) Cuối HKI 13 em 7 em (53,8%) 5 em (38,5%) 1 em (7,7%) Có được kết quả như vậy một phần nhờ tinh thần học tập tích cực, tự giác của học sinh, sự quan tâm nhắc nhở của phụ huynh học sinh, bên cạnh đó là các biện pháp giáo dục đúng lúc, kịp thời của giáo viên. Qua kết quả đã đạt được trên, tôi thấy số học sinh yếu vẫn còn nhưng so với đầu năm thì đã giảm đáng kể, số học sinh khá giỏi tăng. Điều đó cho thấy những cố gắng trong đổi mới phương pháp dạy học của tôi đã có kết quả khả quan. Những giáo viên trong khối 2 của tôi, qua những lần dự giờ lớp 2D cũng đã công nhận “Lớp này 100% học sinh dân tộc mà học sôi nổi, nắm vững kiến thức không thua gì các lớp 100% học sinh người Kinh”. Đó chính là động lực để tôi tiếp tục theo đuổi ý tưởng của mình. Với kết quả này, chắc chắn khi các em học lên các lớp trên, các em sẽ vẫn tiếp tục phát huy hơn nữa với những bài toán có lời văn yêu cầu ở mức độ cao hơn. II. BàI HọC KINH NGHIệM Qua những vướng mắc thực tế, cùng với lòng say mê, nhiệt tình nghiên cứu và áp dụng thực tế vào lớp học, tôi đã hoàn thành ý tưởng của mình. Mỗi lần thực hiện, vận dụng vào thực tế lớp học tôi lại rút ra được kinh nghiệm quý giá: - Người giáo viên phải thực sự có lòng nhiệt tình, say mê với nghề nghiệp, với lương tâm trách nhiệm của người thầy. - Trong quá trình giảng dạy phải luôn nắm bắt, phát hiện những vướng mắc, khó khăn thực tế ở lớp mình dạy, để từ đó nghiên cứu tìm ra hướng giải quyết tốt nhất. - Mỗi biện pháp giáo dục của giáo viên phải được thực hiện đúng thời điểm, đúng nội dung ở từng bài học. - Không nên quá phụ thuộc vào sách giáo viên, vì sách giáo viên chỉ là tài liệu hướng dẫn – tham khảo, không thể áp dụng đại trà với mọi đối tượng học sinh trong lớp được. - Cần quan tâm, động viên, khuyến khích, giúp đỡ các em vượt qua mọi khó khăn để học tập tốt hơn. - Trong quá trình hướng dẫn giải toán có lời văn ( ở lớp 2 ) giáo viên cần lưu ý hơn nữa tới việc hướng dẫn cho các em cách đặt câu lời giải cho đúng, cho ngắn gọn, súc tích. - Để giúp học sinh có kĩ năng giải toán thành thạo, người giáo viên cần chú ý nhiều đến kĩ năng: nghe - đọc - nói - viết trong môn Tiếng Việt. Luyện kĩ năng hỏi - đáp giúp các em có vốn từ ngữ phong phú, lời nói lưu loát hơn, giúp các em dễ dàng đặt câu lời giải cho bài toán. - Phải cố gắng khắc phục các sai lầm của các em trong mỗi bài, mỗi phần, mỗi dạng toán, tránh để các sai lầm dồn lại sẽ khó giải quyết. - Điều rất quan trọng nữa là sự mềm mỏng, kiên trì uốn nắn học sinh của giáo viên trong mọi lúc của giờ học. - Trong từng tiết học, người giáo viên cũng cần tìm ra nhiều biện pháp, nhiều hình thức hoạt động học tập như: Làm việc chung với lớp, làm việc cá nhân, làm việc theo nhóm và tập trung chú ý tới cả 3 đối tượng học sinh để giúp các em học tốt hơn. - Người giáo viên cần phải luôn luôn có ý thức học hỏi và trau dồi kiến thức để đáp ứng với yêu cầu ngày một đổi mới của xã hội. Muốn thế, người giáo viên phải giành nhiều thời gian để nghiên cứu, tự tìm tòi trong các tài liệu có liên quan, tham gia tích cực vào các lớp nghiệp vụ do ngành, trường tổ chức. Điều quan trọng nhất trong dạy học là: Lòng yêu nghề và trình độ chuyên môn của mỗi giáo viên. - Nếu được thực hiện đồng bộ, đúng lúc, kịp thời các biện pháp trên, tôi tin rằng chất lượng môn Toán nói chung và phần “giải toán có lời văn” nói riêng của các em lớp 2 sẽ có kết quả nhất định và sẽ là nền móng vững chắc để các em học tốt hơn ở các lớp sau. - Với một vài kinh nghiệm này, tôi mong muốn được đóng góp một phhần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học Toán nói chung và với dạng bài “Giải toán có lời văn” nói riêng. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của hội đồng khoa học, của các đồng nghiệp để tôi hoàn thiện mình hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Thiện Hưng, ngày 10 tháng 01 năm 2010 Người viết Lê Thị Mai D. TAỉI LIEÄU THAM KHAÛO: - Saựch giaựo vieõn Toaựn 2, SGK Toaựn 2 cuỷa Boọ Giaựo duùc vaứ ẹaứo taùo. - Hửụựng daón thửùc hieọn Chuaồn kieỏn thửực, kú naờng caực moõn hoùc ụỷ Tieồu hoùc (Lụựp 2) cuỷa Boọ Giaựo duùc vaứ ẹaứo taùo. - Phửụng phaựp daùy hoùc Toaựn 2 cuỷa Boọ Giaựo duùc vaứ ẹaứo taùo . ****************************************** PHAÀN ẹAÙNH GIAÙ CUÛA TOÅ KHOÁI .. .. .. .................................................................................................................................................................................. . . . .. .. .. Thiện Hưng B, ngày thỏng năm 2010 KHỐI TRƯỞNG PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG .. .. .. .................................................................................................................................................................................. . . . .. .. .. Thiện Hưng B, ngày thỏng năm 2010 CHỦ TỊCH HĐKH TRƯỜNG PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHềNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN BÙ ĐỐP .. .. .. .................................................................................................................................................................................. . . . .. .. .. Bự Đốp, ngày thỏng năm 2010 CHỦ TỊCH HĐKH
Tài liệu đính kèm: