A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Viết là một trong 4 kỹ năng quan trọng cần hình thành cho HS nói chung và HS Tiểu học nói riêng. Chữ viết đúng, đẹp, trình bày khoa học sẽ giúp cho các em truyền tải thông tin đến người đọc một cách mạch lạc và đầy đủ. Nhất là đối với HS tiểu học, những kỹ năng cơ bản đầu tiên hình thành ở bậc này.
“Nét chữ - Nết người”, thông qua chữ viết có thể nhận biết được phần nào tính cách của con người ấy. Với học sinh, chữ viết càng quan trọng. Muốn “nghe, đọc, nói” tốt thì ccàn phải rèn luyện kỹ năng viết tốt.
Cứ hàng năm có rất nhiều cuộc thi viết chữ đẹp, các em học sinhcó dịp thi cùng bạn bè để trau dồi kỹ năng viết. Song nhìn chung hiện nay chữ viết của học sinhcòn rất xấu, nhất là đối với học sinhlớp 1 các em đọc còn chưa thạo, chữ viết thì thiếu nét, thiếu dấu, thiếu vần, sai nhiều về kích cỡ, khoảng cách giữa các con chữ.
Riêng đối với lớp 1 chúng tôi, tôi nhận thấy rèn chữ là một việc làn rất quan trọng, phải làm ngay từ khi các em mới bắt đầu đi học. Vì thế quan quá trình giảng dạy lớp 1, với những kinh nghiệm của bản thân tôi, tôi có một số giải pháp nhằm rèn luyện chữ viết cho học sinh lớp 1
A. PHẦN MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ Viết là một trong 4 kỹ năng quan trọng cần hình thành cho HS nói chung và HS Tiểu học nói riêng. Chữ viết đúng, đẹp, trình bày khoa học sẽ giúp cho các em truyền tải thông tin đến người đọc một cách mạch lạc và đầy đủ. Nhất là đối với HS tiểu học, những kỹ năng cơ bản đầu tiên hình thành ở bậc này. “Nét chữ - Nết người”, thông qua chữ viết có thể nhận biết được phần nào tính cách của con người ấy. Với học sinh, chữ viết càng quan trọng. Muốn “nghe, đọc, nói” tốt thì ccàn phải rèn luyện kỹ năng viết tốt. Cứ hàng năm có rất nhiều cuộc thi viết chữ đẹp, các em học sinhcó dịp thi cùng bạn bè để trau dồi kỹ năng viết. Song nhìn chung hiện nay chữ viết của học sinhcòn rất xấu, nhất là đối với học sinhlớp 1 các em đọc còn chưa thạo, chữ viết thì thiếu nét, thiếu dấu, thiếu vần, sai nhiều về kích cỡ, khoảng cách giữa các con chữ. Riêng đối với lớp 1 chúng tôi, tôi nhận thấy rèn chữ là một việc làn rất quan trọng, phải làm ngay từ khi các em mới bắt đầu đi học. Vì thế quan quá trình giảng dạy lớp 1, với những kinh nghiệm của bản thân tôi, tôi có một số giải pháp nhằm rèn luyện chữ viết cho học sinh lớp 1 II. THỰC TRẠNG 1. THuận lợi: - Học sinh đều có vở tập viết mẫu, vở ô ly để luyện viết thêm ở nhà. - Các em đều có chỗ học ở nhà. - Được sự quan tâm của uỷ ban xã, phòng GD và các doanh nghiệp đã tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, đầu năm học đã tặng vở, bút cho HS mới vào lớp 1. 2. Khó khăn: Số HS trong lớp khá đông, khả năng tiếp thu bài không đồng đều, chỉ có một số em đã quan mẫu giáo. Do địa bàn rộng, lại là vùng sâu, vùng xa nên đa số gia đình chưa có điều kiện quan tâm đến việc học tập của con em, việt liên hệ giữa gia đình và nhà trường còn nhà trường chậm trễ. - Vì hoàn cảnh gia đình nên chưa tạo được một gọc học tập thoải mái cho Học sinh khi ngồi học. - Dân cư trên địa bàn tập trung từ nhiều địa phương khác nhau nên các em phát âm sai nhiều, dẫn đến việc viết sai lôĩi chính tả. - Ssa số phụi huynh chưa nắm rõ mẫu chữ viết theo chương trình thay sách loqps 1 nên việc uốn nẵn chữ viết cho HS ở nhà thường không đúng yêu cầu. - Kỹ năng sử dụng tay cầm bút của HS chưa nhuần nhuyễn, các thao tác còn vụng về, đầu năm học 25% Học sinh chưa biết cách cần bút. - Do tình hiếu động, ham chơi, chưa tự giác, độc lập trong học tập nên hầu hết các em hay quên. Chính vì thực trạng trên tôi có một số giải pháp để giúp HS lớp 1 rèn chữ viết đúng hơn, đẹp hơn. C. CÁC GIẢI PHÁP Trong giai đoạn thực tế hiện nay, việc đổi mới SGK và phương pháp dạy học là vấn đề toàn xã hội quan tâm. Nhà trường, gia đình, xã hội là nền tảng cho sự phát triển GD toàn diện. Nhưng trong đó nhà trường vẫn đóng vai trò chủ đạo mà GV là người giữ trọng trách thực hiện nhiệm vụ GD. 1. GV phải là người có uy tín, mẫu mực về mọi mặt đặc biệt là nói đúng viết chuẩn. - Học sinh tiểu học nhất là HS lớp 1 mọi thao tác, hoạt động của các em hầu như là bắt chước GV. Do vậy muốn các em có ý thức viết đúng, đẹp ngay từ ban đầu GV phải là người viết đúng, viết đẹp ở mọi nơi, mọi lúc. - GV phải nói, đọc thật chuẩn các âm, tiếng, từ để Học sinh phát âm theo một cách chính xác. Nếu GV nói sai, viết saii thì HS cúng sẽ làm theo cái sai, cái sai ấy vì các em chưa có đủ khả năng, kiến thức để phân biệt: Chẳng hạn GV đọc “phố xá” thành “phố sá” thì HS sẽ đọc “phố sá” - Hoặc GV viết mẫu: Thì hs sẽ cũng viết sai độ cao chữ “h” theo GV. Do vậy GV phải thực hiên nghiêm túc việc nói đúng, viết đúng, đẹp, trình bày khao học ở tất cả các môn học ở mọi nơi, mọi lúc. Tạo môi trường học tập thuận lợi cho HS. - Việc kết hợp GV giữa gia đình và nhà trường có vai trò đặc biệt quan trọng sự tiến bộ của HS. - Ở trường các em phải được ngồi ở những bộ bàn ghế phù hợp với lứa tổi, lớp học phải thoáng, sách sẽ, không bị dột khi mưa. - Ở nhà các em phải có chỗ ngồi học thật thoả mái “theo quy định” bàn ghế có độ cao phù hợp, đủ ánh sáng để học bài, viết bài, có đồ dùng học tập đầy đủ: bút chì, tẩy, vở, - Cần có sự liên lạc giữa gia đình và nhà trường nhằm chấn chỉnh uốn nắn kịp thời những sai lệch trong quá trình luyện viết nói riêng và trong quá trình học tập nói chung. Có như vậy Học sinh mới có moi trường học tập tốt, trách cho các em bị vẹo cột sống, cận thị do điều kiện ngồi học không phù hợp và có được môi trường học tập tốt thì kỹ năng viết của các em sẽ tốt hơn, kỹ xảo chữ viết sẽ hình thành nhanh hơn. 3. Ngoài đòi hỏi về năng lức sư phạm và lương tâm nghề nghiệp, GV phải là người thật kiên nhẫn, tận tâm, tỉ mỉ trong việc hướng dẫn Học sinh viết chữ. - Có thể nói đây là yếu tố đóng vai trò quyết định trong việc hình thành cho HS kỹ năng viết chữ. GV là người trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ HS có viết đúng, đẹp hay không tuỳ thuộc chủ yếu vào cách truyền thụ và hướng dẫn của GV. - Đa số HS trên địa bàn chưa qua mẫu giảo nên việc đầu tiên là hướng dẫn tư thế ngồi viết cho HS. GV phải hướng dẫn cụ thể cách ngồi viết, ngồi thẳng lưng bằng vai, mắt cách vở 25 – 30cm. - Sau khi hướng dẫn bằng lời, GV làm mẫu cho HS quan sát, cho các em thực hành, GV sửa sai, uốn nắn cho HS. Trong quá trình các em viết, GV nhắc nhở thường xuyên đảm bảo cho các em có tư thế ngồi viết đúng. - Khi đã có tư thế ngồi viết đúng. GV phải hướng dẫn tỉ mỉ cho các em cách cầm bút đúng, cầm bút bằng 3 ngón tay, trong đó ngón tay trái và ngón tay trỏ cầm chính, ngón tay giữa giữ vai trò đở bút khi viết, lia bút - GV phải cương quyết tập cho HS cầm bút bằng tay phải. Bằng phương pháp thị phạm, GV thực hành làm mẫu cách cầm bút, cầm phấn khi viết đồng thời GV sửa sai. - GV cần tập trung cho HS thao tác lấy vở, mở vở, cầm bút cách giữ vở bằng tay trái, không cho vở xê dịch khi viết, để vở thẳng không nghiêng sang phải, sang trái.Khi đã hình thành các tư thể cơ bản ban đầu đúng thì việc dạy chữ viết sẽ có nhiều thuận lợi và dễ dàng hơn. - Theo kết cấu chương trình dạy viết được tiến hành song song với việc dạy đọc. HS có đọc được thì mới có khả năng tự nhớ và viết được. Nếu không nhớ được mặt chữ thì việc viết của các em là sự bắt chước vô ý thức. Do vậy, GV phải dạy tốt phần đọc. - Yêu cầu đầu tiên là Học sinh phải nhớ tên gọi và quy trình viết các nét cơ bản. Để khắc sâu cho các em cần có tờ viết mẫu treo trong lớp học để HS thường xuyên quan sát và ghi nhớ. - Trong quá trình dạy viết chữ, GV phải tuân theo những trình tự thao tác sư phạm bắt buộc. + GV viết mẫu, hướng dẫn quy trình viết. + Cho HS viết lên không trung hoặc mặt bàn bằng tay không. + Cho HS viết bảng con, bảng lớn. + Cho HS viết vở. - Cần lưu ý HD HS điểm đặt bút, điểm dừng bút, xác định vị trí các đường kẻ là một trong những kiến thức quan trọng trong viết chữ. - Hướng dẫn viết các con chữ, cần tập cho HS biết cách phân tích: Con chữ đó được cấu tạo từ nét nào, nét nào cần viết trước, nét nào cần viết sau và độ cao các con chữ. Ví dụ: Chữ ghi âm “a” gồm nét cong hở phải và một nét móc ngược. Khi viết thì nét cong hở phải được viết trước nét móc ngược viết sau và dộ cao 2 dòng ô li. a 3.Đánh giá sự tiến bộ của HS trong việc rèng luyện chữ viết. Đối với HS lớp 1, yêu cầu cơ bản là các em phải viết đúng, các kỹ xảo trong quá trình viết như: rê bút, lia bút, chưa yêu cần phải được hình thành ở các giai đoạn này. Hơn ai hết, GV phải trực tiếp kiểm tra, phát hiện những sai sót để uốn nắn kịp thời. Khi đánh giá cần phải đảm bảo được tính khách quan, công bằng và tạo được hứng thú thi đua học tập của HS. * Giai đoạn 1: Viết chữ cái - Yêu cầu HS phải viết đúng 29 con chữ cái trong bản chữ cái và các chữ ghép (ch, th, tr, ng, ngh, gh,...) viết đúng hình dạng, vị trí các dấu thanh ( `, , ? , ~, .) - GV phát hiện và sửa sai cho Học sinh ở mọi nơi, mọi lúc và hướng dẫn thật cẩn thận những nét mà các em hay mắc lỗi. * Giai đoạn 2: Viết các chữ ghi vần, tiếng, từ: - Ở giai đoạn này, điều đáng lưu ý và việc viết đũng các netý nối và khoảng cách các chữ. - Trong quá tỷình kieemr tra, đánh giá, GV phải nhắc nhở, sửa sai thường xuyên. Chọn được các bài đẹp, đúng mẫu cho HS quán sát và nhận xét. - Đối với các em viết yếu GV cần phải hướng dẫn cụ thể từng con chữ, cách nối nét cho các em sửa sai. Có như vậy thì kỹ năng viết chữ đúng, đẹp của các em mói hoàn thiện được. * Giai đoạn 3: Trình bày bài viết theo môn học: - Sang tuần thứ 25 của HS kỳ 2 các em phải trình bày bài viết theo môn học. Đến thời điểm này, GV phải hướng dẫn tỉ mỉ cách trình bày, có bài trình bày mẫu cho Học sinh quan sát và hướng dẫn cụ thể khi viết vở: Ví dụ: Nội dung ghi: Thứ..ngày..tháng ..năm. C. KẾT LUẬN Giải pháp trên đây của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót về nhiều mặt. Tôi rất mong được sự đóng góp của đồng nghiệp trong và ngoài trường, của BGH nhà trường cũng các quý cấp lãnh đạo để giải pháp của tôi hoàn thiện và được áp dụng tốt trong công tác giảng dạy ở địa phương. Xin chân thành cảm ơn! Lâm Hà, ngày tháng năm 200 Người viết Trần Văn Trí
Tài liệu đính kèm: