Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tập đọc lớp 2 theo phương pháp dạy học mới

Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tập đọc lớp 2 theo phương pháp dạy học mới

A- PHẦN MỞ ĐẦU:

I – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Nước ta đang thời kì tiến vào “Công nghiệp hóa – hiện đại hóa”. . Chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm mục đích đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, tiến kịp các nước phát triển trên thế giới. Đảng và Nhà nước chú trọng đầu tư phát triển giáo dục. Với mục tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Để đáp ứng với yêu cầu của đất nước, ngành giáo dục lấy bậc tiểu học làm nền tảng cho các cấp học khác. Trong dạy học tiểu học môn Tiếng Việt là một phân môn khó đối với học sinh dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa: Môn Tiếng Việt lớp 1 là bộ môn quan trọng hàng đầu trong dạy học và giáo dục vì học vần trong môn Tiếng Việt giúp các em nắm vững các âm vần để tiến tới đọc thông viết thạo. Sau này lên các lớp trên, các em học tốt các môn Văn, Sử, Địa, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Giáo dục công dân

Ngoài ra còn giúp các em đơn và thư từ trong cuộc sống hằng ngày.

 

doc 6 trang Người đăng anhtho88 Lượt xem 611Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn Tập đọc lớp 2 theo phương pháp dạy học mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số biện pháp giúp học sinh học tốt môn tập đọc lớp 2 theo phương pháp dạy học mới
-------------------------
A- Phần mở đầu:
I – Lý do chọn đề tài
Nước ta đang thời kì tiến vào “Công nghiệp hóa – hiện đại hóa”. . Chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm mục đích đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, tiến kịp các nước phát triển trên thế giới. Đảng và Nhà nước chú trọng đầu tư phát triển giáo dục. Với mục tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Để đáp ứng với yêu cầu của đất nước, ngành giáo dục lấy bậc tiểu học làm nền tảng cho các cấp học khác. Trong dạy học tiểu học môn Tiếng Việt là một phân môn khó đối với học sinh dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa: Môn Tiếng Việt lớp 1 là bộ môn quan trọng hàng đầu trong dạy học và giáo dục vì học vần trong môn Tiếng Việt giúp các em nắm vững các âm vần để tiến tới đọc thông viết thạo. Sau này lên các lớp trên, các em học tốt các môn Văn, Sử, Địa, Toán, Lý, Hóa, Sinh, Giáo dục công dân
Ngoài ra còn giúp các em đơn và thư từ trong cuộc sống hằng ngày.
II- Cơ sở thực tiễn:
- Năm học 2008-2009 tôi được ban giám hiệu nhà trường phân công trực tiếp chủ nhiệm và giảng dạy lớp 1B thuộc bản Kẻ Tre – Trường Tiểu học 2 Thạch Ngàn. một bản nằm xa trung tâm văn hóa, đường sá đi lại khó khăn. Sách vở học tập của các em còn thiếu thốn. Học sinh là con em dân tộc Thái nên việc học Tiếng Việt đối với các em rất khó khăn. Nhận thức về vốn từ Tiếng Việt phổ thông của các em còn hạn chế, năng lực nhận thức có hạn. Một số em chưa qua lớp mầm non nên không biết nói tiếng phổ thông. Tôi luôn trăn trở và lo lắng trong phương pháp dạy học vần. Làm thế nào tìm ra được cách dạy gúp các em nhanh thuộc âm và vần để các em đọc thông viết thạo.
Đặc biệt tâm lí học sinh tiểu học nhanh thuộc chóng quên. Bởi lứa tuổi “Chơi mà học, học mà chơi” ấy tôi nghĩ chỉ có phương pháp trò chơi mới giúp các em nhớ và thuộc bài nhanh nhất.
Trong thời gian giảng dạy vừa qua, thông qua các giờ học vần tôit hấy các em thường đọc sai và lẫn lộn giữa s và x, tr, t, và ch, r và d. Chẳng hạn “x” các em đọc là “xờ” và ngược lại, hay “tr ” thì đọc là “t, ch” và r thường đọc là “dờ”
Từ thực tiễn trên tôi tích luỹ được kinh nghiệm để vận dụng phương pháp trò chơi trong dạy học vần Tiếng Việt. Hi vọng kinh nghiệm nhỏ này sẽ giúp các em học tốt hơn về môn học vần lớp 1.
III- Giới hạn và nhiệm vụ của đề tài.
1/ Giới hạn đề tài:
- Dạy học vần là rất quan trọng, trong điều kiện và khả năng của bản thân nên tôi chỉ đề cập đến một kinh nghiệm nhỏ là “Tìm hiểu” phương pháp trò chơi trong dạy học vần Tiếng Việt 1 lớp tôi chủ nhiệm.
2/ Nhiệm vụ của đề tài
Từ thực tiễn học sinh trong lớp tôi đề ra nhiệm vụ sau: Thông qua phương pháp trò chơi trong dạy học vần rèn được bốn kỷ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh và cuối năm các em đọc thông viết thạo. Muốn thực hiện được điều đó phải có nhiều biện pháp khoa học và tìm ra nguyên nhân, bài học sư phạm cho bản thân.
VI- Đối tượng và phương pháp
1/ Đối tượng
- Là những học sinh thường đọc sai, viết sai trong học vần Tiếng Việt lớp 1B Trường Tiểu học 2 Thạch Ngàn.
2/ Phương pháp
Tôi cố gắng vận dụng tất cả các phương pháp giảng dạy kết hợp lồng ghép trò chơi. Mong rằng trong một thời gian ngắn giúp các em học tập tiến bộ hơn.
B- Nội dung đề tài
Với giới hạn và nhiệm vụ của đề tài, trong thời gian giảng dạy và chủ nhiệm lớp 1B tôi khảo sát được số em chưa nắm chắc bảng chữ cái là:
Chiều thứ 4 ngày 1 tháng 10 năm 2008. Sau khi học xong bài “Chữ thường, chữ hoa”. Tôi cho học sinh đọc lại bảng chữ cái. Cả lớp có 8 em trong đó có 3 em chưa thuộc bảng chữ cái còn 5 em đã đọc và ghi nhớ được các con chữ. Để củng cố lại bảng chữ cái cho học sinh giáo viên cần tổ chức dạy lồng ghép trò chơi. Cuối tiết học tôi tổ chức trò chơi sắp xếp trật tự bảng chữ cái. Giáo viên đưa ra thẻ từ một số âm học sinh hay nhầm lẫn như b , d, q, đ, p. Chia lớp thành 2 nhóm, giáo viên phổ biến luật chơi gọi 2 đại diện nhóm lên thi sắp xếp lại trật tự bảng chữ cái trong thời gian 1 phút. Nhóm nào xếp nhanh đúng thì thắng cuộc. Giáo viên nhận xét biểu dương. Cho cả lớp đọc lại bảng chữ cái, tôi thấy các em có hứng thú học bài hơn. Tôi thấy trò chơi trong dạy học vần Tiếng Việt rất cần thiết và quan trọng bởi nó làm cho tiết dạy trở nên nhẹ nhàng, sinh động hơn, lôi cuốn sự chú ý học tập của các em. Từ đó tôi bắt đầu vận dụng dạy lồng ghép trò chơi trong các tiết học vần.
Thứ 5 ngày 2 tháng 10 năm 2008 dạy tiết học vần bài “ia”. Khi dạy xong phần từ ứng dụng, tôi tổ chức trò chơi “Thi tìm tiếng chứa vần mới”. Yêu cầu các em thi tìm tiếng chứa vần “ia”. Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm yêu cầu các nhóm cử đại diện lên thi dùng phấn màu gạch chân tiếng chứa vần mới. Giáo viên đếm 2 – 3 thì hai em Hà và Thoan dùng phấn màu gạch chân vần mới thời gian 1 phút. Sau khi học sinh chơi xong, cho học sinh nhận xét và giáo viên biểu dương. Cho cả lớp đọc lại các từ chứa vần mới để các em nhớ lâu và chóng thuộc bài. Trò chơi không chỉ nhất thiết cứ phải thực hiện ở giữa tiết học mà có thể tổ chức đầu tiết học để vào bài mới, hoặc củng cố bàiNhưng cái quan trọng là phải gắn với nội dung bài học có liên quan và không yêu cầu quá cao đối với học sinh.
Sáng ngày 13 tháng 11 năm 2008. Dạy tiết học vần bài “en, ên”. Để giảm bớt sự căng thẳng trong tiết học tôi thay đổi “Trò chơi đoán chữ”. Giáo viên mô tả bằng lời để học sinh đoán ra từ chứa vần mới là “en” hoặc “ên”.
Chẳng hạn: Loại sợi đan áo mặc ấm về mùa đông là sợi gì ? Học sinh trả lời “Sợi Len”
Một loại hoa sống ở hồ được dùng để làm thuốc bắc là hoa gì ? – “Hoa sen”
Loài vật sống ở ao hồ có vỏ cứng, thường dùng để nấu canh về mùa hè, ăn bổ và mát là con gì ? - “Con hến”. Một loài cây dùng thắp sáng thay đèn trong ngày sinh nhận là cây gì ? – “Cây nến”. Đồ dùng nhỏ hơn cốc được dùng để uống rượu hoặc trà là cái gì ? -“Chén”. Khi em đạt điểm 10 mẹ thường động viên bằng lời gì? – “Lời khen”. Em bé tập đi nhưng mẹ phải dắt tay mới đi được gọi là đi gì ? – “Đi men”. Ngọn núi đá cao thường gọi là gì ? “Lèn đá”. Khi học sinh trả lời giáo viên ghi nhanh các tiếng lên bảng khen ngợi nhận xét trò chơi, cho học sinh đọc lại tiếng có vần “en”, “ên”. Trong dạy học không phải chỉ tổ chức một loại trò chơi mà đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi, sáng tạo để tránh sự trùng lặp, nhàm chán giữa các tiết học. Ngày 3 tháng 2 năm 2009 sau khi dạy bài học vần “ep, êp” phần củng cố bài tôi tổ chức trò chơi “Hái hoa, hái quả”. Giáo viên cắt các bông hoa bằng giấy màu và quả, sau các hoa quả đó giáo viên ghi một từ chứa tiếng có vần mới. Giáo viên mời các em lên hái hoa, hái quả. Yêu cầu các em đọc tiếng chứa vần mới sau mỗi hoa hoặc quả. Sau đó giáo viên đọc các câu ghép với mỗi từ chứa vần mới. Chẳng hạn: Bông hoa tuyệt đẹp. Xếp hoa xinh đẹp. Gạo nếp trắng thơm. Em cần lễ phép Sau mỗi trò chơi giáo viên phải làm nổi bật nội dung bài học. Ngoài ra còn có một số trò chơi như “ Nhanh tay, nhanh mắt”, “Thi đọc, thi viết” trong dạy học vần rất phong phú và đa dạng. Tất cả các trò chơi đều được 100% các em tham gia hưởng ứng một cách tự nguyện không hề ép buộc gò bó trong tiết học. Như vậy là qua một quá trình giảng dạy và rèn luyện bằng những biện pháp và phương pháp dạy học kết hợp lồng ghép trò chơi đến nay các em đã biết đọc và biết viết tiến bộ hơn nhiều. Tôi cảm thấy hài lòng với phương pháp dạy học mới này.
C- Phần kết thúc
Qua quá trình giảng dạy và nghiên cứu, tìm hiểu phương pháp trò chơi trong dạy học vần Tiếng Việt lớp 1 mới ở trường tiểu học. Dựa vào năng lực học tập của học sinh và phương pháp giảng dạy của bản thân tôi đã tìm ra nguyên nhân học sinh đọc viết sai nhầm lẫn trong Tiếng Việt là:
- Học sinh là con em dân tộc Thái nên hiểu biết vốn từ Tiếng Việt còn hạn chế.
- Các em phát âm không rõ dẫn đến đọc sai, viết sai
- Việc học bài ở nhà bố mẹ các em chưa quan tâm đúng mức còn phó mặc thầy cô.
- Đại đo số phụ huynh trình độ học vấn còn thấp nên dạy học ở nhà cho các em có phần hạn chế.
* Từ những nguyên nhân chính trên đây tôi đã đề ra một số giải pháp nâng cao chất lượng như sau:
- Giáo viên cần quan tâm việc học bài ở nhà của các em, kiểm tra thường xuyên nhắc nhở kịp thời, chấm điểm thường xuyên để động viên học sinh.
- Dạy học đổi mới phương pháp dạy lồng ghép trò chơi chủ yếu rèn bốn kỷ năng : nghe, nói, đọc, viết cho các em.
- Phải biết vận dụng nhiều phương pháp và thay đổi hình thức tổ chức dạy học để tránh sự nhàm chán, gây hứng thú học tập cho học sinh, vì không có phương pháp nào là vạn năng.
- Kết hợp dạy học Tiếng Việt trên tất cả các môn học thì các em mới cảm thụ tốt về vốn từ Tiếng Việt phổ thông.
- Giọng đọc mẫu của giáo viên là hết sức quan trọng trong dạy học vần Tiếng Việt.
- Chọn trò chơi phù hợp với nội dung bài học không rập khuôn máy móc. Mỗi trò chơi có một luật chơi, cách chơi riêng, thú vị riêng. Nhưng cái cuối cùng cần rút ra nội dung và bài học. Yêu cầu không quá cao so với mục tiêu bài học.
- Trò chơi phải được các em tự nguyện tham gia hưởng ứng, bình đẳng. Cuối trò chơi phải được nhận xét tuyên dương để lôi cuốn thu hút các em nắm được nội dung bài.
- Trò chơi phải có giới hạn, thời gian cụ thể, lệnh rõ ràng, dứt khoát.
- Cái cốt lõi là giáo viên phải học hỏi đồng nghiệp chuyên môn, trau dồi kiến thức kỹ năng và phương pháp giảng dạy. Tìm ra con đường dạy học đúng đắn, kết quả cuối cùng là các em đọc thông, viết thạo phát triển toàn diện cả kiến thức và kỹ năng.
Tất cả những giải pháp trên đây là bài học sư phạm, là sáng kiến kinh nghiệm để bản thân tôi vận dụng vào dạy học. Trong quá trình tìm hiểu phương pháp trò chơi trong dạy học vần Tiếng Việt lớp 1 ở trường tiểu học. Cũng là những giải pháp rèn luyện cho học sinh trong quá trình giảng dạy. Vì thời gian có hạn với khả năng bản thân còn hạn chế. Mong các đồng chí đồng nghiệp góp ý chân thành để đề tài của tôi được phong phú hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn ./.
 	Ngày 10 tháng 3 năm 2009
Số phách
Số phách
Phòng giáo dục & Đào tạo huyện Con Cuông
Sáng kiến kinh nghiệm
Tên đề tài:
Tìm hiểu phương pháp trò chơi trong dạy học vần 
môn tiếng việt lớp 1
 Xác nhận của trường	 Người viết 
 	 Nguyễn Thị Hoan
 	 Trường Tiểu học 2 Thạch Ngàn

Tài liệu đính kèm:

  • docSang kien Hoan.doc