Lịch báo giảng tuần 34 n

Lịch báo giảng tuần 34 n

I. Mục tiêu:

- Đọc rành mạch toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

 - Hiểu ND: Tấm lòng nhận hậu, tình cảm quý trọng của bạn nhỏ đối với Bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi ( trả lời được các CH 1, 2, 3, 4).

 * HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 5.

 * KNS: Giao tiếp; thể hiện sự cảm thông; Ra quyết định.

 II. Đồ dùng dạy - học:

- Tranh minh họa trong bài tập đọc.

- Bảng ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc.

- Một số các con vật nặn bằng bột.

 

doc 21 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 1164Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Lịch báo giảng tuần 34 n", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỊCH BÁO GIẢNG
TUẦN 34
Thöù
 Ngaøy
Môn
Ñeà baøi giaûng
Thöù hai 
02/5/2012
Đạo đức
Dành cho địa phương
Taäp ñoïc2
Người làm đồ chơi
Toaùn
Ôn tập về phép nhân và phép chia (tt)
Thöù ba
03/5/2012
Keå chuyeän
Người làm đồ chơi
Toaùn
Ôn tập về đại lượng
Chính taû
N-V: Người làm đồ chơi
TNXH
Ôn tập : Tự nhiên
Theå duïc
Chuyền cầu
Thöù tö
04/5/2012
Âm nhạc
Ôn tập các bài hát đã học
Taäp ñoïc
Đàn bê của anh Hồ Giaó
Toaùn
Ôn tập về đại lượng (tt)
Thuû coâng
Ôn tập thực hành thi khéo tay làm đồ chơi theo ý thích.
Thöù naêm
05/5/2012
LT&C
Từ trái nghĩa. Từ ngữ chỉ nghề nghiệp.
Toaùn
Ôn tập về hình học
Taäp vieát
Chữ hoa: A , M , N , Q , V ( kiểu 2)
Theå duïc
Chuyền cầu
Thöù saùu
06/5/2012
Chính taû
N-V: Đàn bê của anh Hồ Giáo
Toaùn
Ôn tập về hình học (tt)
Mó thuaät
Vẽ tranh: Đề tài phong cảnh đôn giản.
Taäp laøm vaên
Kể ngắn về người thân.
SHL
***********************************************
Môn: ĐẠO ĐỨC
DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG
Môn: TẬP ĐỌC
	Bài: NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI
I. Mục tiêu:
- Đọc rành mạch toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Hiểu ND: Tấm lòng nhận hậu, tình cảm quý trọng của bạn nhỏ đối với Bác hàng xóm làm nghề nặn đồ chơi ( trả lời được các CH 1, 2, 3, 4). 
* HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 5. 
* KNS: Giao tiếp; thể hiện sự cảm thông; Ra quyết định.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Tranh minh họa trong bài tập đọc.
- Bảng ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc.
- Một số các con vật nặn bằng bột.
III. Các hoạt động dạy - học:	
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra:
- Gọi học sinh đọc và trả lời các câu hỏi về nội dung bài Lượm.
- Nhận xét, đánh giá. 
2. Bài mới.
HĐ 1. Giới thiệu bài:
 - Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. HDHS luyện đọc
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Giáo viên đọc mẫu.
- Theo dõi và đọc thầm theo.
- HDHS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ khó.
+ Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo câu.
- HS đọc nối tiếp theo câu.
+ HDHS đọc từ khó: Yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài. GV ghi lên bảng và HDHS luyện đọc đúng.
- HS luyện đọc từ khó cá nhân: bột màu, nặn, Thạch Sanh, sặc sỡ, suýt khóc, cảm động, món tiền, hết nhẵn hàng,...
- HDHS luyện đọc đoạn, kết hợp giải nghĩa từ khó.
+ Gợi ý HS chia đoạn.
- HS chia 3 đoạn.
+ Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1.
+ HDHS đọc câu khó kết hợp giải nghĩa từ.
- HS luyện đọc ngắt, nghỉ hơi ở các câu:
+ Tôi suýt khóc/ nhưng cố tỏ ra bình tĩnh.//
+ Bác đừng về./ Bác ở đây làm đồ chơi/ bán cho chúng cháu.// (giọng cầu khẩn).
+ Nhưng độ này/ chả mấy ai mua đồ chơi của bác nữa.// (giọng buồn).
+ Cháu mua/ và sẽ rủ bạn cháu cùng mua.// (giọng sôi nổi).
+ Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 2.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 2.
+ HDHS giải nghĩa từ, yêu cầu HS đọc chú giải cuối bài.
- 1 HS đọc chú giải cuối bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- HS luyện đọc theo cặp.
Tổ chức cho HS thi đọc theo nhóm, cá nhân.
- HS thi đọc theo nhóm, cá nhân.
- Nhận xét, đánh giá.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Cho cả lớp đọc đồng thanh
- Lớp đọc đồng thanh.
Tiết 2
HĐ 3. HDHS tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn, bài. Kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
- HS đọc thầm đoạn, bài. Kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
- Bác Nhân làm nghề gì?
- Bác Nhân là người nặn đồ chơi bằng bột màu và bán rong trên các vỉa hè.
- Các bạn nhỏ thích đồ chơi của bác như thế nào?
- Các bạn xúm đông lại, ngắm nghía, tò mò xem bác nặn.
- Vì sao các bạn nhỏ lại thích đồ chơi của bác như thế?
- Vì bác nặn rất khéo: ông Bụt, Thạch Sanh, Tôn Ngộ Không, con vịt, con gà,... sắc màu sặc sỡ.
- Vì sao Bác Nhân định chuyển về quê?
- Vì đồ chơi bằng nhựa đã xuất hiện, không ai mua đồ chơi bằng bột nữa.
- Thái độ của bạn nhỏ như thế nào khi bác Nhân định chuyển về quê? 
- Bạn suýt khóc, cố tỏ ra bình tĩnh để nói với bác: Bác ở đây làm đồ chơi bán cho chúng cháu.
- Thái độ của bác Nhân ra sao?
- Bác rất cảm động.
- Bạn nhỏ trong truyện đã làm gì để bác Nhân vui trong buổi bán hàng cuối cùng?
- Bạn đập con lợn đất, đếm được mười nghìn đồng, chia nhỏ món tiền, nhờ mấy bạn trong lớp mua đồ chơi của bác.
- Hành động của bạn nhỏ cho con thấy bạn là người thế nào?
- Bạn rất nhân hậu, thương người và luôn muốn mang đến niềm vui cho người khác./ Bạn rất tế nhị./ Bạn hiểu bác hàng xóm, biết cách an ủi bác./
- Thái độ của bác Nhân ra sao?
- Bác rất vui mừng và thêm yêu công việc của mình.
- Qua câu chuyện con hiểu điều gì?
- Cần phải thông cảm, nhân hậu và yêu quý người lao động.
- Hãy đoán xem bác Nhân sẽ nói gì với bạn nhỏ ấy nếu bác biết vì sao hôm đó đắt hàng?(HSKG)
- Cảm ơn cháu rất nhiều./ Cảm ơn cháu đã an ủi bác./ Cháu tốt bụng quá./ Bác sẽ rất nhớ cháu./...
- Bạn nhỏ trong truyện rất thông minh, tốt bụng và nhân hậu đã biết an ủi, giúp đỡ động viên bác Nhân.
- Lắng nghe và nhắc lại.
HĐ 4. HDHS luyện đọc lại
- GV đọc mẫu lần 2.
- Gợi ý HS nêu cách đọc toàn bài.
- Gợi ý HS nêu cách đọc từng đoạn.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc cá nhân, nhóm.
- Nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe và đọc thầm theo.
- Nêu cách đọc:
+ Giọng kể: nhẹ nhàng, tình cảm.
+ Giọng bác bán hàng: trầm buồn khi than phiền độ này chẳng mấy ai mua đồ chơi của bác; vui vẻ khi cho rằng vẫn còn nhiều trẻ thích đồ chơi của bác.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS thi đọc cá nhân, nhóm.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
*Hoạt động tiếp nối:
- Dặn học sinh về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: TOÁN
	 Bài: ÔN TẬP VỀ PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA
 (Tiếp theo)
I. Mục tiêu
- Thuộc bảng nhân và bảng chia 2,3,4,5 để tính nhẩm.
- Biết tính giá trị của biểu thức có hai dấu phép tính (trong đó có một dấu nhân hoặc chia; nhân, chia trong phạm vi bảng tính đã học.)
- Biết giải bài toán có một phép chia.
- Nhận biết một phần mấy của một số.
* Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2; bài 3.
II. Đồ dùng dạy-học:
- Bảng phụ, phấn màu.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra:
- Yêu cầu 2 HS lên bảng chữa bài 5.
- Nhận xét, đánh giá. 
2. Bài mới.
HĐ 1. Giới thiệu bài
HĐ 2. Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1:Nêu yêu cầu của bài tập, sau đó cho HS tự làm bài.
- Hỏi: khi biết 4 x 9 = 36 có thể ghi ngay kết quả của 36 : 4 không? Vì sao?
- Nhận xét bài làm của HS.
Bài 2:Nêu yêu cầu của bài và cho HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS nêu cách thực hiện của từng biểu thức trong bài.
- Nhận xét bài làm của HS và cho điểm.
Bài 3:Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Có tất cả bao nhiêu bút chì màu?
- Chia đều cho 3 nhóm nghĩa là chia ntn?
- Vậy để biết mỗi nhóm nhận được mấy chiếc bút chì màu ta làm như thế nào?
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 5: Khuyến khích HSKG.
- Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
- Hỏi: 4 cộng mấy thì bằng 4?
- Vậy điền mấy vào chỗ trống thứ nhất.
- Khi cộng hay trừ một số nào đó với 0 thì điều gì sẽ xảy ra?
- Khi lấy 0 nhân hoặc chia cho một số khác thì điều gì sẽ xảy ra?
*Hoạt động tiếp nối:
- Về nhà có thể làm thêm các bài tập còn lại trong bài. Chuẩn bị bài sau.
- Chuẩn bị: Ôn tập về đại lượng.
- 2 HS lên bảng chữa bài, bạn nhận xét.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Làm bài vào vở bài tập. 4 HS nối tiếp nhau đọc bài làm của mình trước lớp, mỗi HS chỉ đọc 1 phép tính.
- Có thể ghi ngay kết quả 36:4=9 vì nếu lấy tích chia cho thừa số này thì sẽ được thừa số kia.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Lắng nghe và điều chỉnh.
- 1 HS đọc đề bài.
- Có tất cả 27 bút chì màu.
- Nghĩa là chia thành 3 phần bằng nhau.
- Ta thực hiện phép tính chia 27: 3
Bài giải.
Số bút chì màu mỗi nhóm nhận được là:
	27 : 3 = 9 (chiếc bút)
	 Đáp số: 9 chiếc bút.
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- Tìm số thích hợp điền vào chỗ trống.
- 0 cộng 4 bằng 4.
- Điền 0.
- Tự làm các phần còn lại.
- Khi cộng hay trừ một số nào đó với 0 thì kết quả là chính số đó.
- Khi 0 nhân hoặc chia cho một số khác thì kết quả vẫn bằng 0.
***********************************************
Thứ ba ngày 03 tháng 5 năm 2012
Môn: CHÍNH TẢ (Nghe – viết)
	Bài: NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI
I. Mục tiêu: 
-Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn tóm tắt truyện Người làm đồ chơi. 
- Làm được BT(2) a/b hoặc BT(3) a/b, hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ viết sẵn bài tập 2 
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra:
- 3 HS lên bảng tìm các tiếng chỉ khác nhau âm đầu s/ x , ch/ tr.
- Nhận xét, đánh giá. 
2. Bài mới.
HĐ 1. Giới thiệu bài:
HĐ 2. HDHS nghe- viết.
- Đọc mẫu.
+ Đoạn văn nói về ai?
+Bác Nhân làm nghề gì?
+ Vì sao bác định chuyển về quê?
+ Bạn nhỏ đã làm gì?
+Đoạn văn có mấy câu?
- Hãy đọc những chữ được viết hoa trong bài?
* HDHS viết từ khó:
- Gợi ý HS nêu những từ khó, đễ lẫn khi viết:
- Yêu cầu viết bảng con.
* Luyện viết chính tả:
- Yêu cầu đọc lại bài viết.
- Lưu ý HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày, quy tắc viết hoa...
- Đọc cho HS viết vào vở.
- Đọc cho HS soát lỗi
* Thu vở, chấm, chữa bài
- Thu 7,8 vở để chấm
- Chấm, trả vở - Nhận xét.
HĐ 3: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2:Ycầu 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- HD mẫu.
- Yêu cầu lớp làm bài tập.
- 2 HS lên bảng thực hiện.
- Nhận xét, sửa sai
*Hoạt động tiếp nối:
- Về nhà chép lại bài cho đẹp hơn.
- Nhận xét chung tiết học.
- 3 HS lên bảng tìm các tiếng chỉ khác nhau âm đầu s/ x , ch/ tr.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- 2 học sinh đọc lại đoạn chép.
+ Nói về một bạn nhỏ và bác Nhân.
+ Bác làm nghề nặn đồ chơi bằng bột màu.
+ Vì đồ chơi bằng nhựa xuất hiện, hàng của bác không bán được.
+ Bạn lấy tiền để dành, nhờ bạn bè mua đồ chơi để bác vui.
+ Đoạn văn có 3 câu.
+ Bác, Nhân, Khi, Một.
- HS nêu và luyện viết đúng: người, nặn đồ chơi, chuyển nghề, lấy tiền.
- Lớp viết bảng con từng từ.
- 1 HS đọc lại bài.
- Lắng nghe và thực hiện.
- Nghe và nhớ cả câu, cả cụm từ rồi mới ghi vào vở.
- Lắng nghe, soát lỗi, sửa sai bằng bút chì.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- Lắng nghe và nhận xét.
* Điền vào chỗ trống:
a) chăng hay trăng?
 ...  hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra:
- Yêu cầu 2 HS lên bảng làm bài 3.
- Nhận xét, đánh giá. 
2. Bài mới.
HĐ 1. Giới thiệu bài:
HĐ 2. Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1:Chỉ từng hình vẽ trên bảng và yêu cầu HS đọc tên của từng hình.
Bài 2:Cho HS phân tích để thấy hình ngôi nhà gồm 1 hình vuông to làm thân nhà, 1 hình vuông nhỏ làm cửa sổ, 1 hình tứ giác làm mái nhà, sau đó yêu cầu các em vẽ hình vào vở bài tập.
Bài 3: Khuyến khích HSKG.
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Vẽ hình phần a lên bảng, sau đó dùng thước để chia thành 2 phần, có thể thành hoặc không thành 2 hình tam giác, sau đó yêu cầu HS lựa chọn cách vẽ đúng.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm phần b.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 4:
- Vẽ hình của bài tập lên bảng, có đánh số các phần hình.
- Hình bên có mấy hình tam giác, là những tam giác nào?
- Có bao nhiêu hình tứ giác, đó là những hình nào?
- Có bao nhiêu hình chữ nhật, đó là những hình nào?
*Hoạt động tiếp nối:
- Về nhà có thể làm thêm các bài tập còn lại trong bài. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét, đánh giá.
- 2 HS lên bảng làm bài, bạn nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe và xác định nhiệm vụ tiết học.
- Đọc tên hình theo yêu cầu. 
- HS vẽ hình vào vở bài tập. 
- Đọc đề bài trong SGK.
- Lựa chọn cách vẽ và lên bảng vẽ.
- Làm bài.
 1	 2
 3	4
- Có 5 hình tam giác, là: hình 1, hình 2, hình 3, hình 4, hình (1 + 2)
- Có 5 hình tứ giác, là: hình (1 + 3), hình (2 + 4), hình (1 + 2 + 3), hình (1 + 2 + 4), hình (1 + 2 + 3 + 4).
- Có 3 hình chữ nhật, đó là: hình (1 + 3), hình (2 + 4), hình (1 + 2 + 3 + 4).
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: TẬP VIẾT
	Bài: ÔN CÁC CHỮ HOA: A, M, N, Q, V (kiểu 2) 
I. Mục tiêu:
-Viết đúng các chữ hoa kiểu 2 A, M, N, Q, V (mỗi chữ một dòng); viết đúng các tên riêng có chữ hoa kiểu 2: Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh (mỗi tên riêng một dòng).
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ viết cụm từ ứng dụng.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: 
- 2 HS lên bảng viết: Việt Nam. Kiểm tra vở tập viết của 1 số HS.
3. Bài mới:
HĐ1. Giới thiệu bài:
HĐ2. Hướng dẫn viết chữ hoa
a. Quan sát và nói lại quy trình viết các chữ hoa A, M, N, Q, V (kiểu 2) 
- Nếu HS không nêu được GV có thể nêu lại quy trình viết các chữ hoa như đã hướng dẫn ở từng bài.
HĐ 3. Hướng dẫn cách viết :
- Gọi HS lên bảng viết
-Yêu cầu viết bảng con
HĐ 4. Hướng dẫn viết cụm từ:
a. Yêu cầu đọc cụm từ ứng dụng:
+ Con có nhận xét gì về các cụm từ ứng dụng?
+ Con có nhận xét gì về độ cao các con chữ. So sánh chữ hoa với chữ thường.
b. Hướng dẫn viết chữ. 
- Gọi 4 HS lên bảng.
HĐ 5. Hướng dẫn viết vở tập viết:
- HD cách viết.
- Yêu cầu viết vào vở tập viết.
4. Chấm- chữa bài:
- Thu 10 vở để chấm.
- Trả vở, nhận xét
*Hoạt động tiếp nối:
- Về nhà luyện viết bài viết ở nhà.
- Nhận xét chung tiết học.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS nêu nhận xét quy trình viết các chữ hoa như đã hướng dẫn ở các tiết học trước.
- Mỗi chữ hoa 2 HS lên bảng viết.
- Lớp viết bảng con 2 lần.
- 3 HS đọc nối tiếp
- Đều là các từ chỉ tên riêng.
 - Các chữ còn lại cao 1 li.
- 4 HS lên bảng viết.
- Lớp viết bảng con.
- HS ngồi đúng tư thế viết.
- Viết vào vở theo đúng cỡ và mẫu chữ.
- Mỗi chữ cái hoa viết 1 dòng cỡ nhỏ.
- Mỗi từ ngữ ứng dụng viết 1 dòng cỡ nhỏ.
- Lắng nghe và chữa lỗi (nếu có).
- Lắng nghe và thực hiện.
THEÅ DUÏC
CHUYỀN CẦU 
I.Muïc tieâu:
- BiÕt c¸ch chuyÒn cÇu b»ng b¶ng c¸ nh©n hoÆc vît gç theo nhãm hai ng­êi.
- BiÕt c¸ch ch¬i c¸c trß ch¬i vµ tham gia ch¬i t­¬ng ®èi thµnh th¹o.
II. Ñòa ñieåm vaø phöông tieän.
-Veä sinh an toaøn saân tröôøng.
- Caàu, vôït, 5-6quaû boùng.
III. Noäi dung vaø Phöông phaùp leân lôùp.
A.Phaàn môû ñaàu:
-Taäp hôïp lôùp phoå bieán noäi dung baøi hoïc.
-Ñöùng voã tay vaø haùt.
-Ñi theo moät haøng doïc.
-Ñi theo voøng troø vaø hít thôi saâu.
-Xoay caùc khôùp
-OÂn baøi theå duïc phaùt trieån chung
-Troø chôi: Laøm theo hieäu leänh.
B.Phaàn cô baûn.
1)Chuyeàn caàu theo nhoùm 2 ngöôøi.
2)Troø chôi: Neùm boùng truùng ñích.
-Neâu teân troø chôi.
-Nhaéc laïi caùch chôi.
-Nhaän xeùt ñaùnh giaù.
2)Troø chôi: Con Cóc là cậu Ông Trời.
-Neâu teân troø chôi.
-Nhaéc laïi caùch chôi.
-Nhaän xeùt ñaùnh giaù.
C.Phaàn keát thuùc.
- Ñi ñeàu theo 4 haøng doïc vaø haùt.
-Moät soá ñoäng taùc thaû loûng cô theå.
-Heä thoáng baøi.
-Nhaän xeùt giôø hoïc.
-Nhaéc HS veà nhaø oân chuyeàn caàu.
**********************************************
Thứ sáu ngày 06 tháng 5 năm 2012
Môn: CHÍNH TẢ (Nghe – viết)
	Bài: ĐÀN BÊ CỦA ANH HỒ GIÁO
(Nghe - Viết)
I. Mục tiêu: 
-Nghe - viết chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn tóm tắt bài Đàn bê của anh Hồ Giáo. 
- Làm được BT(2) a/b hoặc BT(3) a/b, hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn bài tập 2 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra:
2 HS lên bảng tìm và viết các từ có chứa âm tr/ ch.
- Nhận xét, đánh giá. 
2. Bài mới.
HĐ 1. Giới thiệu bài:
HĐ 2. HDHS nghe - viết.
- Đọc mẫu.
+ Đoạn văn này nói về điều gì?
+ Những con bê đực có đặc điểm gì đáng yêu ?
+ Những con bê cái thì ra sao ?
+ Tìm tên riêng trong đoạn văn?
+ Những chữ nào phải viết hoa ?
* HDHS viết từ khó :
-Gợi ý HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết.
- Yêu cầu viết bảng con.
- Đọc cho HS viết chính tả
- Yêu cầu đọc lại bài viết.
- Đọc cho HS viết vào vở.
- Đọc cho HS soát lỗi.
* Thu vở, chấm, chữa bài.
- Thu 7, 8 vở để chấm.
- Chấm, trả vở, nhận xét.
3. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 2:Gọi HS thực hành hỏi đáp theo cặp.
 (1 HS đọc câu hỏi, một HS tìm từ)
- Nhận xét, sửa sai.
*Hoạt động tiếp nối:
- Về nhà chép lại bài cho đẹp hơn.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng tìm và viết các từ có chứa âm tr/ ch.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.
- 2 học sinh đọc lại đoạn chép.
+ Đoạn văn nói về tình cảm của đàn bê với anh Hồ Giáo.
+Chúng chốc chốc lại ngừng ăn, nhảy quẩng lên đuổi nhau.
+ Chúng rụt rè, nhút nhát như những bé gái.
+ Hồ Giáo,...
+ Những chữ đầu câu và tên riêng trong bài phải viết hoa.
- HS nêu và luyện viết đúng: Quấn quýt, quẩn vào chân, nhảy quẩng, rụt rè, quơ quơ.
 - Lớp viết bảng con từng từ.
- 2 HS đọc lại bài.
- Nghe và nhớ cả câu, cả cụm từ rồi mới ghi vào vở.
- Soát lỗi, sửa sai bằng bút chì.
- Lắng nghe và sửa sai (nếu có).
- Học sinh đọc yêu cầu.
HS1:Chỉ nơi tập trung đông người mua bán
HS2:Chợ.
* Tiến hành tương tự với các phần còn lại:
 a. Chợ- chờ- tròn.
 b. Bão- hổ- , rảnh rỗi, rỗi, ...
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: TOÁN
	Bài: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
 (Tiếp theo)
I. Mục tiêu
- Biết tính độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, hình tứ giác.
* Bài tập cần làm: Bài 1; bài 21; bài 3.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra:
- 2 HS lên bảng làm bài 4.
- Nhận xét, đánh giá. 
2. Bài mới.
HĐ 1. Giới thiệu bài:
HĐ 2. Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1:Yêu cầu HS nêu cách tính độ dài đường gấp khúc, sau đó làm bài và báo cáo kết quả.
Bài 2:Yêu cầu HS nêu cách tính chu vi của hình tam giác, sau đó thực hành tính.
- Cùng HS nhận xét, đánh giá.
Bài 3:Yêu cầu HS nêu cách tính chu vi của hình tứ giác, sau đó thực hành tính.
- Các cạnh của hình tứ giác có đặc điểm gì?
- Vậy chúng ta còn có thể tính chu vi của hình tứ giác này theo cách nào nữa?
Bài 4: Khuyến khích HSKG
- Cho HS dự đoán và yêu cầu các em tính độ dài của hai đường gấp khúc để kiểm tra.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 5: Khuyến khích HSKG thực hiện.
- Tổ chức cho HS thi xếp hình.
- Trong thời gian 5 phút, đội nào có nhiều bạn xếp hình xong, đúng thì đội đó thắng cuộc.
*Hoạt động tiếp nối:
- Tổng kết tiết học 
- Chuẩn bị: Luyện tập chung.
- 2 HS lên bảng sửa bài, bạn nhận xét.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS nêu cách tính chu vi của hình tam giác, sau đó thực hành tính.
 Bài làm
Chu vi hình tâm giác đó là:
30 + 15 + 35 = 80 (cm)
 Đáp số: 80 cm
- Chu vi của hình tứ giác đó là:
5cm + 5cm + 5cm + 5cm + = 20cm
- Các cạnh bằng nhau.
- Thực hiện phép nhân 5cm x 4.
- Độ dài đường gấp khúc ABC dài: 5cm + 6cm = 11cm.
- Độ dài đường gấp khúc AMNOPQC dài là: 2cm + 2cm + 2cm + 2cm + 2cm + 1cm = 11cm.
- HS kết luận.
- Lắng nghe và thực hiện.
Môn: TẬP LÀM VĂN 
	Bài: KỂ NGẮN VỀ NGƯỜI THÂN
I. Mục tiêu
-Dựa vài các câu hỏi gợi ý, kể được một vài nét về nghề nghiệp của người thân(BT1).
- Biết viết lại những điều đã kể thành một đoạn văn ngắn, đơn giản, chân thật(BT2). 
II. Đồ dùng dạy - học: 
- Tranh ảnh giới thiệu một số nghề nghiệp.
III. Các hoạt động dạy - học:
 Hoạt động dạy
 Hoạt động học
1. Kiểm tra:
- Yêu cầu 3, 4 HS lên kể về một việc làm tốt của em hoặc bạn em.
- Nhận xét, đánh giá. 
2. Bài mới.
HĐ 1. Giới thiệu bài:
HĐ 2. HDHS làm bài tập.:
*Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu.
+ Bài yêu cầu kể về gì?
- Yêu cầu HS dựa vào gợi ý để kể (không phải là trả lời câu hỏi).
- Yêu cầu 2, 3 HS kể về người thân của mình.
- Nhận xét, đánh giá.
* Bài 2: Yêu cầu viết lại các câu trả lời vào vở.
- Yêu cầu HS trình bày.
- Nhận xét, đánh giá.
*Hoạt động tiếp nối:
- Qua bài các con đã biết kể ngắn về người thân, chúng ta thêm yêu quí nghề nghiệp của những người thân.
- Nhận xét tiết học.
- 3, 4 HS lên kể.
- Cùng GV nhận xét, đánh giá.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
* Hãy kể về một người thân của con (bố, mẹ, chú hoặc dì) theo các câu hỏi gợi ý.
- Bài yêu cầu kể về nghề nghiệp của người thân.
- Người thân có thể là bố, mẹ, chú, dì, cô, bác, ông, bà,
- HS kể về người thân.
Bố em là kỹ sư ở nhà máy bột sắn của tỉnh. Hằng ngày bố phải đi làm từ sáng sớm. Công việc của bố rất nặng nhọc, vất vả nhưng rất có ích vì không có bột sắn thì không có thức ăn cho gia xúc, gia cầm, không có nguyên liệu để chế biến mì chính (bột ngọt) được,....
- Nhận xét, bổ sung.
* Viết những điều đã kể ở bài tập 1 thành một đoạn văn ngắn kể về một người thân.
- Viết bài chú ý đặt câu đúng, sử dụng dấu chấm, dấu phảy đúng chỗ, biết nối kết các câu thành bài văn.
- 3,4 HS đọc bài trước lớp.
- Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 34.doc