Kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục năm 2011

Kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục năm 2011

HĐ1: Cho trẻ đi vòng tròn, kết hợp đi các kiểu chân. Sau đó, dàn đội hình thành 4 hàng ngang. Tập các động tác thể dục sáng theo nhạc bài hát “Em yêu cây xanh”

HĐ2: Cô giới thiệu vào hoạt động “Bật tách khép chân”

- Cho trẻ trãi nghiệm chơi với bóng, túi cát.

- Cô làm mẫu cho trẻ quan sát + kết hợp phân tích cách thực hiện

2 tay chống hông đứng trước ô, con bật liên tục chụm 2 chân vào 1 ô rồi tách 2 chân vào 2 ô cứ bật như vậy cho hết các ô cô vẽ.

- Cô mời 2-3 trẻ khá lên thực hiện lại.

- Cô nhấn mạnh kỹ năng đập: đập theo hướng thẳng xuống và đón bóng bằng hai tay, không ôm bóng vào người (đập liên tục 2 đến 3 lần).

HĐ3: Luyện tập

- Cho trẻ lần lượt thực hiện. Cô quan sát sữa sai kịp thời cho trẻ.

- Cho trẻ thi đua theo nhóm, tổ.

HĐ4: Cho trẻ chơi trò chơi: Tìm quả cho cây.

Cô hướng dẫn trẻ chơi: Các trẻ bật qua ô và đập bóng xong thì đến rổ chọn 1 quả dán vào cây có gằn quả tương ứng

 - Cô cho trẻ chơi 2 – 3 lần.

 

doc 2 trang Người đăng baoha.qn Lượt xem 948Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
 Thứ ngày tháng 01 năm 2011
Hoạt động 1: BẬT TÁCH KHÉP CHÂN – ĐẬP BẮT BÓNG
1. Hoạt động đón trẻ/thể dục buổi sáng:
- Cô đón trẻ vào lớp, nhắc trẻ để đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.
- Cô cho trẻ chơi tự do với túi cát, bóng.
- Thể dục sáng tập các động tác theo nhạc bài hát “Em yêu cây xanh”
 2. Hoạt động học:
2.1 Mục đích yêu cầu:
- Trẻ biết bật tách khép chân – Đập bắt bóng.
- Hình thành kỹ năng bật tách khép chân, biết chụm hai chân và tách hai chân, củng cố kỹ năng đập và bắt bóng bằng hai tay.
- Giáo dục trẻ có tính kiên trì, biết tập trung chú ý cao khi luyện tập.
2.2 Chuẩn bị:
- Máy đĩa + băng nhạc thể dục sáng.
- Mỗi trẻ một quả bóng.
2.3 Tiến trình hoạt động:
a) Hoạt động mở đầu:
- Cô giáo dục trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng hằng ngày và năng tập thể dục cho cơ thể khỏe mạnh.
b) Hoạt động trọng tâm:
HĐ1: Cho trẻ đi vòng tròn, kết hợp đi các kiểu chân. Sau đó, dàn đội hình thành 4 hàng ngang. Tập các động tác thể dục sáng theo nhạc bài hát “Em yêu cây xanh”
HĐ2: Cô giới thiệu vào hoạt động “Bật tách khép chân” 
- Cho trẻ trãi nghiệm chơi với bóng, túi cát.
- Cô làm mẫu cho trẻ quan sát + kết hợp phân tích cách thực hiện
2 tay chống hông đứng trước ô, con bật liên tục chụm 2 chân vào 1 ô rồi tách 2 chân vào 2 ô cứ bật như vậy cho hết các ô cô vẽ.
- Cô mời 2-3 trẻ khá lên thực hiện lại.
- Cô nhấn mạnh kỹ năng đập: đập theo hướng thẳng xuống và đón bóng bằng hai tay, không ôm bóng vào người (đập liên tục 2 đến 3 lần).
HĐ3: Luyện tập
- Cho trẻ lần lượt thực hiện. Cô quan sát sữa sai kịp thời cho trẻ.
- Cho trẻ thi đua theo nhóm, tổ.
HĐ4: Cho trẻ chơi trò chơi: Tìm quả cho cây.
Cô hướng dẫn trẻ chơi: Các trẻ bật qua ô và đập bóng xong thì đến rổ chọn 1 quả dán vào cây có gằn quả tương ứng
 - Cô cho trẻ chơi 2 – 3 lần.
c) Kết thúc hoạt động:
- Trẻ đi vòng tròn hít thở nhẹ.
Hoạt động 2: NGHE VÀ ĐỌC THƠ “CÂY DỪA”
3/ Mục đích yêu câu:
- Trẻ thuộc thơ và hiểu nội dung bài thơ. Biết cảm nhận vẻ đẹp của cây dừa qua bài thơ“Cây dừa” của nhà thơ Trần Đăng Khoa.
- Rèn kĩ năng đọc thơ diễn cảm, rõ lời, trả lời tròn câu, mạch lạc.
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc, yêu quý và bảo vệ cây
3.1/ Chuẩn bị:
- Tranh minh họa bài thơ
- Tranh đọc thơ sáng tạo - Đồ dùng đồ chơi phục vụ ở các góc
3.2/ Tiến trình hoạt động:
a) Hoạt động mở đầu:
Đàm thoại về các loại quả: Ở nhà con, ai là người đi chợ? Mẹ con thường mua cho con những loại quả gì cho con ăn? Khi ăn các loại quả đó con thấy như thế nào?
Cô đọc câu đố “Cây gì thân cao, lá thưa răng lược, ai đem nước ngọt, đựng đầy quả xanh” – Đố con đó là cây gì?
b) Hoạt động trọng tâm:
HĐ1: Cô cho trẻ xem tranh về cây dừa.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã sáng tác bài thơ nói về vẻ đẹp của cây dừa. Chúng mình cùng lắng nghe nhé!
HĐ2: Cô đọc thơ lần 1 thể hiện điệu bộ
- Lần 2 chỉ vào từng câu thơ có tranh minh họa.
* Trích dẫn đàm thoại theo bài thơ:
- Cô đọc bài thơ gì? Của tác giả nào? Bài thơ nói lên hình ảnh của cây gì? Cây dừa dang tay làm gì? Và gật đầu gọi ai? Theo năm tháng thân dừa như thế nào? Vẻ đẹp của cây dừa đã được tác giả miêu tả như thế nào? Nhà thơ ví quả dừa như thế nào? Tác giả ví tàu dừa giống đồ vật gì? Khi bổ quả dừa ở bên trong có gì? Nước dừa có vị gì? Quả dừa đã làm cho mùa hè trở nên như thế nào? Các con có thich ăn quả dừa không? Vậy các con phải làm gì để có cây dừa?
- Cô giáo dục trẻ
HĐ3: Luyện đọc thơ: 
- Cho trẻ đọc thơ theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân.
HĐ4: Trò chơi : Vận chuyển dừa về kho 
Cô phổ biến luật chơi, cách chơi cho trẻ.
c/ Kết thúc họat động: Trẻ hát bài “Lá xanh”, nhạc và lời: Thái Cơ
4. Hoạt động chơi các góc:
- Chơi xây dựng vườn cây ba trồng.
- Chơi cắt dán làm album về một số loại cây xanh
5. Hoạt động chiều:
- Rèn cho trẻ cách sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng.
- Chơi tự do ở các góc
* Đánh giá cuối ngày:

Tài liệu đính kèm:

  • docBat tach khep chan Tho cay dua.doc