Kế hoạch giảng dạy môn học lớp 2 - Tuần 10 đến tuần 14

Kế hoạch giảng dạy môn học lớp 2 - Tuần 10 đến tuần 14

I/ MỤC TIÊU : - HS quan sát , nhận xét đặc điểm khuôn mặt người .

- Làm quen với cách vẽ chân dung . Và vẽ được một bức chân dung theo ý thích .

II/ CHUẨN BỊ :

- GV : một bức tranh chân dung – Tranh in trong bộ ĐDDH.

- HS : Giấy & bút chì màu vẽ các loại .

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

 

doc 6 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 1014Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giảng dạy môn học lớp 2 - Tuần 10 đến tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 10 
 BÀI : VẼ TRANH CHÂN DUNG 
I/ MỤC TIÊU : - HS quan sát , nhận xét đặc điểm khuôn mặt người .
- Làm quen với cách vẽ chân dung . Và vẽ được một bức chân dung theo ý thích .
II/ CHUẨN BỊ : 
- GV : một bức tranh chân dung – Tranh in trong bộ ĐDDH.
- HS : Giấy & bút chì màu vẽ các loại .
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
1/KTBC : Gọi HS nêu tựa bài hôm trước ? 
-GV nhận xét bài vẽ hôm trước : Tuyên dương những em vẽ đẹp và nhắc nhở những em vẽ chưa đúng nét cơ bản và chưa đẹp 
- Gọi HS nêu lại những nét cơ bản vẽ cái “ Mũ “
-GV và cùng các HS nhận xét .
- NXBC . 
2/ BÀI MỚI : Giới thiệu rút ra tựa bài , rồi ghi lên bảng “ Vẽ tranh chân dung “ 
* HOẠT ĐỘNG 1 : GV cho HS tìm hiểu tranh chân dung 
-GV treo một số tranh chân dung và gợi ý qua các câu hỏi 
+ Qua tranh các em thấy tranh chân dung vẽ những gì ? ( GV giải thích thêm : tranh chân dung là vẽ mặt người hoặc bán thân “ nữa người “ , toàn thân ) 
+ Mặt người gồm có những mặt người như thế nào ? 
+ Trên mặt người có những nét nào chính ? Mặt , mũi , miệng  của mọi người có giống nhau hay không ? 
+ Ngoài khuôn mặt ra còn có những nét phụ nào ? ( Tóc , vai một phần thân hoặc toàn thân )
- GV cho HS nêu lại những ý trên 
* HOẠT ĐỘNG 2 : Cách vẽ chân dung 
- GV treo một số tranh vẽ chân dung theo bố cục và đặc điểm của từng khuôn mặt và hỏi 
+ Mặt tròn thì ta vẽ hình gì ? Mặt vuông ta vẽ hình gì ? Mặt nhọn ta vẽ hình gì ? Mặt trái xoan ta vẽ hình gì ?
+ Vẽ hình xong ta bắt đầu vẽ thêm gì trên khuôn mặt ?
+ Khi ta đã phát hoạ về khuôn mặt thì ta vẽ thêm gì nữa ? Ngoài tóc ra còn gì nữa ? 
- Cho HS nêu khuôn mặt mà em thích .GV tóm tắt lại : Nêu em thích khuôn mặt nào thì ta chọn vẽ hình đó trước , rồi ta mới vẽ thêm miệng mắt , mũi  
* HOẠT ĐỘNG 3 : THỰC HÀNH 
- GV cho HS nêu lại những ý ở hoạt động 1 &2 
- GV hướng dẫn vẽ :
+ Vẽ phác hình khuôn mặt , cổ , vai 
+ Vẽ chi tiết : Tóc , mắt , mũi , miệng , tai  sau đó vẽ cho rõ nét .
+ Vẽ xong ta tô màu sao cho gần giống như thực tế . 
- Khi HS tô màu GV quan sát và nhắc nhở những em còn lúng túng nétvẽ
* HOẠT ĐỘNG 4 : NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ 
- Gv treo một số tranh cho HS góp ý ( chọn tranh đẹp & tranh chưa hoàn thiện ) và màu sắc .
 -GV thu vài bài chấm và nhận xét 
-Dặn dò : Về nhà các em vẽ thêm những chân dung khác và chuẩn bị bài mới “ VẼ TIẾP HOẠ TIẾT VÀO ĐƯỜNG DIỀN VÀ VẼ MÀU “
-NXTH .
-HS trả lời 
-HS nêu 
-HS nhắc lại tựa 
-HS quan sát và nêu theo ý câu hỏi 
-HS khác góp ý 
- HS nêu những nét vẽ 
-HS khác góp ý 
-HS nêu lại 
-HS thực hiện trên bài vẽ 
-HS góp ý và chọn tranh vẽ đẹp 
TUẦN 11 
 BÀI : VẼ TIẾT HOẠ VÀO ĐƯỜNG DIỀM VÀ VẼ MÀU 
I/ MỤC TIÊU : - HS biết cách trang trí đường diềm đơn giản . Vẽ thêm được hoạt tiết và vẽ màu vào đường diềm .
- HS thấy được vẽ đẹp của đường diềm 
II/ CHUẨN BỊ : 
-GV : Một vài đồ vật có trang trí đường diềm & Một số hình minh hoạ HD cách trang trí đường diềm .
- HS : Giấy vẽ , bút chì & màu 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
1/KTBC : -Gọi HS nêu lại cách vẽ hình chân dung mà em thích – Gọi em khác góp ý 
-GV nhận xét bài vẽ hôm trước . Sau đó nhắc nhở cách vẽ bài hôm nay .
2/ BÀI MỚI : Giới thiệu , rút ra tựa bài , rồi ghi lên bảng 
* HOẠT ĐỘNG 1 : Quan sát và nhận xét 
_ GV treo một số tranh vẽ đường diềm qua các vật dụng và cho HS quan sát và trả lời một số câu hỏi 
+ Qua những đồ vật nào ta vẽ được đường diềm ? 
+ Các đường diềm có giống nhau không ?
+ Khi ta vẽ thêm đường diềm vào thì đồ vật đó như thế nào ? và màu sắc như thế nào ? 
* HOẠT ĐỘNG 2 : Cách vẽ hoạ tiết vào đường diềm và màu sắc .
- GV nêu yêu cầu bài vẽ : 
+ Vẽ theo hoạ tiết mẫu ta chọn .
+ Màu vẽ phải đều và cùng màu trên cùng một hoạ tiết hoặc vẽ màu khác nhau mà xen kẽ giữa các hoạ tiết . 
- GV cho HS lấy vở vẽ và quan sát ( VBT vẽ lớp 2 ) 
+ Hình 1 : Hình vẽ “ hoa thị “ theo các nét chấm , sau đó vẽ giống những nét theo dấu châm cho hết đường diềm ( tranh pho to ở sách HD GV ) 
-GV nói thêm khi vẽ các hoa thị xong vào các ô còn lại thì ta tô màu 
+ Màu sắc ta có thể tuỳ mỗi em chọn sao cho hài hoà và nổi bậc nét diềm ( có thể nền một màu khác với màu đường diềm )
* HOẠT ĐỘNG 3 : THỰC HÀNH 
- GV nêu yêu cầu bài vẽ ( chọn 1 trong 2 hình để vẽ ) 
- Cho HS vẽ vào vở – Gv theo dõi và động viên những em còn lúng túng cách vẽ hoặc các chọn màu mà tô 
* HOẠT ĐỘNG 4 : CHẤM VÀ NHẬN XÉT 
- GV thu vài bài và treo lên trước lớp cho HS góp ý ( hoạ tiết,màu sắc)
- GV chấm theo định tính ( hoàn thành và chưa hoàn thành )
-Dặn dò : Về nhà tiếp tục vẽ thêm dường diềm còn lại và quan sát , tập vẽ “ Lá cờ “ theo các loại .
NXTH 
-HS nêu lại cách vẽ hình chân dung 
-HS nhắc lại tựa bài 
-HS quan sát và trả lời 
-HS khác góp ý 
-HS nêu những nét cần vẽ 
-HS thực hiện vào bài vẽ ( VBT )
-HS góp ý bài vẽ 
TUẦN 12 
 BÀI : VẼ THEO MẪU “ VẼ LÁ CỜ “ ( cờ Tổ quốc hợac cờ lễ hội )
I/ MỤC TIÊU :
-HS nhận biết được hình dáng và màu sắc của một số lá cờ . Vẽ được một lá cờ 
-Bước đầu nhận biết được ý nghĩa của các loại lá cờ .
II/ CHUẨN BỊ : 
- GV :Sưu tầm một số lá cờ ( qua hình ảnh hoặc thật ) Tổ quốc hoặc cờ Lễ hội 
- HS : VBT và bút chì và bút màu .
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : 
1/ KTBC : Gọi HS nêu lại tên bài vẽ hôm trước và nêu lại và ý chính khi muốn vẽ một đường diềm sao cho đẹp 
-GV nhận xét bài vẽ : Tuyên dương những bài vẽ đẹp và nhắc nhở một số vẽ chưa tốt ( có thể nét vẽ hoặc màu sắc chọn tô )
2/ BÀI MỚI : Giới thiệu rút ra tựa bài , rồi ghi lên bảng 
* HOẠT ĐỘNG 1 : Quan sát và nhận xét 
- GV treo một số lá cờ đã chuẩn bị và cho HS quan sát và nhận xét 
+ Các lá cờ có giống nhau về hình dáng không ? 
+ Cờ Tổ quốc có hình dáng như thế nào ? Cờ lễ hội có hình dáng như thế nào ? Màu sắc mỗi lá cờ ra sao ? 
- GV nói thêm về ý nghĩa của mỗi loại lá cờ 
* HOẠT ĐỘNG 2 : Cách vẽ lá cờ 
- Gv treo những phát hoạ những nét vẽ các loại lá cờ và hỏi :
+ Lá cờ “ổ quốc có hình gì ? Màu sắc như thế nào ?ngôi sao có mấy cánh ? Các cánh như thế nào ? 
+ Lá cờ “Tổ quốc “ gồm có những nét ( cỡ : dài và rộng ) .Trên lá cờ có ngôi sao . Và ngôi sao này nằm ở vị trí ở giữa lá cờ ( trong ngôi sao có 5 cánh và các cánh phải đều nhau ) . Màu sắc lá cờ ( nền ) đỏ ; ngôi sao màu : vàng 
+ Lá cờ “ Lễ hội “ có hính dạng như thế nào ?Màu sắc ra sao ? Trong lá cờ có các hoạ tiết không ?
+ Lá cờ “ Lễ hội “ . Tuỳ theo loại cờ có cờ hình chữ nhật ; có cờ hình tam giác : Trước tiên ta vẽ hình bên ngoài trứơc , sau đó ta vẽ thêm chi tiết của lá cờ 
+ Các lá cờ vẽ trên một khung hình ra sao ? 
* HOẠT ĐỘNG 3 : THỰC HÀNH 
-GV gợi ý cho HS chọn màu sắc sao cho giống với thực tế 
-Cho HS vẽ vào VBT 
-GV quan sát và động viên những em còn lúng túng vẽ hoặc cách chọn màu sắc .
* HOẠT ĐỘNG 4 : Nhận xét và đánh giá 
- GV thu và chấm vài bài treo lên trước lớp cho cả lớp nhận xét và xếp loại bài vẽ của các bạn vừa mới nhận xét .
-Dặn dò : Về nhà chuẩn bị bài vẽ mới “ Vườn hoa hoặc công viên “
-NXTH .
-HS nêu ý chính (nét cần vẽ của bài)
-HS nhắc lại tựa 
-HS quan sát và trả lời 
-HS khác nhận xét 
-HS nêu cách vẽ qua câu hỏi gợi ý 
-HS nhắc lại cách vẽ lá cờ em thích 
- HS vẽ và tô lá cờ vào VBT 
-HS góp ý và bình chọn bài vẽ 
TUẦN 13 
 BÀI : VẼ TRANH : ĐỀ TÀI “ VƯỜN HOA HOẶC CÔNG VIÊN “
I/ MỤC TIÊU : 
-HS thấy được vẽ đẹp và ích lợi của vườn hoa hoặc công viên 
-Vẽ được một bức tranh đề tài : vườn hoa hay công viên theo ý thích 
-Có ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường 
II/ CHUẨN BỊ : 
-GV : Sưu tầm phong cảnh vườn hoặc công viên . Tranh hoạ sĩ hay thiếu nhi .
-HS : Giấy vẽ , bút chì và màu vẽ .
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : 
1/ KTBC : Hỏi bài học hôm trước ta tập vẽ bài gì ? 
-Có những loại cờ nào em biết ? Thường thường các loại cờ có hình gì ? 
-GV nhận xét bài vẽ hôm trước : tuyên dương những em vẽ biết dùng màu sắc hài hoà . nhắc nhở những em chưa biết cách tô màu . 
-NXBC . 
2/ BÀI MỚI : 
Giới thiệu rút ra tựa bài , rồi ghi lên bảng 
* HOẠT ĐỘNG 1: Tìm và chọn nội dung đề tài .
-GV treo số tranh đã sưu tầm lên bảng rồi gợi ý cho HS quan sát và chọn 
+ Tranh vẽ vườn hoa hoặc công viên em thấy cò những gì ? 
+ Màu sắc của các tranh như thế nào ? Tranh công viên và tranh vườn hoa có gì khác nhau ? 
+ em hãy kể những tranh công viên hoặc vườn hoa mà em biết và thích ?
-GV và các em khác góp ý khi HS trả lời các câu hỏi trên 
* HOẠT ĐỘNG 2 : Cách vẽ tranh vườn hoa hay công viên 
- GV nêu một số câu hỏi gợi ý cho các em vẽ trong tranh thêm sinh động 
+ Tranh vẽ vườn hoa hoặc vườn những nét gì chính ? những nét nào phụ ?
+ Trong tranh công viên hoặc vườn hoa ngoài cây cối ta còn thấy những gì nữa ? Màu sắc của cây cối như thế nào ? hoa màu sắc ra sao ?
+ Trên tranh vẽ ta vẽ như thế nào ? 
- GV giúp HS nêu trọn ý các câu hỏi trên 
* HOẠT ĐỘNG 3 : THỰC HÀNH 
-GV cho HS lấy tập vẽ và nhắc nhở HS khi vẽ phải vẽ làm sao cho hài hoà trên khung giấy vẽ ( không bên nhiều , bên bỏ trống )
-Cho HS vẽ .GV theo dõi và nhắc nhở các em biết đâu là nét chính đâu là nét phụ .
* HÏOẠT ĐỘNG 4 : NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ 
- Thu một số bài chấm và đưa lên trước lớp cùng các em góp ý . tuyên dương những tranh vẽ đẹp và biết dùng màu sắc tô màu , bố cục hài hoà và đùng đề tài chọn .
-Dặn dò : Về nhà cố gắng tập vẽ trên giấy biết phân bố cho hợp lí và màu sắc hài hoà và chuẩn bị bài vẽ mới “Vẽ tiếp hoạ tiết vào hình vuông và vẽ màu “
-NXTH .
-HS trả lời 
-HS nêu 
-HS nhắc lại tựa bài 
-HS quan sát và nêu theo ý câu hỏi 
-HS nêu cách vẽ và phân biệt nét chính và phụ 
-HS thực hành 
-HS góp ý và chọn bài vẽ đẹp 
TUẦN 14 
 BÀI : VẼ TIẾP HOẠ TIẾT VÀO HÌNH VUÔNG VÀ VẼ MÀU 
I/ MỤC TIÊU : -HS nhận biết được cách sắp xếp ( bố cục ) một số hạo tiết đơn giản vào trong hình vuông .
-Vẽ tiếp được hoạ tiết vào hình vuông và vẽ màu theo ý thích .
- Bước đầu cảm nhận được sắp xếp hoạ tiết cân đối trong hình vuông 
II/ CHUẨN BỊ :-GV : Sưu tầm một số đồ vật dạng hình vuông có trang trí – ĐDDH 
-HS : VBT , bút chì , màu vẽ .
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
1/KTBC :Hỏi bài vẽ hôm trước bài gì ? Tranh công viên và tranh vườn hoa có gì khác nhau ? Tại sao ta phải vẽ thêm những nét phụ ? 
-GV nhận xét bài vẽ và tuyên dương những em biết vẽ theo bố cục của đề tài .Nhắc nhở những em chưa biết tô màu và bố cục bài vẽ còn rời rại 
2/ BÀI MỚI : Giới thiệu rút ra tựa bài , rồi ghi lên bảng 
* HOẠT ĐỘNG 1 : Quan sát và nhận xét 
- GV treo một số tranh hoặc đồ vật có dạng hình vuông có trang trí . rồi gợi ý qua câu hỏi 
+ Trên hình vuông các em thấy có những gì để làm tăng vẻ đẹp ?
+Trang trí trên hình vuông những đồ vật nào ? Các hoạ tiết thường dùng để trang trí trên hình vuông những gì ? Các sắp xếp hoạ tiết trong hình vuông như thế nào ? + Mảng chính thường vẽ ở đâu trên hình vuông ? Mảng phụ được trang trí như thế nào ? Màu sắc các hoạ tiết giống nhau như thế nào ?
- GV nhận xét và góp ý cho đúng 
* HOẠT ĐỘNG 2 : Cách vẽ tiếp hoạ tiết và vẽ màu vào hình vuông .
-GV cho HS lấy VBT vẽ cho HS quan sát và nêu những ý quan sát thấy vị trí mảng chính và mảng phụ ở trên hình vuông .
+ Trước tiên ta vẽ mảng nào trước ?
+ Màu sắc của các hoạ tiết giống nhau như thế nào ? Khi vẽ các hoạ tiết ta trang trí như thế nào trên hình vuông ? 
+ tô màu ta nên tô màu phần nào trước ? phần nào sau ?
- GV nhận xét và góp ý 
HOẠT ĐỘNG 3 : Thực hành 
- GV nhắc nhở các em khi vẽ phải biết phân bố sao cho hợp lí trên hình vuông .Khi tìm hoạ tiết các em nên chọn những hoạ tiết cho thích hợp với giữa các hoạ tiết chính và phụ . Không nên cùng một hoạ tiết mà dùng màu khác nhau . 
- Cho HS vẽ vào vở BT – GV theo dõi và nhắc nhở , động viên các em khi vẽ tập trung vào bài vẽ của mình 
* HOẠT ĐỘNG 4 : Nhận xét , đánh giá 
-GV thu một số bài chấm và trình bày lên bảng cho cả lớp góp ý và bình chọn ( khi góp ý và bình chọn những điểm sau : hoạ tiết , phân bố trên khung vẽ , màu sắc )
- Dặn dò:Về nhà tập vẽ lại bài này và c/ bị bài mới“Vẽ cái cốc“.NXTH 
-HS trả lời 
-HS nhắc lại tựa bài 
-HS quan sát và nêu 
-HS nêu cách vẽ 
-HS trả lời 
-HS thực hành vào vở 
-HS góp ý và chọn bức tranh vẽ đẹp 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA MT lop 2ChuanKTTuano114.doc