Kế hoạch giảng dạy môn học lớp 2, kì II - Tuần 29

Kế hoạch giảng dạy môn học lớp 2, kì II - Tuần 29

Môn : Toán

các số từ 111 đến 200

I/ MỤC TIÊU :

 Giúp học sinh.

- Cấu tạo thập phân của các số từ 111 đến 200 gồm: Các trăm, các chục, các đv.

 - Đọc viết các số từ 111 đến 200.

 - So sánh được các từ 111 đến 200 và nắm được thứ tự các số này.

Ii/ đồ dùng dạy – học:

 - Các hình vuông, mỗi hình biểu diễn 100, các hình chữ nhật biểu diễn 1 chục và hình vuông nhỏ biểu diễn đơn vị.

 - Bảng kẻ sẵn các cột ghi rõ: Trăm chục, đơn vị, viết số, đọc số.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :

 

doc 38 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 751Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giảng dạy môn học lớp 2, kì II - Tuần 29", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn : Toán
CÁC SỐ TỪ 111 ĐẾN 200
I/ MỤC TIÊU :
	Giúp học sinh.
- Cấu tạo thập phân của các số từ 111 đến 200 gồm: Các trăm, các chục, các đv.
	- Đọc viết các số từ 111 đến 200.
	- So sánh được các từ 111 đến 200 và nắm được thứ tự các số này.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
	- Các hình vuông, mỗi hình biểu diễn 100, các hình chữ nhật biểu diễn 1 chục và hình vuông nhỏ biểu diễn đơn vị.
	- Bảng kẻ sẵn các cột ghi rõ: Trăm chục, đơn vị, viết số, đọc số.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ỔN ĐỊNH:
2. KIỂM TRA BÀI CŨ:
- Kiểm tra về đọc, viết, so sánh các số tròn chục và các số từ 110 đến 200.
3. DẠY – HỌC BÀI MỚI:
 a/ Giới thiệu:
- GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu của bài học. GV ghi tựa bài lên bảng.
 b/ Giới thiệu về các số từ 111 đến 200:
- Gắn lên bảng hình biểu diễn 100 và hỏi: Có mấy trăm?
- Gắn thêm 1 hình chữ nhật biểu diễn 1 chục và 1 hình vuông biểu diễn 1 đơn vị, hỏi: Có mấy chục? Mấy đơn vị?
- Giới thiệu: Để chỉ 1 trăm, 1chục, 1 đơn vị trong toán học người ta có số 1 trăm mười một. Viết: 111 (Viết vào cột đọc số và viết số 111).
- Giới thiệu số 112, 115 tương tự 111.
- Y/c HS dùng các tấm dựa biểu diễn số của cá nhân, thảo luận cặp đôi tìm cách đọc, viết các số: 118, 120, 121, 127, 135. Và viết lên bảng.
- Y/c HS đọc lại các số vừa lập được.
c/ Luyện tập – thực hành:
Bài 1:
- Y/c HS tự làm bài trong VBT sau đó đổi vở chéo để kiểm tra chéo. 1 em lên bảng làm.
- Nhận xét, cho điểm HS lên bảng.
Bài 2:
- Vẽ lên bảng các tia số (Theo BT), gọi lần lượt HS lên bảng điền số còn thiếu vào chỗ trống trên tia số (a, c).
- Nhận xét, cho điểm HS. Y/c HS đọc các số trên tia số.
Bài 3:
- Hỏi BT y/c em làm gì?
- Viết lên bảng 123, 124 và hỏi: Hãy so sánh các chữ số hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị ở mỗi số trên.
- Vậy 123 và 124 số nào nhỏ hơn, số nào lớn hơn.
- Y/c 1 HS lên bảng điền dấu vào 123..124.
- Y/c HS lần lượt lên bảng làm các phần còn lại, cả lớp làm trong VBT.
- Nhận xét, cho điểm HS.
4/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- Y/c HS đọc các số từ 141 đến 150. 181 đến 190.
- Ôn lại cách đọc, viết, so sánh số từ 111 đến 200. Xem bài: “Các số có ba chữ số”.
 * GV nhận xét tiết học.
- Cả lớp hát vui.
- HS trả lời.
- HS nhắc lại tựa bài.
- Có 1 trăm và lên bảng viết vào cột trăm.
- Có 1 chục và 1 đơn vị, lên bảng viết 1 vào cột chục và 1 vào cột đơn vị.
- Theo dõi sau đó viết bảng con và đọc số 111.
- Đọc và viết bảng con 112, 115.
- Thảo luận theo cặp đôi. Một số HS lên bảng: 1 em gắn hình biểu diễn số, 1 em đọc số, 1 em viết số.
- Đọc đồng thanh, cá nhân.
- Làm bài, nhận xét bài trên bảng kiểm tra bài của nhau vàchữa bài.
- Lần lượt lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi, nhận xét và sửa bài.
- Theo dõi. Đọc số trên tia số (cá nhân, đồng thanh).
- So sánh số và điền số > , < , =.
- Chữ số hàng trăm cũng là 1. Chữ số hàng chục cũng là 2. Chữ số hàng đơn vị 3 nhỏ hơn 4.
- Số 123 nhỏ hơn 124 và 124 lớn hơn 123.
- 1 em lên bảng, cả lớp theo dõi nhận xét.
- Làm bài, nhận xét bài trên bảng và sửa chữa.
Môn : Tập Đọc
NHỮNG QUẢ ĐÀO
I/ MỤC TIÊU
1. Đọc
- Đọc trơn được cả bài. 
- Đúng các từ khó, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. 
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ
- Biết thể hiện tình cảm của các nhân vật qua lời đọc.
2. Hiểu
- Hiểu nghĩa của các từ mới : cái vò, hài lòng, thơ dại, thốt,  
- Hiểu nội dung bài : Nhờ những quả đào người ông biết được tính nết của từng cháu mình. Ông rất vui khi thấy các cháu đều là những đứa trẻ ngoan, biết suy nghĩ , đặc biệt ông rất hài lòng về Việt vì em là người có tấm lòng nhân hậu. 
II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tranh minh hoạbài tập đọc, nếu có 
- Bảng phụ ghi sẵn từ, các câu cần luyện ngắt giọng
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 2 HS lên bảng kiểm tra bài Cây dừa.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2/ DẠY - HỌC BÀI MỚI
2.1. Giới thiệu bài
- Hỏi : Nếu bây giờ các con nhận một quả đào, các con làm gì với quả đào đó ?
- Ba bạn nhỏ Xuân, Vân, Việt cũng được ông cho mỗi bạn một quả đào. Các bạn làm gì với quả đào của mình ? Để biết được đều này, chúng ta cùng học bài hôm nay những quả đào.
- Ghi tên bài lên bảng.
2.2. Luyện đọc
a) Đọc mẫu
- GV đọc mẫu toàn bài một lượt, sau đó gọi 1 HS khá đọc lại bài.
Chú ý giọng đọc
+ Lời người kể đọc với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng.
+ Lời của ông, đọc với giọng ôn tồn, tình cảm. Câu cuối bài khi ông nói với Việt đọc với vẻ tự hào, vui mừng.
+ Lời của Xuân, đọc với giọng hồn nhiên, nhanh nhảu.
+ Lời của Vân, đọc với giọng ngây thơ
+ Lời của Việt, đọc với giọng rụt rè, lúng túng.
b) Luyện phát âm
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài. Ví dụ :
+ Tìm các từ ngữ chứa tiếng có âm đầu l, n, r, tr,  trong bài
+ Tìm các từ có thanh hỏi, thanh ngã.
- Nghe HS trả lời và ghi các từ này lên bảng.
- Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc các từ này. (Tập trung vào các HS mắc lỗi phát âm)
- Yêu cầu HS đọc từng câu. Nghe và chỉnh sửa lỗi cho HS, nếu có.
c) Luyện đọc đoạn
- Hỏi : Để đọc bài tập đọc này, chúng ta phải sử dụng mấy giọng đọc khác nhau ? Là giọng của những ai ?
- Hỏi : Bài tập đọc có mấy đoạn ? Các đoạn được phân chia như thế nào ?
- Yêu cầu HS đọc phần chú giải để hiểu nghĩa các từ mới.
- Gọi 1 HS đọc đoạn 1
- Nêu giọng đọc và tổ chức cho HS luyện đọc hai câu nói của ông.
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn 1
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn 2
- Gọi HS đọc mẫu câu nói của bạn Xuân. Chú ý đọc với giọng hồn nhiên, nhanh nhảu.
- Gọi HS đọc mẫu câu nói của ông . 
- Yêu cầu HS đọc lại đoạn 2
- Hướng dẫn HS đọc lại đoạn còn lại tương tự như trên
- Y/cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn trước lớp, GV cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Chia nhóm HSvà theo dõi HS đọc theo nhóm.
d) Thi đọc
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân.
e) Cả lớp đọc đồng thanh
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh đoạn 3, 4. 
TIẾT 2
2.3. Tìm hiểu bài
- GV đọc mẫu toàn bài lần 2 và đặt câu hỏi hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
- Người ông dành những quả đào cho ai ?
- Xuân đã làm gì với quả đào ông cho ?
- Ông đã nhận xét về Xuân như thế nào ?
- Vì sao ông nhận xét về Xuân như vậy ?
- Bé Vân đã làm gì với quả đào ông cho ?
- Ông đã nhận xét về Vân như thế nào ?
- Chi tiết nào trong truyện chứng tỏ bé Vân còn rất thơ dại.
- Việt đã làm gì với quả đào ông cho ?
- Ông đã nhận xét về Việt như thế nào ?
- Vì sao ông lại nhận xét như vậy ?
- Con thích nhân vật nào nhất ? Vì sao ?
2.4. Luyện đọc lại bài
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc lại bài.
- Gọi HS dưới lớp nhận xét và cho điểm sao mỗi lần đọc. Chấm điểm và tuyên dương các nhóm đọc tốt 
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà luyện đọc lại bài và chuẩn bị bài sau. 
- 2 HS lên bảng, đọc thuộc lòng bài Cây dừa và trả lời câu hỏi cuối bài. 
- HS dưới lớp nghe và nhận xét bài của bạn
- Một số HS trả lời theo suy nghĩ riêng.
- 3 HS đọc lại tên bài.
- Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo.
- Tìm từ và trả lời theo yêu cầu của GV:
+ Các từ đó là : thật là thơm, nó, làm vườn, hài lòng, nói, tấm lòng, ...
+ Các từ đó là : quả đào, nhỏ, hỏi, chẳng bao lâu, giỏi, với vẻ tiếc rẻ, vẫn thèm, trải bàn, chẳng, thốt lên, 
- 5 đến 7 HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh.
- Mỗi HS đọc 1 câu, đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài.
- Chúng ta phải đọc với 5 giọng khác nhau, là giọng của người kể chuyện, giọng của người ông, giọng của Xuân, giọng của Việt, giọng của Vân
- Bài tập đọc được chia làm 4 đoạn
+ Đoạn 1 : Sau một chuyến  có ngon không ?
+ Đoạn 2 : Cậu bé Xuân nói  Ông hài lòng nhận xét.
+ Đoạn 3 : Cô bé Vân nói  còn thơ dại quá !
+ Đoạn 4 : phần còn lại
- 1 HS đọc bài
- 1 HS đọc bài
- Một số HS đọc cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh.
- 2 HS đọc bài
- 1 HS đọc bài
- 1 HS đọc, các HS khác n/x và đọc lại.
- 1 HS đọc, các HS khác nhận xét và đọc lại.
- HS đọc đoạn 2.
 - Nối tiếp nhau đọc các đoạn 1, 2, 3, 4, 5 (đọc 2 vòng).
- Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- Các nhóm cử cá nhân thi đọc cá nhân, các nhóm thi đọc nối tiếp, đọc đồng thanh nối tiếp trong bài.
- Theo dõi bài, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.
- Người ông dành những quả đào cho vợ và ba đứa con nhỏ.
- Xuân đã ăn quả đào rồi lấy hạt trồng vào một cái vò. Em hi vọng hạt đào sẽ lớn thành một cây đào to.
- Người ông nói rằng sau này Xuân sẽ trở thành một người làm vườn giỏi.
- Ông nhận xét về Xuân như vậy vì khi ăn đào thấy ngon, Xuân đã biết lấy hạt đào đem trồng, để sau này có một cây đào thơm ngon như thế. Việc Xuân đem hạt đào đi trồng cũng cho thấy cậu rất thích trồng cây đào.
- Vân ăn hết quả đào của mình rồi đem vứt hạt đi. Đào ngon đến nổi cô bé ăn xong vẫn còn the ... thế nào ?
c) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS đọc các từ khó dễ lẫn và các từ khó viết.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ tìm được.
d) Viết chính tả
- GV đọc cho HS viết theo đúng yêu cầu.
e) Soát lỗi
- GV đọc lại bài, dừng lại các tiếng khó cho HS chữa.
g) Chấm bài
- Thu chấm 10 bài.
- Nhận xét bài viết.
2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm HS.
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tìm thêm các từ có âm đầu s/x, có vần in/inh và viết các từ này. HS nào viết xấu, sai nhiều lỗi phải viết lại bài chính tả cho đúng. 
- Viết từ theo yêu cầu của GV.
- Theo dõi HS đọc. 1 HS đọc lại bài.
- Bài thơ tả Hoa Phượng.
Hôm qua còn lấm tấm
Chen lẫn màu áo xanh
Sáng nay bừng lửa thẫm
Rừng rực cháy trên cành.
 Phượng mở nghìn mắt lửa,
 Một trời hoa phượng đỏ
- Bài thơ có 3khổ thơ. Mỗi khổ có 4câu thơ. Mỗi câu thơ có 5chữ
- Viết hoa.
- Dấu phẩy, dấu chấm, dấu gạch ngang đầu dòng, dấu chấm hỏi, dấu chấm cảm.
- Để cách 1 dòng
- lấm tắm, lửa thẫm, rừng rực, 
- chen lẫn, lửa thẫm, mắt lửa, 
- 4 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào vở nháp.
- HS nghe và viết.
- Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để soát lỗi, chữa bài. 
- Bài tập yêu cầu chúng ta điền vào chỗ trống s hay x, in hay inh.
- 2 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào Vở bài tập Tiếng Việt 2, tập 2.
a) Bầu trời xám xịt như sà xuống sát tận chân trời. Sấm rền vang, chớp lóe sáng. Cây sung già trước cửa sổ như trút lá theo trận lóc, trơ lại những cành xơ xác, khẳng khiu. Đột nhiên, trận mưa dông sầm sập đổ xuống, gõ lên mái tôn loảng xoảng. Nước mưa sủi bọt, cuốn qua mảnh sân xi măng thành dòng ngầu đục
b) Chú Vinh thương binh, nhờ siêng năng, biết tính toán chú đã có một ngôi nhà xinh xắn, vườn cây đầy trái chín thơm lừng. Chú hay giúp đỡ mọi người nên được gia đình, làng xóm tin yêu, kính phục.
Môn : Toán
MÉT
I/ MỤC TIÊU :
	Giúp học sinh.
- Nắm được tên gọi, kí hiệu và độ lớn của đơn vị mét (m) làm quen với thứơc mét.
	- Nắm được quan hệ giữa dm, cm và m
	- Biết làm phép tính cộng, trừ (có nhớ) trên số đo với đơn vị là mét.
	- Bước đầu tập đo độ dài (các đoạn thẳng dài đến khoảng 3m) và tập ước lượng theo đơn vị mét.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
	- Thước mét (thẳng bằng nhựa) với các vạch chia thành từng xăngtimét.
	- 1 sợi dây dài khoảng 3m.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ỔN ĐỊNH:
2. KIỂM TRA BÀI CŨ:
- GV cho HS chỉ ra trên thước kẻ đoạn thẳng có độ dài 1cm, 1dm.
- Hãy vẽ trên giấy các đoạn thẳng có độ dài 1cm, 1dm.
3. DẠY – HỌC BÀI MỚI:
 a/ Giới thiệu:
- GV giới thiệu bài và ghi tựa bài lên bảng. Gọi HS nhắc lại.
 b/ Giới thiệu đơn vị đo độ dài mét (m) và thứơc mét:
* GV hướng dẫn HS quan sát cái thước mét ( có vạch chia từ 0 đến 100) và giới thiệu: “Độ dài từ vạch 0 đến vạch 100 là 1 mét”. 
- GV vẽ trên bảng 1 đoạn thẳng 1m ( nối 2 chấm từ vạch 0 đến vạch 100) và nói:“Độ dài đoạn thẳng này là1 mét”
GV nói: “Mét là một đơn vị đo độ dài. Mét viết tắt là m” rồi viết “m” lên bảng.
- Một mét bằng 10 đềximét, rồi viết lên bảng.
10 dm = 1m, 1m = 10 dm
* GV gọi 1 HS quan sát các vạch chia trên thước và trả lời câu hỏi:
· Một mét dài bằng bao nhiêu xăngtimét? (100cm)
GV nói: Một mét bằng 100 xăngtimét và viết lên bảng.
1m = 100cm
- GV gọi vài HS nhắc lại.
1m = 10dm, 1m = 100cm
- GV hỏi tiếp
· Độ dài 1m được tính từ vạch nào đến vạch nào trên thước mét? (tính từ vạch 0 đến vạch 100).
c/ Thực hành:
Bài 1: Số.
- GV cho HS làm bài vào bảng con. GV nhận xét và sửa chữa.
1dm = 10cm	100cm = 1m
1m = 100cm	 10dm = 1m
Bài 2: Tính.
- GV cho HS làm bài vào vở.
- GV gọi HS lên bảng sửa bài. GV nhận xét sửa chữa.
17m + 6m = 23m	15m – 6m = 9m
 8m + 30m = 38m	38m – 24m = 14m
47m + 18m = 65m	74m – 59m = 15m
Bài 3:
Tóm tắt.	 Giải
Cây Dừa cao : 8m Cây Thông cao là
Cây Thông cao hơn : 5m 5 + 8 = 13 (m)
Cây Thông cao :.? m Đáp số: 13m
- GV chấm 1 số vở cho HS
Bài 4: Viết cm hoặc m vào chỗ chấm thích hợp.
- GV cho HS tổ chức trò chơi thi đua giữa 2 đội A, B, mỗi đội cử ra 5 HS tham gia trò chơi, mỗi 1 lần chơi là 1 lượt chơi. Đội nào điền đúng và nhanh hơn thì thắng cuộc
Cột cờ trong sân trường cao 10m.
Bút chì dài 19m.
Cây Cau cao 6m.
Chú Tư cao165cm.
- GV nhận xét qua trò chơi.
- Cả lớp hát vui.
- HS lên chỉ.
- 2 HS lên vẽ.
- HS nhắc lại tựa bài.
- HS trả lời.
- HS đọc cá nhân.
- Lớp đọc đồng thanh.
- HS trả lời.
- Lớp nhận xét.
- HS làm bài vào bảng con và đọc.
- HS làm bài vào vở.
- HS lên bảng sửa bài.
- HS nộp bài.
- HS thực hiện trò chơi.
- Lớp nhận xét.
Môn :Tập Làm Văn
ĐÁP LỜI CHIA VUI, NGHE – TRẢ LỜI CÂU HỎI
I/ MỤC TIÊU :
- Biết đáp lại chia vui của người khác bằng lời của mình. 
- Biết nghe kể chuyện và trả lời câu hỏi về truyện Sự tích hoa dạ lan hương.
- Biết nghe và nhân xét lời đáp, nhận xét câu trả lời của bạn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Câu hỏi gợi ý bài tập 2 trên bảng phụ.
- Bài tập 1 viết trên bảng lớp.
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KIỂM TRA BÀI CŨ :
- Gọi 2 HS lên bảng thực hành đáp lời cảm ơn của người khác theo các tình huống của bài tập 1, giờ Tập làm văn, tuần 28. 2 HS đọc bài viết của bài tập 3.
- Nhận xét, cho điểm HS 
2/ DẠY- HỌC BÀI MỚI :
2.1. Giới thiệu bài :
- Trong giờ học Tập làm văn tuần này, chúng ta cùng học về cách đáp lại lời chia vui của người khác, sau đó nghe và trả lời về nội dung truyện Sự tích hoa dạ lan hương.
 2.2. Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1 : 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS đọc các tình huống được đưa ra 
trong bài.
- Gọi 1 HS nêu lại tình huống 1.
- Khi tặng hoa chúc mừng sinh nhật con, bạn con có thể nói như thế nào ?
- Con sẽ đáp lại lời chúc mừng của bạn ra sao?
- Gọi 2 HS lên bảng đóng vai thể hiện lại tình huống này.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, suy nghĩ và thảo luận với nhau để đóng vai thể hiện 2 tình huống còn lại của bài. 
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
Bài 2 : 
- GV yêu cầu HS đọc dề bài để HS nắm được yêu cầu của bài, sau đó kể chuyện 3 lần.
Sự tích hoa dạ lan hương
Ngày xưa, có một ông lão thấy một cây hoa bị vứt lăn lóc ở ven đường, bèn đem về nhà trồng. Nhờ ông hết lòng chăm bón, cây hoa sống lại. Rồi nó nở những bông thật to và lộng lẫy để tỏ lòng biết ơn ông. Nhưng ban ngày ông lão bận, làm gì có thời gian để ngắm hoa.
Hoa bèn xin Trời cho nó đổi vẻ đẹp thành hương thơm để mang lại niềm vui cho ông lão tốt bụng. Cảm động trước tấm lòng của hoa, Trời biến nó thành một loài hoa nhỏ bé, sắc màu không lộng lẫy nhưng toả hương thơm nồng nàn vào ban đêm. Đó là hoa dạ lan hương.
Theo Trần Hoài Dương 
- Hỏi : Vì sao cây hoa biết ơn ông lão ?
- Lúc đầu, cây hoa tỏ lòng biết ơn ông lão bằng cách nào ?
- Về sau, cây hoa xin Trời điều gì ?
- Vì sao Trời lại cho hoa có hương vào ban đêm?
- Yêu cầu HS thực hành hỏi đáp trước lớp theo các câu hỏi trên.
- Gọi 1 HS kể lại câu chuyện.
3/ CỦNG CỐ, DẶN DÒ :
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại những câu trả lời của bài 2, kể câu chuyện Sự tích hoa dạ lan hương cho người thân nghe.
- HS thực hiện yêu cầu của Gv.
- Lớp theo dõi và nhận xét bài của các bạn.
- Nói lời đáp của em trong các trường hợp sau.
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi bài trong SGK.
- Bạn tặng hoa, chúc mừng sinh nhật em.
- Bạn có thể nói : Chúc mừng bạn nhân ngày sinh nhật. / Chúc bạn sang tuổi mới cơ nhiều niềm vui. / 
Con có thể nói : Mình cảm ơn bạn nhiều. / Tớ rất thích bông hoa này, cảm ơn bạn nhiều lắm. / Ôi những bông hoa này đẹp quá, cảm ơn bạn đã mang chúng đến cho tớ. / 
- 2 HS đóng vai trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS thảo luận cặp đôi, sau đó một số cặp HS lên thể hiện trước lớp. 
Ví dụ :
Tình huống b
- Năm mới, bác sang chúc Tết gia đình. Chúc bố mẹ cháu luôn mạnh khoé, công tác tốt. Chúc cháu học giỏi, chăm ngoan để bố mẹ luôn vui.
- Cháu cảm ơn bác. Cháu xin chúc bác và gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc.
Tình huống c
- Cô rất vui vì trong năm học này, lớp ta con nào học cũng tiến bộ hơn, học giỏi hơn, lớp lại đạt được danh hiệu lớp tiên tiến. Cô chúc các con giữ vững và phát huy những thành tích ấy trong năm học sắp tới.
- Chúng con xin cảm ơn cô vì cô đã tận tình dạy bảo chúng con trong năm học vừa qua. Chúng con xin hứa với cô sẽ luôn cố gắng làm theo lời cô dạy.
- Vì ông lão đã cứu sống cây hoa và hết lòng chăm sóc nó.
- Cây hoa nở những bông hoa thật to và lộng lẫy đẻ tỏ lòng biết ơn ông lão.
- Cây hoa xin Trời cho nó đổi vẻ đẹp thành hương để mang lại niềm vui cho ông lão.
- Trời cho hoa có hương vào ban đêm vì ban đêm là lúc yên tĩnh, ông lão không phải làm việc nên có thể thưởng thức hương thơm của hoa.
- Một số cặp HS trình bày trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 HS kể, cả lớp cùng theo dõi.

Tài liệu đính kèm:

  • docT29.doc