Kế hoạch giảng dạy môn học lớp 1 - Tuần 12 đến tuần 15

Kế hoạch giảng dạy môn học lớp 1 - Tuần 12 đến tuần 15

TẬP ĐỌC

 Tiết 34 + 35 : Sự tích cây vú sữa

I. MỤC TIÊU

ã Đọc trơn được cả bài. Đọc đúng: sự tích, xuất hiện, xoè cành, căng mịn, run rẩy.

ã Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

ã Hiểu nghĩa các từ chú giải.

ã Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Truyện cho ta thấy tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ đối với con.

ã GDBVMT: Giáo dục Hs có tình cảm đẹp đẽ với cha mẹ. (Khai thác trực tiếp nội dung bài)

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

ã Bảng phụ ghi câu dài.

ã Tranh SGK phóng to.

 

doc 145 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 578Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giảng dạy môn học lớp 1 - Tuần 12 đến tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 01/11/2009 ÿ
 Ngày giảng: Thứ hai, ngày 2 tháng 11 năm 2009
Tập đọc
 Tiết 34 + 35 : Sự tích cây vú sữa
I. Mục tiêu
Đọc trơn được cả bài. Đọc đúng: sự tích, xuất hiện, xoè cành, căng mịn, run rẩy.
Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
Hiểu nghĩa các từ chú giải.
Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Truyện cho ta thấy tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ đối với con.
GDBVMT: Giáo dục Hs có tình cảm đẹp đẽ với cha mẹ. (Khai thác trực tiếp nội dung bài)
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ ghi câu dài.
Tranh SGK phóng to.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
A/ Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng thực hiện các yêu cầu sau.
- Nhận xét ghi điểm.
B/ Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
- Ghi tên bài lên bảng
2. Luyện đọc
a) Đọc mẫu
- Giọng đọc nhẹ nhàng, tha thiết, nhấn giọng ở các từ gợi tả.
b) Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
Đọc từng câu
- Yêu cầu HS đọc từng câu nối tiếp.
- Đọc từ khó: sự tích, xuất hiện, xoè cành, căng mịn, run rẩy.
Đọc từng đoạn
- Gọi 3 em đọc 3 đoạn nối tiếp.
- Hướng dẫn đọc ngắt giọng.
- Yêu cầu HS nêu nghĩa từ chúa giải.
Đọc bài trong nhóm.
Thi đọc
Đồng thanh
- HS1: đọc đoạn 1 bài Cây xoài của ông em và TLCH: Tìm những hình ảnh đẹp miêu tả cây xoài cát?
- HS2: Đọc đoạn còn lại và Trả lời: Tại sao bạn nhỏ cho rằng cây xoài cát nhà mình là thứ qùa ngon nhất?
- Học sinh nhắc lại tên bài
- Nghe và nhẩm theo Gv
- Mỗi em đọc 1 câu nối tiếp.
- Đọc cá nhân - đồng thanh từ khó.
- 3 em đọc nối tiếp 3 đoạn.
- Tìm cách ngắt và luyện đọc các câu:
+ Một hôm, vừa đói/ vừa rét, lại ....đánh, cậu mới nhớ đến mẹ, liền...nhà.//
+ Môi cậu vừa chạm vào, một ....trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.//
Lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe/ như mắt mẹ khóc chờ con.//
- Nêu nghĩa từ chú giải.
- Đọc bài trong nhóm.
- Thi đọc giữa các nhóm.
- Đồng thanh toàn bài
Tiết 2
3. Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1.
+ Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2.
- Vì sao cậu bé quay trở về ?
+ Trở về nhà không thấy mẹ cậu bé đã làm gì?
+ Thứ quả lạ xuất hiện trên cây như thế nào?
+ Những nét nào ở cây gợi lên hình ảnh của mẹ?
+ Theo em, nếu được gặp lại mẹ, cậu bé sẽ nói gì?
* Câu chuyện này nói lên điều gì?
Câu chuyện này nói lên tình yêu thương sâu nặng của mẹ đối với con.
*Qua câu chuyện này muốn giáo dục chúng ta điều gì? (GDBVMT)
4. Luyện đọc lại
- Các nhóm thi đọc. Cả lớp bình chọn bạn đọc hay.
5. Củng cố dặn dò
- Cho 1 em đọc lại cả bài.
- Em đã làm được việc gì cho cha mẹ vui lòng?
- Nhận xét giờ.
- Dặn HS đọc lại bài.
- Về học và chuẩn bị bài sau: Bài Mẹ
- Đọc thầm đoạn 1.
- Cậu bé bỏ nhà ra đi vì cậu bị mẹ mắng.
- Đọc thầm đoạn 2.
- Vì cậu vừa đói vừa rét lại bị trẻ lớn hơn đánh.
- Cậu khản tiếng gọi mẹ rồi ôm lấy một cây xanh trong vườn mà khóc.
- Cây xanh run rẩy, từ trong cành lá........ngọt thơm như sữa mẹ.
- Lá cây đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cây xoà cành ôm cậu như tay mẹ âu yếm vỗ về.
- Mẹ ơi con đã biết lỗi rồi, mẹ hãy tha lỗi cho con. Từ nay con sẽ chăm ngoan để mẹ vui lòng.
- Cá nhân phát biểu.
- Cần phải biết vâng lời mẹ và chân trọng những tình cảm mà cha mẹ dành cho ta.
- 3 nhóm thi đọc.
- 1 Hs khá giỏi
- Trả lời theo sự hiểu biết
- Nghe và rút kinh nghiệm
Toán
 Tiết 56: Tìm số bị trừ
I. Mục tiêu
 Giúp HS:
Biết cách tìm số bị trừ trong phép trừ khi biết hiệu và số trừ.
áp dụng cách tìm số bị trừ để giải các bài tập có liên quan.
Củng cố kĩ năng vẽ đoạn thẳng qua các điểm cho trước. Biểu tượng về hai đoạn thẳng cắt nhau.
II. Đồ dùng dạy học
Từ bìa kẻ 10 ô vuông như bài học.
Kéo.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 em lên bảng làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn.
- GV ghi điểm.
B/ Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV viết lên bảng phép trừ 10- 6 = 4.
 - Yêu cầu HS gọi tên các thành phần trong phép trừ sau đó ghi tên bài lên bảng.
2. Tìm số bị trừ
Bước 1: Thao tác với đồ dùng trực quan.
Bài toán 1:
- Có 10 ô vuông (đưa ra mảnh giấy có 10 ô vuông). Bớt đi 4 ô vuông (dùng kéo cắt ra 4 ô vuông). Hỏi còn lại bao nhiêu ô vuông?
- Làm thế nào để biết còn lại 6 ô vuông?
- Hãy nêu tên các thành phần và kết quả trong phép tính: 10- 4= 6 (HS nêu GV gắn thanh thẻ ghi tên gọi).
Bài toán 2:
 - Có 1 mảnh giấy được cắt làm 2 phần. Phần thứ nhất có 4 ô vuông. Phần thứ hai có 6 ô vuông. Hỏi lúc đầu tờ giấy có bao nhiêu ô vuông?
- Làm thế nào tìm ra 10 ô vuông?
Bước 2: Giới thiệu kĩ thuật tính
- Nếu gọi số ô vuông ban đầu chưa biết là x. Số ô vuông bớt đi là 4. Số ô vuông còn lại là 6. Hãy đọc cho cô phép tính tương ứng để tìm số ô vuông còn lại.
- Để tìm số ô vuông ban đầu chúng ta làm gì? (Khi HS trả lời, GV ghi bảng: x= 6+4)
- Số ô vuông ban đầu là bao nhiêu?
- Yêu cầu HS đọc lại phần tìm x trên bảng.
- x gọi là gì trong phép tính x-4=6?
- 6 gọi là gì trong phép tính x-4=6?
- 4 gọi là gì trong phép tính x-4=6?
- Vậy muốn tìm số bị trừ x ta làm thế nào?
- Yêu cầu nhiều HS nhắc lại.
3. Thực hành
Bài 1:
- Gọi 1 em đọc yêu cầu.
- Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài bạn.
( Giảm tai c, g)
- Tại sao x= 8+4?
 - Tại sao x= 18+9?
 - Tại sao x= 25+10?
Bài 2: Viết số thích hợp vào ô trống:
- Ô trống là những số nào?
- Muốn tìm hiệu ta làm thế nào?
- Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
Bài 3: Giảm tải
- Bài toán yêu cầu tìm gì?
- Bài toán cho biết gì về các số cần điền?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi 1 HS đọc chữa.
- Nhận xét cho điểm HS.
Bài 4:
- Yêu cầu HS tự vẽ, tự ghi tên điểm.
- Hỏi thêm:
- Cách vẽ đoạn thẳng qua 2 điểm cho trước.
- Chúng ta dùng gì để ghi tên các điểm?
4. Củng cố dặn dò
- Muốn tìm số bị trừ ta làm thế nào?
- Nhận xét giờ.
- Dặn HS học thuộc bài. Chuẩn bị bài sau: 13 trừ đi một số 13-5.
- HS1: x+18=52
- HS2: 24+x=62
- 2 HS nêu muốn tìm số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng kia.
- Nối tiếp nhau nêu:
- 10 là số bị trừ, 6 là số trừ, 4 là hiệu.
- Học sinh nhắc lại tên bài
- Còn 6 ô vuông
- Thực hiện phép tính 10- 4=6
10 - 4 = 6
Số bị trừ
Số trừ
Hiệu
- Lúc đầu tờ giấy có 10 ô vuông.
- Thực hiện phép tính 4+6=10.
- x- 4 = 6
- Thực hiện phép tính 4+6.
- Là 10.
x- 4=6
 x=6+4
 x=10
- Là số bị trừ.
- Là hiệu.
- Là số trừ.
- Lấy hiệu cộng với số trừ.
- Nhắc lại quy tắc.
* Tìm x?
- Ta lấy hiệu cộng với số trừ.
- 3 em lên bảng làm. Cả lớp làm vào vở.
x-4=8 x-9=19 x-10=25
 x=8+4 x=18+9 x=25+10
 x=12 x=27 x=35
x-8=24 x-7=21 x-12=36
 x=24+8 x=21+7 x=36+12
 x=32 x=28 x=48
- Vì x là số bị trừ trong phép trừ x-8=4, 8 là hiệu, 4 là số trừ. Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
- 2 em trả lời tượng tự như trên.
- Là hiệu và số bị trừ.
- Ta lấy số bị trừ, trừ đi số trừ.
- Ta lấy hiệu cộng với số trừ.
- 1 em làm bài trên bảng.
Số bị trừ
11
21
49
62
94
Số trừ
 4
12
34
27
48
Hiệu
15
 9
15
35
46
- HS làm bài 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra .
* Số?
- Là số bị trừ trong các phép tính trừ.
- 2 em lên bản
5
-2
6
-4
0
-5
- Đọc chữa: 5+2=7 điền 7 vào ô vuông, 6+4=10 điền 10, 0+5=5 điền 5.
a) Vẽ đoạn thẳng AB và CD.
C
B
D
A
- Dùng chữ in hoa. 
- Trả lời theo ý hiểu 
Rút kinh nghiêm: ....................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................
–— & ˜™
Đạo đức
 Tiết 12: Quan tâm giúp đỡ bạn (Tiết1)
I. Mục tiêu
HS hiểu biểu hiện của việc quan tam giúp đỡ bạn là luôn vui vẻ, thân ái với các bạn, sẵn sàng giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn.
Yêu mến quan tâm giúp đỡ bạn xung quanh.
Có hành vi quan tâm giúp đỡ bạn bè trong cuộc sống hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy học
 Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ
- Giới thiệu nội dung phần học tiếp theo.
2.Bài mới
a/ Giới thiệu bài học.
- Cho lớp hát bài: Tìm bạn thân.
- Chốt lại dẫn dắt vào bài.
b/ Các hoạt động
HĐ1: Đọc chuyện.
* GVđọc chuyện: Trong giờ ra chơi.
- Em nghĩ gì về việc làm của Hợp và các bạn đối với Cường?
- Việc làm của các bạn thể hiện điều gì?
KL: Mỗi chúng ta cần phải quan tâm, giúp đỡ bạn bè xung quanh. Như thế mới là bạn tốt và được các bạn yêu mến.
HĐ2: Nhận biết các biểu hiện của quan tâm giúp đỡ bạn.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để nhận biết các biểu hiện của quan tâm giúp đỡ bạn.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- Nhận xét chốt kiến thức.
KL: Tranh 1, 3, 4, 6 thể hiện quan tâm giúp đỡ bạn.Quan tâm giúp đỡ bạn là trong lúc bạn gặp khó khăn, ta cần phải quan tâm, giúp đỡ để bạn vượt qua khó khăn.
HĐ3: Sự cần thiết phải quan tâm giúp đỡ bạn.
- Khi quan tâm giúp đỡ bạn em cảm thấy như thế nào?
KL: Quan tâm giúp đỡ bạn là điều cần thiết nên làm đối với các em. Khi các em biết quan tâm đến bạn thì các bạn sẽ yêu quý, quan tâm và giúp đỡ lại khi em khó khăn đau ốm.
HĐ4: Củng cố dặn dò
- Yêu cầu HS làm bài tập 3 trang 20 VBT đạo đức.
- GV nhận xét chữa bài. Nhận xét giờ.
Dặn HS thực hiện tốt những kiến thức đã học. CB bài tiết 2 học.
- Nghe và quan sát
( Nào ai ngoan ai xinh, ai tươi. Nào ai yêu những người bạn thân.Tìm đến đây ta cầm tay, múa vui nào. Rồi tung tăng ta đi bên nhau, bạn thân yêu ta còn ở đâu, tìm đến đây, ta cầm tay, múa vui nào.)
- Nhắc lại tên bài.
- Nghe chuyện và nhẩm theo GV
- Các bạn đã đỡ bạn Cường và đưa bạn vào trạm xá của trường để cô y tá chăm sóc.
- Thể hiện sự quan tâm đối với bạn.
- Quan sát tranh thảo luận cặp đôi.
- Đại diện các nhóm lên trình bày.
Tranh 1: Cho bạn mượn bút là quan tâm giúp đỡ bạn.
Tranh 3: Giảng bài cho bạn là quan tâm giúp đỡ bạn.
Tranh 4: Nhắc bạn không đọc chuyện trong giờ học là quan tâm giúp đỡ bạn.
Tranh 6: Đến thăm bạn bị ốm là quan tâm giúp đỡ bạn.
- Trả lời theo suy nghĩ.
+ Quan tâm giúp đỡ bạn em cảm thấy vui sướng hạnh phúc.
+ Quan tâm giúp đỡ bạn em cảm thấy mình lớn l ... 4-6=34-6=28
 72-36+24=36+24=60
- Làm bài.
x+14=40 x-22=38 52-x=17
 x=40-1 x=38+22 x=52-17
 x=26 x=60 x=35
- Muốn tìm số hạng ta lấy tổng trừ đi số hạng kia.
- Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.
- Muốn tìm số trừ ta lấy số bị trừ trừ đi hiệu.
- Đọc đề bài
Tóm tắt
 Giấy màu đỏ: : 65 cm
Giấy màu xanh ngắn hơn đỏ: 17cm
Giấy màu xanh :...cm?
Bài giải
Băng giấy màu xanh dài số xăng ti mét 
65- 17= 48 (cm)
 Đáp số: 48cm.
- Hs thực hiện và nhận xét cho nhau
Rút kinh nghiệm: ....................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................
–— & ˜™
Chính tả
 Tiết 30: Bé Hoa
I. Mục tiêu
Nghe viết đúng đoạn đầu trong bài.
Củng cố quy tắc chính tả: ai/ay, s/x, ăt/ăc.
I. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ ghi nội dung bài tập chính tả.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ Kiểm tra bài cũ
- Gọi 4 HS lên bảng.
- Nhận xét bài trên bảng.
B/ Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV đọc đoạn chính tả cần viết, và hỏi học sinh cô vừa đọc đoạn văn trong bài tập đọc nào đã học?
- CV chốt lại và ghi tên bài lên bảng.
2. Hướng dẫn nghe viết
a) Ghi nhớ nội dung đoạn viết
- GVgọi HS đọc lại đoạn chính tả cần chép.
- Bé Nụ có những nét nào đáng yêu?
- Bé Hoa yêu em như thế nào?
b) Hướng dẫn trình bày
- Đoạn trích có mấy câu?
- Trong đoạn trích có những từ nào viết hoa? Vì sao phải viết hoa?
c) Viết từ khó
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ: Bây, hoà, Nụ, lớn lên, hồng, yêu, mãi, võng.
d) Viết chính tả
- GV đọc lại bài lần 2
- HS nghe đọc viết bài.
g) Soát lỗi: Đọc cho học sinh soát lại bài
e) Chấm bài: 
- Thu 5-7 bài để chấm và nhận xét
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2: 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Gọi 2 HS hoạt động theo cặp.
- Nhận xét từng HS.
Bài (3): 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Treo bảng phụ.
- Yêu cầu HS tự làm. 2 HS lên bảng làm cả lớp làm vở bài tập.
- Nhận xét đưa đáp án đúng.
* Phần b tương tự cho các em về nhà làmla
4. Củng cố dặn dò
- Hôm nay học bài gì? Con cần lưu ý nội dung gì?
- Gv chốt lai nội dung toàn bài.
- Nhận xét giờ. Dặn HS về nhà viết lại bài.
CB bài: Tuần 16
- Viết các từ:sản xuất, xuất sắc, cái tai, cây đa, tất bật, bậc thang. 
- Cả lớp viết vào nháp.
- HS nghe và trả lời.
- Học sinh nhắc lại tên bài
- 1 em đọc lại lớp nhẩm theo.
- Môi đỏ hồng, mắt mở to, tròn và đen láy.
- Cứ nhìn em mãi, rất yêu em và thích đưa võng ru em ngủ.
- 8 câu.
- Bây, Hoà, Mẹ, Nụ, Em, Có là những tiếng đầu câu và tên riêng.
- Đọc và viết bảng con các từ khó. Bây, hoà, Nụ, lớn lên, hồng, yêu, mãi, võng.
- Nghe nhẩm theo
- Nghe đọc viết bài.
- Soát bài và đổi vở kiểm tra
- Nghe và rút kinh nghiệm chung 
* Tìm những từ có tiếng chứa vần ai hoặc ay?
- Thực hiện theo yêu cầu của cô
- HS1: Từ chỉ sự di chuyển trên không?
- HS2: Bay.
- HS 3: Nước tuốn thành dòng.
- HS 4: Chảy.
- HS5: Từ trái nghĩa với đúng?
- HS6: Sai.
Điền vào chỗ trống:
a) S hay X
- Sắp xếp, xếp hàng, sáng sủa, xôn xao.
b) ât hay âc?
- Giấc ngủ, thật thà, chủ nhật, nhấc lên.
- Trả lời theo ý hiểu và nhận xét cho nhau.
- Nghe rút kinh nghiệm chung
Rút kinh nghiệm: ....................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................
–— & ˜™
Tập làm văn
 Tiết 15: Chia vui. Kể về anh, chị, em
I. Mục tiêu
Biết cách nói lời chia vui trong một số trường hợp
Nghe và nhận xét được ý kiến của các bạn tronng lớp.
Viết một đoạn văn ngắn kể về anh, chị, em của em.
GDBVMT: Giáo dục tình cảm đẹp đẽ trong gia đình (Trực tiếp)
II. Đồ dùng dạy học
Tranh và một số tình huống để HS nói lời chia vui.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS đọc bài 2.
- Nhận xét bạn đọc bài.
B/ Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV hỏi: Nhà các em có anh chị em không? Anh chị em các con thường làm gì và có những đặc điểm nào đáng quý... và khi anh chị em chúng ta có niềm vui các con đã biết chia vui cùng anh chị em như thế nào? Đó chính là nội dung bài học hôm nay.
- Ghi tên bài lên bảng.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1, 2:
- Gọi HS đọc đề bài.
- Treo tranh và hỏi tranh vẽ gì?
+Chị Liên có niềm vui gì?
+ Nam chúc mừng chị Liên như thế nào?
+ Nếu là em, em sẽ nói gì với chị Liên để chúc mừng chị?
- Theo dõi và nhận xét HS.
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV chót lại cho các em làm miệng sau đó lưu ý để các em viết thành đoạn văn. GV theo dõi giúp đỡ các em còn lúng túng.
- Yêu cầu HS tự làm.
- Gọi HS đọc bài làm.
- Gọi hs nhận xét 
- Gv nhận xét chốt, sửa câu, ý sai (nếu có ) cho các em
3. Củng cố dặn dò
- Hôm nay học bài gì?
- Khi chúc mừng ta cần nói ntn?...
- Là anh chị em trong gia đình cần đối xử với nhau ra sao?
- Gv chốt lại nội dung bài
- Nhận xét giờ.Dặn HS làm bài vào vở.
- CB bài sau: Tuần 16
- 3 em đọc bài2
- Học sinh nhắc tên bài
- 2 em đọc cả lớp đọc thầm yêu cầu.
- Tranh vẽ bé trai đang ôm hoa tặng chị.
- Đạt giải nhì cuộc thi HS giỏi của Tỉnh.
- Bạn Nam chúc mừng chị Liên được giải nhì trong cuộc thi HS giỏi của tỉnh. Hãy nhắc lại lời của Nam.
- Đạt giải nhì trong kì thi HS giỏi của tỉnh.
- Tặng hoa và nói: Em chúc mừng chị. Chúc chị sang năm đạt giải nhất.
- 5 HS nhắc lại.
- HS nói lời của mình: Em xin chúc mừng chị./ Chúc chị học giaỏi hơn nữa./ Mong chị đạt thành tích cao hơn./ Em rất khâm phục chị./
* Em hãy viết 3- 5 câu kể về anh chị em...
- HS làm bài.
- VD: Anh trai em tên là Minh. Năm nay anh học lớp 4 trường Trường Tiểu học Hải Đông. Anh học rất giỏi. Anh em rất yêu em.
- Hs trả lời theo ý hiểu và nhận xét cho nhau
- Nghe và rút kinh nghiệm chung.
Rút kinh nghiệm: ....................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................
–— & ˜™
 Thể dục
 Tiết 30: Bài thể dục phát triển chung.
Trò chơi vòng tròn
I. Mục tiêu
Ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thuộc bài, thực hiện từng động tác tương đối chính xác đẹp.
Tiếp tục ôn trò chơi vòng tròn.
Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi cố vần điệu ở mức độ ban đầu tương đối chủ động.
II. Đồ dùng dạy học
Chuẩn bị 1 khăn cho trò chơi và 1 cái còi.
III. Các hoạt động dạy học
Nội dung
Thời /G 
Phương pháp
1. Phần mở đầu
- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
2. Phần cơ bản
* Ôn bài thể dục:
- Tập bài thể dục 
- Các tổ trình diễn
* Ôn trò chơi: vòng tròn
- Ôn cách nhảy chuyển từ một thành hai vòng tròn và ngược lại theo hiệu lệnh.
- Ôn vỗ tay kết hợp với nghiêng người như nhún chân khi nghe thấy hiệu lệnh, nhảy chuyển đội hình.
- Đi nhún chân, vỗ tay kết hợp với nghiêng đầu và thân như nhún 7 bước, đến bước thứ tám nhảy chuyển đội hình.
- Đứng quay mặt vào tâm, học 4 câu vần điệu kết hợp vỗ tay: vòng tròn (vỗ nhịp 1) Vòng tròn (vỗ nhịp 2) từ một (nhịp 3) vòng tròn (vỗ nhịp 4) chúng ta (vỗ nhịp 5) cùng nhau (vỗ nhịp 6) chuyển thành (vỗ nhịp 7) hai vòng tròn ( vỗ nhịp 8)
- Đứng quay mặt theo vòng tròn, đọc vần điệu kết hợp với nhún chân, nghiêng người, đếm nhịp 8 (hai vòng tròn) thì nhảy sang trái (số1) và nhảy sang phải (số 2) kết hợp GV hô nhảy. Tiếp theo đọc vần điệu và nhảy từ hai vòng tròn về một vòng tròn. Trò chơi cứ tiếp tục như vậy.
3. Phần kết thúc
- Cúi người thả lỏng và hít thở sâu.
- Nhảy thả lỏng.
- Nhận xét giờ .
- Dặn HS ôn lại bài
5’
25’
1 lần.
- 5 lần
5 lần
5 lần
5 lần
5 lần
3-5’
- Tập hợp lớp thành 4 hàng dọc.
- Chào báo cáo khi GV nhận lớp.
- GV chia tổ cho HS tập luyện.
- Gọi từng tổ lên trình diễn.
- GV nêu tên trò chơi.
- Tham gia chơi trò chơi.
- Điểm số theo chu kì 1-2 đến hết vòng tròn để HS nhận biết số.
- Tập luyện trong tổ.
- Từng tổ thi điểm số.
GV thực hiện cùng hinh sinh
Rút kinh nghiệm: ....................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................
–— & ˜™
Sinh hoạt
Nhận xét tuần 15
I. Đánh giá chung về mọi hoạt động
 1) Nề nếp
 	Nhìn chung các em đã thực hiện một số nề nếp của lớp tương đối tốt : Như đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp tương đối đẹp, trong lớp trật tự chăm chú nghe giảng. Thực hiện mặc đồng phục chưa đều. Một số em còn hay quên sách vở.
2) Học tập:
Có nhiều em hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài như em Hương, Thảo, Anh, Ng Tú, Tâm, Duyên
Phê bình các em còn lười học: 2 Chiến, Dũng, Phước, ánh
- Hay nói Chuyện trong giờ học : Chúc, Chiến, Tuấn Em
3) Đạo đức:
Nhìn chung các em có đạo đức tốt, thực hiện đầy đủ 4 nhiệm vụ của người HS. Nói năng lễ phép.
- Còn một số em có tư thế tác phong chưa nhanh nhẹn, viết bài còn chậm, đôi khi còn nói chuyện trong lớp. Chưa biết giữ gìn vệ sinh lớp yêu cầu các em cần khắc phục ngay.
- Một số em chữ viết còn xấu cần rèn thêm nhiều ở nhà. 2 Chiến, Dũng, Phước, ánh
II. Phương hướng tuần sau
- Tiếp tục ổn định mọi nề nếp
- Học bài , làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Soạn sách vở đầy đủ.
- Tham gia giữ vệ sinh chung.
- Tiếp tục tham gia học tập tốt thi đua chào ngày 22/12.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 12,13 14 ,15..doc