Kế hoạch giảng dạy môn học khối 2 - Tuần 17 - Trường TH Vĩnh Hịa

Kế hoạch giảng dạy môn học khối 2 - Tuần 17 - Trường TH Vĩnh Hịa

Tập đọc: TÌM NGỌC

 I/ Mục tiêu:

 - Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; biết đọc với giọng kể chậm rãi.

 - Hiểu N/D: Câu chuyện kể về những vật nuôi trong nhà rất tình nghĩa, thông minh, thực sự là bạn của con người. (trả lời được các CH1,2,3)

 - HS khá, giỏi trả lời được CH4.

 II / Chuẩn bị: Tranh minh họa sách giáo khoa, bảng phụ viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc

 III/ Các hoạt động dạy học:

 

doc 17 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 753Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giảng dạy môn học khối 2 - Tuần 17 - Trường TH Vĩnh Hịa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17
?&@
Thứ hai ngày tháng năm 2009
Tập đọc: TÌM NGỌC
 I/ Mục tiêu: 
 - Biết ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu; biết đọc với giọng kể chậm rãi. 
 - Hiểu N/D: Câu chuyện kể về những vật nuôi trong nhà rất tình nghĩa, thông minh, thực sự là bạn của con người. (trả lời được các CH1,2,3)
 - HS khá, giỏi trả lời được CH4.
 II / Chuẩn bị: Tranh minh họa sách giáo khoa, bảng phụ viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc 
 III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
TIẾT 1:
A. Kiểm tra bài cũ:
 - Kiểm tra 2 học sinh đọc và trả lời câu hỏi trong bài tập đọc: “ Thời gian biểu” 
B.Bài mới 
 1) Giới thiệu bài: 
-Hôm nay chúng ta tìm hiểu tiếp về những người bạn trong gia đình như chó mèo để biết chúng thông minh và tình nghĩa ra sao các em sẽ tìm hiểu qua bài “Tìm ngọc ” 
 2) Luyện đọc: 
a. GV đọc mẫu toàn bài:
-Đọc giọng nhẹ nhàng tình cảm, ngạc nhiên, khẩn trương hồi hộp ở đoạn 4,5.
b. Hướng dẫn luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
- Đọc từng câu.
-Hướng dẫn luyện đọc từ khó.
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- Giải nghĩa từ.
- Yêu cầu đọc tìm cách ngắt giọng một số câu dài, câu khó ngắt thống nhất cách đọc các câu này trong cả lớp.
- Lắng nghe và chỉnh sửa cho học sinh.
-Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm.
- Hướng dẫn các em nhận xét bạn đọc.
- Các nhóm thi đua đọc.
-Lắng nghe nhận xét và ghi điểm.
- Yêu cầu đọc đồng thanh cả bài. 
TIẾT 2:
3. Tìm hiểu nội bài: 
-Yêu cầu lớp đọc thầm trả lời câu hỏi:
-Gặp bọn trẻ định giết con rắn chàng trai đã làm gì?
- Con rắn đó có gì lạ? 
- Con rắn tặng chàng trai vật quí gì?
- Ai đánh tráo viên ngọc?
- Vì sao anh ta lại tìm cách đánh tráo viên ngọc?
- Thái độ của chàng trai ra sao?
- Chó méo đã làm gì để lấy lại được viên ngọc ở nhà thợ kim hoàn?
- Yêu cầu lớp đọc thầm trả lời câu hỏi:
- Chuyện gì xảy ra khi chó ngậm ngọc mang về?
- Khi bị cá đớp mất ngọc chó, mèo đã làm gì?
- Lần này con nào mang ngọc về? 
- Chúng có mang ngọc về tới nhà không? Vì sao?
- Mèo nghĩ ra cách gì?
- Quạ có mắc mưu không? Nó phải làm gì?
- Thái độ của chàng trai như thế nào khi lấy lại được ngọc quý?
- Tìm những từ ngữ khen ngợi chó và mèo?
4. Luyện đọc lại:
- HS đọc lại truyện.
5. Củng cố dặn dò : 
- Gọi hai em đọc lại bài.
- Câu chuyện em hiểu được điều gì?
- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
- Dặn về nhà học bài xem trước bài mới.
- Hai em lên bảng đọc và trả lời câu hỏi của giáo viên.
- HS lắng nghe tạo hứng thú vào bài.
- Vài HS nhắc lại tựa bài.
-Lớp lắng nghe đọc mẫu.
- Học sinh tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài.
- Rèn đọc các từ như: bỏ tiền, thả rắn, toan rỉa thịt, kim hoàn, long vương, ... 
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.
- Xưa / có một chàng trai / thấy bọn trẻ định giết một con rắn nước / liền bỏ tiền ra mua / rồi thả rắn đi.// Không ngờ / con rắn ấy là con của Long Vương.// 
-Đọc từng đoạn trong nhóm.
-Các em khác lắng nghe và nhận xét bạn đọc.
- Các nhóm thi đua đọc bài, đọc đồng thanh và cá nhân đọc.
- Lớp đọc đồng thanh đoạn 1, 2, 3.
- Một em đọc thành tiếng. Lớp đọc thầm đoạn 1, 2, 3 
- Bỏ tiền ra mua rắn rồi thả rắn đi.
- Rắn chính là con của Long Vương 
- Một viên ngọc quý.
- Người thợ kim hoàn.
- Vì anh ta biết đó là viên ngọc quý.
- Rất buồn.
- Mèo bắt chuột, nó sẽ không ăn thịt nếu tìm được ngọc.
-Một em đọc đoạn 4, lớp đọc thầm theo.
- Chó làm rơi ngọc và bị một con cá lớn đớp mất 
- Rình bên sông, thấy có người đánh được con cá lớn, mổ ruột cá có ngọc, mèo liền nhảy tới ngoạm ngọc chạy.
- Mèo đội trên đầu.
- Không, vì bị một con quạ đớp lấy ngọc rồi bay lên cây cao.
- Giả vờ chết để lừa quạ.
- Quạ mắc mưu, liền van lạy trả lại ngọc.
- Chàng trai vô cùng mừng rỡ.
- Thông minh, tình nghĩa.
- HS đọc truyện.
- Hai em đọc lại cả bài.
- Chó mèo là những con vật gần gũi, thông minh, tình nghĩa.
-Phải sống đoàn kết tốt với mọi người xung quanh 
- Về nhà học bài xem trước bài mới.
Toán: ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ
 I/ Mục tiêu:
 - Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20 để tính nhẩm. 
 - Thực hiện được phép cộng,trừ có nhớ trong phạm vi 100.
 - Biết giải bài toán về nhiều hơn.
 - Làm được BT 1, 2, 3 ( cột a,c), 4. HS khá, giỏi có thể làm thêm BT3 (cột b, d); BT5. 
 II/ Chuẩn bị: - Mô hình đồng hồ có thể quay kim, Tờ lịch tháng 5 như sách giáo khoa.
 III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Giới thiệu bài: 
-Hôm nay chúng ta sẽ củng cố về phép cộng, phép trừ trong phạm vi 100.
 2. Luyện tập:
 Bài 1: - Gọi một em đọc yêu cầu đề bài.
- Bài toán yêu cầu ta làm gì?
- Ghi lên bảng 9 + 7 =? 
- Yêu cầu nhẩm và nêu kết quả nhẩm.
- Khi biết 9 + 7 = 16 ta có cần nhẩm để tìm kết quả của 16 - 9 hay không? Vì sao?
-Yêu cầu lớp làm vào vở các phép tính còn lại.
- Mời các tổ nối tiếp báo cáo kết quả.
- Nhận xét bài làm học sinh.
Bài 2: - Yêu cầu học sinh nêu đề bài 
- Bài toán yêu cầu ta làm gì?
- Yêu cầu 3 em lên bảng thi đua làm bài.
- Yêu cầu lớp thực hiện vào vở.
- Gọi 3 em khác nhận xét bài bạn trên bảng.
- Yêu cầu nêu cách thực hiện các phép tính: 44 - 8; 94 - 57; 30 - 6.
- Nhận xét ghi điểm từng em.
 Bài 3. HS khá, giỏi có thể làm thêm cột b, d
- Yêu cầu học sinh nêu đề bài 
- Bài toán yêu cầu làm gì? 
- 9 cộng 8 bằng mấy?
- Khi biết 9 + 1 + 7 = 17 có cần nhẩm 9 + 8 không? Vì sao?
- Yêu cầu lớp thực hiện vào vở.
- Nhận xét ghi điểm từng em.
 Bài 4. - Yêu cầu học sinh nêu đề bài 
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Mời 1 em lên bảng làm bài.
- Yêu cầu lớp làm vào vở.
- Gọi em khác nhận xét bài bạn trên bảng.
- Nhận xét bài làm học sinh.
Bài 5. HS khá, giỏi 
- Yêu cầu học sinh nêu đề bài
- Hướng dẫn cho HS làm rồi nêu. GV nhận xét.
3. Củng cố dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà học và làm bài tập.
- HS lắng nghe, vài HS nhắc lại tựa bài.
1/ Một em đọc yêu cầu của bài tập.
- Tính nhẩm.
- Tự nhẩm và ghi ngay kết quả vào vở.
- Không cần vì khi lấy tổng trừ đi số hạng này ta được số hạng kia.
- Nối tiếp nhau mỗi em đọc kết quả 1 phép tính
- Theo dõi nhận xét bài bạn.
2/ Đọc yêu cầu đề bài.
- Đặt tính rồi tính.
- 3 em lên bảng làm mỗi em 2 phép tính.
- Ở lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét bài bạn trên bảng.
3/ Đọc yêu cầu đề bài.
- Điền số thích hợp vào ô trống.
- 9 cộng 8 bằng 17.
- Không cần vì 9 + 8 = 9 + 1 + 7 Ta có thể ghi ngay kết quả là 17.
17
10
9
 + 1 + 7
- Em khác nhận xét bài bạn trên bảng 
4/ Đọc đề.
- Lớp 2A trồng 48 cây.2B nhiều hơn 12 cây.
- Số cây lớp 2B trồng?
- 1 em lên bảng làm bài. 
Bài giải:
Số cây lớp 2 B trồng là:
48 + 12 = 60 ( cây )
Đ/S: 60 cây
- Nhận xét bài bạn.
5/ 1 học sinh nêu đề bài
- HS tự làm bài rồi nhận xét sửa bài.
- HS nghe rút kinh nghiệm.
- Về học bài và làm các bài tập còn lại.
Thứ ba ngày tháng năm 2009
Chính tả: TÌM NGỌC
 I/ Mục tiêu:
 - Nghe - viết chính xác bài CT, trình bày đúng bài tóm tắt câu chuyện Tìm ngọc.
 - Làm đúng các bài tập 2, 3a/b.
 II/ Chuẩn bị: - Bảng phụ viết sẵn bài tập chép.
 III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ Bài cũ:
 - Gọi 2 em lên bảng.
- Đọc các từ khó cho HS viết.Yêu cầu lớp viết vào giấy nháp.
- Nhận xét ghi điểm học sinh.
 B/ Bài mới: 
1) Giới thiệu bài:
-Hôm nay các em sẽ viết đúng, viết đẹp đoạn tóm tắt trong bài “ Tìm ngọc” và các tiếng có vần 
ui / uy, et / éc và âm: r / d / gi. 
 2) Hướng dẫn tập chép :
1/ Ghi nhớ nội dung đoạn chép :
- Đọc mẫu đoạn văn cần chép.
- Yêu cầu ba em đọc lại bài cả lớp đọc thầm theo. 
- Ai tặng cho chàng trai viên ngọc?
- Nhờ đâu mà chó và mèo lấy được viên ngọc quý?
- Chó và mèo là những con vật thế nào?
2/ Hướng dẫn trình bày :
- Đoạn văn có mấy câu?
- Trong bài có những chữ nào cần viết hoa? Vì sao?
3/ Hướng dẫn viết từ khó :
- Đọc cho học sinh viết các từ khó vào bảng con 
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
4/Chép bài : - Đọc cho học sinh chép bài vào vở 
- Theo dõi chỉnh sửa cho học sinh.
5/Soát lỗi : -Đọc lại để học sinh dò bài, tự bắt lỗi 
6/ Chấm bài: 
 -Thu tập học sinh chấm điểm và nhận xét từ 10 – 15 bài.
3) Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 2: - Treo bảng phụ.Gọi 1 em đọc yêu cầu 
- Yêu cầu học sinh tự làm bài 
- Mời 3 em lên làm bài trên bảng.
- Nhận xét bài và chốt lại lời giải đúng.
- Yêu cầu lớp đọc các từ vừa tìm được.
Bài 3: - Treo bảng phụ.Gọi 1 em đọc yêu cầu 
- Yêu cầu học sinh tự làm bài 
- Mời 2 em lên làm bài trên bảng.
-Nhận xét bài và chốt lại lời giải đúng.
- Yêu cầu lớp đọc các từ vừa tìm được.
4) Củng cố dặn dò:
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học
-Dặn về nhà học bài và làm bài xem trước bài mới 
- Hai em lên bảng viết các từ thường mắc lỗi ở tiết trước: trâu ra ngoài ruộng, nối nghiệp, nông gia, quản công.
- Nhận xét các từ bạn viết.
- HS lắng nghe, vài HS nhắc lại tựa bài.
- Lớp lắng nghe giáo viên đọc.
- Ba em đọc lại bài,lớp đọc thầm tìm hiểu bài
- Long Vương.
- Nhờ sự thông minh và nhiều mưu mẹo.
- Rất thông minh và tình nghĩa.
- Có 4 câu.
- Các tên riêng và các chữ cái ở đầu câu.
- Lớp thực hành viết từ khó vào bảng con.
- Long Vương, mưu mẹo, tình nghĩa, ... 
- Lắng nghe giáo viên đọc và chép bài.
-Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì.
- Nộp bài lên để giáo viên chấm điểm.
2/ Điền vào chỗ trống ui hay uy. 
- Ba em lên bảng làm bài.
-Chàng trai xuống thủy cung, được Long Vương tặng viên ngọc quý.
- Mất ngọc chàng trai ngậm ngùi. Chó và Mèo an ủi chủ.
- Chuột chui vào tủ, lấy viên ngọc cho Mèo. Chó và Mèo vui lắm.
- Các em khác nhận xét chéo.
3/ Điền vào chỗ trống r / d hay gi. 
- Hai em lên bảng làm bài.
- Lên rừng, dừng lại, cây giang, rang tôm.
- Lợn kêu eng éc, hét to, mùi khét.
- Các em khác nhận xét chéo.
-Về nhà học bài và làm bài tập trong sách.
Tự nhiên và xã hội: PHÒNG TRÁNH TÉ NGÃ KHI Ở TRƯỜNG
A. Mục tiêu: 
 -Kể tên những hoạt động dễ ngã, nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường.
 -HS khá, giỏi biết cách xử lý khi bản thân hoặc người khác bị ngã.
 B. Đồ dùng dạy học: 
 -GV: Bảng phụ ghi KL cho HĐ 1.
 -HS: Tranh, ảnh trong SGK/36, 37.
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ: 
- Y/C hs trả lời câu hỏi:
+ Kể tên các thà ... hư tuyết, xanh như lá cây, đỏ như máu.
- Thực hành làm vào vở.
- Ba em lên làm trên bảng. 
3/ Một em đọc đề bài.
- Mắt con mèo nhà em tròn như hòn bi ve.
- HS1: Toàn thân nó phủ một lớp lông màu tro mượt.
- HS2: Như nhung, như tơ, như bôi mỡ...
- 2 em ngồi cạnh nhau đổi vở để kiểm tra lẫn nhau.
-Hai em nêu lại nội dung vừa học 
-Về nhà học bài và làm các bài tập còn lại.
Thủ công: GẤP, CẮT, DÁN BIỂN BÁO GIAO THÔNG CẤM ĐỖ XE (T 1)
A. Mục tiêu: 
- Biết gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe.
- Gấp, cắt, dán được biển báo giao thông cấm đỗ xe. Đường cắt có thể mấp mô. Biển báo tương đối cân đối.
-Với hs khéo tay : Gấp, cắt, dán được biển báo giao thông cấm đỗ xe. Đường cắt ít mấp mô. Biển báo cân đối.
*GDHS ý thức chấp hành luật lệ giao thông.
B. Chuẩn bị: 
-GV: Hình mẫu biển báo cấm đỗ xe; quy trình gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe; giấy màu, kéo, hồ, thước.
-HS: Giấy màu, kéo, hồ, thước.
C-Các hoạt động dạy học:
 GIÁO VIÊN HỌC SINH
1.Kiểm tra bài cũ:
-Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
-Nhận xét.
2.Bài mới. 
a-Giới thiệu bài: 
 -Nêu: Tiết thủ công hôm nay các em sẽ học cách gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe (T 2).
 -Ghi tựa. 
 b-Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
 -Cho lớp xem hình mẫu biển báo cấm đỗ xe.
 +Biển báo có mấy phần?
 +Mặt biển báo hình gì, màu gì?
 +Chân biển báo hình gì, màu gì?
 +Nêu điểm giống nhau và khác nhau về kích thước, màu sắc các bộ phận của biền báo giao thông cấm đỗ xe với những biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều.
c-Hướng dẫn mẫu:
 -Cho lớp xem quy trình.
 -Nêu và thao tác:
Bước 1: Gấp, cắt biển báo giao thông cấm đỗ xe.
+Gấp, cắt hình tròn màu đỏ từ hình vuông có cạnh 6 ô.
+Gấp, cắt hình tròn màu xanh từ hình vuông có cạnh 4 ô.
+Cắt hình chữ nhật màu đỏ có chiều dài 4 ô, chiều rộng 1 ô.
+Cắt hình chữ nhật (màu khác mặt biển báo) có chiều dài 10 ô, chiều rộng 1 ô làm chân biển báo.
Bước 2: Dán biển báo cấm đỗ xe.
+Dán chân biển báo.
+Dán hình tròn màu đỏ chờm lên chân biển báo (nửa ô).
+Dán hình tròn màu xanh ở giữa hình tròn màu đỏ.
+Dán chéo hình chữ nhật màu đỏ vào giữa hình tròn xanh. ( Lưu ý khi dán không quá xéo hoặc xéo ít)
d-Hướng dẫn HS làm thử :
-Cho 2 hs nêu lại quy trình.
-Hướng dẫn HS làm theo nhóm 4,theo dõi giúp hs làm.
-Chọn một số sản phẩm đúng KT,cân đối cho lớp xem.
-Nhận xét.
D.Củng cố-Dặn dò: 
-Gọi HS nêu lại các bước gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe.
-Về nhà tập gấp, cắt biển báo giao thông cấm đỗ xe; chuẩn bị tiết sau
-Nhắc người thân chấp hành tốt luật lệ giao thông.
-Nhận xét tiết học.
-Để dụng cụ lên bàn.
-Quan sát, nêu:
+ 2 phần (mặt và chân biển báo )
+Tròn , màu xanh (to) và màu đỏ (nhỏ)
+Hình chữ nhật, tím (lá cây, ).
+Giống: có 2 phần
+Khác: mặt biển báo ..
-Quan sát; nêu các bước.
-Lớp theo dõi theo dõi nắm qui trình gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe.
- Quan sát GV làm mẫu.
Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4
- HS nêu lại qui trình, lớp theo dõi.
-Thực hành 4 nhóm.
-Nhận xét.
- HS nêu lại các bước gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe.
- HS thực hiện ở nhà.
- Nghe rút kinh nghiệm.
Thứ sáu ngày tháng năm 2009
Tập làm văn: NGẠC NHIÊN, THÍCH THÚ, LẬP THỜI GIAN BIỂU
 I/ Mục tiêu: 
 - Biết nói lời thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú phù hợp với tình huống giao tiếp( BT1, BT2).
 - Dựa vào mẫu chuyện, lập được thời gian biểu theo cách đã học (BT3).
 II/ Chuẩn bị: - Tranh vẽ minh họa bài tập 1. Tờ giấy khổ to, bút dạ. 
 III/ Các hoạt động dạy học:	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1/ Kiểm tra bài cũ: 
- Mời 4 em lên bảng đọc bài làm các bài tập về nhà ở tiết trước.
- Nhận xét ghi điểm từng em.
2/ Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: 
- Bài TLV hôm nay, các em sẽ thực hành nói lời ngạc nhiên, thích thú và lập thời gian biểu.
 b) Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài tập 1: 
-Treo bức tranh và yêu cầu học sinh quan sát.
- Gọi một em đọc đề 
-Mời một em đọc lời cậu bé.
- Lời nói của cậu bé thể hiện thái độ gì? 
Bài tập 2: -Mời một em đọc nội dung bài tập.
- Mời một số em đại diện nói.
- Ghi các câu học sinh nói lên bảng.
- Nhận xét tuyên dương những em nói tốt.
Bài tập 3: -Mời một em đọc nội dung bài tập.
- Phát giấy và bút dạ đến các nhóm.
- Yêu cầu tự viết bài vào tờ giấy rồi dán lên bảng 
- Yêu cầu học sinh đọc lại thời gian biểu của nhóm mình. 
-Nhận xét ghi điểm học sinh. 
 c) Củng cố dặn dò:
-Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung 
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau 
- 2 em lên đọc bài viết về một con vật nuôi trong nhà trước lớp.
- 2 em đọc thời gian biểu buổi tối.
- Lắng nghe nhận xét bài bạn.
- HS lắng nghe, vài HS nhắc lại tựa bài.
- Quan sát tranh và nêu nhận xét.
- Đọc yêu cầu đề bài.
- Một em đọc lời của cậu bé.
-Ôi! Quyển sách đẹp quá! Con cảm ơn mẹ! 
-Thái độ ngạc nhiên và thích thú.
2/ Đọc đề bài.
- Ôi! Con cảm ơn bố! Con ốc biển đẹp quá! / Cám ơn bố! Đây là món quà con rất thích.
Ôi! Con ốc đẹp quá! Con xin bố ạ! 
- Nhận xét các câu của bạn.
3/ Một em đọc yêu cầu đề bài.
- Lớp chia thành các nhóm.
- Viết bài vào tờ giấy rồi dán lên bảng.
6 giờ 30
Ngủ dậy, tập thể dục.
6 giờ 45
Đánh răng, rửa mặt. 
7 giờ 00
Ăn sáng.
7 giờ 15
Mặc quần áo. 
7 giờ 30
Đến trường. 
10 giờ 00
Về nhà ông bà.
-Đọc bài viết trước lớp để lớp nghe và nhận xét.
- Nhận xét bài bạn.
-Hai em nhắc lại nội dung bài học.
-Về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết sau.
Toán: ÔN TẬP VỀ ĐO LƯỜNG
 I/ Mục tiêu: 
 - Biết xác định khối lượng qua sử dụng cân.
 - Biết xem lịch để xác định số ngày trong tháng nào đó và xác định một ngày nào đó là thứ mấy trong tuần.
 - Biết xem đồng hồ khi kim phút chỉ 12 
 - HS khá, giỏi có thể làm thêm BT 2(c); Bài 3 (a, b)
 III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1) Giới thiệu bài: 
- Hôm nay chúng ta sẽ củng cố về các đơn vị đo lường đã học. 
 2) Luyện tập:
 Bài 1 : - Chuẩn bị một số vật thật.
- Sử dụng cân đồng hồ yêu cầu học sinh cân và đọc to số đo.
- Yêu cầu quan sát tranh và nêu số đo của từng vật.
- Nhận xét bài làm của học sinh.
Bài 2 và 3: HS khá, giỏi có thể làm thêm BT 2(c); Bài 3 (a, b). 
- Tổ chức trò chơi hỏi đáp.
- Treo tờ lịch lên bảng.
- Yêu cầu lớp chia thành 2 đội.
- Lần lượt từng đội đưa ra câu hỏi để đội kia trả lời và ngược lại.
- Nhận xét bài làm học sinh.
Bài 4: - Cho học sinh quan sát tranh sau đó trả lời câu hỏi:
 - Các bạn chào cờ lúc mấy giờ?
- Các bạn tập thể dục lúc mấy giờ?
- Nhận xét bài làm học sinh.
 3) Củng cố dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học. 
-Dặn về nhà học và làm bài tập.
- HS lắng nghe, vài HS nhắc lại tựa bài.
- Thực hành cân và đọc kết quả cân của một số đồ vật.
- Quan sát tranh và trả lời: 
- Con vịt nặng 3kg vì kim đồng hồ chỉ đến số 3 
- Gói đường nặng 4kg vì gói đường + 1kg = 5 kg 
- Bạn gái nặng 30kg vì kim đồng hồ chỉ số 30
- Em khác nhận xét bài bạn.
2, 3/ Chia thành 2 đội hỏi đáp nhau.
- Đội 1: Tháng 10 có bao nhiêu ngày? Có mấy ngày chủ nhật? Đó là các ngày nào? 
- Đội 2: Tháng 10 có 31 ngày.Có 4 ngày chủ nhật Đó là các ngày 5, 12, 19, 26 
 - Cứ lần lượt đội nào trả lời đúng nhiều hơn là chiến thắng.
- Lớp nhận xét bình chọn đội thắng cuộc.
4/ Quan sát và trả lời các câu hỏi.
- Các bạn chào cờ lúc 7 giờ.
- Các bạn tập thể dục lúc 9 giờ.
- Nhận xét bài bạn.
- Về học bài và làm các bài tập còn lại.
Kể chuyện: TÌM NGỌC
 I/ Mục tiêu: 
 Dựa theo tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
HS khá, giỏi biết kể lại được toàn bộ câu chuyện (BT2)
 II / Chuẩn bị: -Tranh ảnh minh họa. 
 III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A/ Bài cũ: 
 - Gọi 5 em lên bảng nối tiếp nhau kể lại câu chuyện: “Con chó nhà hàng xóm”.
- Gọi 3 em lên đóng vai kể lại câu chuyện.
- Nhận xét ghi điểm học sinh.
 B/ Bài mới 
1) Giới thiệu bài:
Hôm nay chúng ta sẽ kể lại câu chuyện đã học qua bài tập đọc tiết trước “Tìm Ngọc” 
 2) Hướng dẫn kể từng đoạn:
 Bước 1: Kể theo nhóm.
- Chia lớp thành 6 nhóm.
- Treo bức tranh.
- Yêu cầu học sinh kể trong từng nhóm.
Bước 2: Kể trước lớp. 
- Yêu cầu học sinh kể trước lớp.
- Yêu cầu nhận xét bạn sau mỗi lần kể.
- GV có thể gợi ý bằng các câu hỏi.
 Tranh 1: - Do đâu mà chàng trai có được viên ngọc quý?
- Thái độ của chàng trai ra sao khi được tặng viên ngọc quý?
 Tranh 2: - Chàng trai mang ngọc về và ai đã đến nhà chàng?
- Anh ta đã làm gì với viên ngọc?
- Thấy mất ngọc chó và mèo đã làm gì?
 Tranh 3: - Tranh vẽ hai con gì? 
- Mèo đã làm gì để tìm được ngọc ở nhà người thợ kim hoàn?
 Tranh 4: - Tranh vẽ cảnh ở đâu?
- Chuyện gì đã xảy ra với chó và mèo?
 Tranh 5: Chó và mèo đang làm gì?
- Vì sao quạ bị mèo vồ?
 Tranh 6: - Hai con vật mang ngọc về thái độ chàng trai ra sao?
- Theo em hai con vật đáng yêu ở điểm nào?
3)Kể lại toàn bộ câu chuyện: (HS khá, giỏi)
- Yêu cầu 6 em nối tiếp nhau kể lại câu chuyện.
- Mời 1 em kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Nhận xét ghi điểm từng em.
4) Củng cố dặn dò : 
 -Giáo viên nhận xét đánh giá.
- Dặn về nhà kể lại cho nhiều người cùng nghe.
- Năm em nối tiếp kể lại câu chuyện mỗi em một đoạn.
- 3 em lên kể lại câu chuyện.
- 1 em nêu ý nghĩa của câu chuyện.
- HS lắng nghe, vài HS nhắc lại tựa bài.
- Quan sát và lần lượt kể lại từng phần của câu chuyện.
- 6 em lần lượt kể mỗi em kể một bức tranh về 1 đoạn trong nhóm.
- Các bạn trong nhóm theo dõi bổ sung nhau.
- Đại diện các nhóm lên kể chuyện 
- Mỗi em kể một đoạn câu chuyện 
- Nhận xét các bạn bình chọn bạn kể hay nhất
- Cứu một con rắn, con rắn đó là con của Long Vương đã tặng chàng viên ngọc quý.
- Chàng rất vui.
- Người thợ kim hoàn.
- Tìm mọi cách đánh tráo.
- Xin đi tìm ngọc.
- Mèo và Chuột.
- Bắt được chuột và hứa sẽ không ăn thịt nếu nó tìm được ngọc.
- Cảnh trên bờ sông.
- Ngọc bị cá đớp mất. Chó, mèo liền rình khi người đánh cá mổ cá liền ngậm ngọc chạy biến 
-Mèo vồ quạ. Quạ lạy van và trả lại ngọc cho chó.
- Vì nó đớp ngọc trên đầu mèo.
- Mừng rỡ.
- Rất thông minh và tình nghĩa.
- 6 em kể tiếp nhau đến hết câu chuyện.
- Nhận xét theo yêu cầu.
- 1 em kể lại câu chuyện.
-Về nhà tập kể lại nhiều lần cho người khác nghe.
-Học bài và xem trước bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN L2 T17 CKT.doc