Kế hoạch giảng dạy môn học khối 2 - Tuần 13 - Trường tiểu học Trần Văn Ơn

Kế hoạch giảng dạy môn học khối 2 - Tuần 13 - Trường tiểu học Trần Văn Ơn

A- YÊU CẦU:

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng; đọc rõ lời nhân vật trong bài.

- Cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ của bạn HS trong câu chuyện. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)

- Rèn kĩ năng đọc.

B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Tranh ảnh những bông cúc đại đoá hoặc bông thật.

 

doc 16 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 692Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giảng dạy môn học khối 2 - Tuần 13 - Trường tiểu học Trần Văn Ơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 13
 	 Ngày soạn: 27/11 /2009
 Ngày dạy: Thứ hai ngày 30 tháng 11 năm 2009
 Tập đọc: 	BÔNG HOA NIỀM VUI
A- YÊU CẦU: 
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng; đọc rõ lời nhân vật trong bài.
- Cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ của bạn HS trong câu chuyện. (trả lời được các câu hỏi trong SGK)
- Rèn kĩ năng đọc.	 
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
Tranh ảnh những bông cúc đại đoá hoặc bông thật.
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 Tiết 1
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
H: 2 em đọc thuộc lòng bài thơ Mẹ + TLCH.
T: Nhận xét, ghi điểm.
II- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:	
2. Luyện đọc: 
2.1. T: đọc mẫu toàn bài.
2.2. Luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
a) Đọc từng câu:
H: Nối tiếp đọc từng câu
T: Luyện HS đọc từ khó: Bệnh viện, kẹt mở, hãy hái, hiếu thảo, khỏi bệnh, đẹp mê hồn.
H: Đọc nối tiếp lần 2.
b) Đọc từng đoạn trước lớp:
H: 5 em nối tiếp đọc đoạn
T: Luyện HS đọc các câu khó
Chú ý: nhấn giọng, lộng lẫy, trái tim nhận hậu, một cô bé hiếu thảo.
H: Đọc chú giải các từ mới.
T: Giảng thêm:
+ Cúc đại đoá: loại hoa to gần bằng cái bát (minh hoạ) 
+ Sáng tinh mơ: Sáng sớm, nhìn chưa rõ.
+ Trái tim nhân hậu: tốt bụng, biết yêu thương con người.
c) Đọc từng đoạn trong nhóm:
d) Thi đọc giữa các nhóm:
e) Cả lớp đồng thanh (đoạn 1, 2).
---------------------=˜&™=----------------------
 Tiết 2
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
H: Đọc đoạn 2 em - Trả lời câu hỏi.
T: Mới sáng tinh mơ Chi đã vào vườn hoa để làm gì?
H: Tìm bông hoa Niềm Vui... bố dịu cơn đau.
H: Đọc đoạn 2.
T: Vì sao Chi không dám tự ý hái bông hoa?
H: Nội quy.... không ai được hái hoa.
H: Đọc đoạn 3.
T: Khi biết vì sao Chi cần bông hoa, cô giáo nói như thế nào?
H: Em hãy hái thêm 2 bông nữa.
T: Câu nói cho thấy thái độ của cô như thế nào?
H: Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của Chi.
H: Đọc thầm toàn bài.
T: Theo em, bạn Chi có những đức tính gì đáng quý?
H: Thương bố, tôn trọng nội quy, thật thà.
4. Luyện đọc lại:
H: Tự phân vai theo nhóm thi đọc toàn chuyện.
T: Lớp + GV nhận xét. Bình chọn nhóm đọc hay nhất.
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 
H: Nhận xét về các nhân vật.
T: Chốt lại nội dung
Về nhà đọc chuyện nhiều lần, tiết sau kể chuyện.
---------------------=˜&™=----------------------
 Toán :	 14 TRỪ ĐI MỘT SỐ: 14 - 8
A- YÊU CẦU: Giúp HS:
- Biết cách thực hiện phép trừ dạng 14 – 8, lập được bảng 14 trừ đi một số.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 14 -8.
- Rèn kĩ năng làm tính và giải toán.
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
-1 bó 1 chục que tính và 4 que tính rời.
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 	
I. KIỂM TRA BÀI CŨ:
H: 2 em lên bảng tính:
-
63
29
34
-
73
38
35
- GV + Lớp nhận xét.
II. BÀI MỚI: 1. Giới thiệu bài:
 2. GV tổ chức cho HS hoạt động với 1 bó 1 chục que tính và 4 qt rời để lập bảng trừ.
T: HD HS lập phép tính: 14 - 8
H: Thao tác trên que tính.
-
14
8
6
T: Chốt lại cách làm đúng, nhanh:
	14 - 8 = 6
T: Hướng dẫn HS đặt tính rồi tính
T: Giao nhiệm vụ. Hướng dẫn HS lập bảng trừ.
H: Luyện học thuộc bảng trừ đó
 3. Thực hành:
Bài 1: (cột 1, 2) HS tự làm
H: Nhắc lại cách tìm số hạng chưa biết.
H: Tự làm rồi chữa bài theo từng cột.
Bài 2: (3 phép tính đầu) Luyện cách đặt tính rồi tính
T: Cho lớp làm vào SGK
- Đổi chéo bài bạn - Kiểm tra kết quả
Bài 3: (a, b) Luyện đặt tính rồi tính
Bài 4: Giải toán đơn liên quan đến phép trừ
T: Hướng dẫn HS làm bài vào vở
H: Làm bài tập
T: Theo dõi, thu bài chấm. Gọi HS chữa bài. Nhận xét.
Bài giải:
Số quạt điện cửa hàng đó còn lại là:
14 – 6 = 8 (quạt điện)
Đáp số: 8 quạt điện
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 	 
- Đọc lại bảng 14 trừ đi một số.
- Xem lại các BT đã làm. Chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
------------------------=˜&™=-------------------------
 Ngày soạn: 27/11 /2009
 Ngày dạy: Thứ ba ngày 1 tháng 12 năm 2009
 Kể chuyện:	 BÔNG HOA NIỀM VUI
A- YÊU CẦU: 
- Biết kể đoạn mở đầu câu chuyện theo 2 cách: theo trình tự và thay đổi trình tự câu chuyện (BT1).
- Dựa theo tranh, kể lại được nội dung đoạn 2, 3 (BT2); kể được đoạn cuối của câu chuyện (BT3).
- Rèn kĩ năng kể chuyện. 
B- ĐỒ DÙNG HỌC TẬP: 
- Tranh minh hoạ SGK.
- 3 bông hoa cúc bằng giấy màu xanh để đóng hoạt cảnh.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 	
I. KIỂM TRA BÀI CŨ: 
- 2 em nối tiếp nhau kể câu chuyện: Sự tích cây vú sữa. T nhận xét, ghi điểm.
II. BÀI MỚI: 
1. Giới thiệu - ghi đề.
2. Hướng dẫn kể chuyện:
2.1. Kể đoạn mở đầu theo 2 cách.
Bố của Chi đang nằm bệnh viện. Em muốn tặng bố 1 bông hoa niềm vui để bố dịu cơn đau (mới sáng tinh mơ Chi đã vào vườn hoa của trường...)
2.2. Dựa vào tranh, kể lại đoạn 2, 3 bằng lời của mình.
H: Quan sát 2 tranh nêu ý chính được diễn tả trong từng tranh.
- Tập kể trong nhóm.
- Đại diện nhóm thi kể trước lớp.
2.3. Kể lại đoạn cuối, tưởng tượng thêm lời cảm ơn của bố Chi.
- Nối tiếp nhau kể đoạn cuối.
- Lớp nhận xét khen ngợi.
III- CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 
- 1 em kể lại toàn bộ câu chuyện.
- Về nhà: Kể lại câu chuyện cho gia đình nghe.
- Nhận xét giờ học.
---------------------=˜&™=---------------------- 
 Toán:	 34 - 8
I– YÊU CẦU: 
- HS biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 34 – 8.
- Biết tìm số hạng chưa biết của một tổng, tìm số bị trừ.
- Biết giải bài toán về ít hơn.
- Rèn kĩ năng làm tính và giải toán.
II- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 	
1. Bài cũ: 3 em học thuộc bảng trừ 14 trừ đi một số.
Lớp nhận xét, ghi điểm.
2. Bài mới: 
H: Thực hành bằng que tính đề tìm ra kết quả của 34 - 8?
- Lấy 3 bó que tính và 4 que tính rời sau đó tháo 1 bó que tính lấy tiếp 4 que tính rời nữa còn lại 6 que tính rời 14 - 8 = 6
2 bó 1 chục que tính (để nguyên) gộp với 6 que tính rời thành 26 que tính.
Vậy 34 - 8 = 26.
Đặt tính:	H nêu cách tính.
3. Thực hành:
Bài 1: (cột 1, 2, 3) HS làm bảng con từng cặp tính
- GV goi HS chữa bài.
Bài 3: HS đọc đề toán và tự tóm tắt.
Bạn Hà	34 con	
Bạn Ly	 9 con
	? con
- HS giải vào vở.
Bài giải
Nhà bạn Ly nuôi số con gà là:
34 – 9 = 25 (con)
Đáp số: 25 con gà
- GV thu chấm, gọi HS chữa bài.
- Nhận xét
Bài 4:	Tìm x
 a) x + 7 = 34	 b) x - 14 = 36
H: 1 em nhắc lại cách tìm số hạng trong 1 tổng, cách tìm số bị trừ.
- HS làm bảng con.
- GV nhận xét. 
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
T: Nhận xét giờ học. Biểu dương một số em làm bài tốt. 
- BTVN: Hoàn thành bài tập Vở BTT.
- Tiếp tục ôn bảng 14 trừ đi một số.
 ------------------------=˜&™=-------------------------
 Mĩ thuật: VẼ TRANH: ĐỀ TÀI VƯỜN HOA HOẶC CÔNG VIÊN
(Giáo viên bộ môn soạn và dạy) 
 ------------------------=˜&™=-------------------------
 Chính tả (Tập chép):	 BÔNG HOA NIỀM VUI
A- YÊU CẦU: 
- Chép lại chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn lời nói của nhân vật.
- Làm được BT2; BT3b.
- Rèn kĩ năng viết đúng, đẹp.
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bảng lớp viết bài tập chép.
- Vở bài tập TV2.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 	
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
H: 2 em viết: lặng yên, tiếng nói
GV + Lớp nhận xét
II- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: T nêu mục đích, yêu cầu tiết học.	
2. Hướng dẫn tập chép:
a) HD chuẩn bị:
T: Đọc đoạn chép: 2 em
T: Cô giáo cho phép Chi hái hoa thêm 2 bông nữa cho những ai? Vì sao?
T: Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa?
H: Chữ đầu câu, tên riêng, tên riêng bông hoa.
T: HDHS viết tiếng khó vào bảng con
T: Đọc
H: Viết: hãy hái, nữa, trái tim, dạy dỗ, hiếu thảo.
b) HS chép bài:
T: Theo dõi, nhắc nhở.
3. Chấm, chữa bài:
T: Thu bài chấm, nhận xét.
4. HD làm BT
Bài 2: Tìm những từ chứa tiếng có iê hoặc yê:
Trái nghĩa với khoẻ. (yếu)
Chỉ con vật nhỏ, sống thành đàn, rất chăm chỉ. (kiến)
Cùng nghĩa với bảo ban. (khuyên)
Bài 3b: HS đặt câu GV nhận xét 
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 
- Tuyên dương những HS viết đúng và đẹp.
- Nhận xét giờ học.
------------------------=˜&™=------------------------- 
 Ngày soạn: 28/11 /2009
 Ngày dạy: Thứ tư ngày 2 tháng 12 năm 2009
 Thể dục: 	TRÒ CHƠI: “BỊT MẮT BẮT DÊ” VÀ “NHÓM BA, NHÓM BẢY”
A- YÊU CẦU: 
- Ôn 2 trò chơi “Bịt mắt bắt dê” và "Nhóm ba nhóm bảy".
- Yêu cầu biết được cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
B- ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN: 
 Sân trường: 1 còi, 2 khăn.
C- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP: 
I. Phần mở đầu:
T: Phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
H: Đứng vỗ tay và hát 
- Chạy nhẹ thành 1 hàng.
- Đi thường thành vòng tròn, hít thở sâu.
* Ôn bài TD 1 lần.
II. Phần cơ bản:
* Trò chơi: "Bịt mắt bắt dê"
T: Cho HS thu nhỏ vòng tròn. Nêu tên trò chơi.
H: Nhắc lại cách chơi.
H: Chơi trò chơi dưới sự điều khiển của GV.
Trò chơi: “Nhóm ba, nhóm bảy"
T: Cho HS giãn rộng vòng tròn.
H: Chạy nhẹ thành vòng tròn, vừa đọc vần điệu vừa chơi.
* Đi đều và hát trên địa hình tự nhiên.
III. Phần kết thúc:
- Cúi người, nhảy thả lỏng.
T: Hệ thống bài.
Nhận xét giờ học.
Về nhà chơi trò chơi 20'/ngày.
 ------------------------=˜&™=-------------------------
 Tập đọc: 	 QUÀ CỦA BỐ
A- YÊU CẦU: 
- Biết ngắt, nghỉ hơi đúng ở những câu văn có nhiều dấu câu.
- Hiểu ND: Tình cảm yêu thương của người bố qua những món quà đơn sơ dành cho con. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Rèn kĩ năng đọc.
B- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
T: Gọi 2 em đọc bài "Bông hoa niềm vui" + Trả lời câu hỏi.
T: Nhận xét, ghi điểm.
II- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:	
2. Luyện đọc: 
2.1. T: đọc mẫu. 
2.2. GV HD HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
a) Đọc từng câu:
H: Nối tiếp đọc từng câu
T: Luyện HS đọc từ khó: nhộn nhạo, quẫy toé nước, con muỗm,
 mốc thếch, cánh xoan.
b) Đọc từng đoạn trước lớp:
H: 2 em nối tiếp đọc 2 đoạn
T: Hướng dẫn HS đọc một số câu khó
Nhấn giọng: Cả thế giới dưới nước, nhộn nhạo, cả 1 thế giới mặt đất, to xù, mốc thếch, ngó ngoáy, lạo xạo, gáy vang nhà.
H: Đọc các từ chú giải.
T: Giảng thêm:
+ Thơm lừng: thơm toả mạnh, ai cũng nhận ra.
+ Mắt thao láo: mở to, tròn xoe.
c) Đọc từng đoạn trong nhóm:
d) Thi đọc giữa các nhóm:
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
H: Đọc đoạn 1 - Trả lời câu hỏi.
T: Quà của bố đi câu về có những gì?
H: Cà cuống, niềng niễng, cá sộp...
T: Vì sao có thể gọi là" "Cả 1 thế giới dưới nước".
H: Vì quá gần những con vật, cây cối dưới nước.
H: Đọc đoạn 2 - Trả lời câu hỏi.
T: Quà của bố đi cắt tóc về có những gì? (xập xành, muỗm...)
T: Vì sao có thể gọi đó là cả "1 thế giới trên mặt đất"?
4. Luyện đọc lại:
H: Thi đọc từng đoạn, cả bài.
- Bình chọn cá nhân, nhóm đọc hay.
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 
T: Yêu cầu HS nói nội dung bài văn.
- Tìm hiểu truyện "Tuổi thơ im lặng " của Duy Khánh.
- Nhận xét giờ học
 ------------------------=˜&™=-------------------------
 Toán:	 54 - 18
A- YÊU CẦU: 
- Biết thực hiện phép trừ có nhớ trong phạm vi 100, dạng 54 – 18.
- Rèn kĩ năng giải bài toán về ít hơn với các số có kèm đơn vị đo dm.
- Biết vẽ hình tam giác cho sẵn 3 đỉnh. 
- Rèn kĩ năng làm tính và giải toán.
B- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
T: Gọi 2 em lên bảng tính: 54 - 7; 84 - 9 
T: Nhận xét.
II- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: Ghi đề bài
2. Tổ chức cho HS cách thực hiện phép trừ dạng 54 - 18
T: Nêu phép trừ và viết lên bảng 54 - 18 =...
H: Nêu lại phép trừ và cách thực hiện phép trừ. Đặt tính rồi tính
H: 1 em nêu cách đặt tính. Tính từ phải sang trái
-
54
18
36
	+ 4 không trừ được 8 lấy 14 trừ 8 bằng 6, viết 6 nhớ 1.
	+ 1 thêm 1 bằng 2, 5 trừ 2 bằng 3, viết 3.
T: Gọi vài HS nhắc lại
3. Thực hành:
Bài 1: (a) 
T: Luyện đặt tính rồi tính trên bảng con.
H: Làm bài
T: Nhận xét, sửa chữa.
Bài 2: (a, b) T: HDHS đặt phép tính trừ rồi làm tính vào vở
H: Làm bài. Đổi chéo vở để kiểm tra.
Bài 3: Luyện giải toán
T: Hướng dẫn HS đọc kĩ đề toán
H: Phân tích đề rồi giải vào vở
T: Thu bài chấm và nhận xét.
Bài giải
Mảnh vải màu tím dài là:
34 – 15 = 19 (dm)
Đáp số: 19 dm
Bài 4: Củng cố cách vẽ hình
H: Tự chấm 3 điểm vào vở rồi vẽ.
T: Chấm, chữa bài.
T: Chấm bài tổ 1.Chữa bài
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Xem lại cách đặt tính và tính. 
T: Nhận xét giờ học. Về nhà học bài. Chuẩn bị bài sau.
 ------------------------=˜&™=-------------------------
 Luyện từ và câu: TỪ NGỮ VỀ CÔNG VIỆC GIA ĐÌNH.
	 CÂU KIỂU: AI LÀM GÌ?
A- YÊU CẦU: 
- Nêu được một số từ ngữ chỉ công việc gia đình (BT1).
- Tìm được các bộ phận câu trả lời cho từng câu hỏi Ai?, Làm gì? (BT2); biết chọn các từ cho sẵn để sắp xếp thành câu kiểu Ai làm gì? (BT3).
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 	
- Viết 4 câu văn ở BT2
- Vở BT.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 	
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
H: 1 em làm miệng BT1, 1 em làm BT3.
GV + Lớp nhận xét
II- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: T nêu mục đích, yêu cầu tiết học.	
2. HD HS làm bài tập: 
a) Bài tập 1: (Miệng)
H: 1 em đọc thành tiếng yêu cầu bài tập 1.
Lớp làm vở BT
T: Mời một số HS lên bảng.
b) Bài tập 2: (Miệng)
H: 1 em đọc yêu cầu (đọc cả mẫu) Lớp đọc thầm.
H: 2 em làm bảng. Lớp làm vở BT.
Gạch 1 gạch dưới bộ phận TLCH: Ai?
Gạch 2 gạch dưới bộ phận TLCH: làm gì?
VD: Cây xoà cành ôm cậu bé
c) Bài tập 3: (Viết)
T: Nêu yêu cầu. Mời 1 HS phân tích mẫu:
- Với các từ ở 3 nhóm trên, các em có thể tạo nên nhiều câu (không phải chỉ có 4 câu).
- Lớp làm bài vào vở BT
- Mỗi em viết ít nhất 2 câu. Cuối câu đặt dấu chấm, đầu câu viết hoa.
T: Cho 3 HS làm bảng lớp.
T: Hướng dẫn chữa bài.
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 
- 1 HS nhắc lại nội dung tiết học
- Tìm thêm các từ chỉ công việc gia đình.
- Nhận xét giờ học.
 ------------------------=˜&™=-------------------------
 Thủ công: 	 GẤP, CẮT, DÁN HÌNH TRÒN (Tiết 1)
A- YÊU CẦU:
- HS biết cách gấp, cắt, dán hình tròn.
- Gấp, cắt, dán được hình tròn. Hình có thể chưa tròn đều và có kích thước to, nhỏ tuỳ thích. Đường cắt có thể mấp mô.
- HS có hứng thú với giờ học thủ công.
B- CHUẨN BỊ:
- Mẫu hình tròn được dán trên nền hình vuông
- Quy trình gấp, cắt, dán hình tròn.
- Giấy màu, kéo, hồ dán, bút chí, thuốc kẻ.
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:	
T: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
II- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
2. GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét:
T: Giới thiệu hình tròn được dán trên nền hình vuông.
H: Quan sát.
T: Nối điểm O với điểm M, N, P.
H: So sánh về độ dài các đường thẳng từ OM, ON, OP.
T: Kết luận: Các đường thẳng đó bằng nhau.
- Tạo hình tròn bằng cách gấp. Nếu cắt bỏ phần gạch chéo ta được hình trong.
3. GV hướng dẫn mẫu:
Bước 1: Gấp hình
- Cắt một hình vuông có cạnh là 6 ô.(H1)
- Gấp tư hình vuông theo đường chéo được hình 2a và điểm O là điểm giữa của đường chéo. Gấp đôi hình 2a để lấy đường dấu giữa và mở ra được hình 2b.
- Gấp hình 2b theo đường dấu gấp sao cho 2 cạnh bên sát vào đường dấu giữa được hình 3. 
T: Vừa làm mẫu vừa hướng dẫn HS quan sát quy trình mẫu.
Bước 2: Cắt hình tròn
- Lật mặt sau hình 3 được hình 4. Cắt theo đường dấu CD và mở ra được hình 5a.
- Từ hình 5a cắt, sửa theo đường cong và mở ra được hình tròn (H 6)	
T: Hướng dẫn HS tập gấp, cắt hình tròn bằng giấy nháp. 
Bước 3: Dán hình tròn
- Dán hình tròn vào vở hoặc tờ giấy khác màu để làm nền.
- GV hướng dẫn HS tập gấp, cắt hình tròn bằng giấy nháp.
T: Theo dõi, hướng dẫn thêm cho những em còn chậm.
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- GV nhắc lại các bước.
- Chuẩn bị giấy màu, keo, hồ dán tiết sau học.
- Nhận xét giờ học
 -----------------------=˜&™=-------------------------
 Ngày soạn: 28/ 11 /2009
	 Ngày dạy: Thứ năm ngày 3 tháng 12 năm 2009
 Thể dục:	 ĐIỂM SỐ 1 – 2, 1 – 2 THEO ĐỘI HÌNH VÒNG TRÒN.
A- YÊU CẦU:
- Biết cách điểm số 1- 2, 1 – 2 theo đội hình vòng tròn.
- HS có ý thức rèn luyện sức khoẻ. 
B- ĐỊA ĐIỂM - PHƯƠNG TIỆN: 	-
- Trên Sân trường.
- Chuẩn bị: 1 còi và 5 khăn bịt
C- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC CHỦ YẾU: 	
I. Phần mở đầu:
T: Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
H: Chạy nhẹ nhành thành 1 hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường.
- Vừa đi vừa hít thở sâu: 8 - 10 lần
* Ôn bài thể dục phát triển chung.
II. Phần cơ bản:
- Điểm số 1 – 2, 1 - 2 theo vòng tròn 2 lần.
- T/c "Bịt mắt bắt dê" hoặc t/c tự chọn. Trên cơ sở đội hình đã có chọn 3 em đóng vai "Dê" bị lạc và 2 em đóng vai người đi tìm.
H: Tự chơi.
- GV theo dõi, nhắc nhở.
III. Phần kết thúc:
- Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
- Đi đều và hát.
- Cúi người thả lỏng
 ------------------------=˜&™=-------------------------
 Tập viết:	 CHỮ HOA	 L
A- YÊU CẦU: 
 - Viết đúng chữ hoa L ( 1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Lá (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Lá lành đùm lá rách (3 lần).
- Rèn kĩ năng viết chữ. 
B- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Mẫu chữ L (ĐDDH).
- Bảng lớp viết: Lá lành đùm lá rách.
- Vở Tập viết.
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:	
H: 1 em nhắc lại cụm từ ứng dụng: Kề vai sát cánh.
II- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: 	
T nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2. Hướng dẫn viết chữ hoa:
a) Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ L:
T: Giới thiệu cấu tạo chữ
- Cao 5 li, là kết hợp của 3 nét cơ bản: cong dưới, lượn ngang, lượn dọc.
- Chỉ dẫn cách viết.
T: Viết mẫu trên bảng lớp.
b) HD HS viết trên bảng con:
H: Viết 2 lượt.
T: Nhận xét sửa chữa.
3. Hướng dẫn viết câu ứng dụng:
a) Giới thiệu câu ứng dụng:
H: Đọc 3 em.
Ý nghĩa: đùm bọc, cưu mang, giúp đỡ lẫn nhau trong khó khăn hoạn nạn.
b) Hướng dẫn quan sát và nhận xét:
T: HD HS phân tích độ cao các con chữ, cách đặt dấu thanh.
c) Hướng dẫn HS viết chữ "Lá" vào bảng con:
T: Theo dõi, uốn nắn.
d) T viết mẫu câu ứng dụng:
4. Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết:
T: Nêu yêu cầu - HS viết bài. T theo dõi HS viết.
5. Chấm, chữa bài:
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Tuyên dương những HS viết đúng và đẹp. 
- Hoàn thành phần luyện viết ở nhà.
- Nhận xét giờ học.
 ---------------------=˜&™=----------------------
 Toán:	 LUYỆN TẬP
A- YÊU CẦU: 
- Thuộc bảng 14 trừ đi một số.
- Thực hiện được phép trừ dạng 54 – 18.
- Tìm số bị trừ hoặc số hạng chưa biết.
- Biết giải bài toán có một phép trừ dạng 54 – 18.
B- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
I- KIỂM TRA BÀI CŨ:
II- BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài: Ghi đề bài.
2. HD làm bài tập:	
Bài 1: Ôn bảng trừ 14 trừ đi một số.
T: Tổ chức HS hoạt động hỏi đáp theo nhóm đôi.
H: 1 em nêu phép tính - 1 em trả lời kết quả. Thực hiện điện hết các phép tính trong bài.
Bài 2: (cột 1, 3) 
H: Tự làm bài rồi chữa bài.
 -
84
47
37
Chú ý: Nhớ lại cách làm số tròn chục trừ đi một số.
Chẳng hạn: 	 - 4 không trừ được 7 lấy 14 trừ 7 bằng 7, viết 7 nhớ 1	 
	 - 4 thêm 1 là 5, 8 trừ 5 bằng 3.
Bài 3: (a)
H: Nêu cách tìm SBT rồi tự làm bảng con. GV gọi 1HS lên bảng chữa bài
- GV nhận xét. 
Bài 4: HS tự làm bài giải vào vở.
Bài giải
Cửa hàng đó có số máy bay là:
84 – 45 = 39 (máy bay)
Đáp số: 39 máy bay
- GV thu chấm.
- Chữa bài, gọi vài em nêu bài giải.
- Lớp nhận xét.
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- Đọc bảng 14 trừ đi một số. 
- Xem lại các BT. HS khá, giỏi làm các BT còn lại.
- Nhận xét giờ học.
------------------------=˜&™=------------------------- 
 Chính tả (Nghe- viết):	 QUÀ CỦA BỐ.
A- YÊU CẦU:
- Nghe - viết	 chính xác bài chính tả, trình bày đúng đoạn văn xuôi có nhiều dấu câu.
- Làm được BT2; BT3b
- Rèn kĩ năng viết. 
B- ĐỒ DÙNG HỌC TẬP:	
- Bảng phụ viết nội dung BT 2
- Vở BT.
C- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
I- KIỂM TRA BÀI CŨ: 
H: 2 em viết, yếu ớt, kiến đen.
T: Nhận xét, sửa chữa.
II- BÀI MỚI: 
1. Giới thiệu bài:	
T: Nêu MĐ, yêu câu tiết học.	
2. Hướng dẫn nghe - viết:
T: Đọc đoạn chính tả lần 1.
H: 2 em đọc lần 2.
T: Quà của bố đi câu về những gì?
H: Cà cuống, niễng niễng, hoa sen, nhị sen, cá sộp
T: Bài chính tả có mấy câu?
T: Câu nào có dấu 2 chấm?
H: Tập viết chữ khó vào bảng con.
3. GV đọc. HS viết vào vở:
4. Chấm, chữa bài:
T: Thu bài chấm tổ 3. Nhận xét.
5. HD làm bài tập chính tả:
Bài 2: H: 1 em đọc yêu cầu.
H: 2 em làm bảng lớp . Cả lớp làm bảng con.
T: Nhận xét, sửa chữa.
Bài 3b: GV viết lên bảng phụ 
- GV gọi HS nêu miệng
III- CỦNG CỐ, DẶN DÒ: 
- Tuyên dương những HS có cố gắng rèn chữ viết.
- Về nhà hoàn thành bài tập.
- Nhận xét giờ học.
------------------------=˜&™=------------------------- 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 13.doc