Kế hoạch giảng dạy khối lớp 2 - Tuần 13 năm 2008

Kế hoạch giảng dạy khối lớp 2 - Tuần 13 năm 2008

I - MỤC TIÊU

- Học sinh hiểu nghĩa các từ mới, nắm được nội dung bài, cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo của bạn học sinh đối với cha mẹ.

- Đọc trơn toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng giọng nhân vật trong câu chuyện.

- Yêu quý, hiếu thảo với cha mẹ.

II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh hoạ trong SGK.

- Bảng phụ ghi câu cần luyện đọc.

 

doc 14 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 909Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giảng dạy khối lớp 2 - Tuần 13 năm 2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
 S: 26 / 11 / 2008
 G: Thứ hai ngày 1 tháng 12 năm 2008
Tập đọc
Bông hoa Niềm vui
I - Mục tiêu
- Học sinh hiểu nghĩa các từ mới, nắm được nội dung bài, cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo của bạn học sinh đối với cha mẹ.
- Đọc trơn toàn bài, biết ngắt nghỉ hơi đúng, đọc đúng giọng nhân vật trong câu chuyện.
- Yêu quý, hiếu thảo với cha mẹ.
II - Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ trong SGK.
- Bảng phụ ghi câu cần luyện đọc.
III - Hoạt động dạy và học
Tiết 1
1- Giới thiệu bài
2- Hướng dẫn đọc
- GV đọc mẫu toàn bài.
- H/ dẫn đọc từ khó.
- H/dẫn đọc câu:
- GV treo bảng phụ có ghi câu cần luyện đọc
+ Những bông hoa màu xanh / lộng lẫy dưới ánh nắng mặt trời buổi sáng.
+ Một bông cho mẹ, / vì cả bố và mẹ / đã dạy em thành một cô bé hiếu thảo //
- 1 HS đọc lại
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu
- HS tự tìm từ khó đọc và đọc.
+ Ví dụ: lộng lẫy, chần chừ, ốm nặng,...
- Học sinh luyện đọc câu dài, ngắt nghỉ đúng.
- HS nối tiếp đọc từng đoạn.
- Thi đọc từng đoạn trước lớp.
- Đọc đồng thanh đoạn 1, 2.
Tiết 2
3- Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Sáng tinh mơ Chi đã vào vườn hoa để làm gì?
- Vì sao Chi không dám tự ý hái bông hoa Niềm Vui?
- Khi biết vì sao Chi cần bông hoa, cô giáo nói gì?
- Câu nói cho thấy thái độ của cô giáo thế nào?
- Theo em bạn Chi có những đức tính gì đáng quý?
4- Luyện đọc lại: ( HSKG )
5- Củng cố - Dặn dò: 
? Qua bài học em thấy Chi là một cô bé như thế nào? Em học được ở bạn Chi điều gì?
- GV nhận xét tiết học.
- Căn dặn HS về nhà luyện đọc bài nhiều lần.Chuẩn bị bài sau:Quà của bố.
- Tìm bông hoa Niềm Vui để đem vào bệnh viện cho bố, làm dịu cơn đau của bố.
- Vì theo nội quy nhà trường, không ai được hái hoa của nhà trường.
- Em hãy hái thêm 2 bông nữa, Chi ạ! Một bông cho em vì trái tim nhân hậu của em. Một bông cho mẹ, vì cả bố và mẹ đã dạy dỗ em thành cô bé hiếu thảo.
- Cô cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của Chi, rất khen ngợi em.
- Thương bố, tôn trọng nội quy nhà trường, thật thà.
- HS đọc phân vai.
- Thi đọc phân vai.
- Nhận xét, bình chon nhóm đọc hay nhất
Toán
14 trừ đi một số: 14 - 8
I - Mục tiêu
- Học sinh biết tự lập bảng trừ 14 trừ đi một số
- Vận dụng bảng trừ đã học để làm tính và giải toán.
- Tự tin, hứng thú trong học tập và giải toán.
II - Đồ dùng dạy học
14 que tính
III - Hoạt động dạy và học
1- Giới thiệu bài
2- Giới thiệu phép trừ 14 - 8
- GV nêu tình huống để có phép trừ 14 - 8
- Yêu cầu học sinh dùng que tính để tính kết quả.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đặt tính và tính.
- Hướng dẫn học sinh lập bảng trừ.
3- Luyện tập
Bài 1: GV cho HS làm miệng.
HSĐT làm phần a. KG cả a,b
+ KL: Lấy tổng trừ đi số hạng này thì sẽ ra số hạng kia.
Bài 2: HSĐT 
GV cho học sinh làm bảng con.
Bài 3: GV cho học sinh làm vào vở.
HS KG 
Bài 4: Gọi HS đọc đề.
4- Củng cố - Dặn dò:
- 2 đến 3 em đọc bảng trừ 14 trừ đi một số. 
- GV nhận xét giờ học.
- Học sinh tính bằng que tính và nêu kết quả (6)
- Nêu cách làm.
- Hướng dẫn đặt tính và tính
 14
- 8
 6
- Học sinh dùng que tính lập bảng trừ.
- Học thuộc bảng trừ.
- Học sinh làm miệng.
- Nhận xét.
- Nhận xét phép tính: 14 - 4 - 2 và 14 - 6
+ Kết quả bằng nhau vì 4 + 2 = 6
- Học sinh làm bảng con, 2 em lên bảng.
- Chữa bài nhận xét.
- Học sinh làm bài.
- Chữa bài.
- 1 Học sinh đọc đề.
- Tóm tắt giải vào vở.
- Chữa bài.
 S: 26 / 11 / 2008
 G: Thứ ba ngày 2 tháng 12 năm 2008
( Đ / C phương dạy )
 S: 26 / 11 / 2008
 G: Thứ tư ngày 3 tháng 12 năm 2008
Tập đọc
Quà của bố
I - Mục tiêu
- HS hiểu nghĩa các từ mới, nắm được nội dung bài: tình thương của bố qua những món quà đơn sơ dành cho con.
- Đọc trơn toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng, đọc bài với giọng hồn nhiên, vui.
- Yêu quý, biết ơn cha mẹ.
II - Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ bài Tập đọc
- Bảng phụ ghi các câu cần luyện đọc.
III - Hoạt động dạy và học
1- Giới thiệu bài
2- Hướng dẫn đọc
- GV đọc mẫu
- Hướng dẫn đọc từ khó.
- Hướng dẫn đọc câu.
+ Mở thúng câu ra / là cả một thế giới dưới nước: // ...
+ Hấp dẫn nhất / là những con dế lạo xạo trong các vỏ bao diêm//
3- Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Quà của bố đi câu về có những gì?
- Vì sao có thể gọi đó là cả một thế giới dưới nước?
- Quà của bố đi cắt tóc về có những gì?
- Vì sao có thể gọi đó là một thế giới mặt đất?
- Những từ nào, câu nào cho em thấy các con rất thích những món quà của bố?
- Ví sao quà của bố giản dị, đơn sơ mà các con lạ cảm thấy giàu quá?
4- Luyện đọc lại: ( HSKG )
5- Củng cố - Dặn dò:
? Bài tập đọc nói lên điều gì?
- GV nhận xét giờ học.
- Căn dặn HS về nhà luyện đọc bài nhiều lần.
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu.
- HS tự tìm từ khó đọc.
+ Ví dụ: xập xành, thao láo, niềng niễng, xoăn tít,...
- HS luyện đọc.
- HS luyện đọc câu.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn
- Đọc từng đoạn trước lớp.
- Đọc đồng thanh.
- Cà cuống, niềng niễng,...
- Gồm nhiều con vật và cây cối dưới nước.
Con muỗm, con dế đực,...
- Gồm nhiều con vật sống trên mặt đất.
- Hấp dẫn nhất ........giàu quá.
- Vì đó là món quà chứa đựng tình thương yêu của bố.
- HS thi đọc cả bài.
- Nhận xét.
Tập viết
Chữ hoa : L
I - Mục tiêu
- Học sinh biết viết chữ hoa L cỡ vừa và nhỏ, viết câu ứng dụng.
- Viết chữ đúng mẫu, đều nét, nối chữ đúng quy định.
- Có ý thức viết đúng đẹp.
II - Đồ dùng dạy học
- Mẫu chữ L đặt trong khung chữ
- Bảng phụ viết sẵn câu ứng dụng cỡ nhỏ.
III - Hoạt động dạy và học
1- Giới thiệu bài.
2- Hướng dẫn viết chữ L
- GV cho HS quan sát.
- Nhận xét chữ L
- GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết.
- Giới thiệu từ ứng dụng
- Giải nghĩa từ ứng dụng.
- Hướng dẫn HS viết từ ứng dụng.
- GV cho HS tập viết chữ "Lá" vào bảng con.
- Hướng dẫn HS viết vào vở Tập viết.
- HS đại trà viết theo yêu cầu.
- HSKG viết cả bài .
- GV thu chấm - nhận xét.
3- Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Chữ L hoa cao 5 li gồm 3 nét:
+ Nét 1: nét cong dưới
+Nét 2: nét lượn dọc
+Nét 3: nét lượn ngang.
- HS viết bảng con.
- HS đọc lại từ ứng dụng.
- HS nhận xét chiều cao của các chữ cái.
+ Chữ L , l , h cao 2,5 li.
+ Chữ r cao 1,25 li.
+ Chữ d cao 2 li.
+ Các chữ còn lại cao 1 li.
- HS tập viết.
- Nhận xét.
- HS tập viết từng dòng trong vở Tập viết. 
Toán
54 - 18
I - Mục tiêu
- Học sinh biết thực hiện phép trừ có nhớ: số bị trừ là số có 2 chữ số, chữ số hàng đơn vị là 4, số trừ là số có 2 chữ số.
- Vận dụng phép trừ đã học để làm tính và giải toán. Củng cố cách vẽ hình tam giác khi biết 3 đỉnh.
- Yêu thích, hứng thú trong học tập và giải toán.
II - Đồ dùng dạy học
- 54 que tính
III - Hoạt động dạy và học
1- Giới thiệu bài
2- Hướng dẫn HS thực hiện phép trừ 54 - 18
- GV nêu bài toán để có phép trừ.
3- Luyện tập
Bài 1: HSĐT làm phần a. KG cả a,b
GV cho HS làm bảng con
Bài 2:
GV cho HS làm vở nháp.
Bài 3: 
Cho HS làm vào vở.
Bài 4:HSKG làm cả.
GV cho HS tự chấm 3 điểm vào vở ( như SGK)
4- Củng cố - Dặn dò:
? Hãy nêu cách tính với ví dụ 54-18?
- Nhận xét tiết học.
- HS tìm cách đặt tính và tính kết quả vào bảng con.
- 1 em nêu cách đặt tính và tính.
 54 * 4 không trừ được 8, lấy 14 trừ 8
- 18 bằng 6, viết 6 nhớ 1
 36 * 1 thêm 1 là 2, 5 trừ 2 bằng 3, viết 3
- Nhiều HS nhắc lại
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Cả lớp làm bảng con.
- 1 HS lên bảng làm.
- Chữa bài.HS nêu cách làm.
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS đặt tính và tính hiệu vào giấy nháp.
- Chữa bài - nhận xét
- HS đọc đề.
- HS tóm tắt.
- Tự giải vào vở.
- 1 em lên chữa bài - nhận xét.
- HS làm theo yêu cầu của GV.
- Vẽ hình tam giác.
- Nêu cách vẽ.
Thủ công
Gấp, cắt. dán hình tròn
I - Mục tiêu
- Học sinh biết gấp, cắt, dán hình tròn
- Thực hành gấp, cắt, dán hình tròn theo đúng yêu cầu.
- Yêu thích, hứng thú học tập môn thủ công.
II - Đồ dùng dạy học
- Mẫu hình tròn được dán trên nền hình vuông.
- Giấy thủ công.
III - Hoạt động dạy và học
1- Giới thiệu bài
2- Hướng dẫn quan sát và nhận xét
- GV cho HS quan sát hình tròn mẫu được dán trên giấy hình vuông.(Là hình tròn được cắt bằng cách gấp giấy)
3- Hướng dẫn gấp, cắt
Bước 1: Gấp hình
- Gấp hình vuông làm 4 theo đường chéo, tiếp tục gấp 2 bên vào đường dấu giữa.
Bước 2: Cắt hình tròn
- Cắt bỏ phần cong, mở ra được hình tròn.
- Sửa cho cân đối, đều.
Bước 3: Dán hình
- Dán vào vở hay tờ giấy làm nền.
- GV quan sát, giúp đỡ những HS làm còn chậm.
- Thu một số sản phẩm, đánh giá, rút kinh nghiệm.
4- Củng cố - Dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Căn dặn HS về nhà thực hành gấp,cắt,dán hình tròn nhiều lần cho thạo.
- Chuẩn bị cho tiết học sau gấp tiếp.
- HS nhận xét: hình vuông cắt bỏ phần bên ngoài (phần gạch chéo) ta được hình tròn.
- HS quan sát các bước làm của GV.
- HS nhắc lại quy trình gấp, cắt.
- Thực hành.
 S: 26 / 11 / 2008
 G: Thứ năm ngày 4 tháng 12 năm 2008
Luyện từ và câu
Từ ngữ về công việc gia đình
Câu kiểu: Ai làm gì?
I - Mục tiêu
- Mở rộng vốn từ chỉ hoạt động: công việc gia đình, nắm được mẫu câu mới.
- Thực hành luyện tập về kiểu câu: Ai làm gì?
- Có ý thức nói, viết thành câu, dùng từ đúng.
II - Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ cho HS làm bài tập 3 (kẻ sẵn)
III - Hoạt động dạy và học
1- Giới thiêụ bài
2- Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
GV cho HS làm miệng
Bài 2:
Gọi HS đọc thành tiếng yêu cầu bài tập
Bài 3:
GV cho HS làm viết
- GV:( HSKG ) với các từ ở 3 nhóm trên,các em có thể tạo nên nhiều câu .
3- Củng cố - Dặn dò:
Nhận xét tiết học
- Một HS đọc yêu cầu
- Kể một số việc em làm giúp mẹ.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Lớp làm vào giấy nháp.
- Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu 
hỏi : Ai
- Gạch 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi : Làm gì?
-Chữa bài
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- 1 em đọc mẫu.
- HS chọn từ để ghép thành câu.
- HS nêu câu mình ghép được.
- Nhận xét.
Thể dục
Điểm số 1-2 ; 1-2 theo đội hình vòng tròn
Trò chơi: Bịt mắt bắt dê
( GV chuyên dạy)
Toán
Luyện tập
I - Mục tiêu
- Củng cố kĩ năng tính nhẩm, tính viết (các phép trừ có nhớ dạng34 - 8 ; 54 - 18 )
- Tìm số bị trừ hoặc số hạng chưa biết.
- Giải toán, vẽ hình.
- Tích cực, tự giác trong học tập và giải toán.
II - Hoạt động dạy học
1- Giới thiệu bài
2- Luyện tập
Bài 1
GV cho HS tính nhẩm
Bài 2: HSĐT làm phần a. KG cả a,b
Cho HS làm bảng con
Bài 3: HSĐT làm phần a, b. KG cả.
Hướng dẫn HS làm vào vở.
Bài 4:
GV gọi HS đọc đề
Bài 5: HSĐT làm 1 phần . KG cả.
Hướng dẫn HS tự chấm 4 điểm như SGK rồi nối hình.
3 - Củng cố - dặn dò:
? Hãy nêu vài ví dụ phép trừ đã học?
- GV nhận xét giờ học.
- HS đọc nối tiếp kết quả các phép tính
- HS nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu
- Lớp làm bảng con, 1 em lên bảng.
- Chữa bài, nêu cách trừ.
- HS đọc yêu cầu
- Tự làm bài.
- Chữa bài, nêu cách tìm thành phần chưa biết trong từng phép tính.
- Nhận xét
- 1 HS đọc đề
- Tóm tắt và giải vào vở.
-Chữa bài.
- HS làm bài.
- Nhận xét hình mới vẽ được ( hình vuông)
Tự nhiên - xã hội
Giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở
I - Mục tiêu
- HS biết những việc cần làm để giữ sạch sân, vườn, khu vệ sinh, nơi nuôi gia súc và íh lợi của việc giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở.
- Quan sát, nhận xét, nêu ý kiến của mình.
- Có ý thức thực hiện giữ sạch môi trường xung quanh nhà ở với các thành viên trong gia đình.
II - Đồ dùng dạy học
- Tranh vẽ trong SGK
- Phiếu bài tập
III - Hoạt động dạy và học
1- Giới thiệu bài
2- Khởi động: Trò chơi bắt muỗi
- GV hướng dẫn cách chơi.
?/ Làm thế nào để nơi ở không có muỗi?
3- Hoạt động 1: Làm việc với SGK
- Kể được những việc cần làm và ích lợi của việc giữ sạch VS môi trường xung quanh nhà ở.
- GV cho HS quan sát tranh trong SGK theo cặp - Trả lời câu hỏi.
- Mọi người đang làm gì để giữ VS môi trường?
- Những hình nào cho biết mọi người trong gia đình đều tham gia giữ VS môi trường.
- Giữ VS môi trường xung quanh nhà có lợi gì?
- HS làm việc cả lớp.
+ KL: Mỗi người đều phải có ý thức giữ VS môi trường xung quanh nhà ở, phòng tránh bệnh tật.
4- Hoạt động 2: Đóng vai
- MT: HS có ý thức thực hiện giữ VS môi trường xung quanh nhà ở (sân, vườn,...)
- GV nêu câu hỏi cho HS liên hệ
+ ở nhà các em làm gì để giữ VS môi trường xung quanh nhà ở?
+ Xóm em có tổ chức làm VS ngõ xóm hàng tuần không?
+ Nói về VS ngõ xóm nơi em ở?
+ HS đóng vai
- GV nêu tình huống. Ví dụ: Em đi học về thấy 1 đống rác trước cửa và biết là chị vừa mới mang ra đổ. Em ứng xử thế nào?
- KL: Không vứt rác bừa bãi, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện giữ VS môi trường.
- HS chơi trò chơi.
- Diệt muỗi.
- HS quan sát tranh - trả lời câu hỏi.
- HS trả lời: quét dọn VS ...
- HS trả lời.
- HS trả lời: sạch sẽ, thoáng mát, không có điều kiện cho sâu bọ, ruồi gián có chỗ ẩn nấp.
- HS nêu ý kiến.
- Nhận xét bổ sung.
- HS trả lời
- Nhận xét bổ sung
- HS đóng vai, xử lí tình huống.
- Nhận xét
- HS tự nêu thêm một số tình huống và đóng vai xử lí.
 S: 26 / 11 / 2008
 G: Thứ sáu ngày 5 tháng 12 năm 2008
Tập làm văn
Kể về gia đình
I - Mục tiêu
- HS biết kể về gia đình của mình theo gợi ý, biết nghe bạn kể để nhận xét góp ý.
- Dựa vào những điều đã nói, viết được 1 đoạn (3 đến 5 câu) kể về gia đình. Viết rõ ý, dùng từ đặt câu đúng.
- Có ý thức nói, viết thành câu. Yêu quý gia đình mình.
II - Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ chép sẵn bài tập 1
- Vở bài tập (nếu có)
III - Hoạt động dạy và học
1- Giới thiệu bài.
2- Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu và gợi ý.
- GV giúp HS nắm được yêu cầu của bài.
- GV treo bảng phụ cho HS đọc thầm câu hỏi.
Bài 2: HSKG viết vào vở.
- Hướng dẫn HS làm bài viết.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
3- Củng cố - Dặn dò:
? Hãy kể về gia đình em?
- GV nhận xét giờ học,tuyên dương những em đọc tốt, trả lời đúng.
- 1 HS đọc yêu cầu và gợi ý.
- 1 HS khá làm mẫu dựa vào câu hỏi gợi ý.
- HS làm việc theo cặp: 1 em kể cho bạn nghe về gia đình mình (sau đó đổi vai)
- HS xung phong kể trước lớp.
- Nhận xét về lời kể của bạn: cách xưng hô, sử dụng từ,...
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài vào vở bài tập.
- 1 số em đọc bài trước lớp.
- Nhận xét, sửa những chỗ sai.
Chính tả (N- V)
Quà của bố
I - Mục tiêu
- Học sinh nghe viết chính xác một đoạn trong bài: Quà của bố (đoạn "Bố đi câu về ... thao láo)
- Viết đúng các tiếng có âm đôi iê / yê. Phân biệt cách viết phụ âm đầu hoặc thanh dễ lẫn: d / gi.
- Có ý thức viết đúng, đẹp.
II - Đồ dùng dạy học
Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2, 3a.
III - Hoạt động dạy và học
1- Giới thiệu bài: nêu MĐYC tiết học
2- Hướng dẫn nghe-viết
- Giáo viên đọc mẫu bài chính tả.
?/ Quà của bố đi câu về có những gì?
?/ Bài chính tả có mấy câu?
?/ Những chữ đầu câu viết như thế nào?
?/ câu nào có dấu hai chấm?
- Giáo viên đọc bài.
- Chấm bài - nhận xét
3- Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 2:
- Giáo viên treo bảng phụ viết sẵn nội dung bài.
Bài tập 3a: HSKG
- GV treo bảng phụ cho HS đọc yêu cầu
4- Củng cố - Dặn dò:
- NHận xét tiết học.
- 2 học sinh đọc lại
- Cà cuống, niềng niễng, hoa sen, nhị sen, cá sộp, cá chuối.
- 4 câu.
- Viết hoa.
- Câu 2.
- HS viết tiếng khó bảng con: lần nào, cà cuống, niềng niễng, nhộn nhạo, quẫy, toé nước, thao láo,...
- Học sinh viết vở.
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS làm bài vào bảng con.
- 1 em lên bảng làm.
- Chữa bài - nhận xét.
- HS đọc yêu cầu.
- Lớp làm vào vở bài tập - 1 em chữa bài.
- Nhận xét
Toán
15 ; 16 ; 17 ; 18 trừ đi một số
I - Mục tiêu
- HS biết cách thực hiện các phép tính trừ để lập các bảng 15 ; 16 ; 17 ; 18 trừ đi một số, biết thực hiện phép trừ theo cột dọc.
- Vận dụng giải các bài toán có liên quan
- Hứng thú, tự tin trong học tập và giải toán.
II - Đồ dùng dạy học
- 18 que tính.
- Bảng phụ chép bài tập 2.
III - Hoạt động dạy và học
1- Giới thiệu bài
2- Hướng dẫn lập các bảng trừ
- GV nêu tình huống để có phép trừ 15 - 7
3- Thực hành
Bài 1: HSĐT làm phần c. KG cả.
Gọi HS đọc yêu cầu
Bài 2: Cả lớp.
- GV treo bảng phụ.
- Gọi HS đọc yêu cầu
4- Củng cố - Dặn dò:
- HS thao tác trên que tính tìm kết quả.
- Nêu kết quả và cách làm.
- Lập các phép trừ còn lại của bảng 15 trừ một số.
+ HS tự lập các bảng trừ còn lại.
- Học thuộc các bảng trừ 
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS suy nghĩ làm bảng con.
- 1 em làm bảng lớp.
- Chữa bài, nêu cách làm.
- Nhận xét.
- Một HS đọc yêu cầu.
- HS suy nghĩ làm bài.
- 1 em lên bảng chữa bài - nối phép tính với kết quả đúng.
- Nhận xét.
Sinh hoạt 
kiểm điểm nề nếp trong tuần
I,Mục tiêu:
-Kiểm điểm về nền nếp,học tập trong tuần.
-Đề ra kế hoạch,phương hướng cho tuần14.
-Giáo dục học sinh ý thức tự phê cao.
II, Nội dung:
1. Cỏc tổ trưởng bỏo cỏo cỏc hđ trong tổ: 3 tổ trưởng.
2. Lớp trưởng nhận xột.	
3. Giỏo viờn PTL nhận xột chung về cỏc mặt.
a. Học tập: 
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
b. Nề nếp TD VS:
- Cú ý thức truy bài đầu giờ học. Xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn thể dục giữa giờ tỏc phong nhanh nhẹn.
- Vệ sinh lớp học sạch sẽ.
- Vệ sinh cỏ nhõn: ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.
* Song cũn một số hạn chế:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
c. Nhận xét sinh hoạt Sao:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
d, Phương hướng tuần 14:
- Phỏt huy những mặt tốt, khắc phục những điểm cũn hạn chế.
- Phỏt huy” đụi bạn học tập” để giỳp nhau tiến bộ hơn.
- Tăng cường học tập ở lớp, ở nhà cho tốt.
- Phát động đợt thi đua chào mừng ngày 22/12.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 13 lop 2(2).doc