Kế hoạch giảng dạy khối lớp 2 - Tuần 1 năm 2009 - 2010

Kế hoạch giảng dạy khối lớp 2 - Tuần 1 năm 2009 - 2010

I/MỤC TIÊU

 Giúp HS củng cố về:

-Viết các số từ 0 đến 100; thứ tự của các số.

-Số có 1, 2 chữ số; số liền trước, số liền sau của một số.

II/ CHUẨN BỊ :

 GV:Bảng các ô vuông(bài 2- như SGK)

 HS :

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

1/ Bài cũ

2/ Bài mới.

*GTB: GT trực tiếp

*HĐ1:Củng cố về số có 1 chữ số.

+Bài 1: -1hs nêu yêu cầu.cả lớp theo dõi.

-HS tự viết các sốVBT, HS nối tiếp nêu kết quả(YC HS đọc lần lượt các số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại)

-HS và GV nhận xét, chốt đáp án đúng.

 

doc 16 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 737Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giảng dạy khối lớp 2 - Tuần 1 năm 2009 - 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục Ngọc Lặc
Trường tiểu học Minh Tiến 1
Giáo án
Tuần 1 - Lớp 2 A
Năm học : 2009-2010
 Thứ ngày tháng năm 2009
 Sinh hoạt tập thể
 toán
 Ôn tập các số đến 100 
I/Mục tiêu
 Giúp HS củng cố về:
-Viết các số từ 0 đến 100; thứ tự của các số.
-Số có 1, 2 chữ số; số liền trước, số liền sau của một số.
II/ Chuẩn bị :
 GV:Bảng các ô vuông(bài 2- như SGK)
 HS : 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếU
1/ Bài cũ
2/ Bài mới.
*GTB: GT trực tiếp
*HĐ1:Củng cố về số có 1 chữ số.
+Bài 1: -1hs nêu yêu cầu.cả lớp theo dõi.
-HS tự viết các sốVBT, HS nối tiếp nêu kết quả(YC HS đọc lần lượt các số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại) 
-HS và GV nhận xét, chốt đáp án đúng.
KL: Củng cố về số có 1 chữ số.
* HĐ 2: Củng cố về số có 2 chữ số.
+Bài 2:-Yêu cầu 1 HS đọc đề bài(HS K,G).cả lớp theo dõi.
-HS làm bài cá nhân VBT,1HS K,G lên làm bài trên bảng
-HS và GV nhận xét chốt lời giải đúng 
KL: Củng cố về số có 2 chữ số
*HĐ 3:Củng cố về số liền trước, số liền sau
+Bài 3:- Cho HS tự làm và chữa bài (HS TB,Ytrả lời; HS K,G nhận xét)
KL:Số liền trước, số liền sau của 1 số
3/:Củng cố dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà làm BT ở SGK toán,và chuẩn bị bài sau.
 Tập đọc
 Có công mài sắt, có ngày nên kim (2 tiết) 
I/ Mục đích yêu cầu:
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
-Đọc trơn cả bài .Đọc đúng các từ mới: nắn nót, mải miết, quyển nguệch ngoạc,..
-Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
–Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời nhân vật 
2.Rèn KN đọc –hiểu:
-Hiểu nghĩa những từ mới.
- Hiểu nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ:” Có công mài sắt, có ngày nên kim”
- Rút được lời khuyên từ câu chuyện:Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công
II/ Đồ dùng dạy học :
-GV: Tranh minh họa bài đọc SGK
 Bảng phụ ghi nội dung cần HD luyện đọc
-HS: Q/S tranh SGK,đọc trước bài.
III/ Các hoạt động dạy học.
1/Mở đầu:- GV giới thiệu 8 chủ điểm SGK TV 2-tập 1 
- HS mở mục lục sách. 1, 2 HS đọc tên 8 chủ điểm( HS K, G), cả lớp đọc thầm theo
2/Bài mới: Tiết 1
*Giới thiệu bài: GTB qua tranh (Giáo viên)
*HĐ1: Luyện đọc.
+-GV đọc diễn cảm bài văn:giọng người dẫn truyện thong thả, chậm rãi; lời cậu bé tò mò ngạc nhiên; lời bà cụ ôn tồn, hiền hậu.
+-GV hướng dẫn HS luyện đọc , kết hợp giải nghĩa từ.
+Đọc từng câu:(HS đọc nối tiếp từng câu 1-2 lượt)
-GV hướng dẫn đọc tiếng khó: quyển, nguệch ngoạc,mải miết,...(HS cả lớp đọc, HS TB,Y đọc)
+Đọc từng đoạn trước lớp.(HS đọc nối tiếp 2 ,3 lượt )
-GV HD đọc câu khó: “Mỗi khi ...bỏ dở” (HS K,G nêu cách đọc ;HS TB,Y đọc)
-HS TB đọc phần chú giải SGK.
+Đọc từng đoạn trong nhóm-HS lần lượt đọc theo cặp. -GV theo dõi ,giúp HS đọc đúng . 
-HS nhận xét,GV nhận xét. 
+Thi đọc giữa các nhóm.(cá nhân đọc thi,thi đọc đồng thanh).
+Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1, 2(1 lượt)
 Tiết 2
*HĐ2:Hướng dẫn tìm hiểu bài.
-1 HS K,G đọc đoạn1,cả lớp đọc thầm. , trả lời câu hỏi 1SGK (HS:Mỗi khi cầm quyển sách, cậu chỉ đọc được vài dòng...viết nguệch ngoạc trông rất sấu)
-HS đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi 2SGK.(HS:Bà cụ đang cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá ven đường)
? Bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá để làm gì?(HS:để làm thành 1 cái kim khâu)
? Cậu bé có tin lời bà cụ nói không?
-HS đọc đoạn 3,trả lời câu hỏi 3 SGK (HS: Nhắc lại lời bà cụ: Mồi ngày mài...thành tài)
? Đến lúc này cậu bé có tin lời bà cụ không? Chi tiết nào chứng tỏ điều đó?(HS: Cậu bé tin, hiểu ra, quay về nhà học bài)
-HS đọc đoạn 4,trả lời câu hỏi 4 SGK (HS: Nhẫn nại , kiên trì thì sẽ thành công,...) 
? Câu chuyện này khuyên em điều gì? (HS K ,G trả lời ; HS TB,Y nhắc lại)
Nội dung:(như ở phần 2 mục yêu cầu)
*HĐ3: Luyện đọc lại.
-HD cách đọc (GV)-2,3 nhóm (mỗi nhóm 3 em) phân các vai thi đọc truyện(HS K,G) HS còn lại theo dõi.
-GV và HS nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân đọc hay nhất.
 3/Củng cố dặn dò :
? Em thích nhân vật nào trong câu chuyện ? Vì sao?(HS nối tiếp nêu ý kiến)
-Yêu cầu HS đọc trước nội dung tiết kể chuyện.
 Thứ ngày tháng năm 2009
 Mĩ thuật:
 Thầy Quỳnh soạn và dạy.
 Thể dục :
 Thầy Văn soạn và dạy.
 Kể chuyện:
 Có công mài sắt, có ngày nên kim
I/ Mục đich ,yêu cầu:
1/ Rèn kĩ năng nói:
-Dựa vào trí nhớ, tranh minh họa và gợi ý dưới mỗi tranh, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện “ Có công mài sắt, có ngày nên kim”
-Bíêt kể chuyện tự nhiên, bước đầu biết phối hợp lời kể với điệu bộ nét mặt...
2/ Rèn kì năng nghe:
-Có khả năng theo dòi bạn kể chuyện.
- Biết nhận xét đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.
II/Đồ dùng dạy học:
 -GV: Tranh minh họa (SGK)	
 -HS : Đọc trước nội dung kể chuyện.
III/Các hoạt động dạy học.
1/Mở đầu.
2/Bài mới:*GTB:GV nêu MĐ,YC của tiết học.
*HĐ1:Hướng dẫn kể chuyện
+ Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh
-GV lưu ý HS cần phải q/s kĩ từng tranh , đọc thầm các gợi ý dưới tranh, nhớ lại ND câu chuyện.
-GV treo tranh lên bảng, cả lớp q/s tranh(HS TB,Y đọc thầm lại truyện 1 lượt) 
- 4 HS kể nối tiếp 4 đoạn theo 4 tranh (kể theo nhóm 4) 
-Cả lớp ,GV nhận xét, bình chọn...
+ Kể lại toàn bộ câu chuyện.
-GV chỉ định 1 số HS kể lại toàn bộ câu chuyện
-Cả lớp và GV nhận xét,bổ sung.
*HĐ2:Củng cố dặn dò:
? Em học được lời khuyên gì qua câu chuyện này?(HS K,G trả lời ; HS TB,Y nhắc lại)
-Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện, nhớ và làm theo lời khuyên bổ ích của câu chuyện.
 Toán:
 Ôn tập các số đến 100 (tiếp) 
I/Mục tiêu:
 Giúp HS củng cố về:
-Đọc, viết , so sánh các số có 2 chữ số
- Phân tích số có 2 chữ số theo chục và đơn vị.
II/Đồ dùng dạy học.
 -GV:Bảng phụ viết sẵn ND BT1-VBT Toán
 -HS: Vở BT Toán.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
1/Bài cũ.
2/ Bài mới: * GTB (GVdùng lời	)	
*HĐ1: Hướng dẫn luyện tập.
+Bài 1:VBT
-1 HS K,G nêu yêu cầu.cả lớp theo dõi.
-HS k,G nêu cách làm; HS TB,Y nhắc lại.
-HS làm VBT,3 HS lên bảng chữa bài(bảng phụ)-GV quan tâm HS TB,Y.
-GV và HS nhận xét ,chữa bài.HS TB,Y đọc đáp án đúng.
KL:Củng cố về đọc , viết, phân tích số có 2 chữ số 
+Bài 2:VBT-GV cho HS làm ở tiết ôn luyện.
+Bài 4: VBT.
-Yêu cầu 1 HS đọc đề bài,cả lớp theo dõi. 
-HS làm BT cá nhân vào VBT,1 HS TB lên bảng làm. (GV quan tâm HS Y 
-Cả lớp và GV nhận xét,chốt lời giải đúng.
KL:Củng cố về so sánh các số có 2 chữ số
+Bài 3: VBT.
-HS K,G nêu cách làm, HS TB,Y nhắc lại 
-HS làm bài vào VBT;2 HS nêu miệng số?
-Cả lớp ,GV nhận xét ,chốt đáp án đúng 
KL:Thứ tự các số có 2 chữ số
*HĐ2:Củng cố, dặn dò:
-GV hệ thống kiến thức toàn bài.
-Dặn HS về nhà làm BT ở SGK 
 Chính tả tập chép:
 Có công mài sắt, có ngày nên kim
I/Mục đích ,yêu cầu:
1.Chép lại chính xác không mắc lỗi đoạn trích trong bài “ Có công mài sắt, có ngày nên kim”
-Củng cố quy tắc viết c/k
2.Học bảng chữ cái:
-Điền đúng các chữ cái vào ô trống theo tên chữ
-Thuộc lòng tên 9 chữ cái đầu trong bảng chữ cái.
II/Đồ dùng dạy –học:
 -GV: Bảng phụ viết ND bài tập 2,3.Bảng lớp viết sẵn ND bài tập chép.
 -HS: Đồ dùng HT,vở viết,VBT.
III/Các hoạt động dạy –học chủ yếu
1/Bài cũ: 
2/Bài mới:*GTB:GV nêu MĐ,YC của tiết học.
*HĐ1: Hướng dẫn tập chép:
a/HD HS chuẩn bị.
-GV đọc bài tập chép (1lần).2-3 HS K,G đọc lại.
? Đoạn chép này là lời ai nói với ai?
? Bà cụ nói gì?
- GV hướng dẫn nhận xét.
b/Hướng dẫn viết từ khó.
-Yêu cầu HS K,TB nêu các từ khó viết :ngày, sắt,...
-Yêu cầu HS đọc,GV hướng dẫn- HS viết các từ khó vào bảng con
c/ HS viết bài vào vở. HS đỗi vở soát lỗi cho nhau.
d/ Chấm, chữa bài.-GV chấm 10 bài , nhận xét.
*HĐ2: HD làm bài tập chính tả.
+Bài tập 2:-1HS nêu yêu cầu,cả lớp theo dõi.1 HS K, G làm mẫu 1 từ
-HS làm cá nhân VBT,3 HS TB,Y lên bảng làm(GV quan tâm , giúp đỡ HS TB,Y)
-Cả lớp và GVnhận xét,chốt đáp án đúng.(kim khâu; cậu bé; kiên nhẫn; bà cụ)
+Bài tập 3: -1HS nêu yêu cầu,cả lớp theo dõi.
1 HS K, G làm mẫu 1 
-HS làm cá nhân VBT,3 HS lên bảng làm(GV quan tâm , giúp đỡ HS TB,Y)
-Cả lớp và GVnhận xét,chốt đáp án đúng.
-Gv hướng dẫn HTL 9 chữ cái theo cách xóa dần.( từng cột) 
3/Củng cố, dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS luyện viết thêm và làm lại BT 2, 3-VBT Tiếng việt.
 Thứ ngày tháng năm 2009
 Tập đọc:
 Tự thuật 
I/Mục đích yêu cầu:
1.Rèn KN đọc thành tiếng.
-Đọc đúng các từ ngữ khó:quê quán, trường,...
- Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu phẩy, giữa các dòng, giữa phần yêu cầu và phần trả lời ở mỗi dòng
-Biết đọc 1 văn bản tự thuật với giọng rõ ràng, rành mạch. 
2.Rèn KN đọc hiểu:
-Nắm được nghĩa và biết cách dùng các từ mới được giải nghĩa sau bài học,các từchỉđơn vị hành chính(xã, phường)
-Nắm được những thông tin chính của bạn HS trong bài.
-Bước đầu có khái niệm về 1 văn bản tự thuật.(lí lịch)
II/Đồ dùng dạy học:
-GV: Bảng lớp viết sẵn 1 số ND tự thuật(theo câu hỏi 3, 4 SGK) để HS làm mẫu, tự nói về mình
-HS :Đọc trước bài
III/Các hoạt động dạy học chu yếu.
1/Bài cũ:-2 HS nối tiếp nhau đọc truyện Có công mài sắt có ngày nên kim.
2/Bài mới:*GTB trực tiếp.
*HĐ1: Luyện đọc.
+-GV đọc mẫu toàn bài với giọng rành mạch , nghỉ hơi rõ giữa phần yêu cầu và phần trả lời
+-Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
+Đọc từng câu._HS đọc nối tiếp
-GV hướng dẫn đọc tiếng khó:huyện, trường, quê quán,...(HS K,G nêu cách đọc ;HS TB,Y đọc)
+Đọc từng đoạn trước lớp.-HS đọc nối 2 đoạn(từ đầu ,...đến quê quán.Đoạn còn lại )
-GV treo bảng phụ HD đọc 1 số câu 
-1 HS đọc chú giải SGK,GV giải nghĩa từ tự thuật( kể về mình)
+Đọc từng đoạn trong nhóm-HS đọc theo cặp
+Thi đọc giữa các nhóm(cá nhân)
*HĐ2:HD tìm hiểu bài.
+Câu hỏi 1:- HS đọc thầm bài trả lời (HS: bạn tên là Thanh Hà, nữ, sinh ngày23-4-1996, học lớp 2 trường tiểu học Võ Thị Sáu...) 
+Câu hỏi 2:-HS đọc thầm cả bài trả lời (HS: Nhờ bản tự thuật của bạn Thanh Hà) 
+Câu hỏi 3: YC HS trao đổi theo cặp; 2,3 HS K,G làm mẫu trước lớp;
-Nhiều HS nối tiếp trả lời các câu hỏi về bản thân.
-Cả lớp nhận xét,chốt lại 
+Câu hỏi 4: HS suy nghĩ trả lời tên địa phương em ở.
-GV KL: Qua bản tự thuật các em được biết về bạn Thanh Hà, ngày sinh, nơi ở, nơi sinh, trường của bạn Thanh Hà.
*HĐ3: Luyện đọc lại.
-3,4 HS thi đọc lại cả bài văn.Cả lớp và GV nhận xét bình chọn.
3/Củng cố ,dặn dò.
- GV yêu cầu HS ghi nhớ: ai cũng cần viết bản tự thuật, khi viết tự thuật phải viết chính xác.
-GV nhận xét tiết học .
-Dặn HS ... -Giải toán có lời văn.
II/ Đồ dùng dạy học:
HS: Vở BT toán.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/ Bài cũ:
2/ Bài mới :GTB (dùng lời)
 *HĐ1: Thực hành
Bài 1:-1HS nêu yêu cầu,cả lớp theo dõi.
-HS tự làm vào VBT. 5 HS làm trên bảng lớp (HS K , TB )
Bài 2:-GV cho HS làm bài cá nhân vào vở,3 HS lên bảng làm(GV giúp đỡ HS TB,Y)
-GV,HS nhận xét ,chốt lời giải đúng.
Bài3:-Y/C 1HS nêu yêu cầu,cả lớp theo dõi.
-HS làm bài cá nhân vào vở,3 HS lên bảng làm(GV giúp đỡ HS TB,Y)
-GV,HS nhận xét ,chốt lời giải đúng.GV hỏi về tên gọi thành phần và kết quả của phép cộng
 KL:Củng cố về phép cộng (không nhớ), tính nhẩm, tính viết; tên gọi thành phần, kết quả của phép cộng
Bài 4:-1HS K,G nêu đề bài,cả lớp theo dõi
-1HS K,G nêu tóm tắt bài toán.HS cả lớp làm bài cá nhân, 1 HS K ,G lên bảng làm(GV giúp đỡ HS TB, Y)
-GV,HS nhận xét, chữa bài.
 KL:Củng cố về giải bài toán có lời văn.
Bài 5:GV hướng dẫn, HS làm vào buổi ôn luyện.
 *HĐ2: Củng cố dặn dò:
-GV hệ thống kiến thức toàn bài.
-Dặn HS về nhà làm BT ở SGK Toán.
 Tập viết:
	 Chữ hoa:A 
I/ Mục đích yêu cầu:
Rèn kĩ năng viết chữ:
 -Biết viết chữ A hoa theo cỡ vừa và nhỏ.
 -Biết viết ứng dụng cụm từ Anh em thuận hòa cỡ vừa và nhỏ; chữ viết đúng mẫu,đều nét và nối chữ đúng quy định.
II/Đồ dùng dạy học.
 GV-Mẫu chữ hoa A(như SGK)
 -Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ:Anh (dòng1), Anh em thuận hòa (dòng2)
 HS: Vở TV
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/Bài cũ:
2/Bài mới:-GTB –GV nêu MĐ,YCcủa tiết học.
 *HĐ1:HD viết chữ hoa
a/HD HS quan sát và nhận xét(GV) HS K,G nêu; HS TB,Y nhắc lại 
-Cấu tạo:Chữ hoa A cỡ vừa cao 5 li, gồm 3 nét......
-Cách viết:gồm 3 nét......
-GV vừa viết mẫu chữ A lên bảng vừa nói lại cách viết
b/HD HS viết trên bảng con.-HS tập viết 2,3 lượt(GV giúp đỡ HS Y)
 *HĐ2:HD viết cụm từ ứng dụng
a/ GT cụm từ ứng dụng(GV)-1 HS đọc cụm từ ứng dụng
-Nêu cách hiểu cụm từ (HS K,G nêu; HS TB,Y nhắc lại –đưa ra lời khuyên anh em trong nhà phải biết yêu thương nhau.)
b/HS q/s cụm từ ứng dụng , nêu nhận xét.(HS K,G nêu ; HS TB,Y nhắc lại) 
c/HD HS viết chữ A vào bảng con-HS cả lớp viết 2 lượt (GV giúp đỡ HS Y)
 *HĐ3 :HD HS viết vào vở TV.
-GV nêu YC viết đối với các đối tượng HS (HS diện đại trà, HS K,G)
 *HĐ4: Chấm,chữa bài 
- GV chấm 10 bài, nêu nhận xét.
3/ Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS về nhà luyện viết ở vở TV.
 Âm nhạc: 
 (Thầy Long soạn và dạy)
 Tự nhiên và xã hội
 Cơ quan vận động 
I/Mục tiêu 
Sau bài học , HS có thể:
-Biết được xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể.
-Hiểu được nhờ có vận động của xương và cơ mà cơ thể cử động được
-Năng vận động sẽ giúp cho cơ và xương phát triển tốt.
II/ Đồ dùng dạy học
 GV: Tranh vẽ các cơ quan vận động.
 HS: QS các hình vẽ SGK 
III/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/Mở đầu
2/Bài mới:- GTB(dùng lời)- GV nêu mục đích, YC của tiết học.
 *HĐ1: Làm 1 số cử động.
-Mục tiêu: HS biết được bộ phận nào của cơ thể cử động khi thực hiện 1 số động tác như: giơ tay, quay cổ, nghiêng người,...
-Cách tiến hành: 
 Bước1:Làm việc theo cặp
-GV yêu cầu HS q/s các hình 1, 2, 3, 4( SGK) và làm 1 số động tác như bạn nhỏ trong sách đã làm 
-GV mời 1 số HS làm các động tác trước lớp.
 Bước2:-Cả lớp đứng tại chỗ cùng làm các động tác đó.
? Trong các động tác các em vừa làm, bộ phận nào của cơ thể cử động được
-GV KL: Để thực hiện được các động tác trên thì đầu, mình, chân , tay phải cử động 
 *HĐ2: Quan sát để biết cơ quan vận động
-Mục tiêu:Biết xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể. HS nêu được vai trò của xương và cơ.
-CTH: 
-GV HD, HS thực hành tự nắn bàn tay, cổ tay, cánh tay,...
? Dưới lớp da của cơ thể có gì?
-Cho HS thực hành cử động ...ngón tay, cổ,...? Nhờ đâu mà các bộ phận đó cử động được?
-Cho HS quan sát hình 5,6 sgk chỉ và nói tên các cơ quan vận động.(GV giúp đỡ HS Y) 
 KL: Xương và cơ là các cơ quan vận động của cơ thể.
 *HĐ3: Trò chơi “ Vật tay”
-Mục tiêu: HS hiểu được rằng hoạt động và vui chơi bổ ích sẽ giúp cho cơ quan vận động phát triển tốt.
-CTH:-GV hướng dẫn cách chơi
-HS cả lớp chơi theo các nhóm 3(2 bạn thi vật tay,1 bạn làm trọng tài)
-GV và HS nhận xét, tuyên dương các bạn thắng cuộc.
 KL:Trò chơi cho chúng ta thấy ai khỏe là biểu hiện cơ quan vận động của bạn đó khỏe. Muốn cơ quan vận động khỏe chúng ta cần chăm chỉ tập thể dục và ham thích vận động. 
3/Củng cố dặn dò:
-GV tổng kết ND bài học.
-Dặn HS cần chăm chỉ tập thể dục và ham thích vận động. 
 Thứ ngày tháng năm 2009
 Chính tả: Nghe-viết:
 Ngày hôm qua đâu rồi? 
I/Mục đích, cầu yêu:
 1.Nghe viết chính xác,trình bày đúng 1 khổ thơ trong bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi? Qua bài chính tả hiểu cách trình bày 1 bài thơ 5 chữ.
-Viết đúng những tiếng có âm vần dễ lẫn: l/n; an/ ang. 
 2.Tiếp tục học bảng chữ cái.
-Điền đúng các chữ cái vào ô trống theo tên chữ
-HTL tên 10 chữ cái tiếp theo.
II/ Đồ dùng dạy học:
 -GV:Bảng phụ ghi sẵn ND BT 2, 3
 -HS :Vở viết, VBT
III/ Các hoạt động dạy học.
1/ Bài cũ:- 3 HS viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con các từ: nên kim, giảng giải, đứng lên, đơn giản.
2/ Bài mới: -GTB( dùng lời)
 *HĐ1: HD nghe viết:
a/ HD chuẩn bị: GV đọc diễn khổ thơ 1 lần, 2 HS đọc lại (HS K,G)
-GV giúp HS nắm ND bài thơ.
-GV giúp HS nhận xét :? khổ thơ có mấy dòng, mỗi dòng có mấy chữ? (HS: khổ thơ có 4 dòng,...)
-HS K ,G nêu từ khó, GV HD-HS viết từ khó: ngày qua,...
b/ GV đọc bài –HS viết bài vào vở(GV quan tâm đến HS Y)
c/ Chấm chữa bài:-HS đỗi vở chữa bài ,-GV chấm khoảng 10 bài, nhận xét.
 *HĐ2: HD làm bài tập chính tả.
+ Bài tập 2a:- GV nêu yêu cầu, HS theo dõi.
-HS cả lớp làm bài cá nhân vào vở, 1HS K,G làm trên bảng.
-Cả lớp ,GV nhận xét , chốt đáp án đúng . 1HS TB,Y đọc lại đáp án đúng.
+ Bài tập 3:-GV treo bảng phụ HS nêu yêu cầu của bài
-1 HS làm trên bảng, cả lớp làm VBT.
-Cả lớp ,GV nhận xét , chốt đáp án đúng
-GV hướng dẫn HTL 10 chữ cái theo cách xóa dần
3/ Củng cố dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà luyện viết thêm và làm BT ở VBT-TV.
 Toán:
 Đề- xi -mét 
I/Mục tiêu: 
 Giúp HS :
Bước đầu nắm được tên gọi, kí hiệu và độ lớn của đơn vị đo đề- xi- mét
Nắm được quan hệ giữa dm và cm( 1dm= 10 cm)
Biết làm các phép cộng, trừ với các đơn vị đo dm
Bước đầu tập đo và ước lượng các độ dài theo đơn vị dm.
II/Đồ dùng dạy học:
 GV: 1 băng giấy có chiều dài 10cm
 Thước thẳng dài 2dm(hoặc 3 dm) cò các vạch chia cm.
 HS: Thước thẳng dài 2dm (hoặc 3 dm) có các vạch chia cm.
III/ Các hoạt động dạy học.
1 / Bài cũ:
2/ Bài mới:-GTB(dùng lời)
 *HĐ1: Giới thiệu đơn vị đo độ dài đề- xi- mét(dm)
-Mời 1 HS lên bảng đo băng giấy( như đã chuẩn bị) và trả lời
 ? Băng giấy dài bao nhiêu cm?(10 cm)
-GV nói: 10 cm hay còn gọi là 1dm .Đề-xi-mét viết tắt là dm (Gv viết lên bảng)
viết tiếp: 10cm= 1dm
 1dm= 10 cm 
-GV hướng dẫn HS nhận biết các đoạn thẳng có độ dài 1dm, 2dm, 3dm trên 1 thước thẳng.
 *HĐ2: Thực hành.
+Bài 1:-HS q/s hình vẽ ,tự làm bài cá nhân vào vở, HS nối tiếp trả lời .
-Cả lớp và GV nhận xét chốt đáp án đúng 
+Bài 2:1 HS K,G nêu yêu cầu ,cả lớp theo dõi.
-1HS K, G nêu cách làm;Cả lớp làm bài vào vở(GV giúp đỡ HS Y); 6 HS lên bảng làm(HS TB,K)
-Cả lớp và GV nhận xét chữa bài 
+Bài 3:1 HS K,G nêu yêu cầu của bài và cách làm.(dùng thứơc đo và vẽ)
-Cả lớp làm bài vào vở, chữa bài 
+Bài 4: HS tự làm bài vào VBT, cả lớp chữa bài.
3/Củng cố dặn dò:
-GV tóm tắt ND bài học, nhận xét tiết học .
-Dặn HS về nhà làm BT ở SGK toán
 Tập làm văn 
 Tự giới thiệu . Câu và bài.
I/Mục đích yêu cầu
Rèn KN nghe và nói:
-Biết nghe và trả lời đúng 1 số câu hỏi về bản thân mình
-Biết nghe và nói lại được những điều em biết về 1 bạn trong lớp
Rèn KN viết: Bước đầu biết kể (miệng) 1 mẩu chuyện theo 4 tranh.HS K,G yêu cầu viết lại nội dung tranh 3,4.
Rèn ý thức bảo vệ của công.
II/ Đồ dùng dạy học.
-GV: Bảng phụ viết ND các câu hỏi ở BT 1.
-HS : Đọc trước các yêu cầu của bài,
III/Các họat động dạy học.
1/Mở đầu:
2/Bài mới:-GTB (dùng lời)
*HĐ1: HD làm bài tập.
+Bài tập 1, 2:(miệng)
-2 HS K,G nối tiếp nhau đọc yêu cầu của bài .Cả lớp đọc thầm theo.
-GV giúp HS nắm vững yêu cầu của bài: trả lời lần lượt từng câu hỏi về bản thân. Khi nghe bạn trả lời câu hỏi về mình(BT 1).Cả lớp lắng nghe để làm BT 2.
-GV treo bảng phụ- hỏi lần lượt từng câu.
-1 HS K, G trả lời mẫu.
-HS trao hỏi đáp theo cặp rồi trả lời.Cả lớp và GV nhận xét, KL.
+Bài tập 3:(miệng) 
-1 HS K,G đọc yêu cầu của bài.Cả lớp đọc thầm theo.
-HS tự kể cá nhân(.GV quan tâm, giúp đỡ HS TB,Y); HS K,G viết lại nội dung tranh 3,4.
-Nhiều HS nối tiếp kể trước lớp (khuyến khích HS TB,Y kể)
-Cả lớp và GV nhận xét .
-GV KL:Ta có thể dùng các từ để đặt thành câu, kể 1 sự việc. Cũngcó thểdùng 1 số câu để tạo thành bài, kể 1 câu chuyện.
 *HĐ2 :Củng cố dặn dò.
-GV nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà viết lại hoàn chỉnh BT 3.
 Thủ công
 Gấp tên lửa 
I/Mục tiêu: 
HS biết cách gấp tên lửa. Gấp được tên lửa
HS có hứng thú và yêu thích gấp hình.
II/ Chuẩn bị : 
-GV : Mẫu tên lửa(gấp khổ giấy A4)
 Quy trình gấp tên lửa có hình vẽ minh họa cho từng bước gấp.
-HS : Giấy thủ công( khổ A4) , bút màu
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1/Mở đầu.
2/Bài mới: - GTB (dùng lời)
 *HĐ1:Hướng dẫn q/s và nhận xét
-GV đưa mẫu gấp tên lửa cho HS q/s
-GV gợi ý giúp HS q/s GV mở dần,,, gấp lại tứ bước 1 cho đến khi hoàn thành tên lửa
? Gấp tên lửa bước đầu làm NTN? Tiếp theo làm gì?
*HĐ 2: Hướng dẫn mẫu
-GV treo tranh quy trình gấp tên lửa- HS q/s.
-GV gấp mẫu( vừa gấp vừa nêu cách gấp)
 Bước 1: Tạo mũi và thân tên lửa( H 1, 2, 3, 4)
 Bước 2: Tạo tên lửa và sử dụng(H 5, 6)
-1HS K,G nhắc lại quy trình gấp tên lửa và thao tác gấp. Cả lớp q/s, nhận xét. 
-GV tổ chức cho HS tập thực hành gấp tên lửa( GV giúp đỡ HS Y)
-HS cả lớp thực hành.
 *HĐ2: Củng cố,dặn dò:
-GV nhận xét tinh thần học tập, sự chuẩn bị bài, KN thực hành của HS.
Dặn HS giờ sau mang giấy, bút màu để học bài”Gấp tên lửa”( tiết 2)
 Sinh hoạt tập thể:
-Đánh giá, nhận xét các hoạt động nề nếp học tập, vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân tuần 1.
-Xếp loại thi đua các tổ tuần 1
-HS chơi trò chơi : Diệt các con vật có hại. 
-GV phổ biến kế hoạch tuần 2.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 1.doc