Kế hoạch giảng dạy khối 2 - Tuần học 8

Kế hoạch giảng dạy khối 2 - Tuần học 8

Môn: Tập đọc

Bài: Người mẹ hiền (2 tiết)

I. Mục tiêu:

 1. Đọc:

 - HS đọc trơn được cả bài.

 - Đọc đúng các từ ngữ: ra chơi, nên nổi tò vò, cổng trường, trốn ra sao được, chỗ tường thủng, cố lách ra, nắm chặt, vùng vẫy, lấm lem, cổ chân . . .

 - Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.

 - Biết phân biệt lời người dẫn chuyện, lời các nhân vật.

 2. Hiểu:

 - Hiểu nghĩa các từ: gánh xiếc, tò mò, lách. lấm lem, thập thò.

 - Hiểu nội dung của bài: Cô giáo như người mẹ hiền của các em hs. Cô vừa yêu thương các em hết mực, vừa nghiêm khắc dạy bảo các em nên người.

II. Chuẩn bị:

 Tranh minh họa.

 Bảng ghi sẵn các nội dung cần luyện đọc.

 

doc 12 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 648Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch giảng dạy khối 2 - Tuần học 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ. . . . . . . .ngày. . . . . . . tháng. . . . . năm . . . . . .
Môn: Tập đọc
Bài: Người mẹ hiền (2 tiết)
I. Mục tiêu:
	1. Đọc:
	- HS đọc trơn được cả bài.
	- Đọc đúng các từ ngữ: ra chơi, nên nổi tò vò, cổng trường, trốn ra sao được, chỗ tường thủng, cố lách ra, nắm chặt, vùng vẫy, lấm lem, cổ chân . . .
	- Nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
	- Biết phân biệt lời người dẫn chuyện, lời các nhân vật.
	2. Hiểu:
	- Hiểu nghĩa các từ: gánh xiếc, tò mò, lách. lấm lem, thập thò.
	- Hiểu nội dung của bài: Cô giáo như người mẹ hiền của các em hs. Cô vừa yêu thương các em hết mực, vừa nghiêm khắc dạy bảo các em nên người.
II. Chuẩn bị:
	Tranh minh họa.
	Bảng ghi sẵn các nội dung cần luyện đọc.
III. Các hoạt động trên lớp:
Nội dung cơ bản
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/ Ổn định – Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 học sinhlên bảng kiểm tra
- Nhận xét và cho điểm HS
+ HS 1 đọc thuộc lòng bài Cô giáo lớp em và tìm những hình ảnh đẹo trong lúc cô giáo dạy em tập viết.
+ HS 2 đọc thuộc lòng cả bài và nói rõ em thích khổ thơ nào nhất, vì sao?
1/ Giới thiệu bài :
 - CHo cả lớp hát bài Cô giáo như me hiền.
- Giới thiệu: để biết rõ hơn tình cảm của các thầy cô giáo với các em. chúng ta cùng học bài tập đọc Người mẹ hiền.
2/ Luyện đọc :
 * Hoạt động 1: GV đọc mẫu.
- GV đọc mẫu toàn bài 1 lượt. Chú ý giọng đọc:
+ Lời Minh rủ Nam đọc thì thầm, có vẻ tinh nghịch.
+ Lời bác bảo vệ thể hiện sư nghiêm khắc.
+ Lời cô giáo khi ân cần trìu mến, khi nghiêm khắc dạy bảo.
+ Lời hai bạn ở cuối bài tỏ vẻ hối hận
- 1 HS khá đọc lại cả bài lần 2
- HS cả lớp theo dõi và đọc thầm.
* Hoạt động 2: Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
 a) Đọc từng câu :
 b) Hướng dẫn ngắt dọng
c) Đọc từng đoạn theo nhóm.
d) Thi đọc giữa các nhóm.
- Giới thiệu các từ cần luyện phát âm và yêu cầu HS đọc.
- Yêu cầu đọc từng câu. THeo dõi và chỉnh sửa lỗi cho HS, nếu có.
- Gọi hs đọc chú giải.
- Giới thiệu các câu chú ý cách đọc, yêu cầu HS tìm cách đọc đúng, sau đó cho lớp luyện đọc các câu này.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo đoạn.
- Nghe và chỉnh sửa lỗi cho HS.
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- Đọc một số từ khó, dễ.
- Nối tiếp nhau đọc từng câu, mỗi HS chỉ đọc 1 câu, cứ thế đến hết bài.
- Đọc chủ giải SGK.
- Tìm cách đọc và luyện đọc câu sau:
Giờ ra chơi,/ Minh thì thầm với Nam; // “Ngoài phố có gánh xiếc,// Bọn mình ra xem đi!”//
Đến lượt Nam đang cố lách ra thì bác bảo vệ tới,/ nắm chặt hai chân em// “Cậu nào đấy?// Trốn học hả?”//
Cô xoa đầu Nam/ và gọi Minh đang thập thò ở cửa lớp vào,/ nghiêm giọng hỏi:// “Từ nay/ các em có trồn học đi chơi nữa không?”//
- NỐi tiếp nhau đọc đoạn 1, 2, 3, 4.
Tiết 2
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài :
- Yêu cầu 1 hs đọc đoạn 1
- Hỏi: Giờ ra chơi, Minh rủ Nam đi đâu?
- Hai bạn định ra ngoài bằng cách nào?
- Chuyển đoạn: Chuyện gì đã xảy ra khi Nam và Minh chui qua chỗ tường thủng. Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 2, 3
- Gọi 1 HS đọc đoạn 2, 3.
- Ai đã phát hiện Minh, Nam chui qua chỗ tường thủng.
- Khi đó bác làm gì?
- Khi Nam bị bác bảo vệ giũ lại, cô giáo đã làm gì?
- Nhữmg việc làm của cô giáo cho em thấy cô giáo là người như thế nào?
- Cô giáo làm gi khi Nam khóc?
- Lúc ấy Nam cảm thấy thế nào?
- Còn Minh thi sao? Khi được cô giáo gọi vào em đã làm gì?
- Người mẹ hiền trong bài là ai?
- Theo em tại sao cô giáo lại được ví với người mẹ hiền.
- 1 Hs đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Minh rủ Nam ra ngoài phố xem xiếc.
- Hai bạn chui qua một chỗ tường thủng.
- Đọc bài.
- Bác bảo vệ.
Bác nắm chặt tay Nam và nói: “Câu nào đây? Trốn học hả?”
- Cô xin bác bảo vệ nhẹ tay để Nam khỏi bị đau. Sau đó cô nhẹ nhàng kéo Nam lùi lại, đỡ em ngồi dậy, phủi hết đất cát trên người em và đưa em về lớp.
- Cô rất dịu dàng và yêu thương học trò.
- Cô xoa đầu và an ủi Nam.
- Nam cảm thấy xấu hổ.
- Minh thập thòngoài cửa, khi được cô giáo gọi vào em cùng Nam xin lỗi cô.
- Là cô giáo.
- Trả lời theo suy nghĩ.
4. Luyện đọc lại :
5. Củng cố, dặn dò :
- Tổ chức cho HS thi đọc truyện theo vai. Sau đó nhận xét và cho điểm các nhóm đọc tốt, động viên khuyến khích các em đọc chưa tốt cố gắng hơn.
- Cho HS hát các bài hát, đọc các bài thơ em biết về các thầy cô giáo.
- Tổng kết tiết học.
Tuần 8
Thứ. . . . . . . .ngày. . . . . . . tháng. . . . . năm . . . . . .
Môn: Tập đọc
Bài: Bàn tay dịu dàng
I. Mục tiêu:
	1. Đọc:
	- Đọc trơn cả bài.
	- Đọc đúng các từ: trở lại lớp, nỗi buồn, âu yếm, lặng lẽ, em sẽ làm, tốt lắm, khẽ nói (MB) mới mất, lòng nặng trĩu, nỗi buồn, kể chuyện cổ tích, vuốt ve, buồn bã (MN, MT)
	2. Hiểu:
	- Hiểu nghĩa các từ âu yếm, thì thào, trìu mến, mới mất, đám tang.
	- Hiểu nội dung ý nghĩa của bài: Sự dịu dàng, đầy thương yêu của thầy giáo đã an ủi động viên bạn HS đang đau buồn vì bà mất, nên càng thêm yêu quý thầy và cố gắng học để không phụ lòng tin của thầy.
II. Chuẩn bị:
	- Tranh minh họa.
	- Bảng ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.
III. Các hoạt động trên lớp:
Nội dung cơ bản
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/ Ổn định – Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 Hs lên bảng kiểm tra.
- Nhận xét và cho điểm hs.
- HS 1 đọc đoạn 1,2 bài Người mẹ hiền. Trả lời câu hỏi: Việc làm của Minh và Nam đúng hay sai? Vì sao?
- HS 2 đọc đoạn 3, 4, trả lời câu hỏi: Ai là người mẹ hiền? vì sao?
1/ Giới thiệu bài :
- Hỏi: Các con đã bao giờ được bố mẹ, ông bà hay người lớn xoa đầu chưa? Lúc đó em cảm thấy thế nào?
- GT: Trong bài học hôm nay, các con sẽ được lam quen với một thầy giáo rất tốt. Chính bàn tay dịu dàng và tình yêu thương vô bờ của thầy dành cho Hs đã giúp 1 bạn hs vượt qua chuyện buồn trong gia đình và cố gắng học tập.
- Trả lời.
2/ Luyện đọc :
 * Hoạt động 1: GV đọc mẫu.
- GV đọc mẫu lần 1, giọng thong thả, nhẹ nhàng, tình cảm.
- 1 Hs khá đọc mẫu lần 2.
- Cả lớp theo dõi.
* Hoạt động 2: 
 a) Đọc từng câu :
 b) Hướng dẫn ngắt dọng
c) Đọc từng đoạn theo nhóm.
d) Thi đọc giữa các nhóm.
- Yêu cầu hs đọc các từ cần luyện phát âm đã viết trên bảng.
- Yêu cầu hs nối tiếp nhai đọc từng câu trong bài. Nghe và chỉnh lỗi cho hs nếu có.
- Giới thiệu các câu cần luyện các đọc, cách ngắt dọng. Yêu cầu hs tìm cách đọc đúng, hay. Tổ chức cho hs luyện đọc các câu này.
 - Yêu cầu hs nối tiếp nhau đọc theo đoạn. Dừng lại ở cuối mỗi đoạn để giãi nghĩa từ: mới mất, đám tang, âu yếm, lặng lẽ, thì thào, trìu mến.
- Yêu cầu đọc từng đoạn trong nhóm.
- Đọc các từ đã giới thiệu phần Mục tiêu
- Mỗi hs đọc 1 câu đến hết bài.
- Tìm cách đọc các câu sau
Thế là / chẳng bao giờ/ An còn đưoc nghe bà kể chuyện cổ tích,/ chẳng bao giờ còn được bà âu yếm,/ vuốt ve //
Thưa thầy,/ hôm nay/ em chưa làm bài tập.//
Nhưng sáng mai / em sẽ làm ạ! / Tốt lắm! // Thầy biếg em nhất định sẽ làm !! Thầy khẽ nói với An.//
- Đọc theo đoạn đến hết bài
+ Đ1: Bà của An âu yếm, vuốt ve.
+ Đ2: Nhớ bà bài tập.
+Đ3: Thầy nhẹ nhàng nói với An.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài :
- Yêu cầu Hs đọc thầm bài.
- Chuyện gì xảy ra với An và gia đình?
- Từ ngữ nào cho ta thấy An rất buồn khi bà mới mất.
- Khi biết An chưa làm bài tập, thái độ của thầy giáo như thề nào?
- Theo em, vì sao thầy giáo có thái độ như thế?
- An trả lời thầy thế nào?
- Vì sao An lại hứa với thầy sáng mai sẽ làm bài tập.
- Những từ ngữ hình ảnh nào trong bài cho ta thấy rõ thái độ của thầy giáo?
- Các em thấy thầy giáo của bạn An là người như thế nào?
- Đọc bài.
- Bà của An mới mất.
- Lòng nặng trĩu nỗi buồn, chẳng bao giờ, nhớ bà, An ngồi lặng lẽ, thì thào buồn bã.
- Thầy không trách An, chỉ dùng đôi bàn tay nhẹ nhàng, trìu mến xoa lên đầu An.
- Vì thầy thông cảm với nỗi buồn của An, với tấm lòng quý mên bà của An. Thầy biết An vì thương nhớ bà quá mà không là bài chứ không phải em lười.
- An trả lời: nhưng sáng mai em sẽ làm ạ!
- Vì An cảm nhận được tình yêu và lòng tin tưởng của thầy với em. Em không muốn làm thầy buồn. Vì sự dịu dàng của thầy đã giúp An nhẹ nhàng hơn, khiến em lấy lại lòng tin mà quyết tâm học tập để thầy khỏi buồn
- Thầy nhẹ nhàng xoa đầu An, bàn tay thầy dịu dàng, trìu mến, thương yêu, thầy khen An “tốt lắm!”.
- Thầy là người rất yêu thương, quý mến hs, biết chia sẽ cảm thông với HS.
4. Luyện đọc lại :
5. Củng cố, dặn dò :
- Nêu yêu cầu hoạt động sau đó chia nhòm cho hs đọc.
- Lắng nghe, nhận xét, cho điểm hs.
Hỏi: Em thích nhân vật vào nhất? vì sao?
Tổng kết tiết học.
- Các nhóm tập luyện và thi đọc theo vai.
- Trả lời.
Tuần 8
Thứ. . . . . . . .ngày. . . . . . . tháng. . . . . năm . . . . . .
Môn: Tập đọc
Bài: Đổi giày
I. Mục tiêu:
	1. Đọc:
	- Đọc trơn cả bài.
	- Đọc đúng các từ: tập tễnh, quái lạ, khấp khểnh, các từ dẽ phát âm sai do ảnh hưởng của phương ngữ: xỏ nhầm giày, hay là, dễ chịu, gầm giường, lắc đầu đến truờng, lẩm bẩm, dễ chịu, chạy vội về nhà, đổi giày, ngắm đi ngắm lại.
	- Nghỉ ngơi đúng sau các dấu cạu và giữa các cụm từ.
	- Biết phân biệt lời kể và lởi các nhân vật.
	2. Hiểu:
	- Hiểu nghĩa các từ mới: tập tễnh, lẩm bẩm, khấp khênh.
	- Hiểu nội dung ý nghĩa của truyện: Cậu bé ngốc nghếch, đi lầm hai chiếc giày ở hai đôi cao thấp khác nhau lại đổ tại chân mình bên ngắn bên dài, đổ tại đường khấp khểnh. Khi có người bảo về nhàđổi dày, cậu cứ ngắm mãi đôi giày ở nhà và phàn nàn đôi này vẫn chiếc cao chiếc thấp.
II. Chuẩn bị:
	- Tranh minh họa.
	- Bảng ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.
III. Các hoạt động trên lớp:
Nội dung cơ bản
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/ Ổn định – Kiểm tra bài cũ :
- Gọi 2 hs lên bảng kiểm tra bài Bàn tay dịu dàng.
+ Hs 1 đọc đoạn 1, 2 và trả lới câu hỏi: Vì sao An buồn, những từ ngữ, hình ảnh nào nói lên đều đó?
+ Hs 2 đọc đoạn 3 trả lời câu hỏi: Thái độ của thầy giáo như thế nào khi biết An chưa làm bài? Câu chuyện nói lên điều gì?
1/ Giới thiệu bài :
- Giờ tập đọc hôm nay chúng ta cùng đọc câu chuyện vui: Đổi giày. Câu chuyện kể về một câu bé ngốc nghếch, đã đi nhầm giày một chiếc cao, một chiếc thấp, ở hai đôi khác nhau nhưng lại không phát hiện ra sai lầm của mình.
2/ Luyện đọc :
 * Hoạt động 1: GV đọc mẫu.
- GV đọc mầu toàn bài. Chú ý: giọng đọc vui tươi, hóm hỉnh, với cậu bé ngạc nhiên, ngây thơ, lời thầy giáo ân cần, dịu dàng.
- Cả lớp theo dõi. HS khá đọc mẫu lần 2.
* Hoạt động 2: 
 a) Đọc từng câu :
 b) Hướng dẫn ngắt dọng
c) Đọc từng đoạn theo nhóm.
d) Thi đọc giữa các nhóm.
- Cho hs đọc các từ cần luyện phát âm trên bảng phụ.
- Yêu cầu hs nối tiếp nhau đọc từng câu từ đầu đến hết bài.
- Giới thiệu các câu cần luyện giọng cho hs tìm cách đọc, thống nhất cách đọc và cho cả lớp luyện đọc.
- Yêu cầu hs nối tiếp nhau đọc theo đoạn. Dừng lại ở cuối mỗi đoạn để hỏi về nghĩa các từ mới
- Đọc các từ đã giới thiệu phần mục tiêu.
- Hường dẫn luyện phát âm, mỗi hs chỉ đọc 1 câu.
- Tìm cách đọc và luyện đọc các câu:
Có cậu học trò nọ/ vội đến trường nên xỏ nhầm giày,/ một chiếc cao, một chiếc thấp.//
Quái lạ,/ sao hôm nay chân mình một bên dài,/ một bên ngắn?Hay là tại đường khấp khểnh?//
Cậu lôi từ gầm giường ra hai chiếc giày,/ ngắm đi ngắm lại,/ rồi lắc đầu nói: Đôi này/ vần chiếc thấp,/ chiếc cao.//
-Đọc nối tiếp các đoạn 2, 3.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài :
4. Luyện đọc lại :
5. Củng cố, dặn dò :
Tuần 8
Thứ. . . . . . . .ngày. . . . . . . tháng. . . . . năm . . . . . .
Môn: Thủ công .
Bài: Gấp thuyền phẳng đáy không mui (tiết 2).
I. Mục tiêu:
	- HS tự gấp được thuyền phẳng đáy không mui đều các đường gấp, đẹp theo đúng quy trình
	 gấp.
	- Hoàn thành sản phẩm tại lớp.
	- HS có hứng thú khi tự mình làm được đồ chơi. 
II. Chuẩn bị:
	- Mẫu thuyền phẳng đáy không mui.
	- Quy trình gấp thuyền PĐKM có hình vẽ minh họa gấp từng bước.
	- Giấy thủ công tương đương khổ A4 để hướng dẫn.
III. Các hoạt động trên lớp
	1. Ổn định : Cả lớp hát bài
	2. Bài cũ : - Kiểm tra đồ dùng chuẩn bị của HS.
	 - GV: Gấp thuyền phẳng đáy không mui có mấy bước ?
	3. Bài mới :
	 * Giới thiệu bài: Tiết trước cô đã hướng dẫn các em quy trình làm TPĐKM. Tiết này cô sẽ hướng dẫn các em ôn , thực hiện các thao tác gấpTPĐKM theo đúng quy trình, hoàn thành sản phẩm và biết cách sử dụng khi chơi.
	 * Các hoạt động giảng dạy :
Thời gian
Nội dung KT và KN cơ bản
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Hoạt động 1:
Ôn lại quy trình gấp TPĐKM: HS quan sát nêu được quy trình gấp.
* Hoạt động 2 :
HS thực hành.
Hoàn thành sản phẩm tại lớp, biết cách chơi
- GV cho 2 hs lên thực hiện các bước gấp TPĐKM ở tiết 1.
- Gợi ý giúp đỡ hs thực hiện.
- GV chốt lại, nhận xét chung.
- Treo bảng quy trình gấp TPĐKM lên bảng, dặt câu hỏi :
 + TPĐKM gồm có các bộ phận nào ?
 + Muốn gấp TPĐKM ta cần tờ giấy hình gì ?
 + Quy trình gấp thuyền PĐKM có mấy bước ?
 + Bước 1 gấp gì ? Hãy nêu cách thực hiện bước một ?
 + Bước 2 gấp gì ? Hãy nêu cách thực hiện ?
 + Bước 3 làm gì ?
- GV chốt lại cách thực hiện từng bước.
- Thực hiện lại thao tác gấp bước 2. 
- Giới thiệu một số mẫu TPĐKM, gấp đẹp có sáng tạo của hs lớp trước đã làm .
- Tổ chức cho hs thực hành gấp TPĐKM theo nhóm 4hs.
- GV đến từng nhóm theo dõi, kịp thời giúp đỡ những hs còn yếu, lúng túng.
- Gợi ý cho hs trang trí thêm mui thuyền đơn giản rời bằng tờ giấy chữ nhật nhỏ gài vào 2 khe ở bên mạn thuyền.
- Hướng dẫn đại diện các nhóm lên thả thuyền trong chậu nước.
- Hướng dẫn hs tham gia nhận xét,đánh giá sản phẩm.
- GV chọn sản phẩm đẹp của cá nhân, nhóm tuyên dương.
- HS lên thực hiện
- HS nhận xét.
- HS quan sát, trả lời.
- 2, 3 hs trả lời : thân và mũi thuyền.
- Hình chữ nhật.
- Hai bước.
- HS nhìn quy trình nêu miệng cách làm.
- HS nhận xét.
- HS quan sát.
- HS thực hành gấp theo nhóm.
- HS trang trí, trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- Đại diện nhóm lên thả thuyền.
- HS theo dõi nhận xét.
	4. Nhận xét – Dặn dò :
	- GV nhận xét sự chuẩn bị, thái độ học tập và kết quả thực hành của HS.
	- Liên hệ thực tế giáo dục hs không nên ra các chỗ ao, hồ, kênh, rạch,
sông lớn để chơi thả thuyền rất nguy hiểm.
	- Dặn HS chuẩn bị giấy tiết sau học gấp thuyền phẳng đáy có mui.
	- Nhận xét chung tiết học.
Tuần 8
Thứ. . . . . . . .ngày. . . . . . . tháng. . . . . năm . . . . . .
Môn: Mĩ thuật
Bài: Thường thức mĩ thuật
Xem tranh tiếng đàn bầu.
I. Mục tiêu:
	- HS làm quen , tiếp xúc với tranh của họa sĩ.
	- Học tập cách sắp xếp hình vẽ và cách vẽ màu trong tranh.
	- Yêu mến anh bộ đội.	 
II. Chuẩn bị:
	1. Giáo viên:
	- Chuẩn bị một vài bức tranh của họa sĩ : tranh phong cảnh, sinh hoạt, chân dung bằng các chất liệu khác nhau ( khắc gỗ, lụa, sơn dầu, . . .)
	- Tranh của thiếu nhi vẽ.
	2. Học sinh:
	- Vở tập vẽ.
	- Sưu tầm tranh của họa sĩ, của thiếu nhi.
III. Các hoạt động trên lớp:
Nội dung cơ bản
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A) Ổn định – Bai cũ:
B) Bài mới :
1) Giới thiệu bài :
* Hoạt động 1: Xem tranh.
* Hoạ động hai : Nhận xét, đánh giá
- Hát
- Cho HS xem tranh vẽ đẹp về đề tài Em đi học của các bạn trong lớp.
- Khen các bạn vẽ đẹp.
- GV giới thiệu một số tranh đã chuẩn bị và tranh tiếng đàn bầu.
- Giới thiệu tranh trong bộ ĐDDH giúp HS nhận biết về các chất liệu màu.
- GV yêu cầu HS xem tranh ở vở tập vẽ, trả lời các câu hỏi :
+ Tên bức tranh là gì ?
+ Tranh vẽ mấy người ?
+ Anh bộ đội và hai em bé đang làm gì ?
+ Em có thích tranh tiếng đàn bầu của họa sõ Sĩ Tốt không ? Vì sao ?
+ Trong tranh họa sĩ đã sử dụng những màu nào ?
- GV chốt bổ sung : Bức tranh Tiếng đàn bầu vẽ về đề tài bộ đội.
- Hình ảnh chính là anh bộ đội ngồi trên chiếc chõng tre đang say mê gảy đàn. Có hai em bé quỳ bên chõng chăm chú lắng nghe. Màu sắc bức tranh trong sáng, đậm nhạt nổi rõ làm cho hình ảnh chính của tranh rất động .
- Tiếng đàn bầu là một bức tranh đẹp, nói lên tình cảm thắm thiết giữa bộ đội và thiếu nhi.
- GV nhận xét, đánh giá giờ học.
- Khen những HS cực phát biểu, đóng góp ý kiến xây dựng bài
- Dặn HS sưu tầm tranh in trên sách báo.
- Tự tập nhận xét tranh
- Quan sát các loai nón, chẩn bị cho tiết sau.
- Cả lớp hát
- Xem tranh nhận xét.
- Quan sát tranh
- Vở bài tập.
- Trả lời theo suy nghĩ riêng của hs.
- HS nhắc lại
- Giảng thêm

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP TUAN 8.doc