Kế hoạch giảng dạy khối 2 - Tuần 5 năm 2009

Kế hoạch giảng dạy khối 2 - Tuần 5 năm 2009

Tập đọc CHIẾC BÚT MỰC

I- MỤC TIÊU

1- Đọc

- HS đọc trơn được cả bài.

- Đọc đúng các tư ngữ có vần khó, dễ lẫn: lớp, mực, nức nở, loay hoay.

- Nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.

- Biết phân biệt giọng khi đọc lời các nhân vật.

2. Hiểu

- Hiểu nghĩa các từ: hồi hộp, ngạc nhiên, loay hoay.

- Hiểu nội dung bài: Khen ngợi Mai vì em là một cô bé ngoan, tốt bụng, biết giúp đỡ bạn.

II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Tranh minh họa. Bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc.

 

doc 22 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 720Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giảng dạy khối 2 - Tuần 5 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 21/9/2009	 TUẦN 5
Chủ điểm: TRƯỜNG HỌC
Tập đọc CHIẾC BÚT MỰC
I- MỤC TIÊU
1- Đọc
- HS đọc trơn được cả bài. 
- Đọc đúng các tư øngữ có vần khó, dễ lẫn: lớp, mực, nức nở, loay hoay.
- Nghỉ hơi đúng sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ.
- Biết phân biệt giọng khi đọc lời các nhân vật.
2. Hiểu
- Hiểu nghĩa các từ: hồi hộp, ngạc nhiên, loay hoay.
- Hiểu nội dung bài: Khen ngợi Mai vì em là một cô bé ngoan, tốt bụng, biết giúp đỡ bạn.
II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
- Tranh minh họa. Bảng phụ ghi nội dung cần luyện đọc. 
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HOC CHỦ YẾU
TIẾT 1
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1-KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc bàiTrên chiếc bè và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
2- DẠY - HỌC BÀI MỚI
1. Giới thiệu bài 
- YC HS quan sat tranh và hỏi: Bức tranh vẽ cảnh gì? 
- Muốn biết chuyện gì đã xảy ra trong lớp học của các bạn nhỏ chúng ta cùng tìm hiểu bài tập đọc Chiếc bút mực.
2- Dạy bài mới:
a) Đọc mẫu 
- GV đọc mẫu lần 1 
b) Yêu cầu đọc các từ khó, dễ lẫn đã chép trên bảng. 
 - Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc từng câu
- Yêu cầu HS tìm cách đọc và luyện đọc các câu khó ngắt giọng. 
c) Đọc từng đoạn 
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc đoạn trước lớp.
- Hỏi: Hồi hộp có nghĩa là gì? 
- Yêu cầu HS chia nhóm và luyện đọc đoạn theo nhóm.
d) Các nhóm thi đọc 
g) Đọc đồng thanh 
-Trong lớp học.
- Mở SGK trang 40.
- 1 HS khá đọc mẫu lần 2. Cả lớp nghe, đọc thầm theo nhân vật.
- Đọc các từ: lên, lắm, hồi hộp, thế là
- Hướng dẫn luyện phát âm, mỗi em chỉ đọc 1 câu cho đến hết đoạn 2.
- Luyện đọc các câu sau: ở lớp 1A, học sinh bắt đầu được viết bút mực chỉ cònl Mai và Lan vẫn phải viết bút chì.
Thế là trong lớp / chỉ còn mình em/ viết bút chì/
-Nối tiếp nhau đọc đoạn 1, 2 ;1HS đọc cả 2 đoạn
- Hồi hộp có nghĩa là không yên lòng và chờ đợi một điều gì đó. Từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau. 
TIẾT 2
Hoạt động dạy
Hoạt động học
3. Tìm hiểu bài 
- Yêu cầu HS đọc thầm 
- Hỏøi: Trong lớp, bạn nào vẫn phải viết bút chì? 
- Gọi 1 HS đọc đoạn 2 và hỏi: Những từ ngữ nào cho thấy Mai rất mong được viết bút mực? 
- Yêu cầu HS đọc và hỏi. Thế là trong lớp còn mấy bạn phải viết bút chì? 
Hỏi: Chuyện gì đã xảy ra với bạn lúc này, bạn Mai loay hoay với hộp bút như thế nào?
 - Vì sao bạn Mai lại loay hoay như vậy? 
- Cuối cùng Mai đã làm gì? 
- Thái độ của Mai thế nào khi biết mình cũng được viết bút mực? 
- Mai đã nói với cô thế nào?
- Theo con bạn Mai có đáng khen không? Vì sao? 
 6. Luyện đọc lại truyện
- GV gọi HS đọc theo vai.
- Gọi HS đọc toàn bài và hỏi câu hỏi theo nội dung. 
Nhận xét. Cho điểm. 
- Đọc bài
- Bạn Lan và Bạn Mai.
- Hồi hộp nhìn cô, buồn lắm.
- Một mình Mai.
- Lan quên bút ơ ûnhà Lan
- Bạn Mai mở hộp bút ra rồi lại đóng hộp bút vào.
- Vì Mai nửa muốn cho bạn mượn, nửa lại không muốn.
- Đưa bút cho Lan mượn.
- Mai thấy hơi tiếc.
- Có. Vì Mai biết giúp đỡ bạn bè.
- 4 HS đọc. 
- 3 HS đọc và trả lời câu hỏi.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Gọi 1 HS đọc toàn bài và hỏi: Con thích nhân vật nào nhất? Vì sao? Câu chuyện này khuyên chúng ta điều gì?
- Dặn HS về nhà đọc lại bài và luôn giúp đỡ người khác. 
- HS đọc.
- Thích Mai vì Mai là người bạn tốt luôn luôn giúp đỡ bạn bè, luôn giúp đỡ mọi người.
Toán
38 + 25
A/ Mục tiêu:
 - Biết cách đặt tính và thực hiện phép cộng có nhớ dạng 38 + 25 . 
 - Aùp dụng kiến thức về phép cộng trên để giải các bài toán liên quan .
B/ Chuẩn bị :
 - Bảng gài - que tính . Bảng phụ viết nội dung bài tập 2 .
 C/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1.Bài cũ :
-Gọi 2 em lên bảng sửa bài tập về nhà 
-Yêu cầu đặt tính và thực hiện 48 + 5 và 29 + 8 , nêu cách làm đối với phép tính 29 + 8 
- HS2 : Giải toán : Có 28 hòn bi thêm 5 hòn bi . Hỏi tất cả có bao nhiêu hòn bi ?
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
 2.Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài: 
-Hôm nay chúng ta sẽ thực hiện phép cộng dạng 38 + 25 .
* Giới thiệu phép cộng 38 +25
- Nêu bài toán : có 38 que tính thêm 25 que tính . Hỏi tât cả có bao nhiêu que tính ?
-Muốn biết tất cả có bao nhiêu que tính ta làm như thế nào ? 
* Tìm kết quả : - Yêu cầu lấy 3 bó que tính và 8 que tính .
- GV : Có 38 que tính gồm 3 chục và 8 que tính rời ( gài lên bảng gài ) .
- Yêu cầu lấy thêm 25 que tính .
 - Thêm 25 que tính gồm 2 chục và 5 que rời ( gài lên bảng gài )
-Nêu : 8 que tính rời với 2 que tính rời là 10 que tính , bó lại thành một chục . 3 chục ban đầu với 2 chục là 5 chục 5 chục thêm 1 chục là 6 chục .6 chục với 3 que tính rời là 63 que tính . 
-Vậy 38 + 25 = 63 
* Đặt tính và tính :
- Gọi một em lên bảng đặt tính và tính .
- Yêu cầu nêâu lại cách làm của mình .
c) Luyện tập :
 Bài 1: - Yêu cầu 1 em đọc đề bài.
-Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở .
-Yêu cầu 1 em lên bảng làm .
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2: - Gọi một em nêu yêu cầu đề bài .
- Đề bài yêu cầu ta làm gì ?
-Số thích hợp trong bài là số như thế nào ? 
-Làm thế nào để tìm tổng các số hạng đã biết ?
- Yêu cầu tự làm bài vào vở .
- Mời 1 em lên bảng làm bài .
- Yêu cầu nêu cách tính 38 + 41 
Bài 3: Vẽ hình lên bảng mời 1 em nêu yêu cầu 
- Muốn biết con kiến đi hêt đoạn đườngbao nhiêu dm ta làm thế nào ? 
-Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở .
- Mời một em lên chữa bài .
 Bài 4: - Gọi một em nêu yêu cầu đề bài .
- Đề bài yêu cầu ta làm gì ?
- Làm thế nào so sánh các tổng với nhau ?
- Yêu cầu tự làm bài vào vở .
- Mời 1 em lên bảng làm bài .
Khi so sánh 9 + 7 và 9 + 6 ngoài cách tính tổng rồi so sánh ta còn cách nào khác không ?
- Không cần thực hiện phép tính hãy giải thích vì sao 9 + 8 = 8 + 9 
-Nhận xét ghi điểm học sinh .
 d) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
- Hai em lên bảng , HS1 làm 2 phép tính và nêu cách đặt tính và cách tính .
- HS2 : tóm tắt và giải bài toán .
- Học sinh khác nhận xét .
- Vài em nhắc lại tựa bài.
- Lắng nghe và phân tích bài toán .
- Ta thực hiện phép cộng 38 + 25 
- Quan sát và lắng nghe giới thiệu .
- Lấy 38 que tính để trước mặt .
- Lấy thêm 25 que tính 
- Làm theo các thao tác như giáo viên sau đó đọc kết quả 38 cộng 25 bằng 63 
 3 8 Viết 38 rồi viết 25 xuống dưới sao 
 +2 5 cho 5 thẳng cột với 8, 2 thẳng cột với 
 6 3 3 viết dấu + và vạch kẻ ngang .Cộng từ phải sang trái 8 cộng 5 bằng 13 viết 3 nhớ 1 , 3 cộng 2 bằng 5 thêm 1 bằng 6 
 Vậy : 38 + 25 = 63 
- Một em đọc đề bài.
- Tự làm bài vào vở, hai em kiểm tra nhau. 
- Em khác nhận xét bài bạn .
-Một em đọc đề bài sách giáo khoa .
- Tìm tổng của các phép cộng .
-Lấy các số hạng cộng với nhau .
- Viết số sao cho đơn vị thẳng cột đơn vị , cột chục thẳng với chục . 
- Lớp thực hiện vào vở .
-Một em nêu cách tính và tính .
- Viết 38 rồi viết 41 dưới 38 sao cho thẳng cột , cộng từ phải sang trái 8 cộng 1 bằng 9viết 9 , 3 cộng 4 bằng 7 viết 7 . 
Vậy 38 + 41 = 79
- Quan sát nêu yêu cầu đề 
- Ta thực hiện phép cộng 28 dm + 34 dm .
- Lớp làm vào vở .
Bài giải
 Con kiến đi đoạn đường dài là : 
 28 + 34 = 62 ( dm )
 Đ/S: 62 dm 
-Một em đọc đề bài .
-Điền dấu vào chỗ thích hợp .
-Tính tổng trước rồi so sánh.
- Lớp thực hiện vào vở.
-Một em nêu cách tính và tính .
- Ta có thể so sánh các thành phần : 9 = 9 mà
 7 > 6 nên 9 + 7 > 9 + 6 .
- Hai tổng bàng nhau vì : khi thay đổi vị trí các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi 
- Hai em nhắc lại nội dung bài vừa luyện tập .
- Về học bài và làm các bài ta
Đạo đức
GỌN GÀNG - NGĂN NẮP
 A/ Mục tiêu : 
 1. Kiến thức : - Biết biểu hiện của việc gọn gàng ngăn nắp .Ích lợi việc gọn gàng ngăn nắp. 
 2. Thái độ, tình cảm : - Đồng tình với các bạn biết sống gọn gàng ngăn nắp.
 3. Hành vi : - Thực hành sống gọn gàng ngăn nắp trong học tập và sinh hoạt .
 B/Chuẩn bị : 
 - Phiếu thảo luận cho hoạt động 1 và 3 ở tiết 1 Một số đồ dùng ,sách vở học sinh. 
 C/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Khởi động: - HS hát 
 2.Bài mới: 
 Hoạt động 1: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi
- Treo tranh minh hoạ .
- Yêu cầu các nhóm quan sát thảo luận theo các câu hỏi đã ghi trong phiếu thảo luận .
- Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì ?
- Bạn làm như thế nhằm mục đích gì ?
- Giáo viên lắng nghe nhận xét và bổ sung 
* Kết luận : - Các em nên rèn luyện thói quen gọn gàng ngăn nắp trong sinh hoạt.
 Hoạt động 2 : Phân tích truyện “Chuyện xảy ra trước giờ ra chơi” . 
-Yêu cầu các nhóm lắng nghe và thảo luận theo câu hỏi mà giáo viên đưa ra .
-Tại sao cần ngăn nắp , gọn gàng ?
- Nếu không ngăn nắp gọn gàng sẽ gây hậu quả gì ?
- Mời từng nhóm cử đại diện trình bày 
- Nhận xét đánh giá về kết quả công việc .
* Kết luận : - Tính bừa bộn khiến nhà cửa lộn xộn , khi tìm vật gì mất nhiều thời gian . Vì vậy ta nên có thói quen ngăn nắp , gọn gàng trong sinh hoạt.
 Hoạt động: Xử lí tình huống 
 -Chia lơ ... ïy , túi mật ,..
- Miệng , thực quản , dạ dày , ruột non , ruột già và các tuyến tiêu hóa như tuyến nước bọt , gan , tụy .
- Ba em nhắc lại .
 - Chia thành 4 nhóm .
- Các nhóm nhận tranh và các phiếu rời .
- Thảo luận và dán phiếu vào tranh vẽ tương ứng đúng .
- Đại diện các nhóm lên trưng bày sản phẩm 
- Nhận xét bình chọn nhóm thắng cuộc .
- Hai em nêu lại nội dung bài học .
-Về nhà học thuộc bài và xem trước bài mới 
 Ngày 25/9/2009 
Tập làm văn
LUYỆN TẬP VỀ MỤC LỤC SÁCH
A/ Mục đích yêu cầu :
- Biết dựa vào tranh và các câu hỏi , kể lại được nội dung từng bức tranh , liên kết các câu thành một câu chuyện . Biết đặt tên cho truyện . Biết kể lại toàn bộ câu chuyện bằng lời kể của mình thật hấp dẫn . Biết viết mục lục các bài tập đọc trong tuần 6 .
B/ Chuẩn bị :
 - Tranh minh họa bài tập 1
C/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1.Bài cũ :
-Gọi 4 em: Hai em lên đóng lại vai Tuấn trong câu chuyện “ Bím tóc đuôi sam “
- Hai bạn đóng vai Lan trong câu chuyện “ Chiếc bút mực“
- Nhâïn xét cho điểm 
 2.Bài mới:
 a) Giới thiệu bài : 
- Treo tranh và nêu : - Đây là 4 bức tranh nói về một câu chuyện rất hay .Hôm nay các em sẽ tìm hiểu về câu chuyện này .
 b)Hướng dẫn làm bài tập :
Bài 1 - Treo bức tranh 1 và hỏi :
- Bạn trai đang vẽ ở đâu ?
- Treo bức tranh 2 và hỏi :
- Bạn trai đang nói gì với bạn gái ?
-Treo bức tranh 3 : Bạn gái nhận xét như thế nào?
-Treo bức tranh 4 : - Hai bạn đang làm gì ?
- Vì sao không nên vẽ bậy ?
- Bây giờ các em sẽ ghép các bức tranh thành nội dung câu chuyện .
- Gọi học sinh trình bày .
- Nhận xét tuyên dươngnhững em kể tốt .
Bài 2 -Mời một em đọc nội dung bài tập 2.
- Hướng dẫn tương tự như bài tập 1 
-Mời lần lượt từng em nói tên truyện của mình .
- Yêu cầu dưới lớp quan sát nhận xét.
 Bài 3 : - Yêu cầu đọc đề bài 
-Hãy đọc mục lục tuần 6 sách Tiếng Việt 2 / 1 .
- Yêu cầu đọc các bài tập đọc .
- Lắng nghe và nhận xét bài làm học sinh .
- Nhận xét ghi điểm học sinh .
 c) Củng cố - Dặn dò:
-Yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung 
-Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà chuẩn bị tốt cho tiết sau 
- Hai em lần lượt trả lời trước lớp .
- HS1 , 2 : đóng vai Tuấn nói lời xin lỗi với Hà 
- HS3 , 4 : đóng vai Lan nói lời cảm ơn với Mai 
- Một em nhắc lại tựa bài 
- Quan sát và nêu : 
- Bạn đang vẽ một con ngựa lên bức tường trường học.
- Mình vẽ có đẹp không ?
- Vẽ lên tường làm xấu trường , lớp .
- Quét vôi lại bức tường cho sạch .
- Vì vẽ bậy làm bẩn tường , xấu môi trường xung quanh .
- Suy nghĩ và xếp .
- 4 em trình bày nối tiếp từng bức tranh .Hai em kể lại toàn bộ câu chuyện .
- Theo dõi nhận xét bạn .
- Đọc đề bài .
- Không nên vẽ bậy / Bức vẽ làm hỏng tường .
- Đẹp mà không đẹp / Bức vẽ .
- Nhận xét thứ tự các câu .
-Đọc yêu cầu đề bài .
- Đọc thầm .
- 3 em đọc tên các bài tập đọc .
- Lập mục lục các bài tập đọc 
- Đọc bài làm của mình .
- Chúng ta không nên vẽ bậy lên tường .
-Hai em nhắc lại nội dung bài học .
-Về nhà học bài và chuẩn bị cho tiết sau.
Toán
LUYỆN TẬP
A/ Mục tiêu :
- Củng cố cách giải toán có lời văn về “ nhiều hơn “ bằng một phép tính cộng
 C/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1.Bài cũ :
-Gọi 2 em lên bảng sửa bài tập về nhà 
- HS1 : Nêu cách giả phép tính dạng nhiều hơn .
-HS2 : - Tính : 28 + 5 ; 38 + 6 
-Giáo viên nhận xét đánh giá .
 2.Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: 
-Hôm nay chúng ta củng cố vầ dạng toán nhiều hơn .
 b) Luyện tập :
Bài 1: - Yêu cầu 1 em đọc đề bài .
- Yêu cầu một em nêu tóm tắt 
-Để biết trong hộp có bao nhiêu bút chì ta phải làm gì ? Tại sao ?
-Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở .
-Yêu cầu 1 em lên bảng làm .
-Giáo viên nhận xét đánh giá
Bài 2: - Gọi một em nêu yêu cầu đề bài .
-Bài toán cho biết những gì ? 
- Bài toán hỏi gì ?
- Yêu cầu tự làm bài vào vở .
- Nhận xét bài làm học sinh .
Bài 3: - Yêu cầu 1 em đọc đề .
-Yêu cầu lớp làm tương tự làm bài 2 
Bài 4: - Yêu cầu 1 em đọc đề .
-Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở .
- Mời một em lên chữa bài .
 Tóm tắt - AB dài : 10 cm 
 - CD dài hơn Ab : 2cm 
 - CD dài : ...cm ?
- Nhận xét bài làm của học sinh .
 c) Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét đánh giá tiết học 
- Dặn về nhà học và làm bài tập .
-Hai em lên bảng mỗi em thực hiện theo một yêu cầu của giáo viên .
- Nhận xét bài bạn .
- Lớp theo dõi giới thiệu bài
- Vài em nhắc lại tựa bài.
- Một em đọc đề bài .
- Tóm tắt : Cốc có : 6 bút chì 
 Hộp nhiều hơn cốc : 2 bút chì .
 Hộp có : ... bút chì ?
- Thực hiện phép cộng 6 + 2 
- Vì trong hộp nhiều hơn cốc 2 bút chì .
Bài giải
 Số bút chì trong hộp là : 
 6 + 2 = 8 (bút)
 Đ/S: 8 bút chì.
- Em khác nhận xét bài bạn .
-Một em đọc đề bài .
-An có 11 bưu ảnh , Bình nhiều hơn An 3 bưu ảnh ?
- Bình có bao nhiêu bưu ảnh 
Bài giải
 Số bưu ảnh của Bình có là :
 11 + 3 = 14 ( bưu ảnh )
 Đ/ S : 14 bưu ảnh
- Đọc đề .
- Lớp thực hiện vào vở .
- Một em lên bảng giải bài .
- Một em đọc đề bài 
-Một em lên bảng sửa bài .
Bài giải
 Đoạn thẳng CD dài là :
 10 + 2 = 12 ( cm )
 Đ/ S : 12 cm 
- Nhận xét bài bạn .
- Hai em nhắc lại nội dung bài vừa luyện tập .
- Về học bài và làm các bài tập còn lại .
Thủ công
GẤP MÁY BAY ĐUÔI RỜI (T1 )
A/ Mục tiêu :
- Học sinh biết gấp máy bay đuôi rời . Gấp đuợc máy bay đuôi rời . HS hứng thú và yêu thích gấp hình .
B/ Chuẩn bị :
- Mẫu máy bay đuôi rời được gấp bằng giấy thủ công khổ A4 . Quy trình gấp máy bay đuôi rời có hình vẽ minh hoạ cho từng bước . Giấy thủ công và giấy nháp khổ A4 , bút màu .
C/ Lên lớp :	
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Bài cũ:
-Kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh 
-Giáo viên nhận xét đánh giá 
 2.Bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
Học bài gấp “ Máy bay đuôi rời“
 b) Khai thác:
* Hoạt động1 : HD quan sát và nhận xét . 
-Cho HS quan sát mẫu gấp máy bay đuôi rời và đặt câu hỏi về hình dáng , màu sắc, các phần máy bay đuôi rời ( phần mũi, cánh , thân , đuôi )
- Mở dần mẫu gấ từng bước cho đến hình dạng ban đầu là tờ giấy hình vuông. Sau đó lần lượt gấp lại từ bước 1 đến khi thành máy bay
 -Cần chuẩn bị một tờ giấy hình chữ nhật sau đó gấp cắt thành hai phần , phần hình vuông dùng để gấp đầu và cánh máy bay ; phần hình chữ nhật dùng để làm thân và đuôi máy bay . *Hoạt động 2 : Hướng dẫn mẫu . 
 Bước 1: -Cắt tờ giấy HCN thành 1 hình vuông và 1 HCN .Gấp chéo tờ giấy HCN theo đường dấu gấp ở hình 1a sao cho cạnh ngắn trùng với cạnh dài 1b 
-Gấp tiếp theo đường dấu gấp ở hình 1b . Sau đó mở tờ giấy ra và cắt theo đường nếp gấp để được một hình vuông và một hình chữ nhật như H2 a và H2b. 
Bước 2 :- Gấp đầu và cánh máy bay
-Gấp đôi tờ giấy hình vuông theo đường chéo được hình tam giác như H3a . Gấp đôi tiếp theo đường dấu gấp ở H3a để lấy đường dấu giữa rồi mở ra được H3b. Gấp theo dấu gấp ở H3 sao cho cho đỉnh B trùng với đỉnh A . Lật mặt sau gấp như mặt trước sao cho đỉnh C trùng với đỉnh A H3b . Lồng hai ngón tay cái vào lòng tờ giấy hình vuông mới gấp kéo sang 2 bên được H4 .
- Gấp theo đường dấu gấp ở hình 4 sao cho đỉnh A ngược lên trên để giữ chặt hai mép gấp bên được H5. Dùng ngón trỏ và ngón cái cầm vào lần lượt 2 góc hình vuông 2 bên ép vào theo nếp gấp được mũi máy bay . Gấp theo đường dấu gấp về phái sau được đầu và cánh máy bay H6
Bước 3 :- Làm thân và đuôi máy bay
- Gấp đôi tờ giấy HCN theo chiều đà . Gấp đôi một lần nữa để lấy dấu . Mở tờ giấy ra và vẽ theo đường dấu gấp được hình thân máy bay .
- Tiếp tục gấp đôi 2 lần tờ giấy HCN theo chiều rộng Mở tờ giấy ra và đánh dấu khoảng 1/4 chiều dì để làm đuôi máy bay , gạch chéo các phần thừa .
Bước 4 :- lắp máy bay hoàn chỉnh và sử dụng .
- Mở phần đầu và cánh máy bay ra , cho thân máy bay vào trong gấp trở lại như cũ được máy bay hoàn chỉnh H10 gấp đôi máy bay theo chiều dài và miết theo đường gấp bẻ đuôi máy bay ngang sang hai bên hướng máy bay chếch lên phía trên và phóng lên không trung .
- Gọi 1 hoặc 2 em lên bảng thao tác các bước gấp máy bay đuôi rời cả lớp quan sát . Sau khi nhận xét uốn nắn các thao tác gấp . 
-GV tổ chức cho các em tập gấp thử máy bay đuôi rời bằng giấy nháp .
-Nhận xét đánh giá tuyên dương các sản phẩm đẹp .
 c) Củng cố - Dặn dò:
-Yêu cầu nhắc lại các bước.
 -Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học 
-Dặn về nhà học bài và làm bài xem trước bài 
-Các tổ trưởng báo cáo về sự chuẩn bị của các tổ viên trong tổ mình .
-Hai em nhắc lại tựa bài học .
- Lớp quan sát và nêu nhận xét về các phần máy bay phản lực .
- Thực hành làm theo giáo viên
-Bước 1 và 2 :
-Gấp tạo mũi và cánh máy bay đuôi rời . 
- Bước 3 : Tạo thân và đuôi máy bay.
-Hai em lên bảng thực hành gấp các bước máy bay đuôi rời .
- Lớp quan sát và nhận xét .
- Các nhóm thực hành gấp máy bay đuôi rời theo các bước .
-Hai em nêu nội dung các bước 
- Chuẩn bị dụng cụ tiết sau .

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 2(118).doc