Kế hoạch giảng dạy khối 2, kì II - Tuần 31

Kế hoạch giảng dạy khối 2, kì II - Tuần 31

TẬP ĐỌC

Bài : CHIẾC RỄ ĐA TRÒN

 Tuần : 31 Tiết : 1 -2

 Ngày dạy : Ngày soạn :

I. MỤC TIÊU:

 - Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng.

 - Đọc phân biệt lời người kể và lời nhân vật

 - Hiểu từ ngữ: thường lệ, tần ngần, chú cần vụ, thắc mắc.

 - Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. Một chiếc rễ đa rơi xuống đất, Bác cũng muốn trồng lại. Trồng rễ cây, Bác cũng nghĩ cách trồng thế nào để cây lớn lên thành chỗ vui chơi cho các cháu.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Tranh minh hoạ SGK ( phóng to)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Khởi động : 1

2. Kiểm tra bài cũ: 4

 - Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ " Cháu nhớ Bác Hồ" và trả lời câu hỏi.

 - HS dưới theo dõi nhận xét.

 + Nội dung bài thơ nói lên điều gì?

 + Vì sao bạn nhỏ phải " cất thầm" ảnh Bác?

 - Nhận xét ghi điểm.

 

doc 33 trang Người đăng haihoa22 Lượt xem 810Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giảng dạy khối 2, kì II - Tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC
Bài : CHIẾC RỄ ĐA TRÒN
 Tuần : 31 Tiết : 1 -2 
 Ngày dạy : Ngày soạn : 
I. MỤC TIÊU:	
	- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng.
	- Đọc phân biệt lời người kể và lời nhân vật
	- Hiểu từ ngữ: thường lệ, tần ngần, chú cần vụ, thắc mắc.
	- Bác Hồ có tình thương bao la đối với mọi người, mọi vật. Một chiếc rễ đa rơi xuống đất, Bác cũng muốn trồng lại. Trồng rễ cây, Bác cũng nghĩ cách trồng thế nào để cây lớn lên thành chỗ vui chơi cho các cháu.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Tranh minh hoạ SGK ( phóng to)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động : 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
	- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ " Cháu nhớ Bác Hồ" và trả lời câu hỏi.
	- HS dưới theo dõi nhận xét.
	+ Nội dung bài thơ nói lên điều gì?
	+ Vì sao bạn nhỏ phải " cất thầm" ảnh Bác?
	- Nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: 1’
 b) Các hoạt động 
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
30’
30’
* Hoạt động 1:Luyện đọc:
*Mục tiêu: Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng.
Cách tiến hành 
1/ Đọc mẫu cả bài. Giọng người kể chuyện chậm rãi, giọng Bác ôn tồn, dịu dàng..
2/ Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
a) Đọc từng câu
- Hướng dẫn HS đọc: ngoằn ngoèo, vườn, tần ngần, cuốn, vòng tròn.
b) Đọc từng đoạn trước lớp.
+ Đoạn 1: Buổi sớm hôm ấy mọc tiếp nhé!
+ Đoạn 2: Theo lời Bác. Rồi chú sẽ biết.
+ Đoạn 3: Phanà còn lại
Hướng dẫn HS đọc 1 số câu văn dài.
c) Đọc từng đoạn trong nhóm
d) Thi đọc giữa các nhóm
e) Cả lớp đọc ĐT ( đoạn 3)
Tiết 2
* Hoạt động 2:Tìm hiểu bài:
*Mục tiêu:Hs biết tình cảm của Bác dành cho các cháu thiếu nhi
Cách tiến hành 
- Câu 1: Thấy chiếc rễ đa nằm trên mặt đất, Bác bảo chú cần vụ làm gì?
- Câu 2: Bác hướng dẫn chú cần vụ trồng chiếc rễ đa như thế nào?
- Câu 3: Chiếc rễ ấy trở thành 1 cây đa có hình dạng như thế nào?
- Câu 4: Các bạn nhỏ thích chơi trò gì bên cây đa?
- Câu 5: Các em hãy nói 1 câu về tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi, về thái độ của Bác đối với mọi vật xung quanh.
Khen ngợi những em nói tốt.
- HS đọc những từ khó 2 lần
- 3 Học sinh đọc nối tiếp nhau
- HS nối tiếp nhau từng câu
- HS đọc 5-> 7 em.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
- Bác bảo chú cần vụ cuốn chiếc rễ dài, rồi trồng cho nó mọc tiếp.
- Bác hướng dẫn chú cần vụ cuộn chiếc rễ thành một vòng tròn, buộc tựa vào hai cái cóc, sau đó vùi 2 đầu rễ xuống đất.
- Chiếc rễ đa trở thành một cây đa con có vòng lá tròn
- Các bạn nhỏ vào thăm nhà Bác thích chui qua chui lại vòng lá tròn được tạo nên từ chiếc rễ đa.
- HS suy nghĩ nói tiếp nhau phát biểu.
+ Bác hồ rất yêu quý thiếu nhi/ Bác luôn nghĩ đến thiếu nhi/.
+ Bác luôn thương cỏ cây, hoa lá/ bác luôn nâng niu từng vật/
4. Củng cố: 4’
- Nói: Bác Hồ luôn dành tình yêu bao la cho các cháu thiếu nhi, cho mọi vật xung quanh Bác.
(- Gọi 3 HS đọc lại bài theo vai ( người dẫn chuyện Bác Hồ, vai chú cần vụ)
IV.Hoạt động nối tiếp : 1’
	- Về nhà học bài.
	- Chuẩn bị bài sau.
	- Nhận xét tiết học.
Rút kinh nghiệm : ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TOÁN
Bài : LUYỆN TẬP
Tuần : 31 Tiết : 151
Ngày soạn : Ngày dạy
I. MỤC TIÊU
	- Luyện kĩ năng tính cộng các số có 3 chữ số ( không nhớ)
	- Ôn tập vữ 1/4
	-:Ôn về chu vi hình tam giác.
	- Ôn tập về giải bài toán về nhiều hơn.
- Học sinh ham thích học các phép tính cộng
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- GV: bài dạy
	- HS: dụng cụ môn học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động : 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 3’
- Gọi HS lên bảng kiemẻ tra và sửa bài tập
- Đặt tính và tính
a) 	456 + 123 	;	547 + 311
b)	243 + 644	; 	735 + 142
	568 + 421	; 71 + 118
- Nhận xét ghi điểm cho HS.
3. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: 1’
 b) Các hoạt động 
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
25’
* Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập
Mục tiêu :Biết tính cộng các số có 3 chữ số
- Bài 1: Yêu cầu HS tự làm gọi 1 em đọc yêu cầu bài tập.
- Bài 2: 
Yêu cầu HS đặt phép tính và thực hiện phép tính.
- Chấm và nhận xét cho điểm từng em.
- Bài 3: yêu cầu HS quan sát hình vẽ SGK và trả lời câu hỏi
+ Hình nào được khoanh vào một phần tư con vật? Vì so?
+ Hình b khoanh vào một phần mấy số con vật? Vì sao em biết điều đó?
- Bài 4: 
 Gọi 1 em đọc đề bài - giúp HS phân tích đề toán và tóm tắt.
- Chữa bài và cho điểm HS.
- Bài 5: 
 Gọi 1 em đọc bài toán
+ Hãy nêu cách tính chu vi hình tam giác?
- Nhận xét ghi điểm.
- 3 em lên bảng - HS làm vào nháp.
- 2 em nêu lại cách đặt tính. 
- Làm bài sau đó theo dõi bài toán của bạn để nhận xét.
- 3 em lên bảng làm bài cả lớp làm vào vở 
a)
b)
- Hình a khoanh tròn 1/4 số con vật , vì hình a có 8 con đã khoanh vào 2 con.
- Hình b khoanh vào 1/3 số con vật vì hình b có 12 con thỏ đã khoanh tròn 4 con.
1 em đọc đề - tóm tắt 1 em lên bảng giải - cả lớp làm vào vở.
Giải
Sư tử nặng là:
210 + 18 = 228 (kg)
ĐS: 228 kg.
- Bài 5: 
Tính chu vi của hình tam giác banừg tổng độï dài các cạnh của hình tam giác đó.
Giải
Chu vi hình tam giác là:
300 + 400 + 200 = 900 cm.
ĐS: 900cm.
4. Củng cố: 4’
	- Chốt lại kiến thức đã học.
	- Nhận xét.
IV.Hoạt động nối tiếp : 1’
:Về xem lại bài Chuẩn bị bài sau
Rút kinh nghiệm
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
THỦ CÔNG
Bài : LÀM CON BƯỚM
Tuần 31 Tiết : 1
Ngày soạn : Ngày dạy
I. MỤC TIÊU:
	- Biết làm con bướm bằng giấy
	- Làm được con bướm.
	- Thích làm đồ chơi, rèn luyện đôi tay khéo léo cho HS.
II. CHUẨN BỊ:
	- GV: quy trình làm con bướm bằng giấy có hình vẽ minh hoạ cho từng bước.
	- HS: dụng cụ môn học
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động : 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
	- Kiểm tra dụng cụ môn học của HS.
	- GV nhận xét.
3 . Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 1’
 Hôm nay chúng ta sẽ học tiếp bài " làm con bướm"
b) Các hoạt động 
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
10’
15’
1) Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét.
*Mục tiêu: Biết làm con bướm bằng giấy
Cách tiến hành 
- Giải thích con bướm mẫu gấp bằng giấy và đặt câu hỏi định hướng cho HS.
+ Con bướm được làm bằng gì?
+ Có những bộ phận nào?
*Hoạt động 2: gỡ 2 cánh bướm trở về tờ giấy hình vuông 2) GV hướng dẫn mẫu.
Mục tiêu : Làm được con bướm.
Cách tiến hành 
* Bước 1: Cắt giấy
- cắt 1 tờ giấy hình vuông cạnh 14 ô.
- cắt một tờ giấy hình vuông cạnh 10 ô.
- Cắt 1 nan giấy chữ nhật khác màu dài 12 ô, rộng gần nửa ô để làm râu bướm.
* Bước 2: gấp cánh bướm.
- Tạo các đường nếp gấp.
+ Gấp đôi tờ giấy hình vuông 14 ô theo đường chéo như H1
 được H2.
+ Gấp liên tiếp ba lần nữa theo đường gấp ở H2, H3, H4 sao cho các nếp gấp cách đều nhau (h5)
- Mở hình 5 cho đến khi trở lại tờ giấy hình cuông ban đầu. Gấp các nếp gấp cách đều theo các đường dấu gấp cho hết tờ giấy, sau đó gấp đôi tờ giấy lại lấy dấu giữa (H6) ta được cánh bướm thứ nhất.
- Tương tự gấp tờ giấy hình 10 ô giống trên được H7.
*Bứớc 3: Buộc thân bướm.
- Dùng chỉ buộc chặt hai đôi cánh bướm ở nếp gấp dấu giữa sao cho 2 cánh bướm mở theo hai hướng ngược chiều nhau (h8).
* Bước 4: làm sâu bướm.
- Gấp đôi nan giấy làm sâu bướm, mặt kẻ ô ra ngoài, dùng thân bút chì hoặc mũi kéo vuốt cong mặt kẻ ô của hai đầu nan râu bướm.
- Dán râu bướm ta được con bướm hoàn chỉnh.
- Giấy màu.
- Cánh, thân, râu.
- HS trả lời: các nếp gấp cách đều nhau.
- Hs nêu con bướm được làm bằng giấy.
- Thân và mình
- HS nhận xét về cách gấp cánh bướm.
Hs quan sát.
Hs thực hành cắt các nan giấy.
- Hs thực hành.
- HS nhận xét về cách gấp cánh bướm.
- Hs thực hiện theo .
HS cắt giấy và tập gấp cánh bướm
Tiết 2
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
25’
*Hoạt động 3: Thực hành
*Mục tiêu: Hs làm con bướm có sáng tạo
Cách tiến hành 
- yêu cầu HS nhắc lại quy trình làm con bướm bằng giấy
	+ Bước 1: cắt giấy
	+ Bước 2: gấp cánh bướm.
	+ Bước 3: Buộc thân bướm
	+ Bước 4: làm sâu bướm.
	- Tổ chức cho HS thực hành theo nhóm
	- quan sát, giúp đỡ các em còn lúng túng.
	- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
HS nhắc lại cách thực hiện quy trình của con bướm.
- HS thực hành làm con bướm
- Các nhóm trình bày sản phẩm.
- Các nhóm khác nhận xét đánh giá sản phẩm của bạn.
4. Củng cố: 4’
	- Đánh giá sản phẩm của HS.
	- nhận xét tiết học.
IV.Hoạt động nối tiếp :1’
	- Về nhà xem lại bài.
 - Chuẩn bị giấy thủ công, hồ dán, để học bài " làm đền lồng".
Rút kinh nghiệm: ---- ...  : 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
	-Gọi 3 em kể lại câu chuyện qua suối – cả lớp theo dõi nhận xét.
	+ Qua câu chuyện qua suối em hiểu điều gì về Bác Hồ
	-Nhận xét cho điểm.
3. Bài mới
*a) GV giới thiệu và ghi tựa bài bảng lớp :1’
 b) Các hoạt động 
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
25’
* Hoạt độïng 1:Hướng dẫn làm bài tập
Mục tiêu : Biết nói câu đáp lại lời khen ngợi 1 cách khiêm tốn lịch sự
Cách tiến hành 
-Bài 1: 
+ Gọi 1 em đọc đề bài
-Yêu cầu HS đọc lại tình huống1.
-Em quét nhà sạch sẽ bố khen con ngoan quá!/ con quét nhà sạch lắmEm sẽ đáp lại lời khen củ bố như thế nào
 - Khi đáp lại lời khen của người khác chúng ta cần nói với giọng vui vẻ phấn khởi nhưng khiêm tốn, tránh tỏ vẻ kiêu cang.
-Yêu cầu HS thảo luận với các tình huống còn lại.
-Bài 2:
-Gọi 1 em đọc yêu cầu 
-Cho HS quan sát ảnh Bác Hồ.
+ Aûnh Bác được treo ở đâu?
+ Trông Bác như thế nào? (râu, tóc, vầng trán, đôi mắt)
+ Em hứa gì với bố?
-Chia nhóm yêu cầu HS nói về ảnh Bác trong nhóm dựa vào các câu hỏi đã dược trả lời.
Gọi các nhóm cử đại diện lên trình bày.
-Bài 3:
-gọi HS đọc yêu cầu và tự viết bài
-Gọi HS trình bày.
-Nhận xét cho điểm.
-1 em đọc thành tiếng – lớp đọc thầm
-Em quét nhà sach sẽ được ba mẹ khen.
-HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
a) Con cảm ơn bố ạ/có gì đâu ạ/ Từ nay hôm nào con cũng quét nhà giúp đỡ bố mẹ/
b) Bạn mặc áo đẹp thế/Bộ áo quần này trông dễ thương ghê/..-Bạn khen mình rồi!/thế à/cảm ơn bạn!/
c) Cháu ngoan quá/ cháu thật tốt bụng.
-Không có gì đâu ạ! Cảm ơn cụ cháu sợ những người đi sau vấp/..
-Đọc bài SGk 
-Aûnh Bác được treo trên tường.
-Râu, tóc trắng như cước, vầng trán cao và đôi mắt sáng ngời.
-Em muốn hứa là sẽ học giỏi chăm ngoan.
-Các HS trong nhóm nhận xét, bổ sung cho bạn.
VD: trên bức tường giữa lớp học em treo tấm ảnh Bác Hồ. Bác lúc nào cũng mỉm cười với chúng em, râu tóc trắng như cước, vầng trán cao, đôi mắt sáng ngời nàhn Bác và luôn hứa sẽ chăm ngoan học giỏi để cha mẹ vui lòng.
4. Củng cố: 4’
	Khi đáp lại lời khen của người khác chúng ta cần nói với giọng như thế nào?
IV.Hoạt động nối tiếp: 1’
-Nhận xét tiết học.
-Về xem lại bài.
RÚT KINH NGHIỆM: -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Bài : MẶT TRỜI
Tuần : 31 Tiết : 31
Ngày soạn : Ngày dạy
MỤC TIÊU:
	- Biết được những điều cơ bản về mặt trời: có dạng khối cầu, ở xa trái đất, phát ra ánh sáng và sức nóng, chiếu sáng trái đất.
	- HS có thói quen không nhìn trực tiếp vào mặt trời để tránh làm tổn thương mắt.
II. CHUẨN BỊ: 
	-GV: bài dạy, tranh minh hoạ về mặt trời.
	-HS: xem bài trước.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động :1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
3. Bài mới:
 a) GV giới thiệu và ghi tựa bài bảng lớp: 1’
b) Các hoạt động 
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
5’
5’
15’
* Hoạt động 1: Hát và vẽ mặt trời theo hiểu biết
Mục tiêu : Biết được những điều cơ bản về mặt trời
-Gọi 1 em hát bài “Cháu vẽ ông mặt trời”
*Hoạt động 2: Em biết gì về mặt trời.
Mục tiêu ; Hình dạng mặt trời và sức nóng
Hỏi: Em biết gì về mặt trời?
-Ghi nhanh các ý kiến 
+ Mặt trời có dạng hình cầu giống quả bóng.
+ Mặt trời có màu đỏ, sáng rựa, giống quả bóng lửa khổng lồ
+ Mặt trời ở rất xa trái đất
Hỏi: khi đóng kín cửa lớp, các em có học được không? Vì sao?
-Vào những ngày nắng, nhiệt độ cao hay thấp, ta thấy nóng hay lạnh?
-Vậy mặt trời có tác dụng gì?
*Hoạt động 3: Thảo luận nhóm
Mục tiêu : không nhìn trực tiếp vào mặt trời để tránh làm tổn thương mắt.
Cách tiến hành 
-Nêu 4 câu hỏi:
+ Khi đi nắng, em cảm thấy thế nào?
+ Em nên làm gì để tránh nắng?
+ Tại sao lúc trời nắng to, không nên nhìn trực tiếp vào mặt trời?
+ Khi muốn quan sát mặt trời em làm thế nào?
-Yêu cầu HS trình bày.
*KL: Không nhìn trực tiếp vào mặt trời, phải đeo kính râm hoặc nhìn qua chậu nước, phải đội mũ khi đi nắng.
Học sinh thực hiện 
-5 em lên bảng vẽ (tô màu) về mặt trời theo hiểu biết của mình. Trong lúc đó cả lớp hát bài “cháu vẽ ông mặt trời” 
-HS dưới lớp nhận xét vẽ của bạn đẹp/xấu, đúng/sai.
-Cá nhân HS trả lời. Mỗi HS chỉ nêu 1 ý kiến
-HS nghe và ghi nhớ.
-Không rất tối- vì khi đó không có ánh sáng mặt trời chiếu sáng.
- Nhiệt độ cao ta thấy nóng vì mặt trời đã cung cấp sức nóng cho trái đất. 
-Chiếu sáng và sưởi ấm.
-HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ đề ra.
-Nhóm nào xong trình bày trước. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung.
-HS trả lời theo hiểu biết: 
+Có mây, có các hành tinh
4. Củng cố : 4’
	-Hôm nay các em học TNXH bài gì?
	- Chốt lại 1 số kiến thức vừa học
	IV.Hoạt động nối tiếp : 1’
-Nhận xét tiết học,-Chuẩn bị bài sau “Mặt trời và phương hướng”.
RÚT KINH NGHIỆM: ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
TOÁN
Bài : TIỀN VIỆT NAM
Tuần : 31 Tiết : 155
Người soạn : Người dạy :
I. MỤC TIÊU:
	-Đơn vị thường dùng của tiền VN là đồng
	-:Nhận biết 1 số loại giấy bạc trong phạm vi 1000 ( 100 đồng, 200 đ, 300đ, 500đ)
-Nắm được mối quan hệ trao đổi giữa giá trị của các loại giấy bạc đó.Hs biết làm các phép tính cộng trừ trên các đơn vị là đồng.
II. CHUẨN BỊ:
	-GV: Các tờ giấy bạc 200, 500, 1000 đồng.
	- HS : tiền đồng
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động : 1’
2. Kiểm tra bài cũ: 4’
-Gọi vài HS lên kiểm tra và sửa bài tập.
-Gọi HS nêu lại cách đặt tính và tính.
	GV nhận xét cho điểm.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 1’
 b) Các hoạt động 
TL
HOẠT ĐỘNG DẠY 
HOẠT ĐỘNG HỌC
10’
15’
*Hoạt động 1: Giới thiệu các loài giấy bạc trong phạm vi 1000 đồng.
Mục tiêu : Đơn vị thường dùng của tiền VN là đồng
-Giới thiệu: trong cuộc sống hằng ngày khi mua bán hàng hoá chúng ta cần phải sử dụng tiền để thanh toán. Đơn vị thường dùng của tiền Việt Nam là đồng. Trong phạm vi 1000 đồng có các loại giấy bạc 100đ, 200đ, 500đ, 1000đ.
-Yêu cầu HS tìm tờ giấy bạc 100đ.
+ Vì sao em biết đó là tờ giấy 100 đồng?
-Yêu cầu HS lần lượt tìm các tờ gấy bạc loại 200đ, 500đ, 1000đ. Sau đó nêu đặc điểm của các tờ giấy bạc này tương tự như với tờ 100đ.
*Hoạt động 2 : Luyện tập thực hành
Mục tiêu : Nhận biết 1 số loại giấy bạc trong phạm vi 1000
-Bài 1:
Nêu bài toán: Mẹ có 1 tờ giấy bạc loại 200đ. Mẹ muốn đổi lấy loại giấy bạc 100đ. Hỏi mẹ nhận được mấy tờ giấy bạc loại 100đ.
+ Vì sao đổi 1 tờ giấy bạc loại 200đ lại nhận được 2 tờ giấy loại 100đ?
 Yêu cầu HS nhắc lại kết quả bài toán
-Có 500 đồng, đổi được mấy tờ giấy bạc loại 100 đ? Vì sao?
-Tương tự với tờ 1000 đồng đổi được 10 tờ loại 100đ.
-Bài 2: Gắn thẻ ghi 200đ như bài 1
Nêu bài toán: có 3 tờ giấy loại 200đ. Hỏi có tất cả bao nhiêu đồng? Vì sao?
Tương tự các em làm bài tập còn lại.
b) Có 3 tờ giấy 200 đồng và 1 tờ giấy 100 đồng có tất cả bao nhiêu đồng?
c) Có 3 tờ trong có 1 tờ 500, 1 tờ 100, 2 tờ 200. Hỏi có tất cả mấy đồng?
d) Có 1 tờ loại 500đ, 1tờ 100, 1 tờ 200đ. Có tất cả mấy đồng?
-Bài 3:
 bài toán yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Muốn biết chú lợn nào nhiều tiền nhất ta phải làm thế nào?
-Yêu cầu HS làm bài
+ Các chú còn lại chứa bao nhiêu tiền?
+ Xếp số tền có trong mỗi chú lợn theo thứ tự từ bé đến lớn.
-Bài 4:
Yêu cầu HS tự làm
Chữa và nhận xét.
- quan sát các tờ giấy bạc loại 100đ, 200đ, 500đ, 1000đ.
-Lấy tờ giấy 100đ.
-Vì có số 100 và dòng chữ “ một trăm đồng”.
-Lấy tờ giấy 200đ
-Quan sát hnhf SGK suy nghĩ và trả lời.
-Có 2 tờ giấy bạc loại 100đ.
-Vì 100 đ + 100đ = 200đ
-200đ đổi được 2 tờ giấy bạc loại 100đ.
-500đ đổi được 5 tờ giấy bạc loại 100đ.
Vì 100 đồng + 100đ + 100đ + 100đ + 100đ = 500đ.
-Quan sát hình
-Có tất cả 600đ.
Vì 200đ + 200đ + 200đ = 600đ.
-Có 700đ vì 
200đ + 200đ + 200đ + 100đ = 700đ.
-Có tất cả 1000đ vì 
500đ + 100đ + 200đ + 200đ = 1000đ
500đ + 100đ + 200đ = 800đ.
-Tìm chú lợn nhiều tiền nhất
-Ta tính tổng số tiền của mỗi chú lợn.
-Chú lợn chứa nhiều tiền nhất là chú lớn D, chứa 800đ.
-A chứa 500đ, B 600đ, C chứa 700đ.
500đ < 600đ < 700đ < 800đ
-2 em lên bảng làm bài – cả lớp làm vở bài tập.
4. Củng cố: 4’
	-Hôm nay toán các em học bài gì?( - Học sinh nêu bài Tiền Việt Nam)
	-Nhận xét tiết học
	IV.Hoạt động nối tiếp : 1’
	-Vè xem lại bài
	-Chuẩn bị bài sau “Luyện tập”
RÚT KINH NGHIỆM:
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • doc31.doc